Friday 17 December 2010

So sánh IFRS (IAS) và VAS (tiếp 8)

So Sánh IFRS (IAS) và VAS (tiếp 8)


Nội dung

IFRSs

VASs

IAS 20 - Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ của Chính phủ

Mục đích

Mục đích của chuẩn mực này là đưa ra các hướng dẫn để hạch toán và trình bày các khoản trợ cấp và các hình thức tài trợ khác của Chính phủ.

Không có CMKTVN tương đương quy định vấn đề này.

Tài trợ của Chính phủ

Trợ cấp của Chính phủ, bao gồm các khoản trợ cấp phi tiền tệ theo giá trị hợp lý, chỉ được ghi nhận khi đảm bảo chắc chắn rằng:

a) Doanh nghiệp sẽ tuân thủ các điều kiện đi kè; và

b) Chắc chắn sẽ nhận được khoản trợ cấp này.

Các khoản trợ cấp này không được hạch toán trực tiếp vào vốn chủ sở hữu, mà được ghi nhận vào lãi, lỗ của từng kỳ phù hợp với các chi phí liên quan.

IAS 20 quy định các khoản vay Chính phủ có lãi suất thấp hơn mức lãi suất thị trường phải được ghi nhận là các khoản trợ cấp của Chính phủ.

Không có CMKTVN tương đương quy định vấn đề này.

Trình bày khoản trợ cấp

+ Doanh nghiệp có thể trình bày khoản trợ cấp của chính phủ hình thành tài sản, bao gồm cả các khoản trợ cấp phi tiền tệ theo giá trị hợp lý, trên bảng cân đối kế toán là thu nhập hoãn lại hoặc giảm trừ giá trị tài trợ vào giá trị còn lại của tài sản;

+ Doanh nghiệp có thể trình bày khoản tài trợ thu nhập là một khoản mục ghi có riêng biệt trên báo cáo kết quả kinh doanh hoặc ở mục "Thu nhập khác", hay giảm trừ khoản tài trợ vào chi phí liên quan;

+ Việc trả lại một khoản tài trợ của chính phủ được hạch toán như một sự thay đổi ước tính kế toán và áp dụng các phương pháp kế toán khác nhau đối vwois khoản trợ cấp liên quan tới tài sản hoặc thu nhập; và

+ Các khoản vay từ Chính phủ có lãi suất dưới mức lãi suất thị trường được kế toán là khoản tài trợ của Chính phủ và được tính dựa trên chênh lệch giữa giá trị ghi sổ ban đầu và khoản tiền thu được.

Không có CMKTVN tương đương quy định vấn đề này.

IAS 21 và VAS 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

Đơn vị tiền tệ kế toán

Khi một doanh nghiệp báo cáo lập báo cáo tài chính, chuẩn mực yêu cầu các doanh nghiệp độc lập trong nội bộ doanh nghiệp báo cáo (là doanh nghiệp hoạt động độc lập hay một doanh nghiệp có hoạt động tại nước ngoài, ví dụ như công ty mẹ, hoặc một doanh nghiệp có hoạt động ở nước ngoài, ví dụ như công ty con hoặc chi nhánh) phải xác định đồng tiền hạch toán, đồng thời, xác định kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính theo đồng tiền hạch toán đó.

Chuẩn mực đưa ra các yếu tố mà một doanh nghiệp cần phải xem xét khi xác định đồng tiền hạch toán trong việc lập báo cáo tài chính.

Các doanh nghiệp phải sử dụng Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán. Tuy nhiên, doanh nghiệp được phép sử dụng đồng tiền khác làm đồng tiền báo cáo nếu phần lớn các khoản thu và chi bằng đồng tiền đó.

Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái

Chuẩn mực đưa ra phương pháp kế toán chuẩn đối với các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoại phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (các khoản chênh lệch này có thể ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính hiện tại hoặc được trình bày riêng rẽ trên bảng cân đối kế toán).

Đối với doanh nghiệp mới thành lập. Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được trình bày lũy kế, riêng biệt trên bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chênh lệch tỷ giá phát sinh hi thanh toán các khoản mục tiền tệ hoặc trong việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ của doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với các tỷ giá hối đoái áp dụng để ghi nhận ban đầu hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, cần được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong kỳ phát sinh.

Khi lãi hoặc lỗ liên quan đến một khoản mục ghi tiền tệ được ghi nhận thẳng vào vốn chủ sở hữu, toàn bộ chênh lệch tương ứng với khoản lỗ/lãi đó sẽ được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu.

Không đề cập đến vấn đề này.

Kế toán các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các khoản mục có gốc ngoại tệ được hạch toán theo IAS 39, Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị.

Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để lập dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, công nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

Thay đổi đồng tiền báo cáo

Khi doanh nghiệp chuyển đổi đồng tiền báo cáo, doanh nghiệp đó phải áp dụng các thủ tục chuyển đổi đối với đồng tiền hạch toán mới kể từ ngày chuyển đổi đồng tiền báo cáo.

Không đề cập đến vấn đề này.

Cơ sở kinh doanh ở nước ngoài báo cáo bằng đồng tiền của nền kinh tế lạm phát cao

Báo cáo tài chính của cơ sở kinh doanh ở nước ngoài phải được trình bày lại theo IAS 29 Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát trước khi chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán của doanh nghiệp.

Không đề cập đến vấn đề này.

IAS 23 và VAS 16 - Chi phí đi vay

Định nghĩa 'chi phí đi vay'

Chi phí đi vay bao gồm:

- Chi phí lãi vay tính theo phương pháp lãi suất thực tế;

- Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính; và

- Chênh lệch tỉ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ nếu được điều chỉnh vào chi phí lãi tiền vay.

Tương tự như IAS ngoại trừ việc không quy định chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ là chi phí đi vay.

Ghi nhận chi phí đi vay

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực.

Các chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh

Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản và giá trị có thể thu hồi được

Vốn giá chi phí lãi vay có thể dẫn tới việc giá trị ghi sổ của tài sản cao hơn giá trị có thể thu hồi được hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản; trong trường hợp đó, doanh nghiệp phải ghi giảm hoặc xóa sổ giá trị còn lại của tài sản theo yêu cầu của các chuẩn mực khác.

Không đề cập đến vấn đề này.

IAS 24 và VAS 26 - Thông tin về các bên liên quan

Các trường hợp không phải trình bày giao dịch với các bên liên quan

Không đề cập đến vấn đề này. Chuẩn mực yêu cầu trình bày giao dịch và số dư với các bên liên quan trong báo cáo riêng của công ty mẹ, nhà đầu tư được lập theo IAS 27 Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng.

- Trong báo cáo hợp nhất đối với các giao dịch nộ bộ của tập đoàn;

- Trong báo cáo tài chính của công ty mẹ, khi báo cáo này được lập và công bố cùng với báo cáo tài chính hợp nhất; và

- Trong báo cáo tài chính của công ty con do công ty mẹ sở hữu toàn bộ nếu công ty mẹ được thành lập tại Việt Nam và công bố báo cáo tài chính hợp nhất tại Việt Nam.

IAS 26 - Kế toán và báo cáo Quỹ hưu trí

Mục đích

Xác định các quy tắc tính toán và trình bày báo cáo tài chính cho các quỹ hưu trí.

Không đề cập đến vấn đề này.

Tóm tắt chuẩn mực

- Đặt ra các yêu cầu báo cáo cho quỹ hưu trí với mức đóng góp được xác định trước và quỹ hưu trí với mức phúc lợi được xác định trước, bao gồm báo cáo về tài sản hưu trí ròng và trình bày giá trị hiện tại ước tính của các khoản phúc lợi đã được công bố (phân tách thành loại được đảm bảo);

- Quy định rõ yêu cầu của việc xác định giá trị của các khoản phúc lợi được xác định trước và việc sử dụng giá trị hợp lý đối với các khoản đầu tư của quỹ.

Không đề cập đến vấn đề này.

(Theo Deloitte)

No comments:

Post a Comment

Popular Posts