Friday 3 December 2010

Lỗ hổng về sự trung thực trong thông tin cáo bạch

Lỗ hổng về sự trung thực

trong thông tin cáo bạch

Ông Trần Đình Cường
Chuyện DN "làm đẹp" bản cáo bạch, thông tin tài chính trước khi công bố ra công chúng là một thực tế nhức nhối trên TTCK hiện nay. Trường hợp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa đình chỉ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng của CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD) do DN này đưa vào Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu một số thông tin sai lệch và bỏ sót các thông tin quan trọng, gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến quyết định của NĐT… là một ví dụ. Ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam cho rằng, việc Việt Nam chưa có quy định pháp lý buộc các DN khi công bố bản cáo bạch để niêm yết hoặc cáo bạch để phát hành phải có ý kiến của công ty kiểm toán là một "lỗ hổng" khiến NĐT phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Hữu Hòa

Trong thực tế hoạt động, công ty kiểm toán có khi nào bị DN được kiểm toán "gài bẫy"? Trong trường hợp phát hiện những "cái bẫy" như vậy, công ty kiểm toán nên ứng xử thế nào để đảm bảo nguyên tắc khách quan, trung thực trong quá trình kiểm toán, thưa ông?

Đây có thể là một trong những rủi ro nghề nghiệp của các công ty kiểm toán. Điều quan trọng là phía công ty kiểm toán cần chủ động báo cáo đầy đủ với các cấp có thẩm quyền cao nhất của khách hàng là DN được kiểm toán, nhằm làm rõ mọi thông tin liên quan và cùng phối hợp chặt chẽ để xử lý tận gốc các vấn đề đó. Trong trường hợp phía công ty kiểm toán không nhất trí với cách xử lý của khách hàng, hoặc quan ngại về ảnh hưởng trọng yếu của các vấn đề đó tới các báo cáo tài chính, công ty kiểm toán có thể cân nhắc rút lui khỏi cuộc kiểm toán, để bảo vệ uy tín của mình, chứ tuyệt đối không vì bất cứ lý do nào mà đi đến thoả hiệp với khách hàng, dẫn đến những thông tin sai lệch.

Khi cơ quan điều tra, hoặc cơ quan chức năng phát hiện công ty kiểm toán cố tình thông đồng với DN được kiểm toán để thực hiện hành vi gian lận dẫn đến những thông tin sai lệch trong báo cáo tài chính, gây thiệt hại cho cổ đông, thì công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm đến đâu, thưa ông?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm, các công ty kiểm toán và các kiểm toán viên vi phạm có thể bị phạt tiền: phạt hành chính theo quyết định của các cơ quan quản lý hoặc phạt bồi thường trách nhiệm theo thỏa thuận giữa các bên hoặc do cơ quan có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật; hoặc bị thu hồi giấy phép, không được chấp thuận kiểm toán các công ty niêm yết. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có quy định về xử lý hình sự đối với các loại vi phạm này.

Hiện chưa có quy định bắt buộc khi DN công bố bản cáo bạch niêm yết, hoặc phục vụ cho kế hoạch phát hành tăng vốn… phải có ý kiến của công ty kiểm toán theo thông lệ quốc tế. Theo ông, "lổ hổng" này khiến NĐT đối mặt với những rủi ro nào?

Theo thông lệ quốc tế, bản cáo bạch của DN trước niêm yết, hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu rộng rãi ra công chúng đều cần phải có ý kiến của kiểm toán. Điều kiện này rất phổ biến và được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó giúp TTCK, đặc biệt là NĐT có được các thông tin đáng tin cậy hơn và giảm thiểu những rủi ro từ việc sử dụng thông tin thiếu kiểm chứng. Bởi vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới, để sớm ban hành quy định cụ thể về chuẩn mực khi DN công bố bản cáo bạch, cũng như các thông tin liên quan đến tài chính, nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các tổ chức phát hành đối với các thông tin trong bản cáo bạch, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NĐT.

Nếu thực hiện theo thông lệ trên, rõ ràng trách nhiệm của các công ty kiểm toán sẽ nặng nề hơn. Điều này khiến giá các dịch vụ mà công ty kiểm toán cung cấp cũng tăng lên tương ứng?

Để có thêm sự đảm bảo về tính chính xác, trung thực cao của thông tin mà DN công bố, dĩ nhiên chi phí các dịch vụ kiểm toán sẽ phải tăng thêm tương xứng với trách nhiệm. Điều quan trọng là các NĐT, những người được hưởng lợi từ việc thông tin DN công bố có độ tin cậy tăng thêm nhờ nâng cao vai trò của công ty kiểm toán, chắc hẳn không ngần ngại chấp nhận sự trao đổi đó, bởi điều này không chỉ giúp họ giảm thiểu ro trong quá trình đầu tư, mà còn góp phần phát triển TTCK theo hướng minh bạch, hiệu quả hơn.

Theo ĐTCK

No comments:

Post a Comment

Popular Posts