Cùng nhiều bộ, ngành, địa phương, các tổng công ty lớn, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng nằm trong đề xuất kiểm toán chính thức của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2011.
Năm 2011, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tập trung kiểm toán tại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 2 đơn vị so với kế hoạch kiểm toán năm 2010. Một số chương trình mục tiêu quốc gia, một số các tập đoàn, tổng công ty (trong đó có Petrolimex) và một số đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, khối cơ quan Đảng cũng sẽ nằm trong nội dung kiểm toán năm tới.
Kiểm soát nợ công qua kiểm toán
Nhất trí với những kiến nghị và chương trình kiểm toán mà Kiểm toán Nhà nước đề xuất, song Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị chú trọng kiểm toán thường xuyên những cơ quan, đơn vị sử dụng, quản lý vốn và tài sản lớn của Nhà nước nhằm góp phần ngăn chặn thất thoát lãng phí, tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách, sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền và tài sản của Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.
Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng lưu ý cơ quan kiểm toán bên cạnh thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, đánh giá tính trung thực, đúng đắn của báo cáo tài chính, cần thiết nghiên cứu bổ sung và mở rộng dần hình thức kiểm toán hoạt động, đi sâu vào phân tích, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền và tài sản Nhà nước.
Đi liền với đó là tăng cường kiểm toán việc chấp hành, thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các cơ quan đơn vị được kiểm toán, đảm bảo các kiến nghị được chấp hành nghiêm theo quy định pháp luật.
Trước bối cảnh nhập siêu cao, lạm phát và tỷ giá hối đoái biến động, bội chi ngân sách có xu hướng gia tăng thì cần kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ quốc gia, Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị “thông qua kế hoạch kiểm toán năm 2011, cần lưu ý các vấn đề có liên quan đến nợ công, nợ Chính phủ, tình hình huy động vốn, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, việc chỉ đạo, quản lý, điều hành, hoạt động tại các Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, nhất là ngân hàng thương mại Nhà nước”.
Đồng thời, “làm rõ các vấn đề về tổ chức và hoạt động, việc tuân thủ các quy định về tăng vốn, về huy động, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, cho vay và chất lượng tín dụng, tỷ giá, quản lý ngoại tệ, ngoại hối… quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc tác động đến hoạt động của nền kinh tế nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động ngân hàng, đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia”.
Bổ sung kiểm toán ngân sách chi cho lễ hội, các tập đoàn lớn
Cho ý kiến về đối tượng kiểm toán, nhiều ý kiến trong Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, nên xem xét để có thể tăng kiểm toán thêm một số bộ, ngành đơn vị sử dụng nhiều vốn ODA để đánh giá một cách tổng thể về hiệu quả sử dụng nguồn vốn này ở một số Bộ. Ngoài ra, cần kiểm toán chuyên đề Quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Đặc biệt, nhiều ý kiến trong Ủy ban cho rằng, bên cạnh kiểm toán việc sử dụng gói kích cầu kinh tế, cần bổ sung vào kế hoạch kiểm toán năm tới một số tập đoàn kinh tế đang có vấn đề nổi lên mà dư luận xã hội quan tâm như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Vinashin, Tập đoàn Than khoáng sản, Tập đoàn Điện lực Việt Nam…cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thường xuyên.
Đồng thời, đề nghị xem xét bổ sung vào kế hoạch kiểm toán năm 2011 những địa phương có nguồn thu lớn và một số địa phương có nội dung chi lớn đặc thù của năm 2010 như chi cho hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, tổ chức các hoạt động lễ hội.
Trong báo cáo cho ý kiến về nội dung kiểm toán năm tới, Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng lưu ý Kiểm toán Nhà nước về việc “phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, tránh tình trạng chồng chéo trong hoạt động kiểm toán, thanh tra và kiểm toán trong lĩnh vực tài chính ngân sách và bỏ trống các lĩnh vực nổi cộm, những yêu cầu đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội nhưng không được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán”.
(Theo Vneconomy)
Năm 2011, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tập trung kiểm toán tại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 2 đơn vị so với kế hoạch kiểm toán năm 2010. Một số chương trình mục tiêu quốc gia, một số các tập đoàn, tổng công ty (trong đó có Petrolimex) và một số đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, khối cơ quan Đảng cũng sẽ nằm trong nội dung kiểm toán năm tới.
Kiểm soát nợ công qua kiểm toán
Nhất trí với những kiến nghị và chương trình kiểm toán mà Kiểm toán Nhà nước đề xuất, song Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị chú trọng kiểm toán thường xuyên những cơ quan, đơn vị sử dụng, quản lý vốn và tài sản lớn của Nhà nước nhằm góp phần ngăn chặn thất thoát lãng phí, tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách, sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền và tài sản của Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.
Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng lưu ý cơ quan kiểm toán bên cạnh thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, đánh giá tính trung thực, đúng đắn của báo cáo tài chính, cần thiết nghiên cứu bổ sung và mở rộng dần hình thức kiểm toán hoạt động, đi sâu vào phân tích, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền và tài sản Nhà nước.
Đi liền với đó là tăng cường kiểm toán việc chấp hành, thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các cơ quan đơn vị được kiểm toán, đảm bảo các kiến nghị được chấp hành nghiêm theo quy định pháp luật.
Trước bối cảnh nhập siêu cao, lạm phát và tỷ giá hối đoái biến động, bội chi ngân sách có xu hướng gia tăng thì cần kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ quốc gia, Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị “thông qua kế hoạch kiểm toán năm 2011, cần lưu ý các vấn đề có liên quan đến nợ công, nợ Chính phủ, tình hình huy động vốn, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, việc chỉ đạo, quản lý, điều hành, hoạt động tại các Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, nhất là ngân hàng thương mại Nhà nước”.
Đồng thời, “làm rõ các vấn đề về tổ chức và hoạt động, việc tuân thủ các quy định về tăng vốn, về huy động, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, cho vay và chất lượng tín dụng, tỷ giá, quản lý ngoại tệ, ngoại hối… quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc tác động đến hoạt động của nền kinh tế nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động ngân hàng, đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia”.
Bổ sung kiểm toán ngân sách chi cho lễ hội, các tập đoàn lớn
Cho ý kiến về đối tượng kiểm toán, nhiều ý kiến trong Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, nên xem xét để có thể tăng kiểm toán thêm một số bộ, ngành đơn vị sử dụng nhiều vốn ODA để đánh giá một cách tổng thể về hiệu quả sử dụng nguồn vốn này ở một số Bộ. Ngoài ra, cần kiểm toán chuyên đề Quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Đặc biệt, nhiều ý kiến trong Ủy ban cho rằng, bên cạnh kiểm toán việc sử dụng gói kích cầu kinh tế, cần bổ sung vào kế hoạch kiểm toán năm tới một số tập đoàn kinh tế đang có vấn đề nổi lên mà dư luận xã hội quan tâm như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Vinashin, Tập đoàn Than khoáng sản, Tập đoàn Điện lực Việt Nam…cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thường xuyên.
Đồng thời, đề nghị xem xét bổ sung vào kế hoạch kiểm toán năm 2011 những địa phương có nguồn thu lớn và một số địa phương có nội dung chi lớn đặc thù của năm 2010 như chi cho hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, tổ chức các hoạt động lễ hội.
Trong báo cáo cho ý kiến về nội dung kiểm toán năm tới, Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng lưu ý Kiểm toán Nhà nước về việc “phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, tránh tình trạng chồng chéo trong hoạt động kiểm toán, thanh tra và kiểm toán trong lĩnh vực tài chính ngân sách và bỏ trống các lĩnh vực nổi cộm, những yêu cầu đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội nhưng không được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán”.
(Theo Vneconomy)
No comments:
Post a Comment