Wednesday 24 April 2013

Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp

DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

LIST OF UNIFORM CHART OF ACCOUNTS FOR ENTERPRISES
 
SỐ HIỆU TK
TÊN TÀI KHOẢN
ACCOUNT NAME
Cấp 1
Cấp 2
 
 
LOẠI 1: TÀI SẢN NGẮN HẠN
TYPE 1: CURRENT ASSETS
111
.
.
.
112
 .
 .
 .
113
 .
 .
121
.
 .
128
 .
 .
129
131
133
 .
 .
.
136
.
 .
.
138
 .
 .
 .
139
141
142
144
.
151
152
153
154
155
156
 .
 .
 .
157
158
159
161
.
.
.
.
1111
1112
1113
.
1121
1122
1123
.
1131
1132
 .
1211
1212
 .
1281
1288
 .
 .
 .
1331
.
1332
.
1361
.
1368
 .
1381
1385
1388
 .
 .
 .
 .
.
 .
 .
 .
 .
 .
 .
1561
1562
1567
 .
 .
 .
 .
1611
.
1612
Tiền mặt
Tiền Việt Nam
Ngoại tệ
Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Tiền gửi ngân hàng
Tiền Việt Nam
Ngoại tệ
Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Tiền đang chuyển
Tiền Việt Nam
Ngoại tệ
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Cổ phiếu
Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu
Đầu tư ngắn hạn khác
Tiền gửi có kỳ hạn
Đầu tư ngắn hạn khác
DP giảm giá đầu tư ngắn hạn
Phải thu của khách hàng
Thuế GTGT được khấu trừ
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ
Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Phải thu nội bộ
Vốn kinh doanh của các đơn vị trực thuộc
Phải thu nội bộ khác
Phải thu khác
Tài sản thiếu chờ xử lý
Phải thu về cổ phần hoá
Phải thu khác
Dự phòng phải thu khó đòi
Tạm ứng
Chi phí trả trước ngắn hạn
Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
.
Hàng mua đang đi đường
Nguyên liệu, vật liệu
Công cụ, dụng cụ
CP sản xuất, kinh doanh dở dang
Thành phẩm
Hàng hoá
Giá mua hàng hoá
Chi phí thu mua hàng hóa
Hàng hoá bất động sản
Hàng gửi đi bán
Hàng hoá kho bảo thuế
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Chi sự nghiệp
Chi sự nghiệp năm trước
.
Chi sự nghiệp năm nay
Cash on Hand
 Vietnamese Currency
 Foreign Currency
 Gold, Silver, Precious Stone
Cash in Bank/ Cash at Bank
 Vietnamese Currency
Foreign Currency
Gold, Silver, Precious Stones
Cash in Transit
   Vietnamese Currency
   Foreign Currency
Short-term Security Investments
 Investment in Shares/ Stocks
 Investment in Bonds
Other Short-term Investments
 Fixed-Term Deposits
 Other Short-term Investments
Allowance for Short-term Investments
Accounts Receivable/ Trade Receivables
Deductible VAT
 Deductible VAT of Goods & Services
.
 Deductible VAT of Non-current Assets
Internal Receivables
   Receivables from subsidiaries  
.
   Other Internal Receivables
Other Receivables
   Pending Shortage Assets
   Receivables from Privatization
   Other Receivables
Allowance for Uncollectible Accounts
Advance to
Short-term Prepaid Expenses
Short-term Mortgage, Guarantee Deposit
Inventories in Transit
Materials
Tools, Supplies
Work In Process
Finished Goods
Goods
   Cost of Goods
   Freight-in
   Property Inventories
Consignment Inventories
Goods in Bonded Warehouse
Allowance for Inventories
Government Sourced Expenses
Government Sourced Expenses of Previous Year
Government Sourced Expenses of This Year
 
 
LOẠI 2: TÀI SẢN DÀI HẠN
TYPE 2: NON-CURRENT ASSETS
211
 .
 .
 .
 .
 .
 .
212
213
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
.
214
.
 .
 .
 .
.
.
217
221
222
223
228
 .
 .
 .
229
241
.
 .
 .
242
243
244
 .
2111
2112
2113
2114
2115
2118
 .
 .
2131
2132
2133
2134
2135
2136
2138
 .
.
.
2141
2142
2143
2147
 .
.
 .
 .
 .
.
2281
2282
2288
.
 .
2411
2412
2413
.
.
.
Tài sản cố định hữu hình
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Thiết bị, dụng cụ quản lý
Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
TSCĐ khác
Tài sản cố định thuê tài chính
Tài sản cố định vô hình
Quyền sử đụng đất
Quyền phát hành
Bản quyền, bằng sáng chế
Nhãn hiệu hàng hóa
Phần mềm máy vi tính
Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
TSCĐ vô hình khác
Hao mòn TSCĐ
.
Hao mòn TSCĐ hữu hình
Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Hao mòn TSCĐ vô hình
Hao mòn bất động sản đầu tư
.
Bất động sản đầu tư
Đầu tư vào công ty con
Vốn góp liên doanh
Đầu tư vào công ty liên kết
Đầu tư dài hạn khác
Cổ phiếu
Trái phiếu
Đầu tư dài hạn khác
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Xây dựng cơ bản dở dang
Mua sắm TSCĐ
Xây dựng cơ bản
Sửa chữa lớn TSCĐ
Chi phí trả trước dài hạn
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Ký quỹ, ký cược dài hạn
Tangible Non-current Assets
 Plant, Buildings
 Machinery and Equipment
 Transportation Means
 Office Appliances
 Long-term Trees, Cattle  
 Other Non-current Assets
Non-Current Assets under Finance Leases
Intangible Assets
 Right of Land Use
 Copyrights
 Patents
 Trademarks & Brand Names
 Software
 Licences & Franchises
 Other Intangible Assets
Accumulated Depreciation & Amortization
 Accumulated Depreciation
 Accumulated Depreciation-Finance Lease
 Accumulated Amortization
 Accumulated Depreciation of Investment Property
Investment Property
Investment in subsidiaries
Investment in Joint Ventures
Investment in Associates/ Affiliates
Other Long-term Investments
Shares / Stocks
Bonds/ Debentures
Other Long-term Investments
Allowance for Long-term Investments
Construction in Progress
 Fixed Assets in Purchasing
 Construction in Progress
 Capitalised Repairs/ Major Repairs
Long-term Prepaid Expenses
Deferred Tax Assets
Long-term Mortgage, Guarantee Deposits
 
 
LOẠI 3: NỢ PHẢI TRẢ
TYPE 3: LIABILITIES
311
315
331
.
333
.
.
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
.
.
.
334
.
 .
335
336
337
 .
338
.
 .
.
.
 .
 .
 .
.
 .
.
341
342
343
.
.
 .
344
.
347
351
352
353
 .
 .
 .
 .
.
356
 .
.
 .
 .
 .
 .
.
.
3331
33311
33312
3332
3333
3334
3335
3336
.
3337
.
3338
3339
 .
.
3341
3348
.
 .
 .
 .
 .
3381
3382
3383
3384
3385
3386
.
3387
3388
3389
.
.
.
3431
3432
3433
 .
.
.
 .
 .
 .
3531
3532
3533
3534
.
.
.
3561
.
3562
Vay ngắn hạn
Nợ dài hạn đến hạn trả
Phải trả cho người bán
.
Thuế và các khoản nộp Nhà nước
.
Thuế GTGT phải nộp
Thuế GTGT đầu ra
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Thuế Tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất, nhập khẩu
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế tài nguyên
.
Thuế nhà đất, tiền thuê đất
.
Các loại thuế khác
Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
Phải trả người lao động
Phải trả công nhân viên
Phải trả người lao động khác
Chi phí phải trả
Phải trả nội bộ
Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Phải trả, phải nộp khác
Tài sản thừa chờ giải quyết
Kinh phí công đoàn
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Phải trả về cổ phần hoá
Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
.
Doanh thu chưa thực hiện
Phải trả, phải nộp khác
Bảo hiểm thất nghiệp
Vay dài hạn
Nợ dài hạn
Trái phiếu phát hành
Mệnh giá trái phiếu
Chiết khấu trái phiếu
Phụ trội trái phiếu
Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
.
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Quỹ dự phòng tài trợ mất việc làm
Dự phòng phải trả
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
   Quỹ khen thưởng
   Quỹ phúc lợi
   Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
   Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
   Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
   Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định
Short Term Borrowing
Current Portion of Long-Term Debts
Accounts Payable/ Trade Payables/ Payables
Tax Payables & Payables to Government
 VAT Payable
      Out-put VAT Payable
      VAT Payable for Imported Goods
 Special Sales Tax
 Import and Export Duty
 Business Income Tax/ Profit Tax
 Personal/ Employee Income Tax
 Tax on Exploitation of Natural Resources
 Housing, Land Tax & Land Rental/ Lease
Other Tax
Other Fees and Licenses Payable
.
Employee Payables
   Employee Payables
   Payables to other labors
Accural Expenses/ Expense Payables
Internal Payables
Payment Based on Stages of Construction Contract Schedules
Other Payables
 Pending Surplus Assets
Trade Union Fee Payable
Social Insurance Payable
Health Insurance Payable
 Payables on Privatization
 Short-term Received Guarantee Deposits
 Unearned Revenue
 Other Payables
 Unemployment Insurance Payable
Long-term borrowing
Long-tern Debt
Issued Bonds/ Debentures
Par Value of Issued Bonds
Discounts on Bonds/ Debentures
Premium on Bonds/ Debentures
Long-term Received Guarantee Deposits
Deferred Tax Liabilities
Unemployment Fund
Provision Payables
Bonus, Welfare Fund
Bonus Fund
Welfare Fund
Welfare Fund Transferred to Non-Current Assets
 Management Bonus Fund
Science & Technology Development Fund
   Science & Technology Development Fund
    Science & Technology Development Fund Transferred to Non-current Assets
 
 
LOẠI 4: VỐN CHỦ SỞ HỮU
TYPE 4: OWNERS’ EQUITY
411
.
 .
 .
412
413
 .
 .
.
 .
414
415
418
.
419
421
.
.
441
.
461
.
 .
466
.
4111
4112
4118
 .
 .
4131
 .
4132
 .
 .
 .
 .
 .
.
.
4211
4212
 .
 .
.
4611
4612
Nguồn vốn kinh doanh
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Thặng dư vốn cổ phần
Vốn khác
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính
Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ dự phòng tài chính
Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Cổ phiếu quỹ
Lợi nhuận chưa phân phối
Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Nguồn kinh phí sự nghiệp
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Owners’ Equity/ Equity/ Capital
Share Capital/ Paid-In Capital
Surplus Share Capital/ Premium Capital 
Other Capital
Revaluation Differences on Assets
Foreign Exchange Differences
Foreign Exchange Differences on      Revaluation at Year End. 
Foreign Exchange Differences During Construction Stage
Investment & Development Fund
Finance Reserve Fund
Other Funds belongs to Equity
.
Treasury Stocks
Retained Earning/ Undistributed Profit
Undistributed Profit of Previous Year
Undistributed Profit of This Year
Basic Construction Capital/ Source
.
Government Sources for Expenses
Government Sources - Previous Year
Government Sources - This Year
Government Sources Transferred to Non-current Assets
 
 
LOẠI 5: DOANH THU
TYPE 5: REVENUE
511
.
 .
 .
 .
 .
 .
.
.
512
.
 .
.
515
521
531
532
.
.
5111
5112
5113
5114
5117
.
5118
.
5121
5122
5123
.
.
.
.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng hoá
Doanh thu bán các thành phẩm
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Doanh thu khác
Doanh thu bán hàng nội bộ
Doanh thu bán hàng hoá
Doanh thu bán các thành phẩm
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chiết khấu thương mại
Hàng bán bị trả lại
Giảm giá hàng bán
Sales Revenue and Service Revenue
.
Revenue - Sales of Goods
Revenue - Sales of Finished Goods
Revenue - Rendering Services
Revenue - Price Subsidized
Revenue - Sales of Investment Properties
.
Revenue - Others
Internal Revenue
 Revenue - Sales of Goods
 Revenue - Sales of Finished Goods
 Revenue - Rendering Services
Revenue - Financing Activities
Sales Discounts / Trade Discounts
Sales Returns
Sales Allowances
 
 
LOẠI TK: 6 CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH
TYPE 6: PRODUCTION & OPERATION EXPENSES
611
.
.
621
.
622
623
.
 .
 .
 .
 .
 .
627
.
 .
 .
 .
 .
 .
.
631
632
635
641
.
 .
 .
 .
 .
 .
 .
642
 .
6111
6112
.
.
 .
 .
6231
6232
6233
6234
6237
6238
 .
.
6271
6272
6273
6274
6277
6278
.
 .
 .
 .
6411
6412
6413
6414
6415
6417
6418
 .
6421
6422
6423
6424
6425
6426
6427
6428
Mua hàng
Mua nguyên liệu, vật liệu
Mua hàng hoá
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Chi phí công nhân trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí nhân công
Chi phí vật liệu
Chi phí dụng cụ sản xuất
Chi phí khấu hao máy thi công
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Chi phí sản xuất chung
.
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu
Chi phí dụng cụ sản xuất
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Giá thành sản xuất
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu, bao bì
Chi phí vật dụng, đồ dùng
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí bảo hành
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí nhân viên quản lý
Chi phí vật liệu quản lý
Chi phí đồ dùng văn phòng
Chi phí khấu hao TSCĐ
Thuế, phí và lệ phí
Chi phí dự phòng
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Purchases
 Purchases - Materials
 Purchases - Goods
Direct Material Expense
.
Direct Labour Expense
Expenses for Using Construction Engine
 Labour Expense
 Indirect Material Expense
 Tool & Supplies Expense
 Depreciation of Construction Engine
 Services from Outside
 Other Cash Expenses
Factory Overhead/ Production Overhead
 Indirect Labour Expenses
 Indirect Material Expenses
 Tool & Supplies Expenses
 Depreciation Expenses
 Services from Outside
 Other Expenses
Manufacturing Cost/ Production Cost
Cost of Goods Sold/ Cost of Sales
Finance Expense/ Finance Charge
Selling Expenses
 Labour Expenses
 Packaging & Material Expenses
 Supplies Expenses
 Depreciation Expenses
 Warranty Expenses
 Services from Outside
 Other Cash Expenses
General & Administrative Expenses
 Salary Expenses
 Supplies Expenses
 Stationery & Office Supplies
 Depreciation Expenses
 Tax, Fees and Licenses
 Bad Debt and Allowance Expenses
 Services from Outside
 Other Cash Expenses
 
 
   LOẠI 7 : THU NHẬP KHÁC
TYPE 7: OTHER INCOMES
711
 
Thu nhập khác
Other Incomes
 
 
   LOẠI 8: CHI PHÍ KHÁC
TYPE 8: OTHER EXPENSES
811
821
 
 
8211
8212
Chi phí khác
Chi phí thuế TNDN
Chi phí TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Other expenses
Profit Tax Expense
   Current Profit Tax Expense
   Deferred Profit Tax Expense
 
 
LOẠI 9 : XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
TYPE 9: INCOME SUMMARY
911
 
Xác định kết quả kinh doanh
Income Summary
 
 
   LOẠI TK 0: TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG
TYPE 0 –OFF BANLANCE SHEET
001
002
003
004
007
008
 
Tài sản thuê ngoài
Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công
Hàng hoá bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
Nợ khó đòi đã xử lý
Ngoại tệ các loại
Dự toán chi sự nghiệp, dự án
Assets Hired
Goods Keep on Behalf of the Others
Consigned Goods, Received Guarantee Goods
Settled Bad Debt
Foreign Currencies
Budget of Government Sourced Expense
 
* Đã được bổ sung sửa đổi theo Thông tư số 244/2009 TT-BTC ngày 31/12/2009.
 

Tuesday 23 April 2013

Kế toán tái cơ cấu các khoản nợ theo chuẩn mực quốc tế

Nợ xấu trong các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay rất lớn và việc tái cơ cấu nợ được xem là biện pháp để các ngân hàng tự cứu mình. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 (IAS 39) đã có các quy định về cách xử lý về mặt kế toán đối với việc tái cơ cấu các khoản vay.
Kế toán tái cơ cấu các khoản nợ theo chuẩn mực quốc tế
Kế toán tái cơ cấu các khoản nợ theo chuẩn mực quốc tế
Tuy nhiên trong hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành chưa có các quy định và hướng dẫn khiến cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hạch toán khi thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ xấu. Bài viết này giới thiệu cách hạch toán tại bên đi vay và bên cho vay đối với các khoản nợ xấu được tái cơ cấu theo quy định của IAS 39 hiện hành và đưa ra gợi ý cho các doanh nghiệp và ngân hàng tại Việt Nam trong việc xử lý kế toán các nghiệp vụ này.

Khi các công ty rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính thì các công ty có thể thỏa thuận với bên cho vay để tái cơ cấu khoản nợ vay nhằm tránh khỏi việc phá sản. Việc tái cơ cấu các khoản nợ bao gồm việc thanh toán khoản nợ thấp hơn giá ghi sổ hoặc duy trì khoản nợ nhưng sửa đổi các điều khoản của hợp đồng vay. Theo IAS 39, khi xóa sổ một khoản nợ phải trả khỏi Báo cáo tình trạng tài chính của một công ty được gọi là thanh toán (extinguished). Khi một công ty thực hiện tái cơ cấu nợ thông qua việc thay đổi các điều khoản ban đầu của hợp đồng vay (số tiền gốc phải thanh toán khi đáo hạn, thời hạn đáo hạn, lãi suất,…) thì khoản nợ cũ được thanh toán và khoản nợ mới được hình thành, công ty xóa sổ khoản nợ cũ và ghi nhận khoản nợ mới.

Kế toán thanh toán khoản nợ

Bên cạnh việc thanh toán bằng tiền, việc thanh toán khoản nợ vay có thể thực hiện bằng các tài sản phi tiền hoặc phát hành cổ phiếu của bên đi vay. Trong trường hợp này giá trị của các tài sản phi tiền hoặc các chứng khoán vốn phát hành được đo lường theo giá trị hợp lý. Bên đi vay ghi nhận khoản chênh lệch giữa giá trị khi sổ của khoản nợ được thanh toán và giá trị hợp lý của các tài sản hoặc chứng khoán vốn là một khoản lãi trên báo cáo kết quả kinh doanh. Bên cho vay hạch toán chênh lệch này là một khoản lỗ và trừ vào khoản dự phòng nợ khó đòi (nếu đã có dự phòng), hoặc ghi nhận là một khoản lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh (nếu chưa có dự phòng). Ngoài ra bên đi vay sẽ hạch toán chênh lệch giữa giá ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản được thanh toán là các khoản lãi lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Trường hợp thanh toán bằng tài sản

Khi công ty gặp khó khăn về tài chính thì công ty có thể được ngân hàng cho phép thanh toán nợ bằng tài sản với số nợ phải thanh toán thấp hơn số nợ ban đầu. Giả sử công ty A vay của ngân hàng B 20.000.000 EUR. Công ty A gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Công ty A dùng một mảnh đất có giá ghi sổ 15.000.000 EUR, giá trị hợp lý 18.000.000 EUR để thanh toán khoản nợ vay cho ngân hàng B.

Công ty A ghi sổ như sau:
Nợ TK Vay phải trả                          20.000.000
            Có TK Đất                                                     15.000.000
            Có TK Lãi do thanh toán cấu nợ                  2.000.000
            Có TK Lãi do thanh lý đất                            3.000.000

Khoản lãi do thanh toán nợ bằng chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ 20.000.000 EUR và giá trị hợp lý của mảnh đất được thanh toán 18.000.000 EUR, số tiền chênh lệch là 2.000.000 EUR. Giá trị hợp lý của mảnh đất dùng để thanh toán lớn hơn giá trị ghi sổ của nó là 3.000.000 EUR (18.000.000  – 15.000.000) được ghi nhận là một khoản lãi khi thanh lý đất.

Ngân hàng B ghi sổ (giả sử đã lập dự phòng nợ khó đòi):
Nợ TK Đất                                         18.000.000
Nợ TK Dự phòng nợ xấu                   2.000.000
            Có TK Cho vay                                             20.000.000

Khoản lỗ khi ngân hàng B thu nợ bằng chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản cho vay và giá trị hợp lý của mảnh đất nhận được là 2.000.000 EUR (20.000.000 – 18.000.000) được trừ vào khoản dự phòng nợ xấu do ngân hàng B đã lập dự phòng.

Thanh toán nợ bằng cách chuyển nợ thành vốn chủ

Giả sử ngân hàng B chấp thuận cho công ty A dùng 500.000 cổ phiếu thường của mình  có mệnh giá 10 EUR/cổ phiếu, giá trị hợp lý 32 EUR/cổ phiếu để thanh toán toàn bộ khoản vay 20.000.000 EUR ở trên.

Công ty A ghi sổ bằng bút toán:
Nợ TK Vay phải trả                                      20.000.000
            Có TK Mệnh giá cổ phiếu thường                            5.000.000
            Có TK Thặng dư cổ phiếu thường                          11.000.000
            Có TK Lãi do thanh toán nợ                                     4.000.000

Khoản lãi do thanh toán nợ bằng chênh lệch giữa giá ghi sổ của khoản vay và giá trị hợp lý của số cổ phiếu được phát hành để trả nợ: 20.000.000 - 16.000.000 = 4.000.000 EUR.

Ngân hàng B hạch toán:
Nợ TK Đầu tư vào chứng khoán vốn         16.000.000
Nợ TK Dự phòng nợ xấu                               4.000.000
            Có TK Phiếu nợ phải thu                                         20.000.000

Sửa đổi các điều khoản của hợp đồng vay

Khi có thay đổi các điều khoản của hợp đồng vay, IAS 39 phân biệt thành hai trường hợp: (1) Thay đổi trọng yếu điều khoản của hợp đồng hiện tại, và (2) Thay đổi không trọng yếu của hợp đồng hiện tại. IAS 39 định nghĩa “thay đổi trọng yếu các điều khoản” của một công cụ nợ và yêu cầu sự thay đổi này cần hạch toán như thanh toán khoản nợ nếu giá trị chiết khấu dòng tiền trong tương lai của khoản nợ mới khác biệt ít nhất 10% so với giá trị chiết khấu dòng tiền của khoản nợ gốc.

Để tính giá trị chiết khấu dòng tiền thì lãi suất thực của khoản nợ cũ được sử dụng. Nếu sự khác biệt giữa giá trị chiết khấu dòng tiền của khoản nợ cũ và nợ mới ít nhất 10% thì cần hạch toán như việc thanh toán khoản nợ cũ, khoản nợ mới được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Các khoản chi phí phát sinh trong trường hợp này được ghi nhận như là một phần của khoản lãi hoặc lỗ từ việc thanh toán nợ.

Nếu sự khác biệt dưới 10% thì cần phân bổ khoản chênh lệch này trong toàn bộ thời hạn còn lại của khoản nợ. Trong trường hợp này thì khoản nợ không được đo lường theo giá trị hợp lý và toàn bộ các chi phí phát sinh điều chỉnh giá trị ghi sổ của khoản nợ và sẽ được phân bổ theo lãi suất thực.

Trường hợp tái cơ cấu  thay đổi trọng yếu so với điều khoản ban đầu

Giả sử công ty C vay ngân hàng D 1.000.000 EUR, thời hạn thanh toán là 31/12/2017, lãi suất hợp đồng vay ban đầu là 5%, tiền lãi năm 2012 chưa thanh toán. Công ty C đang khó khăn về tình trạng tài chính và để tránh dẫn đến việc phá sản, công ty  và ngân hàng D thỏa thuận tái cấu trúc khoản nợ vay trên.  Ngày 31/12/2012, các bên đi đến phương án tái cơ cấu như sau:

1.      Xóa khoản lãi vay chưa thanh toán năm 2012.
2.      Giảm khoản gốc vay từ 1.000.000 EUR xuống còn 800.000 EUR.
3.      Giảm lãi suất từ 5% xuống còn 4%.
4.      Thời hạn thanh toán khoản vay được giữ nguyên.

Hạch toán tại công ty C

Để xác định xem việc điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng vay này có là trọng yếu hay không theo IAS 39, công ty C cần tính giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai theo các điều khoản mới và so sánh với giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai của hợp đồng vay cũ với lãi suất chiết khấu là lãi suất của hợp đồng vay cũ (5%). Giá trị hiện tại của khoản nợ cũ đơn giản chính là khoản nợ gốc 1.000.000 EUR và khoản tiền lãi chưa thanh toán 50.000 EUR, tổng cộng là 1.050.000 EUR.
Giá trị hiện tại theo các điều khoản mới:

800.000 x 0,78353 + 32.000 x 4,32948 = 765.367 EUR

Giá trị hiện tại của khoản nợ theo điều khoản mới chênh lệch 1.050.000 – 765.367 = 284.633 EUR, tương đương với 27% so với khoản nợ cũ, lớn hơn ngưỡng 10% theo IAS 39. Do đó trường hợp này được xem là thay đổi trọng yếu các điều khoản của hợp đồng vay và cần hạch toán xóa sổ khoản nợ cũ và ghi nhận khoản nợ mới theo giá trị hợp lý.

Tuy nhiên với tình hình hiện tại của công ty C, lãi suất thị trường cho các khoản nợ của nó là 12% và do đó giá trị hợp lý của khoản nợ cần được tính theo mức lãi suất này. Giá trị hợp lý của khoản nợ vay mới là:

800.000 x 0,56743 + 32.000 x 3,60478 = 569.297 EUR

Bút toán công ty C phản ánh việc tái cơ cấy khoản nợ vay như sau:
Nợ TK Vay phải trả (nợ vay cũ)                1.000.000
Nợ TK Tiền lãi phải trả                                     50.000
Nợ TK Chiết khấu khoản nợ mới                   230.703
            Có TK Vay phải trả (nợ vay mới)                          800.000
            Có TK Lãi do tái cơ cấu nợ                                     480.703

Khoản nợ mới được ghi nhận theo giá trị hợp lý với giá trị thuần là 569.297 EUR chứ không phải là giá trị gộp là 800.000 EUR. Khoản chiết khấu 230.703 EUR được phân bổ trong thời gian còn lại của khoản nợ (5 năm) để phản ánh lãi suất thị trường là 12% chứ không phải lãi suất danh nghĩa 4%. Khoản chiết khấu này được phân bổ theo phương pháp lãi thực và được tính toán theo bảng sau:

Ngày Tiền trả Chi phí lãi vay (12%) Chiết khấu phân bổ Giá ghi sổ khoản vay
31/12/2012       569.297
31/12/2013 32.000 68.316 36.316 605.613
31/12/2014 32.000 72.674 40.674 646.286
31/12/2015 32.000 77.554 45.554 691.840
31/12/2016 32.000 83.021 51.021 742.861
31/12/2017 32.000 89.139 57.139 800.000
 

Ngày 31/12/2013, khi thanh toán khoản lãi năm 2013, kế toán công ty C hạch toán:
Nợ TK Chi phí lãi vay                                 68.316
Có TK Tiền                                                          32.000
Có TK Chiết khấu khoản nợ mới                     36.316
Các năm tiếp theo bên đi vay tiếp tục hạch toán bút toán phản ảnh việc thanh toán tiền, chi phí lãi vay và giảm khoản nợ gốc cho đến khi đáo hạn. Khi đáo hạn công ty C phản ánh việc trả nợ vay bằng bút toán:

Nợ TK Vay phải trả (mới)               800.000
            Có TK Tiền                                                    800.000

Hạch toán tại ngân hàng D

Theo IAS 39, bên cho vay phải xem xét giảm giá trị của khoản cho vay nếu giá trị dòng tiền chiết khấu theo điều khoản của hợp đồng vay được sửa đổi nhỏ hơn giá trị ghi sổ của khoản cho vay. Lãi suất chiết khấu được sử dụng để tính giá trị hiện tại của khoản cho vay theo điều khoản sửa đổi là lãi suất thực ban đầu chứ không phải lãi suất sửa đổi hay lãi suất thực của thị trường tại thời điểm sửa đổi.

Như đã tính toán ở phần trên, giá trị hiện tại của khoản cho vay theo điều khoản mới là 765.367 EUR và bị giảm 284.633 EUR so với giá trị ghi sổ của khoản cho vay và tiền lãi chưa thu năm 2012. Ngân hàng D phản ánh xóa sổ khoản lãi năm 2012 là tổn thất do tái cơ cấu nợ bằng bút toán:

Nợ TK Tổn thất do tái cơ cấu nợ    50.000
                  Có TK Tiền lãi phải thu                               50.000
Đồng thời ngân hàng D phản ánh bút toán lập dự phòng nợ khó đòi để điều chỉnh giảm khoản nợ phải thu do tái cơ cấu nợ.
            Nợ TK Chi phí nợ xấu                     234.663
                        Có TK Dự phòng nợ xấu                             234.663

Nếu ngân hàng D ghi giảm trực tiếp khoản cho vay không qua dự phòng nợ xấu thì bút toán như sau:
            Nợ TK Chi phí tái cơ cấu nợ           234.663
                        Có TK Cho vay                                             234.663

Các kỳ kế toán sau, ngân hàng D hạch toán doanh thu dựa trên lãi suất thực ban đầu của hợp đồng vay theo bảng tính sau:
Ngày Tiền nhận Doanh thu (5%) Tăng giá ghi sổ Giá ghi sổ khoản cho vay
31/12/2012       765.367
31/12/2013 32.000 38.268 6.268 771.635
31/12/2014 32.000 38.582 6.582 778.217
31/12/2015 32.000 38.911 6.911 785.128
31/12/2016 32.000 39.256 7.256 792.384
31/12/2017 32.000 39.616 7.616 800.000
 
Ngày 31/12/2013,  ngân hàng D hạch toán bút toán như sau:
Nợ TK Tiền                                       32.000
Nợ TK Dự phòng nợ xấu                   6.268
            Có TK Doanh thu                                         38.268

Các kỳ tiếp theo bên cho vay tiếp tục phản ánh bút toán thu tiền, điều chỉnh dự phòng nợ khó đòi, doanh thu tiền lãi cho đến khi đáo hạn. Tại ngày đáo hạn, ngân hàng D hạch toán:
Nợ TK Tiền                           800.000
Nợ TK Dự phòng nợ xấu     200.000
            Có TK Cho vay                     1.000.000

Trường hợp tái cơ cấu chỉ thay đổi nhỏ

Giả sử công ty C vay ngân hàng D thỏa thuận phương án tái cơ cấu như sau:
1.      Giảm khoản gốc vay từ 1.000.000 EUR xuống còn 950.000 EUR.
2.      Giảm lãi suất từ 5% xuống còn 4,5%, tiền lãi hàng năm là 38.000 EUR.
3.      Thời hạn thanh toán khoản vay giảm xuống còn 4 năm (đáo hạn 31/12/2016).

Giá trị hiện tại của khoản nợ cũ đơn giản chính là khoản nợ gốc 1.000.000 EUR và khoản tiền lãi chưa thanh toán 50.000 EUR, tổng cộng là 1.050.000 EUR.
Giá trị hiện tại theo các điều khoản mới chiết khấu theo lãi suất 5% là 983.157 EUR

Giá trị hiện tại của khoản nợ theo điều khoản mới chênh lệch 1.050.000 – 983.157 = 66.843EUR, tương đương với 6,37% so với khoản nợ cũ, nhỏ hơn ngưỡng 10% theo IAS 39. Do đó trường hợp này không được xem là thay đổi trọng yếu các điều khoản của hợp đồng vay và khoản chênh lệch 66.843 EUR không được ghi nhận là lãi do tái cơ cấu nợ mà được phân bổ trong suốt thời gian còn lại của khoản vay được tái cơ cấu (4 năm).

Bút toán công ty C phản ánh như sau:
Nợ TK Vay phải trả (nợ vay cũ)                1.000.000
Nợ TK Chiết khấu khoản nợ mới                    16.843
            Có TK Vay phải trả (nợ vay mới)                                                  950.000
            Có TK Thu nhập hoãn lại từ lãi do tái cơ cấu nợ                           66.843

Khoản nợ mới được ghi nhận theo giá trị thuần là 933.157 EUR chứ không phải giá trị gộp là 950.000 EUR, khoản chiết khấu là 16.843 EUR phát sinh do lãi suất danh nghĩa khoản vay mới là 4,5% thấp hơn lãi suất thực của thị trường là 5%. Công ty C phân bổ khoản chiết khấu này theo phương pháp lãi thực. Tuy nhiên nếu chênh lệch giữa phương pháp lãi thực và phương pháp đường thẳng không trọng yếu thì công ty C có thể phân bổ khoản chiết khấu này theo phương pháp đường thẳng. Khoản thu nhập hoãn lại từ tái cơ cấu nợ được phân bổ dần vào thu nhập mà không bù trừ với chi phí lãi vay. Giả sử công ty C phân bổ chiết khấu theo phương pháp đường thẳng thì bút toán ngày 31/12/2013, khi thanh toán khoản lãi năm 2013, kế toán công ty C hạch toán như sau:

Nợ TK Chi phí lãi vay                                 59.461
            Có TK Tiền                                                    42.750
Có TK Chiết khấu khoản nợ mới               16.711

Hạch toán tại ngân hàng D

Ngân hàng D phản ánh dự phòng nợ xấu để điều chỉnh giảm giá trị của khoản cho vay theo mức chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền theo điều khoản được sửa đổi và hợp đồng vay ban đầu. Bút toán của ngân hàng D tại ngày tái cơ cấu như sau:

Nợ TK Chi phí nợ xấu                     66.843
            Có TK Dự phòng nợ xấu                 66.843

Các kỳ kế toán sau, ngân hàng D hạch toán doanh thu dựa trên lãi suất thực ban đầu của hợp đồng vay theo bảng tính sau:


Ngày Tiền nhận Doanh thu (5%) Tăng giá ghi sổ Giá ghi sổ khoản cho vay
31/12/2012       933.157
31/12/2013 42.750 46.658 3.908 937.065
31/12/2014 42.750 46.853 4.103 941.168
31/12/2015 42.750 47.058 4.308 945.476
31/12/2016 42.750 47.274 4.524 950.000
 
Ngày 31/12/2013,  ngân hàng D hạch toán bút toán như sau:
Nợ TK Tiền                                       42.750
Nợ TK Dự phòng nợ xấu                   3.908
            Có TK Doanh thu                                         46.658

Các kỳ tiếp theo bên cho vay tiếp tục phản ánh bút toán thu tiền, điều chỉnh dự phòng nợ khó đòi, doanh thu tiền lãi cho đến khi đáo hạn. Tại ngày đáo hạn, ngân hàng D hạch toán:
Nợ TK Tiền                           950.000
Nợ TK Dự phòng nợ xấu       50.000
            Có TK Cho vay                     1.000.000

Việc các ngân hàng và doanh nghiệp đi đến các thỏa thuận tái cơ cấu khoản nợ vay xấu nhằm giúp doanh nghiệp đi vay thoát khỏi tình trạng phá sản. Giải pháp này được xem là có lợi cho cả bên cho vay và bên đi vay so với trường hợp bên đi vay phá sản. Chuẩn mực kế toán quốc tế quy định các bên đi vay và cho vay ghi nhận các khoản lãi và lỗ khi thực hiện việc tái cơ cấu nợ. Các quy định trong IAS 39 mặc dù chưa có quy định trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam nhưng không mâu thuẫn với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 1 – Chuẩn mực chung. Do vậy các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam có thể căn cứ vào các quy định và hướng dẫn của IAS 39 để xử lý kế toán đối với các khoản nợ xấu được tái cơ cấu. Đây là một giải pháp hợp lý trong trường hợp chưa có các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.      Mackenzie B., Coetsee D, Njikizana T. and Chamboko R. (2011), Wiley 2011 Interpretation and Application of International Financial Reporting Standards, John Wiley & Sons, Inc., USA.
2.      IASB (2011), International Accounting Standard 39.

Nguyễn Mạnh Hiền
Khoa Kế toán – Tài chính, trường Cao đẳng Thương mại và du lịch
Địa chỉ: Số 478, đường Thống Nhất, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên

Monday 15 April 2013

“Túng làm liều” trên báo cáo tài chính

Tình trạng ghi nhận doanh thu ảo, ghi nhận khi chưa đủ điều kiện, áp dụng sai chuẩn mực kế toán vẫn tiếp tục tái diễn, đặc biết là với các DN gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.
 Hằng Phương
D
ù trước mùa lập BCTC năm, cơ quan quản lý đã có hội nghị rút kinh nghiệm về những “sai sót thường gặp” trên BCTC của DN niêm yết, nhưng tình trạng đó vẫn tái diễn trên BCTC đã được công bố, đặc biệt ở các DN bất động sản, khối DN gặp nhiều khó khăn trong năm qua. 
Khái quát của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) về những sai sót, rủi ro trên BCTC năm 2012 của nhóm DN bất động sản, xây lắp niêm yết, khối DN chiếm khoảng 30% số lượng DN niêm yết đã phần nào cho thấy bức tranh của chất lượng BCTC năm 2012. Có thể kể đến tình trạng ghi nhận doanh thu ảo, ghi nhận khi chưa đủ điều kiện, áp dụng sai chuẩn mực kế toán, như DN là chủ đầu tư vẫn áp dụng chuẩn mực kế toán số 15 - Hợp đồng xây dựng để ghi nhận doanh thu theo tiến độ xây dựng, trong khi đúng ra phải áp dụng chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, vẫn tiếp tục tái diễn. Thậm chí, tình trạng thuyết minh chính sách kế toán một đằng, thực tế áp dụng một nẻo, đặc biệt là các khoản mục có cách hạch toán đặc thù như doanh thu, giá vốn. Nhiều DN trong khối đã không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dù giá bất động sản trong năm qua đã giảm mạnh, có dự án giảm tới 40 - 50%. Đối với DN xây lắp, có thể có các công trình đã ghi nhận hết doanh thu, những vẫn còn giá trị sản lượng dở dang chưa được kết chuyển xác định giá vốn, hoặc giá trị sản lượng dở dang lớn hơn giá trị doanh thu còn được ghi nhận…
Hầu hết những sai sót trên BCTC của nhóm DN này đều nằm trong nhóm “sai sót thường gặp” mà cơ quan quản lý đã lưu ý các DN niêm yết và các DN kiểm toán hồi cuối năm 2012 cũng như không nằm ngoài những dự liệu của cơ quan quản lý trước mùa công bố BCTC 2012. Bởi năm qua được coi là đỉnh điểm khó khăn của các DN, đặc biệt là khối DN bất động sản khi thị trường gần như tê liệt, rất ít giao dịch thành công và để có những con số đẹp trên BCTC, nhiều DN bất động sản đã phải vận đến rất nhiều thủ thuật kế toán để “xào nấu” số liệu tài chính.
Nhìn rộng ra khối DN niêm yết trên thị trường, số lượng báo cáo tài chính có “vấn đề” không nhỏ. Chẳng hạn, tại CTCP Thái Hòa (THV), đơn vị kiểm toán đã ngoại trừ khoản mục hàng tồn kho lên tới trên 555,6 tỷ đồng, với lý do “hạn chế từ phía đơn vị”, không thể tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định tại thời điểm 31/12/2012 và cũng không thể thực hiện thủ tục kiểm kê tại thời điểm kiểm toán. Điều khiến người đọc BCTC nghi ngờ về tính xác thực của thông tin hàng tồn kho mà THV đưa ra là bởi theo logic thông thường, không có lý gì một DN đang đứng trước sức ép nợ phải trả ngắn hạn lên tới gần 1.100 tỷ đồng như THV lại để số dư hàng tồn kho lớn như vậy, trong khi hàng tồn kho của THV (là cà phê) không phải không có khả năng thanh khoản. Với khoản mục hàng tồn kho bị ngoại trừ chiếm tới gần 40% tổng tài sản, BCTC của THV liệu có còn đáng tin về tính trung thực và hợp lý hay không? 
Việc DN không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro khoản phải thu quá hạn, không trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính cũng khá phổ biến. Trường hợp CTCP Docicmexco (FDG) là một ví dụ. Với khoản nợ dự phòng chưa được trích lập lên tới trên 6 tỷ đồng, mà kiểm toán lưu ý sẽ “làm chi phí quản lý bị thiếu và lợi nhuận trước thuế tăng lên với số tương ứng”, FDG làm nhẹ đi con số thua lỗ trong năm 2012, khi dừng lại ở mức 31,1 tỷ đồng. Hay CTCP Mirea (KMR) không thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi của Công ty Mirea Fiber Tech, cổ đông lớn của KMR tại Hàn Quốc. Kiểm toán đã lưu ý, nếu trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi này theo quy định thì vốn chủ sở hữu của Công ty sẽ giảm đi 23,47 tỷ đồng, đồng thời lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm tương ứng. Hẳn KMR có lý do để làm điều này, bởi dù không trích lập dự phòng khoản phải thu 22,47 tỷ đồng thì năm 2012, Công ty chỉ lãi trước thuế 2,2 tỷ đồng...
Những vi phạm chuẩn mực kế toán vẫn diễn ra ngày càng nhiều, dù gần đây, cơ quan quản lý đã tăng cường hợp tác với hội nghề nghiệp kiểm toán để kiểm tra, phát hiện những sai sót trên BCTC sau kiểm toán. Sau cuộc tọa đàm về các vấn đề cần lưu ý liên quan đến BCTC của các DN đầu tư, kinh doanh bất động sản và xây lắp do Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cùng VACPA phối hợp tổ chức mới đây, VACPA cho biết, Hội đặt kế hoạch sẽ tổ chức các cuộc tọa đàm hàng quý về BCTC của từng nhóm ngành. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở mức độ nhắc nhở những DN có sai sót và yêu cầu giải trình, thì e rằng, “đến hẹn lại lên”, nhiều DN vẫn áp dụng các chiêu thức không minh bạch để ra được một bản BCTC sáng sủa hơn.
(Theo ĐTCK)

'BẢN ÁN' NẶNG NHẤT LÀ MẤT UY TÍN TRÊN THỊ TRƯỜNG

Ông Bùi Văn Mai
Cho rằng các mức xử phạt bằng tiền đối với kiểm toán viên, công ty kiểm toán cố tình sai phạm trên báo cáo kiểm toán vẫn thấp, nhưng Ông Bùi Văn Mai, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cho rằng, “bản án” nặng nhất đối với kiểm toán viên, công ty kiểm toán có sai phạm trong việc lập báo cáo kiểm toán là đánh mất uy tín đối với thị trường.

Hằng Phương

Thưa ông, tình trạng vi phạm chuẩn mực kế toán khi lập BCTC của khối DN niêm yết, những thực thể được coi là lành mạnh nhất trong nền kinh tế do phải chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của những quy định công bố thông tin, vẫn diễn ra khá phổ biến. Vậy nguyên do tại đâu?
Trước tiên, cần phải khẳng định là chất lượng BCTC của các DN nói chung và chất lượng BCTC của khối DN niêm yết nói riêng đã được nâng cao đáng kể từ khi có hoạt động kiểm toán độc lập, nhất là trong vài năm trở lại đây, sau khi hành lang pháp lý cho hoạt động kế toán, kiểm toán đã được ban hành khá đầy đủ, đồng bộ gồm Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán và nhiều chế độ kế toán cụ thể. Tuy nhiên, các sai sót, thậm chí gian lận trong việc lập và trình bày BCTC vẫn tồn tại, kéo dài và có phần tinh vi, giá trị các sai phạm ngày càng lớn.
Ông Bùi Văn Mai cho biết, là tổ chức nghề nghiệp của những kiểm toán viên, trong 8 năm kể từ khi thành lập, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) luôn nỗ lực để hỗ trợ tốt nhất đối với Hội viên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cũng như môi trường hoạt động. Hội đã học tập và áp dụng kinh nghiệm quản lý hội viên từ nhiều tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp trên thế giới.
Hàng năm, VACPA tổ chức từ 30 - 40 lớp đào tạo cập nhật kiến thức cho 1.500  - 1.600 kiểm toán viên. VACPA cũng tổ chức nhiều hoạt động không thu phí như các hội thảo, trao đổi rút kinh nghiệm về những sai sót thường gặp trong kiểm toán BCTC, trong kiểm tra chất lượng các công ty kiểm toán...; tư vấn miễn phí về nghiệp vụ, chế độ, chính sách pháp luật liên quan. VACPA cũng cung cấp cho hội viên các công cụ hỗ trợ lập báo cáo tài chính như Ebook - Hệ thống hóa các văn bản pháp luật tài chính, kế toán; chương trình kiểm toán mẫu (sản phẩm của dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ); thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của hội viên trong các tranh chấp, khiếu kiện...
VACPA đã ký Biên bản hợp tác với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để phối hợp nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC, góp phần công khai, minh bạch thông tin tài chính trên TTCK.
Theo tôi, tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên do, mà chủ yếu là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tình hình sản xuất - kinh doanh của DN khó khăn, trong khi phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cổ đông, nên một số DN cố tình làm sai, sao cho ra được bản BCTC sáng sủa hơn so với tình hình thực tế. Ngoài ra, do hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, các cơ chế chính sách trong điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, người làm quản lý hoặc làm kế toán có thể không nắm bắt hết được các quy định pháp luật, nên vô tình làm sai.
Ông có cho rằng sở dĩ các vi phạm chuẩn mực kế toán tái diễn nhiều lần là do chế tài xử phạt đối với các vi phạm của DN này chưa đủ mạnh?
Theo quy định hiện hành về xử phạt vi phạm phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì đối với các hành vi giả mạo BCTC cao nhất là 20 triệu đồng. Mức này là tương đối cao so với một cá nhân, nhưng lại không đáng kể so với DN. Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán đang được Bộ Tài chính gửi xin ý kiến đã nâng mức xử phạt với hành vi vi phạm hành chính về kế toán, kiểm toán có liên quan đến BCTC lên mức 80 triệu đồng. Mức này cũng đã khá cao, nhưng có thể chưa đủ răn đe với DN, vì giá trị trục lợi từ hành vi gian lận BCTC (như giữ giá hoặc làm giá cổ phiếu tăng cao) có thể lớn hơn rất nhiều so với mức phạt khi DN vi phạm.
Không hiếm BCTC được hạch toán sai, như trường hợp BCTC năm 2011 của CTCP Phát triển đô thị công nghiệp (D2D) hạch toán sai chuẩn mực về doanh thu nhưng vẫn được kiểm toán viên chấp nhận. Vậy, ông đánh giá thế nào về chất lượng dịch vụ kiểm toán hiện nay?
Một khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn sai phạm thì trách nhiệm lúc này không chỉ thuộc về đơn vị lập BCTC, mà còn là trách nhiệm của kiểm toán viên. Cũng như người làm kế toán của DN, có trường hợp kiểm toán viên không nắm bắt hết các tình huống thực tế và chính sách kế toán, tài chính, nên không phát hiện ra sai phạm hoặc bị đơn vị thuyết phục và đồng tình với quan điểm xử lý của DN.
Việc tuân thủ chuẩn mực kế toán, có nhiều trường hợp phải đưa ra Hội đồng thẩm định với nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm và được cung cấp thêm nhiều thông tin khác mới kết luận được sai đúng. Cho nên, việc một kiểm toán viên, một nhóm kiểm toán xét đoán tình huống trong khoảng thời gian hạn chế trong mùa kiểm toán bận rộn sẽ không thể chắc chắn đúng hoàn toàn.
Năm qua, UBCK ra quyết định xử phạt 11 công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán công ty quản lý quỹ. Điều này xuất phát từ thực tế, do quy chế quản lý tài chính, sử dụng nguồn quỹ đầu tư chứng khoán đều mới và cũng rất phức tạp. Các công ty kiểm toán mới thực hiện kiểm toán nghiệp vụ này, mà mỗi công ty chỉ kiểm toán bình quân 1 - 2 khách hàng nên còn ít kinh nghiệm. Chất lượng dịch vụ kiểm toán 1 - 2 năm vừa qua còn sai sót, một phần nữa là do chúng ta vẫn thực hiện kiểm toán theo hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành từ năm 1999 - 2005, đã lạc hậu so với quốc tế trên dưới 15 năm rồi. Từ năm 2014, kiểm toán phải tuân theo chuẩn mực mới ban hành tháng 12/2012, tôi hy vọng rằng, khi ấy sẽ ít có sai sót hơn.

Có ý kiến cho rằng, mức phạt tiền cao nhất quy định tại Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán từ 140 – 200 triệu đồng đối với tổ chức kiểm toán và phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng khi lập báo cáo kiểm toán không trung thực là quá nhẹ, bởi hệ lụy của những sai phạm với nhà đầu tư là rất lớn. Quan điểm của ông ra sao về vấn đề này?
Mức xử phạt từ 140 - 200 triệu đồng theo Luật Chứng khoán đã cao gấp 10 lần mức hiện hành (20 triệu đồng), trong khi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cho hành vi tương tự, phạt từ 60 – 80 triệu, đều là thấp khi hành vi thông đồng có thể đem lại lợi ích lớn hơn rất nhiều lần tiền phạt.
Ở một số nước tiên tiến trên thế giới, quy định mức phạt trên từng mức lợi ích đem lại từ sai phạm, ví dụ mức phạt tiền hành vi sai phạm bằng 3 - 5 lần mức lợi ích do sai phạm đem lại. Quy định này thường khó thực hiện, nhưng tác dụng răn đe tốt hơn nhiều. Thông tư 64/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định, mức phạt cao nhất là 10 lần mức phí kiểm toán của hợp đồng bị phạt, nhưng quy định này còn ít có tiền lệ tại Việt Nam.
Cá nhân tôi cho rằng, kiểm toán viên, công ty kiểm toán cần nhận thức rằng “bản án” nặng nhất cho những sai phạm trong việc lập báo cáo kiểm toán là đánh mất uy tín đối với thị trường, bởi dịch vụ kiểm toán là dịch vụ xác nhận niềm tin.

(Theo ĐTCK)

Popular Posts