Thursday 25 November 2010

A620: Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận

Mẫu A620: Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận

Chuẩn mực và người thực hiện

Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240) (đoạn 17-24), yêu cầu KTV phỏng vấn các thành viên trong BGĐ và Ban Quản trị doanh nghiệp về gian lận như rủi ro về BCTC bị sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn; quy trình đánh giá gian lận và ứng xử, thông tin của BGĐ, Ban Quản trị và nhân viên về quy trình trên, các ứng xử kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp.

KTV cũng được yêu cầu phỏng vấn BGĐ và những người khác trong doanh nghiệp nếu phù hợp để xác định xem họ có biết về vụ gian lận cụ thể nào của doanh nghiệp không.

Người thực hiện các mẫu này phải là chủ nhiệm kiểm toán hoặc Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán.

Thời điểm thực hiện

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thuận lợi nhất là khi thực hiện soát xét BCTC giữa kỳ hoặc kiểm toán sơ bộ. Nếu không thực hiện được vào thời điểm trên thì cần thực hiện ngay từ khi bắt đầu cuộc kiểm toán.

Cách thực hiện

Chủ nhiệm kiểm toán hoặc Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán căn cứ vào hướng dẫn chi tiết của Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240), Mẫu 620 và mô hình tam giác rủi ro (động cơ/ áp lực; cơ hội và thái độ) để tự đánh giá và phỏng vấn BGĐ và các cá nhân khác trong doanh nghiệp như Kế toán trưởng, các nhân viên kế toán, lãnh đạo các phòng, ban, bộ phận liên quan và cá nhân khác…để xác định xem có tồn tại các yếu tố gian lận không? Lưu ý có 02 loại gian lận dưới góc độ kiểm toán: (1) Lập BCTC gian lận; (2) Biển thủ tài sản.

KTV cần ghi lại cụ thể họ tên, chức vụ người đã trao đổi, thời điểm và nội dung trao đổi, phỏng vấn. Trong khi trao đổi không phải làm tuần tự từng nội dung của bảng này mà sử dụng các kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, đặt câu hỏi; kỹ năng ứng xử…), các yếu tố để cấu thành gian lận để phỏng vấn.

Nếu xác định được rủi ro do gian lận, KTV phải ghi chép lại và tổng hợp vào kế hoạch kiểm toán. Trao đổi với Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán để đưa ra các xử lý phù hợp.

Trường hợp không xác định được rủi ro do gian lận thì KTV cũng cần ghi lại là “không xác định được rủi ro trọng yếu do gian lận”.

Liên kết với giấy tờ làm việc khác

Các rủi ro do gian lận phát hiện được cần được tổng hợp tại Mẫu A910 – Tổng hợp kế hoạch kiểm toán.

No comments:

Post a Comment

Popular Posts