Friday 10 December 2010

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Tỷ trọng quá nhỏ

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:

Tỷ trọng quá nhỏ

"VACPA làm việc với JLT để

xây dựng sản phẩm bảo hiểm

trách nhiệm nghề nghiệp cho

KTV và cho công ty kiểm toán"

Ở nhiều nước phát triển, trong danh mục sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì cơ cấu các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bao giờ cũng là nhiều nhất, sau đó mới đến bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được đánh giá là sản phẩm tiềm năng và sẽ là xu hướng chung tại các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành bảo hiểm, để thị trường này thực sự bùng nổ ở Việt Nam thì cần ít nhất 5 năm nữa.

Ngọc Lan

S

ố liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, tính đến hết 9 tháng đầu năm 2010, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vẫn đứng đầu về doanh thu với 3.885 tỷ đồng (tăng 19,66% so với cùng kỳ năm ngoái), bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 1.683 tỷ đồng (tăng 28,74%). Tuy nhiên, các nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao là bảo hiểm nông nghiệp 6,1 tỷ đồng (tăng 520%), bảo hiểm tín dụng 14 tỷ đồng (tăng 148%), bảo hiểm trách nhiệm chung (bao gồm: bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp) là 323 tỷ đồng (tăng 42,7%).

Dù sản phẩm có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành bảo hiểm, tỷ trọng vẫn còn thấp và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối vẫn rất thấp. Chính vì thế, bảo hiểm trách nhiệm nói chung và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp nói riêng, mặc dù rất tiềm năng, nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp bảo hiểm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhóm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bao gồm: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công ty môi giới bảo hiểm, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công ty chứng khoán, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công ty quản lý quỹ, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của nhà thầu giám sát thi công công trình xây dựng, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công ty kiểm toán, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho doanh nghiệp thẩm định giá.

Hiện các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài như Chartis, Liberty... và cũng chỉ cung cấp cho các khách hàng là người nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam khó thâm nhập vào cộng đồng này, vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, khi Luật Kinh doanh bảo hiểm mới có hiệu lực, bảo hiểm qua biên giới được "bật đèn xanh", thì các đối tượng khách hàng này lại càng không có nhu cầu về các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nói về những khó khăn khi phát triển sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, lãnh đạo cấp cao của một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cho biết, xây dựng một đội ngũ chuyên tâm bán sản phẩm này là một vấn đề đối với các công ty bảo hiểm và điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của người mua.

Thực tế, nhận thức chung của người Việt Nam về các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm chưa cao, họ chưa thấy cần thiết, hoặc cũng có thể do tập quán, thói quen kinh doanh, không ai sợ trách nhiệm hoặc trách nhiệm là của tập thể... Ngược lại, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có phạm vi trách nhiệm khá nặng nề, nên các doanh nghiệp còn e ngại khi triển khai. Mặt khác, lĩnh vực này cũng tiềm ẩn rủi ro liên quan đến trục lợi bảo hiểm, do hành lang pháp lý về lĩnh vực này chưa thực sự chặt chẽ. Trong khi đó, cách tính phí bảo hiểm chưa thống nhất, cụ thể. Vì thế, thị trường này vẫn còn quá nhỏ, dẫn đến cung từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước còn hạn chế.

H

iện mới chỉ có một số ít doanh nghiệp bảo hiểm trong nước triển khai bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như Bảo Việt triển khai bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn. Bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội cung cấp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên. CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC) triển khai sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp áp dụng cho các cá nhân, tổ chức hành nghề chuyên môn như kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn thiết kế, luật sư, bác sĩ, công chứng viên, giám định viên, môi giới chứng khoán... Phạm vi bảo hiểm bao gồm bảo hiểm các trách nhiệm pháp lý đối với các khiếu nại đòi bồi thường đưa ra đối với người được bảo hiểm do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp khi người được bảo hiểm hoặc người thay mặt người được bảo hiểm hành nghề chuyên môn có hành động sai sót hoặc thiếu sót mà người được bảo hiểm phạm phải hoặc bị cáo buộc là phạm phải. Bên cạnh đó, MIC đồng ý thanh toán các chi phí và phí tổn phát sinh trong việc chống lại hoặc giải quyết các khiếu nại được bảo hiểm.

Cũng có ý kiến cho rằng, không phải do lĩnh vực bảo hiểm nghề nghiệp không có tiềm năng mà thực tế các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong nước chưa cung cấp các sản phẩm đủ hấp dẫn.

Theo ĐTCK

No comments:

Post a Comment

Popular Posts