Tuesday, 31 August 2010

Nhận diện tác động của tỷ giá đến 5 ngành cơ bản


Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD từ ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 VND/USD lên mức 18.932 VND/USD và giữ nguyên biên độ tỷ giá ở mức +/-3% đã thu hút được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư cũng như giới phân tích ở nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi xin được phân tích ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá đối với hoạt động kinh doanh của một số DN thuộc các ngành được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Sữa

Hiện nay, ở Việt Nam đến 80% nguyên liệu sản xuất sữa bột là nhập khẩu. Vì vậy, khi NHNN điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng thêm 2% sẽ đẩy mức chi phí đầu vào của các DN ngành sữa lên cao. Tuy nhiên, điều này cũng đồng thời tạo cơ hội để các công ty sữa đẩy giá bán lẻ của mình và mức tăng thường cao hơn mức tỷ giá điều chỉnh. Do đó, lợi nhuận của các công ty sữa trong 2010 dự kiến sẽ không bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động của tỷ giá. Hiện nay, Thông tư 104/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính tỏ ra chưa hiệu quả trong việc quản lý biến động giá sữa. Một số lỗ hổng của thông tư như quy định các công ty chỉ bị áp dụng các biện pháp bình ổn giá khi giá bán lẻ sản phẩm của mình tăng 20% trong vòng 15 ngày liên tục. Trên thực tế, mỗi lần điều chỉnh giá bán lẻ, các hãng sữa chỉ tăng khoảng 5-7% vẫn dưới mức 20% như quy định. Từ đầu năm, các hãng sữa bột cũng đã vin vào cớ tỷ giá biến động để liên tục đẩy giá sữa bán lẻ của mình lên. Ngày 21/8, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 112/2010/TT-BTC sửa đổi thông tư 104/2008/TT-BTC nêu trên. Theo đó, mặt hàng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ phải đăng ký giá bán khi bán hàng lần đầu và trước khi điều chỉnh giá. Nhiều khả năng các hãng sữa sẽ có thêm một đợt tăng giá nữa trước khi Thông tư 112 có hiệu lực.

Thủy sản

Là các DN xuất khẩu, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ giúp các DN có cơ hội nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong hoàn cảnh hiện nay. Đầu vào nhập khẩu của ngành chỉ có nguyên liệu chế biến thức ăn thuỷ sản (ngô, bột mỳ, đậu nành) và với việc bản thân giá của các mặt hàng này đang có dấu hiệu gia tăng thì trong vài quý tới, điều này sẽ bắt đầu làm tăng giá nguyên liệu cá đầu vào, nhưng mức độ ảnh hưởng này sẽ thấp hơn việc tăng giá xuất khẩu. Trước mắt, nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn tồn kho còn tương đối khá và thuỷ sản nguyên liệu vẫn được nuôi theo thức ăn giá thấp. Tuy nhiên, với việc cạnh tranh nội bộ ngành ở mức khá cao, có khả năng các DN nhỏ sẽ lợi dụng điều này để giảm giá xuất khẩu, để đẩy mạnh doanh thu và điều này sẽ gây tác động không tốt đến toàn ngành nói chung.

Vận tải biển

Các DN trong ngành vận tải biển, đặc biệt là các DN vận tải hàng rời, thường có tỷ lệ lớn doanh thu (70-100%) bằng ngoại tệ, nhưng chi phí chính là nhiên liệu cũng thường bằng ngoại tệ do phải mua tại các cảng nước ngoài. Với tình hình diễn biến giá cước vận tải như hiện nay, thì việc điều chỉnh tỷ giá sẽ giúp các biên lợi nhuận gộp được cải thiện. Tuy nhiên, việc đầu tư đổi mới đội tàu khiến các DN vận tải có các khoản vay bằng USD khá lớn (từ 30- đến trên 100 triệu USD tuỳ DN) và việc phải trích lập các khoản lỗ do chênh lệch đánh giá lại các khoản nợ bằng ngoại tệ, cũng như chi phí lãi vay có thể sẽ tương đương, hoặc trong một số trường hợp, lớn hơn khoản lợi nhuận gộp thu được từ việc điều chỉnh tỷ giá. Cũng xin lưu ý là trong dài hạn thì việc đổi mới đội tàu sẽ giúp các DN có thể tính mức phí thuê tàu cao hơn (do tàu có trọng tải lớn hơn và độ tuổi ít), và điều này nhìn chung sẽ tạo điều kiện để có tăng trưởng tốt về doanh thu và lợi nhuận.

Vật liệu xây dựng

Đối với các DN xi măng, do có số dư vay nợ bằng USD và EUR cao, nên việc điều chỉnh tỷ giá sẽ có tác động tiêu cực cho các công ty trong ngành thông qua các khoản lỗ về đánh giá lại các khoản vay bằng ngoại tệ cũng như chi phí lãi vay tăng cao, và điều này sẽ làm những khó khăn hiện tại trở nên trầm trọng hơn. Đối với các DN nhựa, do nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu, nên cũng sẽ có ảnh hưởng, tuy vậy ít có khả năng tăng giá do mức độ ảnh hưởng sẽ không có nhiều. Tương tự đối với các DN ngành đá (ví dụ VCS), đầu vào cũng là chủ yếu là nguyên liệu nhập khẩu nhưng với khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá nhìn chung là tích cực. Đối với các DN ngành thép, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ là nhân tố khiến các DN tăng giá nhẹ trong thời điểm này và xu hướng chung của giá thép có thể tăng cao hơn trong thời gian tới do tác động từ diễn biến của giá thép thế giới.

Dược phẩm

Cũng giống như một số ngành khác, các hoạt chất dược phẩm (API - active pharmaceutical ingredients) phần lớn là nhập khẩu và chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành. Tuy nhiên qua trao đổi với các DN trong ngành thì việc điều chỉnh tỷ giá đã được tính đến từ trước và đã có những chuẩn bị cần thiết. Do đó trong thời gian tới, ít có khả năng việc điều chỉnh tỷ giá sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả lợi nhuận của các công ty trong ngành.

Phạm Lưu Hưng, Khối Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI

(THeo Baodautu.vn)

Monday, 30 August 2010

Tòa tháp "có một không hai" ở VN sẽ do kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế giới thiết kế

Với chiều cao dự kiến khoảng 528m, tổng mức đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD, tọa lạc trên khu đất 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội, tòa tháp dầu khí tại Hà Nội sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam và cao thứ nhì châu Á được sử dụng làm công trình hỗn hợp bao gồm thương mại, văn phòng và căn hộ.
Tòa tháp đôi Petronas (Malaysia) do KTS César Pelli người Argentina thiết kế- Một trong những ứng cử viên được lựa chọn để thiết kế tòa tháp dầu khí tại Hà Nội
Ông Vũ Đức Thuận – Tổng giám đốc TCT cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) – chủ đầu tư “Dự án tòa tháp dầu khí cao nhất Việt Nam” cho biết, PVC đang cân nhắc để chọn 1 trong 3 kiến trúc sư nổi tiếng thế giới để thiết kế dự án “siêu cao tầng” này gồm: KTS César Pelli người Argentina đã thiết kế tòa tháp đôi Petronas (Malaysia) cao 452m, KTS Adrian Smith người Mỹ đã thiết kế tòa tháp Dubai cao nhất thế giới cao 828m (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất) và KTS Karl Fender người Australia đã thiết kế tòa tháp Eureka (cao nhất Australia). Cuộc thi tuyển chọn KTS sẽ được tổ chức trong năm 2010.
Để đảm bảo tính an toàn trong điều kiện nền đất yếu của Hà Nội, theo dự kiến, tháp dầu khí sẽ có hệ thống cọc khoan nhồi sâu xuống lòng đất khoảng 70-80m (sát tầng đá hoa cương).

Dự kiến tòa nhà sẽ được khởi công vào đầu năm 2011 và sẽ hoàn thành sau từ 2,5 năm đến 3 năm xây dựng.

(Theo DDDN)

Báo cáo tài chính: Vô tình hay cố ý chênh lệch lợi nhuận?

Nhiều nhà đầu tư tỏ ra nghi ngờ Công ty Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) giấu lãi bằng các biện pháp kỹ thuật.

Báo cáo tài chính quý 2 của một số doanh nghiệp có mức lợi nhuận chênh lệch khá lớn so với báo cáo tài chính sau soát xét.

Bình luận về hiện tượng này, ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), nói:

- Về nguyên tắc, báo cáo tài chính do các doanh nghiệp lập là đầy đủ và đúng đắn, nhưng không loại trừ khả năng có sai sót.

Bởi vì, với từng người, mức độ hiểu biết về chế độ, chính sách, các văn bản hướng dẫn có thể khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần có kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập để kiểm tra lại, xác định sai đúng và yêu cầu kế toán chỉnh sửa. Báo cáo tài chính có chênh lệch trước và sau soát xét là chuyện bình thường và phổ biến. Các doanh nghiệp cần phấn đấu để mức chênh lệch này ngày càng nhỏ.

Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ảnh hưởng nhiều đến cổ đông và tác động đến giao dịch chứng khoán hàng ngày, nên được yêu cầu phải soát xét báo cáo tài chính 6 tháng.

VACPA đã từng kiến nghị cần soát xét báo cáo tài chính hàng quý để phát hiện sai sót và điều chỉnh càng sớm càng tốt. Khi đã có ý kiến của kiểm toán, mức độ đúng của báo cáo tài chính sẽ cao hơn rất nhiều.

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của sự chênh lệch lớn này là do sự cố ý của một số cá nhân để trục lợi không?

Có cả lý do chủ quan và khách quan.

Vì một số mục đích, người làm báo cáo tài chính có thể thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật, chẳng hạn chỉ cần thay đổi thời điểm hạch toán một khoản mục nào đấy, chuyển giao dự án hoặc lập hóa đơn bán hàng chậm một ngày, là có thể làm thay đổi số liệu báo cáo. Điều này phải có nghiệp vụ sâu mới biết được.

Về khách quan, có thể vô tình doanh nghiệp làm sai. Chẳng hạn, việc bán dự án chậm trễ, nhưng doanh nghiệp không có biện pháp thúc giục và nghĩ rằng không hạch toán vào tháng này thì hạch toán vào tháng sau. Điều này xuất phát từ nhận thức không đúng về nguyên tắc hạch toán, không nắm chắc về chuyên môn.

Điểm quan trọng nhất là phải giải trình lý do, cần được xem xét kỹ càng là lý do chủ quan hay khách quan. Kiểm toán viên là người đưa ra ý kiến yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh. Do đó, kiểm toán viên là người hiểu rất rõ nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn này.

Tuy nhiên, trong công việc của mình, kiểm toán viên chỉ cần đạt đựơc mục đích là doanh nghiệp phải điều chỉnh, không đòi hỏi phải tìm hiểu thật kỹ lý do. Mục tiêu của kiểm toán viên là báo cáo tài chính sau kiểm toán phải trung thực và hợp lý, bảo đảm quyền lợi bình đẳng cho mọi người có liên quan.

Theo ông, kết quả báo cáo tài chính cuối năm nay có lặp lại tình trạng như báo cáo tài chính giữa năm vừa qua không?

Các năm trước, chưa thực hiện soát xét báo cáo tài chính giữa năm. Năm 2010 là năm đầu tiên thực hiện soát xét báo cáo tài chính 6 tháng. Các năm trước chỉ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính kỳ cuối năm. Kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm thông thường chênh lệch không lớn, bởi vì, cuối năm doanh nghiệp phải làm quyết toán, phải tất toán rất nhiều hoạt động, như thực hiện kiểm kê, đối chiếu công nợ. Đây là chuỗi thủ tục ràng buộc giúp hạn chế sai sót.

Trong khi đó, báo cáo tài chính 6 tháng lại không phải làm những việc đó. Một số doanh nghiệp có suy nghĩ, lãi hoặc lỗ của 6 tháng chỉ để đánh giá tình hình doanh nghiệp, không dùng để chia cổ tức, chưa phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp... nên mức độ thận trọng của doanh nghiệp cũng không cao. Thực chất khoản lãi chưa hạch toán, nếu có dù lớn hay nhỏ cũng sẽ được hạch toán vào 6 tháng cuối năm mà không mất đi.

Thêm vào đó, một số văn bản mới tăng trách nhiệm của các công ty niêm yết, tăng trách nhiệm của kiểm toán viên, yêu cầu phải có giải trình khi mức độ sai số lớn.. Do đó, cuối năm nay, chênh lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán chắc chắn sẽ giảm.

Một số doanh nghiệp đã có giải trình về khoản chênh lệch lớn giữa báo cáo tài chính trước và sau soát xét. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cách giải trình là chưa đầy đủ ở mức cần thiết?

Ủy ban Chứng khoán nên yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục giải trình nếu vẫn tiếp tục nghi vấn về giải trình lần một của doanh nghiệp.

Cụ thể, Công ty Quốc Cường Gia Lai giải trình về khoản chênh lệch lợi nhuận là do chưa hạch toán một dự án đã bán trong kỳ. Giải trình này đã nêu rõ lý do chênh lệch, nhưng xét về mặt chuyên môn, cần phải giải thích rõ hơn lý do vì sao chưa hạch toán.

Việc bán dự án được tính vào doanh thu trong 6 tháng khi thỏa mãn hai điều kiện, đó là, bên doanh nghiệp đã chuyển giao dự án cho người mua (đã chuyển giao trách nhiệm vật chất đối với hàng hóa). Thứ hai, đã lập hóa đơn bán hàng. Để hạn chế tình trạng một số cá nhân cố ý làm sai lệch báo cáo tài chính để trục lợi, cần có hình thức xử phạt thích đáng.

(Theo Vneconomy)

Vấn đề phát sinh khi tính thuế bất động sản


Sau hơn một năm áp dụng quy định mới về thuế bất động sản, đã xuất hiện một số vấn đề trong quá trình thực thi.
Chưa nhất quán áp dụng thuế giá trị gia tăng

Theo Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 (Thông tư 129) có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 về thuế giá trị gia tăng (GTGT), các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải chịu thuế GTGT.

Thông tư này cũng quy định chi tiết rằng, thu nhập chịu thuế GTGT là giá trị chuyển nhượng bất động sản trừ đi giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm chuyển nhượng.

Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện mà các đối tượng chịu thuế gặp phải.

Thứ nhất, làm thế nào để có thể xác định và thống nhất giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm chuyển nhượng cho mục đích giảm trừ tính thuế GTGT? Theo thông tư 129, trong trường hợp giá đất tại ngày chuyển nhượng do đối tượng chịu thuế khai không được xem là có đủ cơ sở để xác định giá hợp lý để tính thuế GTGT theo luật định, thì giá đất được khấu trừ sẽ là giá đất (hoặc tiền thuê đất) được quy định bởi UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương tại ngày chuyển nhượng bất động sản.

Theo một số công văn của Bộ Tài chính (như Công văn số 10383/BTC-TCT ngày 22/7/2009), doanh nghiệp và khách hàng có thể tham khảo giá đất niêm yết tại trung tâm giao dịch BĐS hoặc ký kết hợp đồng với các cơ quan định giá để xác định giá đất tại ngày chuyển nhượng bất động sản. Điều này có nghĩa là áp dụng giá thị trường. Vậy liệu giá thị trường này có được xác định một cách trung thực và có thể được cơ quan thuế chấp nhận?

Thứ hai, đối với giao dịch bán căn hộ chung cư, làm thế nào để tính phân bổ giá trị quyền sử dụng đất chung (ngay cả khi giả định là tổng giá trị này có thể xác định chính xác và hợp lý) cho từng căn hộ chung cư cho mục đích khấu trừ thuế GTGT? Thông tư hiện hành về thuế không hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Việc tham khảo Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các quy định thực hiện liên quan khác là cần thiết trong trường hợp này và đây là vấn đề rất phức tạp về mặt pháp lý.

Trên thực tế, cách tính toán phân bổ đất sử dụng cho các căn hộ của các dự án chung cư cao tầng rất khác nhau, kể cả trường hợp các dự án nằm trong cùng một thành phố.

Cuối cùng, việc khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất trong thu nhập chịu thuế GTGT sẽ dẫn đến việc nhà đầu tư phát triển bất động sản bị coi là đối tượng được miễn một phần thuế GTGT, nên họ có thể không được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào phát sinh liên quan đến hoạt động bất động sản.

Trong trường hợp không thể xác định được chính xác số thuế GTGT đầu vào liên quan đến thu nhập chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phải được tính căn cứ trên tỷ lệ thu nhập chịu thuế GTGT (giá trị chuyển nhượng nhà/căn hộ chung cư) trên tổng thu nhập (giá trị chuyển nhượng nhà/căn hộ chung cư cộng với giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất). Điều này có thể dẫn đến trường hợp một phần thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và trở thành chi phí của nhà đầu tư kinh doanh bất động sản.

Trên thực tế, đối với hầu hết các dự án bất động sản ở Hà Nội, nhà đầu tư phát triển bất động sản thường phát hành hóa đơn cho mục đích tính thuế GTGT đối với giá trị chuyển nhượng trên toàn bộ bất động sản, mà không khấu trừ đi phần giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong khi đó, một số nhà đầu tư bất động sản ở TP.HCM khấu trừ giá trị phần chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi lập hóa đơn thuế GTGT.

Như vậy, để phát triển một thị trường lành mạnh và tạo sự công bằng cho người mua bất động sản, các quy định về thuế cần được áp dụng nhất quán.

Bất cập liên quan đến thu nhập doanh nghiệp

Hoạt động thường thấy đối với nhà đầu tư khu công nghiệp là thuê đất của Nhà nước, phát triển cơ sở hạ tầng và cho thuê lại đất trong thời gian dài. Gần đây, theo quy định, người nước ngoài đủ điều kiện có thể mua bất động sản theo hình thức thuê dài hạn, ví dụ trong vòng 50 năm. Trong một số dự án tại các trung tâm kinh tế - tài chính ở thành phố hoặc sát bờ biển, nhà đầu tư chỉ có thể bán bất động sản theo hình thức thuê dài hạn (đặc biệt đối với quyền sử dụng đất). Người thuê/người mua trong các trường hợp này thường phải thanh toán cho nhà đầu tư toàn bộ giá trị thuê/mua cho nhiều năm.

Để tính thuế, theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp trước đây (Thông tư 134/2007/TT-BTC áp dụng đến ngày 31/12/2008), nhà đầu tư có thể lựa chọn ghi nhận doanh thu chịu thuế trên trên cơ sở toàn bộ tiền trả trước một lần hoặc phân bổ theo năm, theo đó doanh thu chịu thuế được phân bổ cho số năm của thời hạn thuê.

Theo Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 thay thế Thông tư 134/2007/TT-BTC và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, doanh thu chịu thuế chỉ được ghi nhận theo phương pháp phân bổ theo năm. Tuy nhiên, Thông tư 130 không đưa ra quy định nào đối với những trường hợp chuyển tiếp, tức là các bất động sản đã đi vào hoạt động trước ngày 1/1/2009.

Một vấn đề quan trọng hơn là làm thế nào để xử lý chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận theo thuế cho mục đích chi trả cổ tức. Theo quy định hiện hành, cổ tức chỉ có thể được công bố và chi trả sau khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế tại Việt Nam (có nghĩa là chỉ có lợi nhuận sau thuế mới được sử dụng để chi trả cổ tức). Nhiều nhà đầu tư bất động sản đối với các trường hợp trên sẽ gặp phải tình huống là họ có thể đạt lợi nhuận kế toán lớn, nhưng không thể chi trả toàn bộ cổ tức một lúc, mà phải mất nhiều năm, do không thể khai và nộp toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lợi nhuận kế toán đã ghi nhận này.

(*) Phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực bất động sản Công ty KPMG Việt Nam

(Theo Baodautu.vn)

Saturday, 28 August 2010

Một gia đình Việt trúng số 85,7 triệu USD

Một gia đình người Việt ở bang Louisiana, Mỹ, thông báo vừa trúng giải thưởng xổ số khổng lồ Powerball trị giá 85,7 triệu USD.

Luật sư của gia đình cho biết hôm thứ năm, rằng những người may mắn này sẽ chia đều món tiền lớn và họ nhận luôn một lần. Gia đình họ Nguyễn này sẽ thu về 45,77 triệu USD trước thuế.

Đại diện công ty xổ số chúc mừng luật sư, người đại diện cho gia đình họ Nguyễn. Ảnh: The Advocate

Người đại điện dứng ra ký nhận thưởng cho cả gia đình là ông Nguyen Van Hieu, công ty xổ số bang cho biết. Gia đình ông đã thành lập một pháp nhân mang tên H&N Family Partnership để quản lý khoản tiền khổng lồ. Mỗi thành viên trong gia đình được hưởng 750.000 USD, phần còn lại thuộc về người đứng tên nhận thưởng. Cửa hàng bán ra vé trúng được thưởng 25.000 USD.

Các thành viên của gia đình này gồm: Hanh Hong Thi Nguyen, Steven Phuc Nguyen, Tuong Van Nguyen, Anthony Loc Nguyen, Helen Huyen Nguyen, Toan Thanh Nguyen, Madeleine Trang Nguyen, Duc Huynh Ngo, My Ngoc Quang và Hue Thi Vu.

Luật sư của gia đình cho hay họ không muốn bình luận gì về việc trúng số, và muốn đảm bảo các quyền riêng tư. Gia đình này đã đến khu Baton Rouge định cư từ 20 năm nay, và họ đều đã trở thành công dân Mỹ.

"Tất nhiên là họ cực kỳ vui sướng, hân hoan và dường như không biết làm gì cả" luật sư kể. "Họ hầu như không ngủ kể từ khi biết tin trúng số. Chẳng cần phải nói, họ cực kỳ phấn khởi".

Gia đình họ Nguyễn này có kế hoạch xây nhà mới và góp tiền cho các tổ chức từ thiện, nhà thờ. Từ nhiều năm nay, họ thường góp tiền chung để mua vé số, lần lượt người này đến người khác đi mua.

Tờ vé trúng độc đắc là tờ thứ 10 trong 10 tấm vé mà họ mua hôm 31/7. Một ngày sau đó, họ phát hiện là đã trúng số. Hai ngày sau, một người trong gia đình báo với luật sư đến nhà để "bàn chuyện tài chính".

"Lúc đó tôi đâu có biết," luật sư kể. "Khi hay tin tôi cũng sửng sốt và rất mừng cho họ".

Đây là giải thưởng lớn thứ nhì mà bang Louisiana nhận được thuộc phạm vi giải xổ số Powerball. Trước nhà Nguyen Van Hieu, một người khác ở bang Louisiana từng trúng giải thưởng 97 triệu USD hồi tháng giêng năm 2008.

Theo Vnexpress-Mai Trang (theo The Advocate)

Friday, 27 August 2010

Lotus Hotel có thể cao đến 400m


Nếu được phê duyệt phương án thiết kế cơ sở, dự án Lotus Hotel do KBC làm chủ đầu tư sẽ được xây dựng gần TTHNQG với chiều cao 400m, đứng thứ 11 thế giới


Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch TP. Hà Nội vừa lấy ý kiến các chuyên gia về thiết kế cho dự án khách sạn Hoa Sen (Lotus Hotel) ở xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm.

Theo phương án đề xuất ban đầu, khách sạn này sẽ là một trong các “nóc nhà” của Hà Nội trong tương lai với độ cao 400m.

Nếu được phê duyệt thì dự án được xem là một trong những tòa tháp cao nhất nhì tại Việt Nam. Hiện tòa tháp Keangnam (Hà Nội) đang được xây dựng (đến tầng khoảng 60), Keangnam cao 336m với 70 tầng, tòa tháp Financial Tower (HCM) đã hoàn thành cao 262m với 68 tầng. Dự án PVN Tower (HN) hiện đang chuẩn bị đầu tư với chiều cao 102 tầng.

Khách sạn này có diện tích xây dựng hơn 19 nghìn m2, mật độ xây dựng khoảng 47,8%, tổng diện tích sàn 640 nghìn m2, diện tích 6 tầng hầm để xe 240 nghìn m2.

Đầu năm 2009 do khủng khoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng đến khả năng tài chính để thực hiện dự án của chủ đầu tư cũ là tập đoàn Riviera (Nhật Bản), sau đó dự án đã được giao cho Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự kiến 500 triệu USD.

STT
Tòa nhà
Thành phố
Lãnh thổ
Chiều cao
Số tầng
Năm hoàn thành
1
Burj Khalifa
Dubai
UAE
828 m
168
2010
2
Taipei 101
Đài Bắc
Đài Loan
509 m
101
2004
3
Tháp tài chính thế giới Thượng Hải
Thượng Hải
Trung Quốc
492 m
101
2008
4
ICC Tower
Hong Kong
Hồng Kông
484 m
118
5
Petronas Tower
Kuala Lumpur
Malaysia
452 m
88
1998
6
Greenland
Nam Kinh
Trung Quốc
450 m
89
7
Sears Tower
Chiago
Hoa Kỳ
442m
1974
8
West Tower
Quảng Châu
Trung Quốc
440,2 m
9
Tòa tháp Jin Mao
Thượng Hải
Trung Quốc
421 m
80
1998
10
Trung tâm tài chính quốc tế (IFC2)
Hồng K ông
Hồng Kông
416m
2003
K.T
Tổng hợp theo Cafef

Báo cáo tài chính: Vô tình hay cố ý chênh lệch lợi nhuận?

Nhiều nhà đầu tư tỏ ra nghi ngờ Công ty Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) giấu lãi bằng các biện pháp kỹ thuật.

Báo cáo tài chính quý 2 của một số doanh nghiệp có mức lợi nhuận chênh lệch khá lớn so với báo cáo tài chính sau soát xét.

Bình luận về hiện tượng này, ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), nói:

- Về nguyên tắc, báo cáo tài chính do các doanh nghiệp lập là đầy đủ và đúng đắn, nhưng không loại trừ khả năng có sai sót.

Bởi vì, với từng người, mức độ hiểu biết về chế độ, chính sách, các văn bản hướng dẫn có thể khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần có kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập để kiểm tra lại, xác định sai đúng và yêu cầu kế toán chỉnh sửa. Báo cáo tài chính có chênh lệch trước và sau soát xét là chuyện bình thường và phổ biến. Các doanh nghiệp cần phấn đấu để mức chênh lệch này ngày càng nhỏ.

Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ảnh hưởng nhiều đến cổ đông và tác động đến giao dịch chứng khoán hàng ngày, nên được yêu cầu phải soát xét báo cáo tài chính 6 tháng.

VACPA đã từng kiến nghị cần soát xét báo cáo tài chính hàng quý để phát hiện sai sót và điều chỉnh càng sớm càng tốt. Khi đã có ý kiến của kiểm toán, mức độ đúng của báo cáo tài chính sẽ cao hơn rất nhiều.

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của sự chênh lệch lớn này là do sự cố ý của một số cá nhân để trục lợi không?

Có cả lý do chủ quan và khách quan.

Vì một số mục đích, người làm báo cáo tài chính có thể thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật, chẳng hạn chỉ cần thay đổi thời điểm hạch toán một khoản mục nào đấy, chuyển giao dự án hoặc lập hóa đơn bán hàng chậm một ngày, là có thể làm thay đổi số liệu báo cáo. Điều này phải có nghiệp vụ sâu mới biết được.

Về khách quan, có thể vô tình doanh nghiệp làm sai. Chẳng hạn, việc bán dự án chậm trễ, nhưng doanh nghiệp không có biện pháp thúc giục và nghĩ rằng không hạch toán vào tháng này thì hạch toán vào tháng sau. Điều này xuất phát từ nhận thức không đúng về nguyên tắc hạch toán, không nắm chắc về chuyên môn.

Điểm quan trọng nhất là phải giải trình lý do, cần được xem xét kỹ càng là lý do chủ quan hay khách quan. Kiểm toán viên là người đưa ra ý kiến yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh. Do đó, kiểm toán viên là người hiểu rất rõ nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn này.

Tuy nhiên, trong công việc của mình, kiểm toán viên chỉ cần đạt đựơc mục đích là doanh nghiệp phải điều chỉnh, không đòi hỏi phải tìm hiểu thật kỹ lý do. Mục tiêu của kiểm toán viên là báo cáo tài chính sau kiểm toán phải trung thực và hợp lý, bảo đảm quyền lợi bình đẳng cho mọi người có liên quan.

Theo ông, kết quả báo cáo tài chính cuối năm nay có lặp lại tình trạng như báo cáo tài chính giữa năm vừa qua không?

Các năm trước, chưa thực hiện soát xét báo cáo tài chính giữa năm. Năm 2010 là năm đầu tiên thực hiện soát xét báo cáo tài chính 6 tháng. Các năm trước chỉ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính kỳ cuối năm. Kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm thông thường chênh lệch không lớn, bởi vì, cuối năm doanh nghiệp phải làm quyết toán, phải tất toán rất nhiều hoạt động, như thực hiện kiểm kê, đối chiếu công nợ. Đây là chuỗi thủ tục ràng buộc giúp hạn chế sai sót.

Trong khi đó, báo cáo tài chính 6 tháng lại không phải làm những việc đó. Một số doanh nghiệp có suy nghĩ, lãi hoặc lỗ của 6 tháng chỉ để đánh giá tình hình doanh nghiệp, không dùng để chia cổ tức, chưa phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp... nên mức độ thận trọng của doanh nghiệp cũng không cao. Thực chất khoản lãi chưa hạch toán, nếu có dù lớn hay nhỏ cũng sẽ được hạch toán vào 6 tháng cuối năm mà không mất đi.

Thêm vào đó, một số văn bản mới tăng trách nhiệm của các công ty niêm yết, tăng trách nhiệm của kiểm toán viên, yêu cầu phải có giải trình khi mức độ sai số lớn.. Do đó, cuối năm nay, chênh lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán chắc chắn sẽ giảm.

Một số doanh nghiệp đã có giải trình về khoản chênh lệch lớn giữa báo cáo tài chính trước và sau soát xét. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cách giải trình là chưa đầy đủ ở mức cần thiết?

Ủy ban Chứng khoán nên yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục giải trình nếu vẫn tiếp tục nghi vấn về giải trình lần một của doanh nghiệp.

Cụ thể, Công ty Quốc Cường Gia Lai giải trình về khoản chênh lệch lợi nhuận là do chưa hạch toán một dự án đã bán trong kỳ. Giải trình này đã nêu rõ lý do chênh lệch, nhưng xét về mặt chuyên môn, cần phải giải thích rõ hơn lý do vì sao chưa hạch toán.

Việc bán dự án được tính vào doanh thu trong 6 tháng khi thỏa mãn hai điều kiện, đó là, bên doanh nghiệp đã chuyển giao dự án cho người mua (đã chuyển giao trách nhiệm vật chất đối với hàng hóa). Thứ hai, đã lập hóa đơn bán hàng. Để hạn chế tình trạng một số cá nhân cố ý làm sai lệch báo cáo tài chính để trục lợi, cần có hình thức xử phạt thích đáng.


(Theo VNEconomy)

Báo cáo tài chính: Vô tình hay cố ý chênh lệch lợi nhuận?

Nhiều nhà đầu tư tỏ ra nghi ngờ Công ty Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) giấu lãi bằng các biện pháp kỹ thuật.

Báo cáo tài chính quý 2 của một số doanh nghiệp có mức lợi nhuận chênh lệch khá lớn so với báo cáo tài chính sau soát xét.

Bình luận về hiện tượng này, ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), nói:

- Về nguyên tắc, báo cáo tài chính do các doanh nghiệp lập là đầy đủ và đúng đắn, nhưng không loại trừ khả năng có sai sót.

Bởi vì, với từng người, mức độ hiểu biết về chế độ, chính sách, các văn bản hướng dẫn có thể khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần có kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập để kiểm tra lại, xác định sai đúng và yêu cầu kế toán chỉnh sửa. Báo cáo tài chính có chênh lệch trước và sau soát xét là chuyện bình thường và phổ biến. Các doanh nghiệp cần phấn đấu để mức chênh lệch này ngày càng nhỏ.

Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ảnh hưởng nhiều đến cổ đông và tác động đến giao dịch chứng khoán hàng ngày, nên được yêu cầu phải soát xét báo cáo tài chính 6 tháng.

VACPA đã từng kiến nghị cần soát xét báo cáo tài chính hàng quý để phát hiện sai sót và điều chỉnh càng sớm càng tốt. Khi đã có ý kiến của kiểm toán, mức độ đúng của báo cáo tài chính sẽ cao hơn rất nhiều.

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của sự chênh lệch lớn này là do sự cố ý của một số cá nhân để trục lợi không?

Có cả lý do chủ quan và khách quan.

Vì một số mục đích, người làm báo cáo tài chính có thể thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật, chẳng hạn chỉ cần thay đổi thời điểm hạch toán một khoản mục nào đấy, chuyển giao dự án hoặc lập hóa đơn bán hàng chậm một ngày, là có thể làm thay đổi số liệu báo cáo. Điều này phải có nghiệp vụ sâu mới biết được.

Về khách quan, có thể vô tình doanh nghiệp làm sai. Chẳng hạn, việc bán dự án chậm trễ, nhưng doanh nghiệp không có biện pháp thúc giục và nghĩ rằng không hạch toán vào tháng này thì hạch toán vào tháng sau. Điều này xuất phát từ nhận thức không đúng về nguyên tắc hạch toán, không nắm chắc về chuyên môn.

Điểm quan trọng nhất là phải giải trình lý do, cần được xem xét kỹ càng là lý do chủ quan hay khách quan. Kiểm toán viên là người đưa ra ý kiến yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh. Do đó, kiểm toán viên là người hiểu rất rõ nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn này.

Tuy nhiên, trong công việc của mình, kiểm toán viên chỉ cần đạt đựơc mục đích là doanh nghiệp phải điều chỉnh, không đòi hỏi phải tìm hiểu thật kỹ lý do. Mục tiêu của kiểm toán viên là báo cáo tài chính sau kiểm toán phải trung thực và hợp lý, bảo đảm quyền lợi bình đẳng cho mọi người có liên quan.

Theo ông, kết quả báo cáo tài chính cuối năm nay có lặp lại tình trạng như báo cáo tài chính giữa năm vừa qua không?

Các năm trước, chưa thực hiện soát xét báo cáo tài chính giữa năm. Năm 2010 là năm đầu tiên thực hiện soát xét báo cáo tài chính 6 tháng. Các năm trước chỉ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính kỳ cuối năm. Kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm thông thường chênh lệch không lớn, bởi vì, cuối năm doanh nghiệp phải làm quyết toán, phải tất toán rất nhiều hoạt động, như thực hiện kiểm kê, đối chiếu công nợ. Đây là chuỗi thủ tục ràng buộc giúp hạn chế sai sót.

Trong khi đó, báo cáo tài chính 6 tháng lại không phải làm những việc đó. Một số doanh nghiệp có suy nghĩ, lãi hoặc lỗ của 6 tháng chỉ để đánh giá tình hình doanh nghiệp, không dùng để chia cổ tức, chưa phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp... nên mức độ thận trọng của doanh nghiệp cũng không cao. Thực chất khoản lãi chưa hạch toán, nếu có dù lớn hay nhỏ cũng sẽ được hạch toán vào 6 tháng cuối năm mà không mất đi.

Thêm vào đó, một số văn bản mới tăng trách nhiệm của các công ty niêm yết, tăng trách nhiệm của kiểm toán viên, yêu cầu phải có giải trình khi mức độ sai số lớn.. Do đó, cuối năm nay, chênh lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán chắc chắn sẽ giảm.

Một số doanh nghiệp đã có giải trình về khoản chênh lệch lớn giữa báo cáo tài chính trước và sau soát xét. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cách giải trình là chưa đầy đủ ở mức cần thiết?

Ủy ban Chứng khoán nên yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục giải trình nếu vẫn tiếp tục nghi vấn về giải trình lần một của doanh nghiệp.

Cụ thể, Công ty Quốc Cường Gia Lai giải trình về khoản chênh lệch lợi nhuận là do chưa hạch toán một dự án đã bán trong kỳ. Giải trình này đã nêu rõ lý do chênh lệch, nhưng xét về mặt chuyên môn, cần phải giải thích rõ hơn lý do vì sao chưa hạch toán.

Việc bán dự án được tính vào doanh thu trong 6 tháng khi thỏa mãn hai điều kiện, đó là, bên doanh nghiệp đã chuyển giao dự án cho người mua (đã chuyển giao trách nhiệm vật chất đối với hàng hóa). Thứ hai, đã lập hóa đơn bán hàng. Để hạn chế tình trạng một số cá nhân cố ý làm sai lệch báo cáo tài chính để trục lợi, cần có hình thức xử phạt thích đáng.


(Theo VNEconomy)

Thursday, 26 August 2010

So sánh (tóm tắt) IFRS và VAS

So Sánh (tóm tắt) IFRS và VAS

Việc lập báo cáo tài chính (BCTC) theo các Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) ngày càng nhận được sự ủng hộ của các nước trên thế giới. Phần lớn các nước kinh tế phát triển đã chính thức áp dụng có lộ trình chuyển đổi sang áp dụng IFRS trong tương lai gần. Tại Việt Nam, yêu cầu lập BCTC theo IFRS ngày càng trở lên phổ biến do yêu cầu từ phía Công ty mẹ và sự tham gia vào thị trường vốn Quốc tế.

Đến nay, Việt Nam đã ban hành 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS), các thông tư hướng dẫn áp dụng chuẩn mực và một số quy định chưa có hướng dẫn trong các chuẩn mực. Tuy nhiên, các chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chưa đầy đủ và còn có nhiều điểm khác biệt với IFRS. Mặt khác, các chuẩn mực kế toán Quốc tế thường xuyên được thay đổi phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường.

Nhằm cung cấp thông tin trợ giúp các doanh nghiệp trong việc lập, chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, Deloitte Việt Nam đã cập nhật cuốn sách "Tóm tắt, so sánh IFRS và VAS". Cuốn sách chỉ mang tính hướng dẫn, các nội dung cụ thể cần được xem xét chi tiết trong Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế.

Ban biên tập Website xin trích đăng một số phần giúp bạn đọc tham khảo. Xin cảm ơn Deloitte Việt Nam đã cung cấp tài liệu!

MC + BBT - Web

SO SÁNH TỔNG HỢP 2 HỆ THỐNG CHUẨN MỰC

IFRSs

TÊN CHUẨN MỰC

VASs

tương đương

IAS

Quy định chung

VAS 1

IAS 1

Trình bày báo cáo tài chính

VAS 21

IAS 2

Hàng tồn kho

VAS 2

IAS 7

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

VAS 24

IAS 8

Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và các sai sót

VAS 29

IAS 10

Các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán

VAS 23

IAS 11

Hợp đồng xây dựng

VAS 15

IAS 12

Thuế thu nhập doanh nghiệp

VAS 17

IAS 16

TSCĐ hữu hình

VAS 3

IAS 17

Thuê Tài sản

VAS 6

IAS 18

Doanh thu

VAS 14

IAS 19

Phúc lợi cho người lao động

Không có

IAS 20

Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ của Chính phủ

Không có

IAS 21

Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

VAS 10

IAS 23

Chi phí đi vay

VAS 16

IAS 24

Thông tin về các bên liên quan

VAS 26

IAS 26

Kế toán và báo cáo quỹ hưu trí

Không có

IAS 27

Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng

VAS 25

IAS 28

Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

VAS 7

IAS 29

Báo cáo tài chính trong điều kiện nền kinh tế siêu lạm phát

Không có

IAS 30 (được thay thế bởi IFRS 7 từ ngày 1/1/2007)

Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự

VAS 22

IAS 31

Góp vốn liên doanh

VAS 8

IAS 32

Công cụ tài chính: Trình bày

Không có

IAS 33

Lãi trên cổ phiếU

VAS 30

IAS 34

Báo cáo tài chính giữa niên độ

VAS 27

IAS 36

Tổn thất tài sản

Không có

IAS 37

Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tang

VAS 18

IAS 38

Tài sản cố định vô hình

VAS 4

IAS 39

Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị

Không có

IAS 40

Bất động sản đầu tư

VAS 5

IAS 41

Nông nghiệp

Không có

IFRS 1

Lần đầu áp dụng các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Không có

IFRS 2

Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu

Không có

IFRS 3

Hợp nhất kinh doanh

VAS 11

IFRS 4

Hợp đồng bảo hiểm

VAS 19

IFRS 5

Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục

Không có

IFRS 6

Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản

Không có

IFRS 7

Công cụ tài chính: Trình bày

Không có (có đề cập một phần trong VAS 22)

IFRS 8

Bộ phận kinh doanh

VAS 28

IFRS 9

Công cụ tài chính

Không có

Còn nữa ...

(Theo VACPA)

Popular Posts