Thursday 30 December 2010

10 sự kiện kế toán và kiểm toán nổi bật năm 2010

Xem hình

Trong một năm không có nhiều sự kiện nổi bật trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Kiemtoan.com.vn và các thành viên đã đưa ra 10 sự kiện đáng chú ý trong năm 2010.

1. VACPA ban hành chính thức chương trình kiểm toán mẫu:Lần đầu tiên tại Việt Nam, một chương trình kiểm toán được xây dựng với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới. Chương trình có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán cho các công ty kiểm toán vừa và nhỏ.

2. Đại hội Liên đoàn kế toán Thế giới 2010 được tổ chức tại Malaysia: Chủ tịch VACPA đã tham gia và có bài phát biểu tại WCOA 2010.

3. Deloitte vượt PWC trở thành hãng kiểm toán và tư vấn có doanh thu toàn cầu lớn nhất.

4. Một loạt sự kiện các công ty niêm yết có báo cáo tài chính sau kiểm toán khác biệt lớn so với trước kiểm toán: Vinaconex có lợi nhuận năm 2009 sau kiểm toán giảm hơn 400 tỷ so với trước kiểm toán. Quốc Cường Gia Lai với scandal giấu lãi trong báo cáo bán niên.

5. Chương trình kiểm soát chất lượng được đổi mới: Trong đó, các hồ sơ kiểm toán của các công ty kiểm toán được kiểm tra được chấm điểm. VACPA lần đầu tiên công khai khiển trách các công ty kiểm toán đạt điểm thấp trong cuộc kiểm tra định kỳ này.

6. Thời hạn kê khai thuế thu nhập cá nhân bị hoãn lại nhiều lần.

7. Luật kiểm toán độc lập được thảo luận tại Quốc hội:Văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực kiểm toán, Luật Kiểm toán độc lập, đang được Quốc hội thảo luận để ban hành sớm nhất.

8. Một số văn bản pháp quy quan trọng trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán đang lấy ý kiến rộng rãi: 9 Chuẩn mực kiểm toán sửa đổi và cập nhật theo các chuẩn mực kiểm toán quốc tế có hiệu lực tháng 12/2009 đang gấp rút hoàn thiện để ban hành chính thức. Dự thảo thông tư hướng dẫn kế toán các công cụ tài chính cũng đang trong giai đoạn lấy ý kiến rộng rãi để hoàn thiện.

9. Đến những ngày cuối năm, 27/12/2010, E&Y và KPMG mới được UBCK chính thức chấp nhận vào danh sách kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2011.

10. UBCK lần đầu tiên ra quyết định không chấp thuận một công ty kiểm toán: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội) trở thành công ty kiểm toán đầu tiên bị UBCK từ chối vào danh sách kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2011. Lý do liên quan đến sai phạm trong kết quả kiểm toán báo cáo tài chính Công ty cổ phần XNK Khoáng sản Hà Nam và Công ty Cổ phần Vận tải biển Bắc. UBCK đồng thời cũng đình chỉ tư cách của một số kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán DTL và Công ty Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn thuế AAT cũng vì lý do tương tự.


(Theo Kiemtoan.com.vn)

Hà Nội điều chỉnh giá đất nhiều khu vực

picture

Khung giá đất mới tại Hà Nội sẽ được áp dụng từ 1/1/2011.

Ngày 28/12, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định công bố bảng giá đất trên địa bàn thành phố, áp dụng từ 1/1/2011.

Theo đó, giá đất của thành phố được điều chỉnh tăng ở nhiều vị trí trên cơ sở cân đối tương quan mặt bằng, phù hợp giá thị trường trong điều kiện bình thường, đồng thời đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người bị thu hồi đất.

Tại các quận, giá tối thiểu là hơn 2,34 triệu đồng/m2 (áp dụng cho đường 72 qua phường Dương Nội, quận Hà Đông); tối đa là 81 triệu đồng/m2(mức giá cao nhất của năm 2010 tại các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ... thuộc quận Hoàn Kiếm).

Các vị trí giáp ranh với quận, có giá chuyển nhượng thực tế tăng như Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm... được điều chỉnh tăng theo tỷ lệ tương ứng với các quận giáp ranh. Giá đất ở các khu vực này sẽ dao động trong khoảng 2 - 31 triệu đồng/m2.

Tương tự, các thị trấn tại các huyện này cũng được điều chỉnh tăng, với mức giá tối thiểu là gần 1,67 triệu đồng/m2, tối đa là 26,4 triệu đồng/m2. Tại khu vực thị trấn của các huyện còn lại, dự kiến giá tối thiểu là 750.000 đồng/m2 và giá tối đa là 8 triệu đồng/m2.

Tại các đầu mối giao thông thuộc các huyện Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Hoài Đức, Đan Phượng... thành phố cũng điều chỉnh giá theo hướng tiệm cận với giá vượt khung tối đa của Chính phủ cho phép (gấp 5 lần đất ở nông thôn), tương đương giá tối đa 11,25 triệu đồng/m2.

Đối với các phường của thị xã Sơn Tây là đất đô thị, nhưng do nằm cách xa trung tâm thành phố nên có điều chỉnh từng vị trí cho phù hợp với thực tế và giá tối thiểu chỉ hơn 1,5 triệu đồng/m2, tối đa là 15,6 triệu đồng/m2.

Về giá đất kinh doanh tại Hà Nội, để đảm bảo khách quan phù hợp với việc tăng giá đất ở, tiếp cận dần với giá đất chuyển nhượng, thành phố sẽ điều chỉnh giá tối đa là hơn 40,5 triệu đồng/m2, giá tối thiểu là 525.000 đồng/m2.

Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại các quận, thị trấn của huyện Từ Liêm điều chỉnh tối đa bằng 50% giá đất ở cùng vị trí, đường phố. Còn tại các thị trấn của các huyện còn lại sẽ được điều chỉnh tối đa bằng 60-75% giá đất ở cùng vị trí, đường phố.

Ở những vùng giáp ranh như Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì... giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cũng dự kiến điều chỉnh tối đa bằng 50 - 60% ở cùng vị trí đường phố. Do vậy, ở các khu vực này giá đất tối đa là 15,6 triệu đồng/m2, giá tối thiểu hơn 1,221 triệu đồng/m2.

Giá đất nông nghiệp năm 2011 vẫn được giữ nguyên theo giá ban hành từ năm 2010.

Đối với những khu vực chưa được xác định trong bảng giá mới này hoặc các trường hợp mới phát sinh do xây dựng đường, phố, khu đô thị , thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thành lập phương án giá, báo cáo UBND thành phố quyết định.

Trường hợp áp dụng giá đất cho các đối tượng và mục đích sử dụng đất cụ thể theo các quy định của pháp luật phải thực hiện sát giá thị trường trong điều kiện bình thường mà giá đất quy định tại quyết định này chưa phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường thì Sở Tài chính chủ trì cùng các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã có liên quan lập phương án giá trình lãnh đạo thành phố quyết định hoặc báo cáo Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố cho ý kiến trước khi quyết định.

(Theo Vneconomy)

Ông Phạm Nhật Vượng giàu nhất TTCK năm 2010

Với khối tài sản trị giá hơn 15.215 tỷ đồng, cao hơn 34% so với ông Đoàn Nguyên Đức, ông Phạm Nhật Vượng đã chắc chắn trở thành người giàu nhất trên TTCK năm 2010.

Ông Phạm Nhật Vượng chính thức trở thành người giàu nhất TTCK năm 2010
Ông Phạm Nhật Vượng
Giả sử cổ phiếu HAG có tăng trần và cả 2 cổ phiếu VIC, VPL cùng giảm sàn trong những phiên giao dịch còn lại của năm 2010 thì giá trị cổ phiếu của ông Đức cũng không thể vượt qua ông Vượng.
Như vậy sau nhiều năm liền ở vị trí thứ 2, ông Phạm Nhật Vượng đã chính thức trở thành người giàu nhất trên thị trường chứng khoán khi kết thúc năm 2010.

Tính theo giá đóng cửa ngày 29/12, lượng cổ phiếu VIC và VPL mà ông Vượng đang sở hữu có giá trị thị trường đạt hơn15.215 tỷ đồng, tương đương khoảng 780 triệu USD.

Trong khi đó lượng cổ phiếu HAG của ông Đức trị giá 11.366 tỷ đồng, tương đương 583 triệu USD.

Khối tài sản của ông Vượng và ông Đức vượt trội so với những vị trí còn lại trong top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Đặng Thành Tâm ở vị trí thứ 3 với 4.042 tỷ đồng.
Top 10 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam (tính theo giá ngày 29/12)
Cổ phiếu SQC được đưa ra ngoài danh sách tính toán

So với thống kê hồi đầu tháng của CafeF thì thứ hạng cũng như tài sản của những người giàu nhất trên TTCK không có nhiều thay đổi.

Một điều đáng chú ý là bà Phạm Thu Hương – vợ ông Phạm Nhật Vượng – cũng đồng thời trở thành nữ doanh nhân giàu nhất trên thị trường chứng khoán với 2.262 tỷ đồng.

CafeF sẽ công bố danh sách chính thức sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12.

Mặc dù là cổ đông lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đối với VIC và VPL nhưng ông Vượng chỉ giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị.

Trái ngược với ông Đoàn Nguyên Đức hay ông Đặng Thành Tâm, ông Phạm Nhật Vượng gần như không xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.

Theo thông tin trong bản cáo bạch của Vincom, Ông Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968, quê quán tại Hà Tĩnh. Trình độ chuyên môn là Kỹ sư Kinh tế địa chất.

Năm 1993, ông Vượng là sáng lập viên của Công ty TNHH Technocom (về sau là tập đoàn Technocom) tại Kharkov, Ukraina với hoạt động chính là sản xuất mì ăn liền.

Đến năm 2001, ông Vượng về nước bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bằng việc thành lập CTCP Vincom (tên cũ là CTCP Thương mại Tổng hợp Việt Nam) và CTCP Vinpearl.

Tháng 9/2009, Tập đoàn Technocom chuyển trụ sở chính về Hà Nội và đổi tên thành CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam - Vingroup.

Ông Vượng hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt nam ở nước ngoài.

Diễn biến giá cổ phiếu VIC và VPL trong 1 năm qua (giá đã được điều chỉnh kỹ thuật)

Theo CafeF

Tỷ phú Mỹ gốc Việt vang danh tại phố Wall

Năm 1975, cha và mẹ của Chinh E.Chu sang Mỹ cùng 6 người con, với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Giờ đây, ông đã là Giám đốc Quản trị Tài sản của Tập đoàn Blackstone, với những khoản đầu tư từ 250 triệu đến 1,5 tỷ USD. Ở tuổi 44, ông Chính Chu có tổng tài sản hơn 1 tỉ USD. Giới kinh doanh người Việt sống tại Mỹ đánh giá ông là người thành công nổi bật nhất trong cộng đồng.

Phất lên từ phố Wall

Năm 2005, tập đoàn tài chính tư nhân Mỹ, Blackstone, đã mua tập đoàn hóa chất Celanese với tổng trị giá 3,8 tỉ USD. Người “đạo diễn” thành công vụ mua bán này là Chính Chu (Chinh E.Chu), một tỉ phú người Mỹ gốc Việt.

Chính Chu kể, khi còn đi học, ông không bao giờ nghĩ mình có thể tham gia vào lĩnh vực tài chính ở Phố Wall. Đối với ông, bước chân vào Phố Wall phải là những cá nhân xuất sắc, được đào tạo căn bản về quản trị tài chính trong những trường đại học tên tuổi như Harvard, Yale…”Tôi không có được may mắn đó. Tôi đã học tại một trường đại học của Nhà nước, Buffalo ở New York”, ông tâm sự.

Cũng chính vì điều này mà ông gặp không ít khó khăn khi xin việc. “Tôi nộp 15 bộ hồ sơ xin việc vào các công ty ở Phố Wall và nhận được 15 thư từ chối rất lịch sự”, ông nhớ lại. Tuy nhiên, chính sự khó khăn này càng thúc đẩy ông quyết tâm theo đuổi nghề. “Nó khiến tôi thấy hứng thú hơn - Ông nói và kết luận - Trong cuộc sống, bạn cần có tính kiên trì để đạt được mục tiêu của mình”.

Và chính những cơ hội trong cuộc đời đã đưa ông tiếp cận lĩnh vực này. Tuy nhiên, đối với Chính Chu, cơ hội thôi là chưa đủ. “ Chu có khả năng phân tích sâu sắc và nhạy bén về tài chính, lĩnh vực mà để thành công, đòi hỏi phải là người giỏi, có tài nổi trội”, James Barlett, Tập đoàn Teletech, nhận xét thêm.

Năm 2008, Chính Chu đã mua căn hộ tầng 89 và một nửa tầng 90 của toàn tháp TrumpWorldTower với giá 34,5 triệu USD. Không những vậy ông còn chi thêm 5 triệu USD để mua phần không gian trên nóc tòa tháp Bất động sản đó của ông Chu gồm 34 phòng, với 12 phòng ngủ, và 16 phòng tắm. Đây là tòa tháp nổi tiếng của tỷ phú bất động sản Donald Trump vì khách hàng của các căn hộ đều là những nhân vật giàu có, tiếng tăm.Thương vụ này khiến cho tên tuổi Chính Chu thêm nổi tiếng mặc dù ông là người không hề thích khoa trương.

Bí quyết thành công
Giới kinh doanh người Việt sống tại Mỹ đánh giá ông là người thành công nổi bật nhất trong cộng đồng. Nhưng điều ít ai biết là năm 1975, cha và mẹ của Chính Chu sang Mỹ cùng 6 người con, với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Cuộc sống vô cùng khó khăn nhưng cả gia đình đều quyết tâm là phải nỗ lực để thành công.

Vừa đi học, Chính Chu vừa đi bán sách lẻ giao đến tận nhà. Nhờ trải nghiệm đó cùng những thành công của ngày hôm nay, ông cho mình là người may mắn và ông không quên những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn xung quanh mình. Gia đình ông hiện có 2 quỹ từ thiện: Vietnam Relief Effort và Ha Phuong Foundation.

Quỹ Vietnam Relief Effort do ông và một người chị tên Kathy Chu lập nên. Từ ngày thành lập đến nay, Quỹ chuyên xây trường, cấp học bổng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em nghèo ở nông thôn Việt Nam. Quỹ từ thiện thứ hai do vợ ông thành lập. Vợ ông nói, quỹ này nhằm giúp những người nghèo khổ, người có năng khiếu nghệ thuật nhưng không có cơ hội và điều kiện tài chính để thực hiện ước mơ của họ.
Bận rộn trong công việc kinh doanh, nhưng với những hoạt động từ thiện, Chính Chu luôn cùng người vợ của mình chủ động tổ chức và điều hành. Vợ của ông là nữ ca sĩ Hà Phương (em út trong 3 chị em nổi tiếng làng ca nhạc trong nước và hải ngoại: Cẩm Ly, Minh Tuyết, Hà Phương).

Nói về người vợ của mình, Chính Chu cho biết, ông gặp Hà Phương khi vốn tiếng Việt của ông rất tệ, nên không thể hiểu được những gì cô ấy hát. Không phải vì yêu tiếng hát mà chính phẩm chất luôn giúp đỡ và chia sẻ với người khác của chị đã khiến ông rung động. “Làm việc và giúp đỡ người khác, đó là niềm đam mê và điểm chung khiến chúng tôi gặp nhau”, ông nói.

Về sự thành công của bản thân, ông cho biết, gia đình, cha mẹ chính là nền tảng giúp ông đạt được như ngày hôm nay. “Chúng tôi phải cảm ơn thế hệ đi trước là những người ca người mẹ, đã đến xứ người và nổ lực để thành công. Sự thành công của họ quan trọng hơn thành công của chúng tôi. Bởi họ đã mở ra con đường giúp chúng tôi, những người đi sau, dễ dàng hơn trên đường đi tới”, Chính Chu bày tỏ.

Khi nhận xét về người Việt Nam, ông cho biết, người Việt Nam có 3 đức tính đáng quý: chăm chỉ, nỗ lực và hy sinh. “Đó là 3 đức tính đã giúp tôi có được thành công ngày hôm nay”, ông kết luận. Đối với Chính Chu, sự thành công của thế hệ trước quan trọng hơn sự thành công của thế hệ ông. Họ đã mở cánh cửa để con đường đến thành công của ông được dễ dàng hơn.

Theo WTJ, Forbe

Wednesday 29 December 2010

Làm ăn kém, thưởng Tết khó mà cao được!

Thưởng Tết đang có mức chênh lệch rất lớn.

Cuối năm 2010, việc nhiều doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến "hầu bao" cho việc thưởng Tết Tân Mão
Làm ăn kém là một trong những lý do đầu tiên được các doanh nghiệp đưa ra khi giải thích cho thực tế thưởng Tết năm nay thấp hơn năm ngoái.

Mặc dù năm nay mức thưởng tết cao nhất lên đến 532 triệu đồng, thuộc một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Tp.HCM, cao hơn mức cao nhất của năm ngoái là 111 triệu, nhưng mặt bằng chung vẫn được nhìn nhận là thấp hơn.

Đã có sự "đổi ngôi"

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM đã thông báo tình hình thưởng Tết năm 2011 trên cơ sở tổng hợp số liệu từ báo cáo của 1.140 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn thành phố.

Theo đó, đối với 909 doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp - khu chế xuất, thưởng tết cao nhất thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 532 triệu đồng, thấp nhất là 1,5 triệu đồng, bình quân là 2,7 triệu đồng.

Đối với 231 doanh nghiệp nằm trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, mức thưởng cao nhất thuộc về doanh nghiệp trong nước với mức 376 triệu đồng, thấp nhất là 900 nghìn đồng, bình quân 1,9 triệu đồng. Các doanh nghiệp FDI nằm trong khu vực này có mức thưởng cao nhất là 120 triệu đồng, thấp nhất 1,2 triệu đồng và bình quân là 1,6 triệu đồng.

Trong số này, có 121 doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả lương, thưởng năm 2011. Nguyên nhân là do kinh doanh thua lỗ, không thu hồi được công nợ, quyết toán công trình chậm… ảnh hưởng đến tình hình tài chính cuối năm, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Ông Nguyễn Thanh Vĩnh, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Hà Trang cho biết, tỷ giá biến động thất thường gây không ít khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là các mặt hàng nhập bằng USD mà bán bằng VND.

Ông Vĩnh cho rằng, vì thế công ty cũng phải “thắt lưng buộc bụng” cho một cái Tết Tân Mão, khó để có một mức thưởng cao hơn năm ngoái.

Tình hình tại Công ty Hà Trang cũng là thực trạng chung cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, lãnh đạo của các doanh nghiệp cho biết, họ vẫn cố gắng thực hiện việc trả lương, thưởng cho người lao động đúng thời hạn và đúng thỏa thuận đã được ghi tại thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động.

Đánh giá về tình hình lương thưởng tại Tp.HCM, ông Nguyễn Văn Xê, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, đang có một sự khác biệt trong việc chi tiền thưởng năm nay. Nếu như năm 2007, 2008 mức thưởng cao thuộc về các doanh nghiệp chứng khoán, ngân hàng, địa ốc, năm 2009 là các ngân hàng thì năm nay mức thưởng cao nhất lại thuộc về nhiều ngành sản xuất như điện tử, sản xuất sữa, nhựa, dịch vụ giao nhận, kinh doanh địa ốc và kinh doanh vàng.

Cũng theo ông Xê thì nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Tp. HCM “kêu” họ thật sự gặp khó khăn.

Thưởng cao để "giữ chân" lao động

Trao đổi với VnEconomy, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, mặc dù thông tin thị trường lao động ở Việt Nam chưa thật sự cập nhật và chi tiết song vẫn dễ dàng nhận thấy một điều, doanh nghiệp tại một số ngành thâm dụng và đang khan hiếm lao động bắt đầu chú trọng hơn đến chuyện thưởng Tết. Thay vì để ra Tết tìm kiếm lao động thì họ đã biết thưởng Tết cao để "giữ chân" họ.

Nhận xét của bà Minh trùng hợp với thực tế nhu cầu sử dụng lao động trong một số ngành tại Tp.HCM năm 2010.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực của thành phố này, ngành điện tử có nhu cầu tuyển dụng cao, chiếm 5,96% tổng nhu cầu tuyển dụng, ngành nhựa chiếm 10,52%, cao nhất trong 36 ngành nghề được xếp loại…đều là những ngành có mức thưởng Tết cao.

Đối với các ngành sản xuất gia công như dệt may, da giầy, thủy sản, mặc dù không phải là những ngành “hot” như bất động sản, tài chính nhưng tình hình khan hiếm lao động diễn ra quanh năm cũng khiến họ có cái nhìn dài hơi hơn trong việc trả lương, thưởng.

Một số doanh nghiệp may mặc cho biết, với mức thưởng một tháng lương năm nay với họ là không khó. Thậm chí, nhiều công ty may còn “hào phóng” thưởng Tết đến 3 tháng lương.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May 10 lạc quan thông báo, năm nay ngành dệt may đạt được nhiều thuận lợi như kim ngạch xuất khẩu về đích sớm, nhiều đơn đặt hàng cho năm 2011 đã ấn định đến tháng 6... Vì thế, đời sống cũng như mức thưởng tết cho công nhân cũng khả quan hơn, nhiều công nhân có mức thưởng xấp xỉ 10 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), dù ngành dệt may, da giầy có cố gắng để tăng mức tiền lương, tiền thưởng thì những ngành gia công này vẫn nằm trong top ngành có thu nhập thấp, đời sống công nhân vẫn vô cùng khó khăn.

(Theo Vneconomy)

GDP năm 2010 của Việt Nam vượt 100 tỷ USD

Tổng sản phẩm quốc nội của toàn nền kinh tế trong 12 tháng tăng gần 13 tỷ USD so với năm 2009, đưa GDP của Việt Nam đạt 104,6 tỷ USD.

Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu chính thức về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2010. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tính theo giá thực tế, đạt 1,98 triệu tỷ đồng. Con số này tương đương khoảng 104,6 tỷ USD (tính theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 28/12), nhiều hơn so với năm 2009 khoảng 13 tỷ USD.

Mục tiêu tăng trưởng tiếp tục được ưu tiên hơn trong năm 2010. Ảnh: CSMonitor
Mục tiêu tăng trưởng tiếp tục được ưu tiên hơn trong năm 2010. Ảnh: CSMonitor

Nếu so sánh theo kỳ gốc (năm 1994), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay đạt khoảng 6,78% so với năm 2009. Con số này cao hơn gần 0,3% so với kế hoạch được Quốc hội phê duyệt đầu năm. Tốc độ tăng trưởng cũng tăng dần đều theo các quý và cao nhất vào quý IV (khoảng 7,3%). Về cơ cấu ngành, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh nhất (7,7%), dịch vụ tăng 7,5% trong khi nông nghiệp chỉ tăng khoảng 2,8%.

Để đạt được mức tăng trưởng nói trên, tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong năm 2010 đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, giảm khoảng 8% về giá trị tuyệt đối so với năm 2009. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn khoảng 10% so với kế hoạch đề ra hồi đầu năm.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến 21/12 năm nay, cả nước thu hút được 969 dự án với tổng vốn FDI đăng ký là 17,23 tỷ USD. Tuy chỉ có 8 dự án nhưng Quảng Nam lại là địa phương thu hút FDI mạnh nhất cả nước với lượng vốn gần 4,2 tỷ USD, gấp gần 2 lần hai địa phương tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Ninh.


(Theo Vnexpress)

Phía sau báo cáo tài chính không hợp nhất

Phía sau báo cáo tài chính

không hợp nhất


Ngày 21/12/2010, sở GDCK TP. HCM (HOSE) ra Quyết định số 267/2010/QĐ-SGDHCM cảnh cáo CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF). Lý do là TTF lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất năm 2008 và 2009, mà không hợp nhất toàn bộ BCTC của các công ty con. Sự cố về BCTC này là một sơ suất mang tính chủ quan hay thêm một lần nữa cảnh báo về chất lượng, độ tin cậy của BCTC?

Giang Thanh

TTF bị cảnh cáo "nguội"!

Ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA): "Thông thường, tại các tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, quyền biểu quyết luôn gắn liền với quyền lãnh đạo, trừ khi điều lệ của công ty mẹ quy định khác. Với TTF, trong BCTC kiểm toán hai năm 2008, 2009, kiểm toán viên đã lưu ý nhà đầu tư về vấn đề công ty mẹ chưa hợp nhất kết quả kinh doanh của 7/9 công ty con, vì vậy đơn vị kiểm toán đã làm tròn trách nhiệm. Nếu tình hình kinh doanh của các công ty con này bình thường, thì việc cung cấp thông tin có thể dừng lại. Tuy nhiên, nếu các công ty con kinh doanh thua lỗ thì DN cần cung cấp thông tin chi tiết hơn cho cổ đông trong thuyết minh BCTC".

Một cổ đông lớn của TTF đầu tư vào công ty từ khi IPO năm 2007 cho biết, anh không ngạc nhiên với thông tin cảnh cáo nêu trên. Bởi lẽ, nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2009 của TTF đã lưu ý về khoản lợi nhuận sau thuế 24,35 tỷ đồng của TTF chỉ đến từ việc hợp nhất 2/9 công ty con. Trong báo cáo thường niên 2009 của TTF, Công ty kiểm toán DTL nhận xét về việc hợp nhất BCTC 2009 của TTF như sau: "...ý kiến của chúng tôi bị giới hạn bởi các vấn đề BCTC hợp nhất của Tập đoàn chỉ bao gồm việc hợp nhất BCTC của Công ty mẹ là CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành - Bình dương 1 và hay công ty con là CTCP Gỗ Trường Thành Daklac 1 & 2. BCTC của các công ty con còn lại đều chưa được hợp nhất". Trước đó, vào năm 2008, TTF đạt 20 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, kiểm toán viên của DTL cũng đã đưa ra ý kiến tương tự.

Trao đổi với ĐTCK, đại diện TTF cho biết, việc hạch toán, kế toán tại TTF dựa trên Thông tư số 161/2007/TT-BTC hướng dẫn chuẩn mực kế toán vào các khoản đầu tư liên doanh liên kết. Theo đó, TTF nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư, nhưng có thỏa thuận về việc không nắm giữ quyền kiểm soát, thì vẫn được kế toán như các khoản đầu tư trong công ty liên kết.

Thực tế, từ năm 2008, TTF đã hoạt động theo mô hình tập đoàn với 9 công ty con. Tại nhiều DN, TTF nắm số cổ phần vượt xa mức chi phối 51% như CTCP Chế biến gỗ Trường Thành - Bình dương 2 (60%), Công ty Kỹ nghệ gỗ Trường Thành - Thủ Đức (74%), CTCP Trường Thành Xanh - Phú Yên (85,2%), CTCP Lâm nghiệp Trường Thành (99,34%)... Ngoài hai DN đã được TTF hợp nhất kết quả kinh doanh, 7 công ty còn lại TTF chưa hợp nhất kết quả kinh doanh trong hai năm qua. Về điều này, TTF giải thích trong báo cáo thường niên 2009: "Đối với các công ty mà TTF đã đầu tư và có quyền biểu quyết trên 50% (9 công ty được liệt kê trong BCTC đã kiểm toán), ngoại trừ hai công ty Daklak 1 và Daklak 2, ngay từ đầu chúng tôi đã thống nhất trong HĐQT cũng như thỏa thuận với các công ty này là TTF giao quyền kiểm soát cho các đợn vị đến khi ban hành Quy chế quản trị Tập đoàn theo mô hình công ty mẹ - con".

TTF cho biết, Công ty dự kiến hoàn tất Quy chế trong năm 2009. Tuy nhiên, sau khi biên soạn sơ bộ Quy chế vào tháng 10/2009, thì việc xem xét ban hành Quy chế chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế kéo dài sang quí I/2010. Vì vậy, việc hợp nhất BCTC của các công ty con chưa thực hiện trong năm 2009, mà sẽ thực hiện từ năm 2010.

Phía sau BCTC không hợp nhất

Theo ông Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính, Đại học Kinh tế TP. HCM, BCTC là lĩnh vực phức tạp với đa số nhà đầu tư cá nhân, nên không loại trừ ban điều hành DN tận dụng các kẽ hở trong quy định nhằm điều chỉnh số liệu, phục vụ các mục đích ngắn hạn. Việc hợp nhất hay không hợp nhất kết quả kinh các công ty con có thể khiến kết quả kinh doanh của một tập đoàn có sự thay đổi lớn. Chẳng hạn, với mô hình công ty mẹ - con luôn diễn ra mối quan hệ thương mại nội bộ, khi hợp nhất BCTC, các giao dịch đó cần được loại trừ khỏi doanh thu và giá vốn tương ứng. Chuẩn mực kế toán số 11 quy định về hợp nhất kinh doanh đã có những hướng dẫn chi tiết trong vấn đề lập BCTC hợp nhất. Tuy nhiên, để "đánh bong" kết quả kinh doanh, có thể một số công ty mẹ lách việc hợp nhất bằng nhiều lý do.

Ông Chí nêu ví dụ: Tập đoàn ABC đang sở hữu 90% Công ty XYZ kinh doanh cùng ngành. Ngày 15/12/2010, ABC bán cho XYZ một lô hàng trị giá trên hợp đồng là 200 tỷ đồng (giả sử giá vốn chiếm 80% giá trị hợp đồng). Đến thời điểm 31/12/2010, lô hàng đó vẫn nằm trong kho XYZ. Giả định thuế suất thuế TNDN là 25%, kết quả kinh doanh của ABC và XYZ sẽ diễn ra như sau (xem bảng, đơn vị tỷ đồng).

ABC

XYZ

Hợp nhất

Doanh thu

1.200

10

1.010

Giá vốn

840

7

840-200 x 80% +7 = 687

LN Gộp

360

3

1.101 - 687 = 323

LN Sau thuế

75% x 360 = 270

75% x3 =2,25

75% x 323 = 242,25

LN của cổ đông thiểu số

10% x 2,25 = 0,225

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC): BCTC hợp nhất của công ty mẹ nếu thiếu BCTC của công ty con sẽ khiến nhà đầu tư không nắm bắt hết tình hình tài sản của công ty mẹ, nếu báo cáo của công ty con chưa được kiểm toán thì kiểm toán viên cũng có thể ngoại trừ để đảm bảo tính sát thực của BCTC kiểm toán. Theo tôi, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần quy định các công ty con của DN niêm yết phải có BCTC kiểm toán khi hợp nhất.

Một số vấn đề mà các công ty kiểm toán đang vướng mắc, dẫn đến cách hiểu chưa thống nhất với cơ quan quản lý là xử lý chênh lệch tỷ giá và trích lập dự phòng cổ phiếu chưa niêm yết (OTC). Tôi cho rằng, về chênh lệch tỷ giá và trích lập dự phòng, nên thực hiện theo Chuẩn mực kế toán số 10. Nếu không thực hiện theo chuẩn mực trên mà vẫn theo hướng dẫn tại Thông tư 201/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính thì cần hướng dẫn thống nhất, cụ thể việc xử lý khoản chênh lệch tỷ giá của khoản nợ dài hạn có nguồn gốc ngoại tệ. Đối với cổ phiếu OTC không có giao dịch, việc trích lập dự phòng cần tính trên giá trị sổ sách của cổ phiếu tại thời điểm lập BCTC.

Thanh Đoàn ghi

Tuesday 28 December 2010

UBCKNN CÔNG BỐ DANH SÁCH ĐỢT 2 CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ ĐƯỢC CHẤP THUẬN NĂM 2011


Ngày 27/12/2010, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước công bố danh sách lựa chọn đợt 2 các công ty kiểm toán và kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2011 gồm 7 công ty dưới đây:

DANH SÁCH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIÊN

ĐƯỢC CHẤP THUẬN KIỂM TOÁN CHO CÁC TỔ CHỨC PHÁT HÀNH, TỔ CHỨC NIÊM YẾT VÀ

TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN NĂM 2011

CÔNG BỐ ĐỢT 2

1. CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

1

Narciso Toling Torres Jr

N.0868/KTV

11

Bùi Anh Tuấn

N.1067/KTV

2

Mai Viết Hùng Trân

0048/KTV

12

Võ Xuân Minh

0923/KTV

3

Almera Ronal Coronel

N.0876/KTV

13

Trịnh Xuân Hoà

0754/KTV

4

Nguyễn Xuân Đại

0452/KTV

14

Hoàng Thị Hồng Minh

0761/KTV

5

Bùi Xuân Vinh

0842/KTV

15

Trần Thị Minh Tiến

1331/KTV

6

Trần Đình Cường

0135/KTV

16

Võ Tấn Hoàng Văn

0264/KTV

7

Trần Phú Sơn

0637/KTV

17

Nguyễn Chí Cương

1103/KTV

8

Michael Yu Lim

0629/KTV

18

Lê Đức Trường

0816/KTV

9

Đào Thanh Tùng

0516/KTV

19

Nguyễn Thái Thanh

0402/KTV

10

Nguyễn Phương Nga

0763/KTV

20

Dương Trọng Nghĩa

0366/KTV

2. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

1

Nguyễn Chí Trung

0255/KTV

5

Lê Thế Việt

0821/KTV

2

Hoàng Khôi

0681/KTV

6

Ngụy Quốc Tuấn

0253/KTV

3

Phạm Quốc Hưng

0233/KTV

7

Lê Minh Thắng

0256/KTV

4

Nguyễn Tuấn Nam

0808/KTV

3. CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

STT

Họ và tên

Chứng chỉ

KTV

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

1

Mai Quang Hiệp

1320/KTV

5

Bùi Đức Vinh

0654/KTV

2

Lưu Quốc Thái

0155/KTV

6

Nguyễn Viết Long

0692/KTV

3

Phạm Thị Hường

0161/KTV

7

Ong Thế Đức

0855/KTV

4

Nguyễn Bảo Trung

0373/KTV

8

Nguyễn Sơn Thanh

0591/KTV

4. CÔNG TY TNHH KPMG

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

1

Wang Toon Kim

N.0557/KTV

10

Trần Đình Vinh

0339/KTV

2

Khúc Thị Minh Tân

N.1358/KTV

11

Lâm Thị Ngọc Hảo

N.0866/KTV

3

Trần Anh Quân

0306/KTV

12

Lê Đức Phong

0465/KTV

4

Lê Việt Hùng

0296/KTV

13

John Ditty

N.0555/KTV

5

Nguyễn Thùy Dương

0893/KTV

14

Chong Kwang Puay

N.0864/KTV

6

Mark E.Jerome

0628/KTV

15

Chang Hung Chun

N.0863/KTV

7

Đàm Xuân Lâm

N.0861/KTV

16

Nguyễn Thanh Nghị

0304/KTV

8

Trần Hằng Thu

N.0877/KTV

17

Hà Vũ Định

0414/KTV

9

Warrick Antony Cleine

N.0243/KTV

5. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTL.

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

1

Đặng Xuân Cảnh

Đ0067/KTV

6

Bùi Văn Bổng

0177/KTV

2

Tăng Quốc Thắng

Đ0075/KTV

7

Mang Thị Đức Nhơn

1188/KTV

3

Lê Khánh Lâm

Đ0267/KTV

8

Lộ Nguyễn Thúy Phượng

1191/KTV

4

Đặng Thị Hồng Loan

0425/KTV

9

Nguyễn Thành Lâm

0299/KTV

5

Ngô Thanh Bình

0524/KTV

10

Lê Văn Hoài

Đ0023/KTV

6. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ AA

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

1

Lê Văn Thanh

0357/KTV

5

Lê Xuân Quý

0615/KTV

2

Nguyễn Phương Lan Anh

0673/KTV

6

Nguyễn Hồng Chuẩn

1214/KTV

3

Nguyễn Vĩnh Lợi

0883/KTV

7

Hoàng Thị Hương

0571/KTV

4

Nguyễn Mạnh Hùng

Đ.0061/KTV

7. CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AAT

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

STT

Họ và tên

Chứng chỉ KTV

1

Phạm Thị Minh

0574/KTV

5

Nguyễn Đại Hùng

1000/KTV

2

Nguyễn Xuân Hòa

0909/KTV

6

Nguyễn Hải Yến

0944/KTV

3

Nguyễn Văn Dũng

0156/KTV

7

Phạm Thị Thúy Hường

0751/KTV

4

Trần Thị Yến Ngọc

0926/KTV

Theo VACPA

Popular Posts