Theo những văn bản luật của nhà nước đã ban hành nêu trên thì Người lao động kể cả Người nước ngoài đang làm việc tại Việt nam và thân nhân người lao động cũng là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc cụ thể như sau:
- Người nước ngoài làm việc với hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và tổ chức xã hội khác;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác;
- Các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Mức đóng:
- Từ ngày 01/10/2009 mức đóng BHYT là 3% tiền lương tiền công hàng tháng ghi trong hợp đồng của Người lao động. Trong đó: Người sử dụng lao động trích đóng 2%; Người lao động trích đóng 1%. Và mức tiền lương, tiền công tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương tối thiểu chung (hiện tại là 650.000 đồng x 20 = 13.000.000 đồng)
- Từ ngày 01/01/ 2010 mức đóng BHYT là 4,5% tiến lương tiền công hàng tháng ghi trong hợp đồng của Người lao động. Trong đó: Người sử dụng lao động trích đóng 3%; Người lao động trích đóng 1.5%. Mức tiền lương, tiền công tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương tối thiểu chung.
- Phương thức đóng: Hằng tháng, Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương, tiền công của Người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT.
- Đồng thời, theo tinh thần của Luật Bảo hiềm Y tế và những văn bản hướng dẫn thi hành thì Thân nhân của họ cũng là đối tượng tham gia BHYT như ở phần (2)
- Thân nhân người lao động theo qui định tại Khoản 23, Điều 12 Luật BHYT:
- Đối với đối tượng là Thân nhân của Người lao động qui định tại Khoản 23, Điều 12 Luật BHYT đã được định nghĩa rõ trong thông tư 09/2009/TTLT-BYT-TC bao gồm: bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; bố, mẹ nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
- Thời gian bắt đầu tham gia BHYT bắt buộc là từ ngày 01/01/2014
- Mức đóng BHYT là 3% mức lương tối thiểu chung và do Người lao động đóng
- Phương thức đóng: Người lao động có trách nhiệm kê khai danh sách Thân nhân của mình, gửi Người lao động để đăng ký mua Thẻ BHYT và Hằng tháng, căn cứ vào danh sách Thân nhân của Người lao động đăng ký, Người sử dụng lao động có trích nhiệm trích từ tiền công, tiền lương của Người lao động để đóng vào quỹ BHYT cùng việc nộp BHYT của Người lao động.
- Việc giảm đóng BHYT cho đối tượng là Thân nhân của Người lao động được qui định cụ thể trong Khoản 6, Điều 3 Nghị định 62/2009/NĐ-CP và Điểm b, Khoản 3, Điều 2 Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-TC thì: Người lao động có từ 2 Thân nhân trở lên sẽ được giảm mức đóng cho các Thân nhân cụ thể như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng mức qui định (100% x 3% x Mức lương tối thiểu chung)
- Người thứ hai đóng bằng 90% của người thứ nhất (90% x 3% x Mức lương tối thiểu chung)
- Người thứ ba đóng bằng 80% của người thứ nhất (80% x 3% x Mức lương tối thiểu chung)
- Người thứ tư đóng bằng 70% của người thứ nhất (70% x 3% x Mức lương tối thiểu chung)
- Người thứ 5 trở đi đóng bằng 60% của người thứ nhất (60% x 3% x Mức lương tối thiểu chung)
- Những qui định về mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT cho những trường hợp đặc biệt như sau:
- Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT theo qui định tại Điều 12 Luật BHYT thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng qui định của Điều 12 Luật BHYT.
- Trường hợp Người lao động có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đồng xác định thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền công tiền lương cao nhất.
Cũng là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc với cách thức đóng và mức đóng như sau:
Tuy nhiên, đến nay Cơ quan BHYT địa phương vẫn chưa có hướng dẫn hay yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp và các cá nhân nước ngoài trong việc tham gia đóng BHYT theo qui định trong những văn bản trên. Cũng như chưa xác định trường hợp Thân nhân của Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được là đối tượng tham gia BHYT tại Việt Nam không và điều kiện như thế nào?
Đây là chính sách của Nhà nước nhằm mở rộng BHYT hướng đến chăm sóc sức khỏe toàn dân, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người thân của những Người lao động, đảm bảo chia sẽ rũi ro giữa những tham gia BHYT trong đó có Người lao động.
No comments:
Post a Comment