Sunday 31 July 2011

Điều kiện kiểm toán niêm yết khó khăn hơn

Xem hình

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Theo dự thảo thông tư này, điều kiện để các doanh nghiệp kiểm toán đáp ứng được tiêu chuẩn của UBCK được sửa đổi theo hướng chặt chẽ hơn.

Doanh nghiệp kiểm toán phải có giá trị tài sản thuần trên Bảng cân đối kế toán năm của ít nhất 2 năm liền kề trước năm đăng ký từ 5 tỷ đồng trở lên. Doanh nghiệp kiểm toán phải có tối thiểu 30 khách hàng kiểm toán trong năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán đã được chấp thuận kiểm toán trong các năm trước thì trong mỗi năm đã được chấp thuận đó phải có tối thiểu 5 khách hàng là tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán.".

Từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 20 tháng 10 hàng năm, doanh nghiệp kiểm toán có nhu cầu tham gia kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán phải nộp cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước 02 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 của Quy chế. Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định thì Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán hoàn thiện hồ sơ trước ngày 05 tháng 11.

Chi tiết Dự thảo thông tư xin vui lòng xem tại đây

Lỗ hổng kế toán, kiểm toán: Nhìn từ SCR

Xem hình

Việc Sacomreal vừa công bố khoản lợi nhuận 261 tỷ đồng từ chuyển nhượng CP CTCP May Tiến Phát đã dấy lên nhiều câu hỏi liên quan đến tính xác thực của khoản lợi nhuận này.

CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) vừa công bố khoản lợi nhuận 261 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng CP CTCP May Tiến Phát. Điều đáng nói, Sacomreal chỉ đầu tư vào CTCP May Tiến Phát trong 2 tháng (từ tháng 4 đến 6-2011). Đây là quãng thời gian TTCK diễn biến không thuận lợi, việc thanh lý và thu lợi nhuận cao đã dấy lên nhiều câu hỏi liên quan đến tính xác thực của khoản lợi nhuận này.

Vào đầu tháng 4, Sacomreal đã nhận chuyển nhượng toàn bộ số quyền mua CP của các cổ đông khác là 2,46 triệu quyền, giá 100.000 đồng/quyền, tương đương tổng giá trị 246 tỷ đồng. Như vậy có thể nhận thấy các cổ đông khác đã không còn mặn mà với CP May Tiến Phát, có nghĩa CP này không còn hấp dẫn NĐT.

Nhưng chỉ sau khoảng 2 tháng trong bối cảnh diễn biến TTCK không thuận lợi, Sacomreal đã chuyển nhượng số cổ phần này với giá xấp xỉ 200.000 đồng/quyền, tức tăng gấp đôi và lãi 261 tỷ đồng.

Đây là con số có “nằm mơ” NĐT tài chính chuyên nghiệp cũng không dễ thấy trong lúc thị trường khó khăn. Sacomreal mua với giá rất thấp, lại bán với giá rất cao và thu được khoản lợi nhuận khổng lồ cũng có nghĩa những người bán cho Sacomreal ban đầu đã bị hớ?

Thường khi mua một công ty bất động sản, người mua sẽ nhắm đến các dự án công ty đó đang sở hữu. Riêng Công ty May Tiến Phát, Sacomreal có lý do để thuyết phục rằng khoản lợi nhuận 261 tỷ đồng thu được từ việc chuyển nhượng cổ phần là hợp lý, vì May Tiến Phát sở hữu mảnh đất có diện tích 7.834m2 ở đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình.

Theo lẽ thường, khi một công ty sở hữu một mảnh đất, nếu mảnh đất tăng giá, giá trị của công ty đó cũng tăng theo. Nhưng thị trường bất động sản đang ảm đạm, đất có tốt cũng khó có thể tăng giá và công ty cũng khó hưởng lợi.

Ngoài ra, nếu quan sát kỹ diễn biến tỷ lệ nắm giữ của Sacomreal trong May Tiến Phát, NĐT sẽ không khỏi giật mình. Vào thời điểm trước khi niêm yết (khoảng quý II-2010) Sacomreal sở hữu 61,4% cổ phần May Tiến Phát, tuy nhiên đến thời điểm cuối năm Sacomreal chỉ còn nắm giữ 18%.

Như vậy khoảng 43,4% cổ phần đã được chuyển nhượng. Khoản lãi lỗ như thế nào, công ty không công bố chi tiết. Sau đó, Sacomreal mua lại cổ phần May Tiến Phát rồi thanh lý tiếp và thu lãi 261 tỷ đồng như đã nêu trên. Cùng một khoản mục đầu tư, Sacomreal mua đi bán lại vẫn có khả năng thu một khoản lợi nhuận lớn đến vậy là điều bất thường, nhất là khi TTCK không thuận lợi.

Năm ngoái, Sacomreal đã từng công bố báo cáo tài chính (BCTC) năm 2010 được thực hiện bởi nhóm 4 công ty kiểm toán danh tiếng (Big Four gồm: Deloitte, KPMG, Ernst&Young, Pricewaterhouse Coopers), nhưng cuối cùng đó là công ty kiểm toán trong nước. Trong phần thuyết minh BCTC thiếu khá nhiều thông tin, lớn nhất là lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

Quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy khoản lãi sau thuế 426 tỷ đồng của cổ đông công ty mẹ đến chủ yếu từ lãi chênh lệch mua bán CK, chuyển nhượng vốn góp (xấp xỉ 1.181 tỷ đồng). Trong khi đó các khoản lỗ hay dự phòng giảm giá đầu tư tài chính hầu như không đáng kể (tổng cộng chỉ 30 tỷ đồng).

Theo đó, Sacomreal có công bố khoản lợi nhuận này đến từ việc bán cổ phần của Công ty Đầu tư bất động sản Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng (gọi tắt là Tân Thắng) cho Công ty Gamuda Land (HCMC). NĐT tài chính đơn thuần rất khó thẩm định tính khả thi của dự án nên phải chấp nhận thông tin công bố của công ty. Sacomreal không công bố chi tiết khoản mục này xuất phát từ việc chuẩn mực kế toán không yêu cầu phải công bố cụ thể hơn.

Đến đây cũng cần đặt ra vấn đề: Năm 2010 Sacomreal ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng cổ phần trong Tân Thắng, năm 2011 đã có May Tiến Phát thế chỗ. Như vậy có thể nhận thấy hoạt động chính của Sacomreal là bất động sản hầu như không mang lại lợi nhuận, công ty chỉ ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty con hay công ty liên kết.

Rõ ràng nếu chuẩn mực kế toán yêu cầu các công ty phải công bố cụ thể khoản lợi nhuận tài chính đến từ việc thanh lý những khoản đầu tư nào, sẽ giúp NĐT dễ dàng hơn khi đánh giá hoạt động của công ty và ban giám đốc các công ty sẽ “nhát tay” hơn khi thực hiện những giao dịch này.

(Theo Sài gòn đầu tư tài chính)

KỶ NIỆM 20 NĂM HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (1991-2011)

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM -

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

BBT: Như các bạn đã biết, chuẩn mực và chế độ kế toán là cơ sở thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính. Sự phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập cũng được dựa trên nền tảng phát triển của Hệ thống chuẩn mực kế toán. Do đó, trong Hội nghị tổng kết 20 năm KTĐL, chúng tôi xin giới thiệu bài viết này để các bạn tham khảo và gắn kết hoạt động nghề nghiệp của mình với sự nghiệp hoàn thiện và ban hành mới hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Ông Trịnh Đức Vinh

TP - Vụ CĐKT và Kiểm toán - Bộ Tài chính

C

huẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên các Chuẩn mực kế toán quốc tế từ những năm 2000 đến 2005 theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế phù hợp với đặc diểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành Chuẩn mực. Sau một thời gian triển khai thực hiện Chuẩn mực kế toán, có thể đánh giá thực trạng của các Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành và định hướng cho sự phát triển của Chuẩn mực kế toán Việt Nam như sau:

1 - Thực trạng của Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã tiếp cận phần lớn với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế, nâng cao tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, phản ánh được một số các giao dịch của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Các chuẩn mực kế toán đã giúp các doanh nghiệp và người làm công tác kế toán nâng cao nhận thức về nghề nghiệp kế toán, giúp các nhà quản lý nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán trong việc quản trị, điều hành doanh nghiệp phù hợp với đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã đưa ra các nguyên tắc và phương pháp mới về kế toán như: Phương pháp ghi nhận khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu, các quy định về thuế TNDN hoãn lại, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất… qua đó đã cung cấp cho doanh nghiệp thêm nhiều công cụ quản lý hữu hiệu trong quá trình quản trị và hoạch định chính sách kinh doanh, cung cấp cho nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng và cơ quan quản lý Nhà nước các thông tin kịp thời và trung thực về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Mặc dù Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã góp phần tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho công tác kế toán trong giai đoạn vừa qua cũng như đáp ứng phần nào yêu cầu của việc quản trị, điều hành doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng với quốc tế và khu vực, tuy nhiên do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và doanh nghiệp Việt Nam kèm theo đó là sự thay đổi của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và việc hình thành với chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính (IFRS) nên Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành (VAS) đã bộc lộ một số tồn tại và khác biệt với Chuẩn mực kế toán quốc tế, như:

- Khác biệt cơ bản là Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa có quy định cho phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc kế toán các tài sản và nợ phải trả được phân loại là công cụ tài chính, làm suy giảm tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính và chưa phù hợp với thông lệ và Chuẩn mực kế toán quốc tế.

- Về việc trình bày báo cáo tài chính: Theo IAS 1, báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, và Bản thuyết minh báo cáo tài chính, trong khi VAS 21 không yêu cầu phải trình bày Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu như là một trong các báo cáo tài chính cơ bản mà cho phép trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

- Về lợi thế thương mại phát sinh trong giao dịch Hợp nhất kinh doanh: IFRS 3 quy định doanh nghiệp phải đánh giá giá trị lợi thế thương mại tổn thất. VAS 11 quy định: lợi thế thương mại được phân bổ dần trong thời gian không quá 10 năm kể từ ngày mua trong giao dịch hợp nhất kinh doanh.

- Về Hàng tồn kho: VAS vẫn cho phép áp dụng phương pháp “Nhập sau - Xuất trước” (LIFO) nhưng IFRS đã không cho phép áp dụng phương pháp này nữa.

- Về Tài sản cố định là Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị: Theo IAS 16, doanh nghiệp được phép đánh giá lại TSCĐ theo giá thị trường và được xác định phần tổn thất tài sản hàng năm. Tuy nhiên VAS 3 chỉ cho phép đánh giá lại TSCĐ trong một số trường hợp như: Có quyết định của Nhà nước, đưa TSCĐ đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp và không được ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm như quy định của IAS 36.

- Một số Chuẩn mực kế toán chưa được Việt Nam ban hành, như: Chuẩn mực kế toán “Phúc lợi nhân viên”; “Kế toán các Khoản Viện trợ của Chính phủ và Trình bày Thông tin về Hỗ trợ Chính phủ”; “Kế toán và Báo cáo các Chương trình Lợi ích Hưu trí”; “Báo cáo Tài chính trong các nền kinh tế siêu lạm phát”; “Công cụ Tài chính: Trình bày và Công bố thông tin”; “Tổn thất tài sản”; “Công cụ Tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị”; “Nông nghiệp”; “Áp dụng lần đầu các Chuẩn mực kế toán”; “Thanh toán bằng cổ phiếu”; “Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và Hoạt động không liên tục”; “Khai thác và đánh giá Tài nguyên Khoáng sản”.

2 – Công tác triển khai thực hiện Chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp

Trong những năm qua, Bộ Tài chính đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện Chuẩn mực kế toán dưới nhiều hình thức như:

- Sau khi ban hành chuẩn mực kế toán đã ban hành các thông tư hướng dẫn các chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006), chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006) và chế độ kế toán các ngành công nghiệp, xây dựng…giúp cho việc hướng dẫn cụ thể, chi tiết thực hiện chuẩn mực kế toán.

- Phối hợp với phòng TM&CNVN và sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, Hiệp hội, công ty kiểm toán tổ chức nhiều lớp tập huấn về chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán để giúp các doanh nghiệp và người làm công tác kế toán nắm vững và áp dụng tốt chuẩn mực kế toán.

- Phát hành rộng rãi trên phạm vi toàn quốc các loại sách Luật, Chuẩn mực kế toán, Thông tư hướng dẫn CMKT và Chế độ kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra Bộ Tài chính đã đưa lên mạng internet tất cả các văn bản nêu trên giúp doanh nghiệp tiện tra cứu.

- Trả lời bằng văn bản, trả lời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trực tiếp xử lý các vướng mắc cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức nhiều cuộc đối thoại giúp doanh nghiệp xử lý các tồn tại trong quản lý.

- Phối hợp và thông qua Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức các cuộc tọa đàm với những người hành nghề kế toán, kiểm toán và các doanh nghiệp. Ngày 15/4/2006 đã khai trương đưa vào hoạt động trang điện tử mới của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (www. vacpa.org.vn) gồm các chuyên đề hỏi đáp vướng mắc về kế toán, kiểm toán, thuế, chuyên đề hướng dẫn văn bản pháp luật...

3 - Thực trạng áp dụng Chuẩn mực kế toán tại doanh nghiệp

Việc áp dụng Chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Nhìn chung, các doanh nghiệp lớn đã tiếp cận, nắm bắt được những nội dung cơ bản và tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, việc tuân thủ và áp dụng Chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế và tồn tại, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần kinh tế tư nhân.

- Do chưa có chuẩn mực về Công cụ Tài chính nên lợi nhuận do các ngân hàng báo cáo trong báo cáo tài chính lập theo VAS khác biệt rất nhiều so với con số trong báo cáo tài chính lập theo IFRS. Các ngân hàng ở Việt Nam hiện phải tuân thủ VAS khi lập báo cáo tài chính của mình; tuy nhiên, một số ngân hàng cũng lập song song báo cáo tài chính theo IFRS để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù các báo cáo tài chính của các ngân hàng ở Việt Nam có chất lượng tương đối tốt so với các loại hình doanh nghiệp khác, song vẫn có sự khác biệt giữa các chính sách kế toán được công bố và thực tiễn áp dụng.

- Một số báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp ở Việt Nam đã cho thấy một số lỗ hổng về tuân thủ. Những lỗ hổng về tuân thủ được hiểu là những khác biệt giữa các chuẩn mực được ban hành và thực tiễn áp dụng các chuẩn mực đó. Một số báo cáo tài chính có mức độ tuân thủ rất cao, song vẫn có những trường hợp không tuân thủ đầy đủ các quy định của VAS về chính sách kế toán, trình bày và công bố thông tin, nhiều báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ thể hiện sự tuân thủ Chuẩn mực kế toán một cách hình thức chứ không phải là thực chất.

- Nhiều doanh nghiệp không công bố đầy đủ thông tin liên quan đến hợp nhất báo cáo tài chính, một số trường hợp không nêu rõ xem những công ty con nào được đưa vào và không được đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất. Trong nhiều trường hợp, báo cáo tài chính hợp nhất không đưa ra danh mục các công ty con mà công ty mẹ có quyền biểu quyết khác tỷ lệ lợi ích.

- Trong báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp, phần báo cáo bộ phận còn chưa đầy đủ. Với những công ty có phần nội dung báo cáo bộ phận thì các phần này không cung cấp thông tin chi tiết về doanh thu, lợi nhuận hoạt động, tổng tài sản, tổng tài sản công nợ của từng ngành/ từng khu vực kinh doanh. Việc thiếu thông tin về những nội dung này cho thấy báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp không tuân thủ các yêu cầu của VAS 28 – “Báo cáo bộ phận”.

- Do hiện chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam về công cụ tài chính (tương đương với IAS 39) nên khái niệm về lãi suất thực không được sử dụng trong phần trình bày thông tin về công cụ tài chính trong báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp.

- Hầu hết các báo cáo tài chính không trình bày về bản chất và số chi phí cho nghiên cứu và phát triển đã được ghi nhận là chi phí trong năm theo quy định của VAS 4 – “Tài sản cố định vô hình”. Việc không công bố thông tin này khiến cho người sử dụng báo cáo tài chính nghi ngại rằng, có thể các chi phí phát triển lẽ ra phải vốn hóa đã được tính vào chi phí. Sự không tuân thủ này cũng khiến cho người sử dụng báo cáo khó có thể so sánh một cách tương đối tình hình tài chính và lợi nhuận giữa các pháp nhân.

- Có nhiều pháp nhân, kể cả một số tổ chức tài chính, bỏ qua phần nội dung thông tin quan hệ, giao dịch, quy mô của các giao dịch với các bên liên quan, và con số tương ứng của những giao dịch này. Việc cung cấp đầy đủ thông tin về các quan hệ và giao dịch trọng yếu với các bên liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng để người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được tình hình tài chính và kết quả hoạt động của một doanh nghiệp, và để các cổ đông thiểu số tin tưởng rằng họ được đối xử công bằng. Việc không cung cấp đầy đủ thông tin về giao dịch với bên liên quan là không tuân thủ VAS 26 – “Công bố thông tin về bên liên quan”.

4 - Định hướng nghiên cứu, soạn thảo và ban hành Chuẩn mực kế toán:

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính có kế hoạch sửa đổi, bổ sung các Chuẩn mực kế toán đã ban hành bằng cách cập nhật các thay đổi của Chuẩn mực kế toán quốc tế đồng thời dự định ban hành thêm một số Chuẩn mực kế toán mới, cụ thể như sau:

4.1 - Nguyên tắc ban hành mới và sửa đổi, bổ sung chuẩn mực kế toán Việt Nam

- Phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định kinh tế, giám sát tài chính của các chủ đầu tư, chủ sở hữu của doanh nghiệp và các đối tác như ngân hàng, người cung cấp hàng hoá dịch vụ, và người lao động trong doanh nghiệp;

- Đáp ứng được yêu cầu thông tin cho mục đích quản lý của Nhà nước, thống kê số liệu cho nền kinh tế và giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp;

- Phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành;

- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu nhằm đảm bảo không chỉ những người hành nghề kế toán, kiểm toán mà các chủ đầu tư, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể hiểu để làm cơ sở đánh giá, giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Chú trọng vào việc trình bày thông tin bổ sung trong báo cáo tài chính đặc biệt là các nghiệp vụ ngoài bảng cân đối kế toán;

- Tăng cường sử dụng giá trị hợp lý trong trường hợp có thể nhằm nâng cao tính hữu dụng của thông tin tài chính cho việc ra quyết định kinh tế.

4.2 - Định hướng sửa đổi, bổ sung Chuẩn mực kế toán Việt Nam

a - Trong giai đoạn 2011 – 2013, 26 chuẩn mực đã ban hành sẽ được đánh giá, cập nhật cho phù hợp với những thay đổi của chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

b - Trong giai đoạn 2011 đến 2015, cùng với việc cập nhật 26 Chuẩn mực kế toán đã ban hành, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để ban hành thêm các Chuẩn mực kế toán, như

- Chuẩn mực Tổn thất tài sản;

- Chuẩn mực Công cụ tài chính;

- Chuẩn mực Thanh toán bằng cổ phiếu;

- Chuẩn mực Tài sản nắm giữ để bán và hoạt động kinh doanh không liên tục;

- Chuẩn mực Tìm kiếm thăm dò và xác định giá trị các nguồn tài nguyên khoán sản;

- Chuẩn mực Các khoản tài trợ của Chính phủ;

- Chuẩn mực Phúc lợi của nhân viên;

- Chuẩn mực Nông nghiệp.

4.3 - Biện pháp và lộ trình triển khai thực hiện

Việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới chuẩn mực kế toán là một công việc phức tạp và khó khăn, cần huy động nhiều nguồn nhân lực, vật lực. Để thực hiện công việc này, Bộ Tài chính sẽ tìm kiếm sự trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IMF…và sự đóng góp trí tuệ của các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước.

- Năm 2010, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện các chuẩn mực kế toán hiện hành và mức độ thoả mãn của các thông tin kế toán đối với người sử dụng và xác định các nội dung cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn nhằm đảm bảo chuẩn mực kế toán được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm thực hành tốt nhất và mang tính thực tiễn cao cho các doanh nghiệp. Đồng thời đã tổng kết so sánh sự khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán quốc tế làm căn cứ cập nhật các Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành.

- Năm 2011, Bộ Tài chính sẽ thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập nghiên cứu, cập nhật 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đồng thời sẽ triển khai nghiên cứu các Chuẩn mực kế toán quốc tế mà Việt Nam chưa ban hành.

- Trong giai đoạn 2013-2015, cùng với việc dự thảo và trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật kế toán, Bộ Tài chính sẽ triển khai nghiên cứu, soạn thảo các Chuẩn mực kế toán còn thiếu so với hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt chú trọng vào nhóm Chuẩn mực yêu cầu ghi nhận tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý phản ánh đặc thù của nền kinh tế thị trường./.

(theo VACPA)

Ernst & Young - Uy lực của sự phân minh

Bí quyết thành công của Ernst & Young không phải ở chỗ gây dựng thương hiệu trên lĩnh vực kiểm toán, mà chính ở chỗ biến kiểm toán thành thương hiệu, để thương hiệu của mình được coi là sự hiện thân của kiểm toán.

Chất lượng được Ernst & Young luôn đề cao và coi như sự đảm bảo sống còn cho thương hiệu

Trong thế giới thương hiệu trên lĩnh vực kiểm toán, Ernst & Young được xếp là một trong bốn tứ đại gia. Họ cùng nhau chiếm lĩnh trên dưới 90% thị trường kiểm toán thế giới. Đánh giá của họ có thể mở ra tương lai, nhưng đồng thời cũng có thể đánh sập doanh nghiệp và tổ chức. Giống như bộ ba trên lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm, bộ tứ này theo thời gian đã trở thành một tác nhân quyền lực cả về kinh tế lẫn chính trị mà gần như cả nhà nước lẫn tư nhân đều không thể bỏ qua.

Nhiều dòng suối hợp lại thành sông

Ngày nay, kiểm toán được định nghĩa là một ngành quản lý tài chính liên quan đến đánh giá thực trạng tài chính nội bộ của các doanh nghiệp. Nói rộng hơn, kiểm toán đánh giá thực trạng và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Thuở ban đầu, kiểm toán chủ yếu chỉ nhằm để phát hiện sai trái và kiểm tra sổ sách kế toán. Theo thời gian, ở quốc gia nào cũng hình thành dần hệ thống luật lệ về kế toán và tài chính làm cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán. Trên thế giới, kiểm toán đã phát triển mạnh từ thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 20 đã có nhiều tiêu chí được chuẩn hóa phục vụ cho công việc kiểm toán. Tập đoàn Ernst & Young tồn tại với cái tên như vậy từ năm 1989, nhưng gốc rễ lại có từ thế kỷ 19 và là tập hợp của rất nhiều công ty khác nhau, nhiều lần hợp nhất lại với nhau - giống như nhiều dòng suối len lỏi qua các khu vực lãnh thổ rồi hợp lại thành dòng sông lớn.

Trước khi Arthur Young và Alwin C. Ernst thành lập công ty riêng đầu thế kỷ 20, công ty Harding & Pullein được thành lập ở nước Anh năm 1849 và năm 1894 hợp nhất vào công ty Whinney, Smith & Whiney. Năm 1864, Thomas Clarkson thành lập ở Toronto (Canada) một công ty ủy thác quản lý, về sau hợp nhất với công ty Woods Gordon & Company thành công ty Clarkson, Gordon & Company. Tất cả những công ty này về sau đều được thu về một mối.

Arthur Young sinh ra ở Scottland và di cư sang Mỹ năm 1890, thành lập nhiều công ty kiểm toán khác nhau, trong đó có Stuart & Young năm 1894 và Arthur Young & Company năm 1906. Năm 1924, công ty này hợp nhất với công ty Broad Paterson & Company ở Anh và năm 1939 với công ty Clarkson, Gordon & Company.

Alwin Ernst ở Cleveland (Mỹ) cùng với người anh Theodor Ernst thành lập công ty Ernst & Ernst năm 1903. Năm 1924, công ty Ernst & Ernst hợp nhất với công ty Whinney, Smith & Whinney thành công ty Ernst & Whinney. Năm 1989, tất cả những công ty ấy hợp nhất lại thành Ernst & Young - một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới. Tuy bao hàm nhiều công ty đến thế nhưng Ernst và Young vẫn là trụ cột và động lực chính cho tập đoàn mới. Thương hiệu Ernst & Young vì thế kế thừa uy danh và giá trị của hai thương hiệu hợp thành. Nói đến thương hiệu này, người ta nghĩ ngay đến kiểm toán và tư vấn doanh nghiệp.

Sự phát triển và thành đạt của thương hiệu trên lĩnh vực đặc thù này xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng về kiểm toán và tư vấn doanh nghiệp. Kinh tế và thương mại càng phát triển, toàn cầu hóa ngày càng mạnh, quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng khăng khít thì sự cần thiết có được thông tin và đánh giá chuẩn xác về đối tác lại càng cấp bách, cơ hội kinh doanh trên lĩnh vực kiểm toán và tư vấn doanh nghiệp lại càng thêm nhiều. Ernst & Young vươn ra thị trường thế giới dễ dàng và thuận lợi trong bối cảnh ấy. Đến nay Ernst & Young đã trở thành một tập đoàn hoạt động khắp thế giới với hơn 141.000 nhân viên. Có một điều rất thú vị là Arthur Young và Alwin C. Ernst trong suốt cả cuộc đời của họ chưa từng một lần gặp nhau. Cả hai mất năm 1948, cách nhau có vài ngày. Ý tưởng và triết lý kinh doanh của họ tương đồng đến mức khi hợp nhất lại không những bổ sung cho nhau, mà còn tạo ra được hiệu ứng cộng hưởng cho thương hiệu.

Con người và sự phân minh

Ngày nay, việc kiểm toán vốn không phải khó và phức tạp vì đã có không thiếu luật lệ cũng như tiêu chí được chuẩn hóa trên bình diện quốc gia và thế giới. Sự khác nhau giữa các công ty kiểm toán chỉ ở chỗ họ thực hiện cụ thể như thế nào thôi và câu hỏi luôn được đặt ra là việc kiểm toán có thật sự khách quan và phân minh hay không? Uy tín của mọi công ty kiểm toán chính ở chỗ có được công nhận là khách quan và phân minh hay không? Việc kiểm toán được tiến hành theo yêu cầu của doanh nghiệp và do các doanh nghiệp trả tiền. Vì thế, luôn tiềm ẩn nguy cơ các hãng kiểm toán không khách quan và công bằng. Công ty kiểm toán nào vượt qua được “khúc tối” này sẽ có được uy danh và trở thành thương hiệu nổi trội hơn cả. Như Ernst & Young. Doanh nghiệp bị kiểm toán e ngại sự phân minh của việc kiểm toán trong khi công chúng hay nhà đầu tư, đối tác hay khách hàng lại đánh giá cao nhất sự phân minh đó và coi sự phân minh ấy là tiêu chí hàng đầu của chất lượng kiểm toán. Vì thế, sự phân minh có đủ uy lực để quyết định số phận của các doanh nghiệp và đối tác.

Ngay từ rất sớm, Arthur Young và Alwin C. Ernst đã ý thức được vai trò của con người trong công việc này. Ngay từ năm 1920, Alwin C. Ernst đã nói: “Thành công của Ernst & Ernst phụ thuộc hoàn toàn vào tính cách, khả năng và trình độ làm việc của những người làm nên công ty này”. Arthur Young đặc biệt coi trọng việc chuyên môn hóa. Trong thập kỷ 20 của thế kỷ trước, ông đã thành lập trường đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Trong thập kỷ sau đấy, ông là người đầu tiên tuyển dụng nhân viên trực tiếp từ các trường đại học.

Chất lượng được Ernst & Young luôn đề cao và coi như sự đảm bảo sống còn cho thương hiệu. Điều đó được thể hiện ngay ở chính lô-gô của thương hiệu: “Quality in everthing we do”, tạm dịch là “Chất lượng trong mọi việc chúng ta làm”. Nội hàm về chất lượng đối với Ernst & Young là tính đúng đắn và chuẩn xác trong đánh giá, khách quan và minh bạch trong cách thực hiện cũng như hoàn toàn độc lập với cả nhà nước lẫn đối tác, không chịu áp lực từ phía nhà nước và không thiên vị đối với mọi thân chủ.

Bí quyết thành công của thương hiệu này được các nhà viết sử thương hiệu gói gọn trong một vài gạch đầu dòng: quy mô lớn của tập đoàn nói chung trên thị trường kiểm toán; mạng lưới các công ty kiểm toán riêng ở mọi quốc gia khiến tập đoàn vừa mang tính quốc gia lại vừa mang tính quốc tế; sớm lưu ý thỏa đáng đến tầm quan trọng của việc chinh phục thị trường thế giới; và đặc biệt là nhân tố con người theo hướng coi trọng phát triển nguồn nhân lực và đáp ứng tâm lý của khách hàng.

Giống như đối với các hãng xếp hạng tín nhiệm, thời hoàng kim đối với các hãng kiểm toán chưa hẳn đã hết, nhưng tình thế ngày càng khó khăn thêm. Năm 2010, Ernst & Young còn bị cáo buộc đã giúp ngân hàng Lehman Brothers gian lận trong báo cáo tài chính để che dấu mức độ vay nợ đến mức sụp đổ, gây ra khủng hoảng tài chính. Nhiều chính phủ đang tìm cách siết chặt quy định và ràng buộc trách nhiệm đối với các hãng kiểm toán, trong đó có Ernst & Young, muốn hạ thế độc quyền và lấn át của tứ đại gia trên lĩnh vực này. Tất cả những việc ấy không hề làm giảm uy lực của sự phân minh từ kiểm toán mà Ernst & Young vừa là một biểu tượng lại vừa là đóng góp rất quan trọng suốt từ bao nhiêu năm nay.

Ngư Phủ

Friday 29 July 2011

KỶ NIỆM 20 NĂM HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (1991-2011)

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM -

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

BBT: Như các bạn đã biết, chuẩn mực và chế độ kế toán là cơ sở thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính. Sự phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập cũng được dựa trên nền tảng phát triển của Hệ thống chuẩn mực kế toán. Do đó, trong Hội nghị tổng kết 20 năm KTĐL, chúng tôi xin giới thiệu bài viết này để các bạn tham khảo và gắn kết hoạt động nghề nghiệp của mình với sự nghiệp hoàn thiện và ban hành mới hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Ông Trịnh Đức Vinh

TP - Vụ CĐKT và Kiểm toán - Bộ Tài chính

C

huẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên các Chuẩn mực kế toán quốc tế từ những năm 2000 đến 2005 theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế phù hợp với đặc diểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành Chuẩn mực. Sau một thời gian triển khai thực hiện Chuẩn mực kế toán, có thể đánh giá thực trạng của các Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành và định hướng cho sự phát triển của Chuẩn mực kế toán Việt Nam như sau:

1 - Thực trạng của Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã tiếp cận phần lớn với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế, nâng cao tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, phản ánh được một số các giao dịch của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Các chuẩn mực kế toán đã giúp các doanh nghiệp và người làm công tác kế toán nâng cao nhận thức về nghề nghiệp kế toán, giúp các nhà quản lý nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán trong việc quản trị, điều hành doanh nghiệp phù hợp với đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã đưa ra các nguyên tắc và phương pháp mới về kế toán như: Phương pháp ghi nhận khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu, các quy định về thuế TNDN hoãn lại, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất… qua đó đã cung cấp cho doanh nghiệp thêm nhiều công cụ quản lý hữu hiệu trong quá trình quản trị và hoạch định chính sách kinh doanh, cung cấp cho nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng và cơ quan quản lý Nhà nước các thông tin kịp thời và trung thực về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Mặc dù Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã góp phần tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho công tác kế toán trong giai đoạn vừa qua cũng như đáp ứng phần nào yêu cầu của việc quản trị, điều hành doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng với quốc tế và khu vực, tuy nhiên do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và doanh nghiệp Việt Nam kèm theo đó là sự thay đổi của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và việc hình thành với chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính (IFRS) nên Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành (VAS) đã bộc lộ một số tồn tại và khác biệt với Chuẩn mực kế toán quốc tế, như:

- Khác biệt cơ bản là Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa có quy định cho phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc kế toán các tài sản và nợ phải trả được phân loại là công cụ tài chính, làm suy giảm tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính và chưa phù hợp với thông lệ và Chuẩn mực kế toán quốc tế.

- Về việc trình bày báo cáo tài chính: Theo IAS 1, báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, và Bản thuyết minh báo cáo tài chính, trong khi VAS 21 không yêu cầu phải trình bày Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu như là một trong các báo cáo tài chính cơ bản mà cho phép trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

- Về lợi thế thương mại phát sinh trong giao dịch Hợp nhất kinh doanh: IFRS 3 quy định doanh nghiệp phải đánh giá giá trị lợi thế thương mại tổn thất. VAS 11 quy định: lợi thế thương mại được phân bổ dần trong thời gian không quá 10 năm kể từ ngày mua trong giao dịch hợp nhất kinh doanh.

- Về Hàng tồn kho: VAS vẫn cho phép áp dụng phương pháp “Nhập sau - Xuất trước” (LIFO) nhưng IFRS đã không cho phép áp dụng phương pháp này nữa.

- Về Tài sản cố định là Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị: Theo IAS 16, doanh nghiệp được phép đánh giá lại TSCĐ theo giá thị trường và được xác định phần tổn thất tài sản hàng năm. Tuy nhiên VAS 3 chỉ cho phép đánh giá lại TSCĐ trong một số trường hợp như: Có quyết định của Nhà nước, đưa TSCĐ đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp và không được ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm như quy định của IAS 36.

- Một số Chuẩn mực kế toán chưa được Việt Nam ban hành, như: Chuẩn mực kế toán “Phúc lợi nhân viên”; “Kế toán các Khoản Viện trợ của Chính phủ và Trình bày Thông tin về Hỗ trợ Chính phủ”; “Kế toán và Báo cáo các Chương trình Lợi ích Hưu trí”; “Báo cáo Tài chính trong các nền kinh tế siêu lạm phát”; “Công cụ Tài chính: Trình bày và Công bố thông tin”; “Tổn thất tài sản”; “Công cụ Tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị”; “Nông nghiệp”; “Áp dụng lần đầu các Chuẩn mực kế toán”; “Thanh toán bằng cổ phiếu”; “Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và Hoạt động không liên tục”; “Khai thác và đánh giá Tài nguyên Khoáng sản”.

2 – Công tác triển khai thực hiện Chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp

Trong những năm qua, Bộ Tài chính đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện Chuẩn mực kế toán dưới nhiều hình thức như:

- Sau khi ban hành chuẩn mực kế toán đã ban hành các thông tư hướng dẫn các chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006), chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006) và chế độ kế toán các ngành công nghiệp, xây dựng…giúp cho việc hướng dẫn cụ thể, chi tiết thực hiện chuẩn mực kế toán.

- Phối hợp với phòng TM&CNVN và sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, Hiệp hội, công ty kiểm toán tổ chức nhiều lớp tập huấn về chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán để giúp các doanh nghiệp và người làm công tác kế toán nắm vững và áp dụng tốt chuẩn mực kế toán.

- Phát hành rộng rãi trên phạm vi toàn quốc các loại sách Luật, Chuẩn mực kế toán, Thông tư hướng dẫn CMKT và Chế độ kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra Bộ Tài chính đã đưa lên mạng internet tất cả các văn bản nêu trên giúp doanh nghiệp tiện tra cứu.

- Trả lời bằng văn bản, trả lời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trực tiếp xử lý các vướng mắc cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức nhiều cuộc đối thoại giúp doanh nghiệp xử lý các tồn tại trong quản lý.

- Phối hợp và thông qua Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức các cuộc tọa đàm với những người hành nghề kế toán, kiểm toán và các doanh nghiệp. Ngày 15/4/2006 đã khai trương đưa vào hoạt động trang điện tử mới của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (www. vacpa.org.vn) gồm các chuyên đề hỏi đáp vướng mắc về kế toán, kiểm toán, thuế, chuyên đề hướng dẫn văn bản pháp luật...

3 - Thực trạng áp dụng Chuẩn mực kế toán tại doanh nghiệp

Việc áp dụng Chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Nhìn chung, các doanh nghiệp lớn đã tiếp cận, nắm bắt được những nội dung cơ bản và tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, việc tuân thủ và áp dụng Chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế và tồn tại, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần kinh tế tư nhân.

- Do chưa có chuẩn mực về Công cụ Tài chính nên lợi nhuận do các ngân hàng báo cáo trong báo cáo tài chính lập theo VAS khác biệt rất nhiều so với con số trong báo cáo tài chính lập theo IFRS. Các ngân hàng ở Việt Nam hiện phải tuân thủ VAS khi lập báo cáo tài chính của mình; tuy nhiên, một số ngân hàng cũng lập song song báo cáo tài chính theo IFRS để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù các báo cáo tài chính của các ngân hàng ở Việt Nam có chất lượng tương đối tốt so với các loại hình doanh nghiệp khác, song vẫn có sự khác biệt giữa các chính sách kế toán được công bố và thực tiễn áp dụng.

- Một số báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp ở Việt Nam đã cho thấy một số lỗ hổng về tuân thủ. Những lỗ hổng về tuân thủ được hiểu là những khác biệt giữa các chuẩn mực được ban hành và thực tiễn áp dụng các chuẩn mực đó. Một số báo cáo tài chính có mức độ tuân thủ rất cao, song vẫn có những trường hợp không tuân thủ đầy đủ các quy định của VAS về chính sách kế toán, trình bày và công bố thông tin, nhiều báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ thể hiện sự tuân thủ Chuẩn mực kế toán một cách hình thức chứ không phải là thực chất.

- Nhiều doanh nghiệp không công bố đầy đủ thông tin liên quan đến hợp nhất báo cáo tài chính, một số trường hợp không nêu rõ xem những công ty con nào được đưa vào và không được đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất. Trong nhiều trường hợp, báo cáo tài chính hợp nhất không đưa ra danh mục các công ty con mà công ty mẹ có quyền biểu quyết khác tỷ lệ lợi ích.

- Trong báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp, phần báo cáo bộ phận còn chưa đầy đủ. Với những công ty có phần nội dung báo cáo bộ phận thì các phần này không cung cấp thông tin chi tiết về doanh thu, lợi nhuận hoạt động, tổng tài sản, tổng tài sản công nợ của từng ngành/ từng khu vực kinh doanh. Việc thiếu thông tin về những nội dung này cho thấy báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp không tuân thủ các yêu cầu của VAS 28 – “Báo cáo bộ phận”.

- Do hiện chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam về công cụ tài chính (tương đương với IAS 39) nên khái niệm về lãi suất thực không được sử dụng trong phần trình bày thông tin về công cụ tài chính trong báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp.

- Hầu hết các báo cáo tài chính không trình bày về bản chất và số chi phí cho nghiên cứu và phát triển đã được ghi nhận là chi phí trong năm theo quy định của VAS 4 – “Tài sản cố định vô hình”. Việc không công bố thông tin này khiến cho người sử dụng báo cáo tài chính nghi ngại rằng, có thể các chi phí phát triển lẽ ra phải vốn hóa đã được tính vào chi phí. Sự không tuân thủ này cũng khiến cho người sử dụng báo cáo khó có thể so sánh một cách tương đối tình hình tài chính và lợi nhuận giữa các pháp nhân.

- Có nhiều pháp nhân, kể cả một số tổ chức tài chính, bỏ qua phần nội dung thông tin quan hệ, giao dịch, quy mô của các giao dịch với các bên liên quan, và con số tương ứng của những giao dịch này. Việc cung cấp đầy đủ thông tin về các quan hệ và giao dịch trọng yếu với các bên liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng để người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được tình hình tài chính và kết quả hoạt động của một doanh nghiệp, và để các cổ đông thiểu số tin tưởng rằng họ được đối xử công bằng. Việc không cung cấp đầy đủ thông tin về giao dịch với bên liên quan là không tuân thủ VAS 26 – “Công bố thông tin về bên liên quan”.

4 - Định hướng nghiên cứu, soạn thảo và ban hành Chuẩn mực kế toán:

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính có kế hoạch sửa đổi, bổ sung các Chuẩn mực kế toán đã ban hành bằng cách cập nhật các thay đổi của Chuẩn mực kế toán quốc tế đồng thời dự định ban hành thêm một số Chuẩn mực kế toán mới, cụ thể như sau:

4.1 - Nguyên tắc ban hành mới và sửa đổi, bổ sung chuẩn mực kế toán Việt Nam

- Phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định kinh tế, giám sát tài chính của các chủ đầu tư, chủ sở hữu của doanh nghiệp và các đối tác như ngân hàng, người cung cấp hàng hoá dịch vụ, và người lao động trong doanh nghiệp;

- Đáp ứng được yêu cầu thông tin cho mục đích quản lý của Nhà nước, thống kê số liệu cho nền kinh tế và giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp;

- Phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành;

- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu nhằm đảm bảo không chỉ những người hành nghề kế toán, kiểm toán mà các chủ đầu tư, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể hiểu để làm cơ sở đánh giá, giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Chú trọng vào việc trình bày thông tin bổ sung trong báo cáo tài chính đặc biệt là các nghiệp vụ ngoài bảng cân đối kế toán;

- Tăng cường sử dụng giá trị hợp lý trong trường hợp có thể nhằm nâng cao tính hữu dụng của thông tin tài chính cho việc ra quyết định kinh tế.

4.2 - Định hướng sửa đổi, bổ sung Chuẩn mực kế toán Việt Nam

a - Trong giai đoạn 2011 – 2013, 26 chuẩn mực đã ban hành sẽ được đánh giá, cập nhật cho phù hợp với những thay đổi của chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

b - Trong giai đoạn 2011 đến 2015, cùng với việc cập nhật 26 Chuẩn mực kế toán đã ban hành, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để ban hành thêm các Chuẩn mực kế toán, như

- Chuẩn mực Tổn thất tài sản;

- Chuẩn mực Công cụ tài chính;

- Chuẩn mực Thanh toán bằng cổ phiếu;

- Chuẩn mực Tài sản nắm giữ để bán và hoạt động kinh doanh không liên tục;

- Chuẩn mực Tìm kiếm thăm dò và xác định giá trị các nguồn tài nguyên khoán sản;

- Chuẩn mực Các khoản tài trợ của Chính phủ;

- Chuẩn mực Phúc lợi của nhân viên;

- Chuẩn mực Nông nghiệp.

4.3 - Biện pháp và lộ trình triển khai thực hiện

Việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới chuẩn mực kế toán là một công việc phức tạp và khó khăn, cần huy động nhiều nguồn nhân lực, vật lực. Để thực hiện công việc này, Bộ Tài chính sẽ tìm kiếm sự trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IMF…và sự đóng góp trí tuệ của các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước.

- Năm 2010, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện các chuẩn mực kế toán hiện hành và mức độ thoả mãn của các thông tin kế toán đối với người sử dụng và xác định các nội dung cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn nhằm đảm bảo chuẩn mực kế toán được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm thực hành tốt nhất và mang tính thực tiễn cao cho các doanh nghiệp. Đồng thời đã tổng kết so sánh sự khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán quốc tế làm căn cứ cập nhật các Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành.

- Năm 2011, Bộ Tài chính sẽ thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập nghiên cứu, cập nhật 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đồng thời sẽ triển khai nghiên cứu các Chuẩn mực kế toán quốc tế mà Việt Nam chưa ban hành.

- Trong giai đoạn 2013-2015, cùng với việc dự thảo và trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật kế toán, Bộ Tài chính sẽ triển khai nghiên cứu, soạn thảo các Chuẩn mực kế toán còn thiếu so với hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt chú trọng vào nhóm Chuẩn mực yêu cầu ghi nhận tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý phản ánh đặc thù của nền kinh tế thị trường./.

Nguồn: VACPA

KỶ NIỆM 20 NĂM HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (1991-2011)

KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NGÀY CÀNG TRỞ NÊN QUAN TRỌNG

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Ông Nguyễn Thành Trung

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển ở Việt Nam trong hai mươi năm qua, đã và đang trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và góp phần nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. Kiểm toán độc lập đã tham gia tích cực vào việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận độ tin cậy của các thông tin kinh tế, tài chính, góp phần đáng kể vào hoạt động sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế đất nước. Kiểm toán độc lập đã khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Ông Nguyễn Thành Trung

Tổng Giám đốc - Công ty TNHH Mazars Việt Nam

Ngày nay, với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp đồng nghĩa với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, yêu cầu công khai minh bạch, khách quan thông tin tài chính ngày càng cao trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, kiểm toán độc lập càng khẳng định là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, với vai trò làm tăng độ tin cậy của thông tin tài chính thông qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Kiểm toán độc lập không chỉ là công cụ kiểm tra, kiểm soát, quản lý của cơ quan nhà nước và chính bản thân doanh nghiệp mà còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và các đối tượng có nhu cầu khai thác sử dụng thông tin cho các quyết sách kinh tế.

Với vai trò thiết yếu của mình, kiểm toán độc lập đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Vai trò đó được thể hiện trên một số khía cạnh sau:

Đối với Nhà nước: Thông qua kiểm toán độc lập, nhà nước có cơ sở tin cậy để kiểm tra, kiểm soát một lượng lớn các doanh nghiệp và dự án sử dụng vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, tổ chức tín dụng và quỹ hỗ trợ phát triển, doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức tài chính, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán… Căn cứ báo cáo kiểm toán, cơ quan thuế xác định các chỉ tiêu tính thuế theo qui định. Căn cứ thông tin phản ánh trong báo cáo kiểm toán, các cơ quan chức năng của Nhà nước có thể phân tích các chỉ tiêu kinh tế để định hướng xây dựng chiến lược kinh tế.

Đối với Doanh nghiệp: Kiểm toán độc lập là một phương thức khách quan và hiệu quả để doanh nghiệp chứng minh năng lực tài chính của mình một các rõ ràng và minh bạch. Với hồ sơ năng lực kèm báo cáo kiểm toán, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm đối tác kinh doanh, tìm kiếm nhà đầu tư, nhà tài trợ… Báo cáo tài chính cũng là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp làm việc với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng… khi có nhu cầu về vốn. Ngoài ra, kiểm toán là một cơ hội tốt để doanh nghiệp tiếp thu ý kiến của kiểm toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện hoạt động kinh doanh. Thông qua chức năng tư vấn, kiểm toán độc lập còn đưa ra những lời khuyên về thuế, về trình tự lập báo cáo tài chính..., giúp doanh nghiệp tránh những sai phạm đáng tiếc do chưa hiểu đúng quy định và pháp luật.

Đối với các bên liên quan: Dựa vào kết quả kiểm toán, những đối tượng sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ thu được các thông tin khách quan, chính xác, qua đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cần thông tin tài chính đáng tin cậy về doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho vay. Các nhà đầu tư cần thông tin về doanh nghiệp tiềm năng nhằm đưa ra những quyết định đầu tư tối ưu và hiệu quả nhất. Thị trường vốn cần thông tin chính xác do các công ty đăng kí trên sở giao dịch chứng khoán cung cấp và coi đó là điều kiện cơ bản hoạt động của thị trường, là cơ sở để định giá cổ phiếu.

Từ những góc độ khác nhau nhưng mọi tổ chức, cá nhân đều muốn có thông tin có độ chính xác cao, tin cậy và trung thực. Bất kỳ bên độc lập nào có lợi ích thực sự trong việc đánh giá năng lực của một doanh nghiệp sẽ luôn muốn được có một sự bảo đảm độc lập về các số liệu được cung cấp nội bộ bởi ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đặc biệt trong quan hệ hợp tác kinh doanh với nước ngoài thì các đối tác này coi kiểm toán là một qui trình không thể thiếu được trong hoạt động của họ cũng như các công ty định hợp tác liên doanh với họ. Ý kiến khách quan của các công ty kiểm toán có uy tín luôn đáng tin cậy đối với các đối tác nước ngoài.

Ngoài những vai trò cụ thể nêu trên, kiểm toán độc lập còn mang lại những lợi ích tổng hợp cho môi trường kinh doanh và nền kinh tế xã hội nói chung. Nhờ tính chính xác và độc lập của các thông tin tài chính được kiểm toán, các doanh nghiệp đã tạo lập các mối quan hệ hợp tác trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau. Tính minh bạch và công khai tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên còn có thể trợ giúp tư vấn cho người nước ngoài và các tổ chức quốc tế hiểu biết và thực hiện đúng về pháp luật, chính sách tài chính, kế toán của Việt Nam và giúp người Việt Nam hiểu biết thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Sự tham gia của các tổ chức kiểm toán quốc tế thông qua chương trình liên kết hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và chuyên môn của các chuyên gia nước ngoài, Việt Nam đã xây dựng được một đội ngũ kiểm toán viên vững mạnh về chất lượng và ổn định về số lượng, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hơn nữa, với tư cách là một hoạt động dịch vụ, kiểm toán độc lập còn tạo ra giá trị cho nền kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập quốc dân, nâng cao nguồn thu cho ngân sách.

Trên đà phát triển của nền kinh tế thị trường, nhất là sau khi có thị trường chứng khoán, doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của kiểm toán độc lập. Cùng với những nỗ lực của bản thân, họ cũng được sự hỗ trợ và bảo vệ của Nhà nước và các Hội nghề nghiệp bằng những quy định pháp lý về kiểm toán độc lập, sự đảm bảo về chất lượng của các công ty kiểm toán và kiểm toán viên… Kiểm toán độc lập chắc chắn sẽ có những bước tiến mới, phát huy hơn nữa vai trò của mình, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai ./.


Nguồn: VACPA

KỶ NIỆM 20 NĂM HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (1991-2011)

CẠNH TRANH NGHỀ NGHIỆP VÀ

NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CẦN THIẾT

Th.S Phan Xuân Vạn

Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán và kế toán (AAC)

Ông Phan Xuân Vạn

1. Hai cách thức cạnh tranh:

“Cạnh tranh” trong hoạt động kiểm toán độc lập là động từ được đề cập phổ biến trong thời gian qua, nhất là trong mấy năm gần đây. Theo từ điển Tiếng Việt, “cạnh tranh” có nghĩa là: “Cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”(*). Như vậy cạnh tranh trong hoạt động kiểm toán độc lập chính là việc các công ty kiểm toán cố gắng tăng doanh thu bằng cách duy trì khách hàng hiện có, tìm kiếm thêm khách hàng mới từ các khách hàng của các công ty kiểm toán tiền nhiệm và các khách hàng tiềm năng. Để thực hiện được mục tiêu này, mỗi công ty kiểm toán phải đề ra các chiến lược, sách lược cạnh tranh cụ thể nhưng nhìn chung hiện nay có hai xu hướng rõ rệt:

(1) Hoặc là cạnh tranh thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ, giá cả hợp lý, tạo uy tín thật sự cho doanh nghiệp kiểm toán, quản lý và kiểm soát được rủi ro, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

(2) Hoặc là cạnh tranh chủ yếu qua giá phí kiểm toán mà xem nhẹ chất lượng, đưa ra các thông tin quảng cáo không trung thực hoặc thỏa hiệp với khách hàng và bên thứ ba để có được hợp đồng bằng mọi giá nhưng chất lượng kiểm toán không cao, rủi ro lớn.

Theo phương thức (1) thì kết quả cạnh tranh sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển cho ngành kiểm toán, cho khách hàng và cả xã hội. Ngược lại, theo phương thức (2) thì kết quả cạnh tranh chỉ đem lại lợi ích cục bộ nhưng tạm thời cho doanh nghiệp này, thiệt hại cho doanh nghiệp khác và chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến ngành kiểm toán và xã hội (cạnh tranh không lành mạnh).

Trong bài viết này, chúng tôi nêu ra thực trạng cạnh tranh không lành mạnh phổ biến hiện nay và kiến nghị những điều chỉnh cần thiết trong quá trình cạnh tranh, nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh, tăng cường hợp tác và góp phần xây dựng ngành kiểm toán độc lập Việt Nam.

Thực tế hiện nay, khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, phần lớn các công ty kiểm toán đều đổ lỗi cho nhau. Ai cũng né tránh khi nói về hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh của công ty mình nhưng lại thích chỉ trích (nhưng không trực diện) rằng một số công ty khác cạnh tranh không lành mạnh. Hiện tượng “bằng mặt không bằng lòng” giữa lãnh đạo của các công ty kiểm toán là rất phổ biến, dẫn đến tình trạng mất đoàn kết, ai lo phần nấy, thiếu tinh thần hợp tác. Rất nhiều công ty chỉ chăm lo cho lợi ích cục bộ của doanh nghiệp mình mà ít quan tâm đến việc xây dựng môi trường chung của ngành kiểm toán, chẳng hạn: Trong thời gian qua, việc cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán diễn ra rất sôi động nhưng việc đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Kiểm toán Độc lập lại rất ít các công ty tham gia, thậm chí không cần quan tâm.

2. Những cách thức cạnh tranh không lành mạnh phổ biến hiện nay là:

(1) Cạnh tranh chủ yếu là giảm giá phí và xem nhẹ chất lượng kiểm toán:

Nhiều công ty kiểm toán sẵn sàng chấp nhận mức phí kiểm toán thấp, thậm chí đưa ra giá phí kiểm toán mà không cần khảo sát, tìm hiểu sơ bộ về khách hàng. Việc làm này đã kéo giá phí kiểm toán có xu hướng giảm sút nghiêm trọng, do có sự so bì giữa các công ty khách hàng với nhau. Việc giảm giá phí kiểm toán cũng đồng nghĩa với việc cắt giảm các thủ tục kiểm toán và điều đó dẫn đến hệ quả là chất lượng kiểm toán thấp, rủi ro kiểm toán tăng lên và có tác hại đến bản thân công ty kiểm toán, khách hàng và xã hội. Việc giảm giá phí kiểm toán thể hiện rõ nét ở hoạt động kiểm toán dự án xây dựng cơ bản hoàn thành, đã có nhiều trường hợp có công ty giảm đến 50% giá phí kiểm toán theo qui định của Bộ Tài chính. Thậm chí đã có công ty kiểm toán không trực tiếp kiểm toán mà chỉ lập báo cáo kiểm toán và ký, đóng dấu trên cơ sở số liệu do bên ngoài “kiểm tra” cung cấp và theo đó mức phí kiểm toán thực nhận chỉ 40% so với hợp đồng đã ký.

(2) Cạnh tranh thông qua thỏa hiệp thái hóa với khách hàng:

Trong thực tế đã có những thỏa hiệp thái hóa với khách làm mất đi tính độc lập của kiểm toán độc lập. Việc phát hành báo cáo kiểm toán nhưng không thực hiện kiểm toán mà chỉ căn cứ vào báo cáo tài chính do khách hàng gửi đến đã không còn là một ngoại lệ. Hiện tượng sợ mất khách hàng nên sẵn sàng đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc ngại góp ý, tranh luận với khách hàng để bảo vệ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán đã không còn là hiếm. Chính vì vậy mà rất ít trường hợp đưa ra ý kiến trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến mà thay vào đó là ý kiến ngoại trừ, mặc kiểm toán viên có thể biết việc đưa ra ý kiến kiểm toán như vậy là chưa chuẩn xác.

(3) Cạnh tranh thông qua việc liên kết với một số cá nhân ở các tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc một số người có chức, có quyền để có được hợp đồng kiểm toán:

Có một số công ty kiểm toán công khai mời chào mức hoa hồng từ 10% đến 30% giá trị hợp đồng cho cá nhân bên ngoài công ty nếu tìm được hợp đồng kiểm toán. Để có được khoản thu nhập này, có cá nhân đã lợi dụng danh nghĩa của tổ chức đang công tác để gây sức ép với khách hàng, làm cho khách hàng miễn cưỡng phải chuyển đổi công ty kiểm toán.

(4) Cạnh tranh bằng cách đưa các thông tin quảng cáo không trung thực về mình và các đối thủ cạnh tranh:

Một số công ty kiểm toán công bố thông tin trên Website và tờ gấp chào hàng, giới thiệu về công ty của mình rất ấn tượng. Nếu chỉ dừng lại ở các phương tiện thông tin này thì rất khó phân biệt được “thực, hư”. Tuy nhiên, nếu kiểm định các thông tin này thông qua các kênh thông độc lập, như: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cơ quan thuế địa phương và VACPA thì các thông tin về doanh thu, số lượng kiểm toán viên, thời gian hoạt động … lại là vấn đề khác. Ngoài ra, việc đưa tin không chính thức nhưng bất lợi (trong đó có những thông tin thất thiệt) về các công ty cạnh tranh cũng không phải là ít.

Các cách thức cạnh tranh không lành mạnh trên đây đã làm hoen ố bức tranh hoạt động kiểm toán độc lập. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì có công ty kiểm toán sẽ tự đánh mất mình và ảnh hưởng xấu đến môi trường chung về kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Do đó cần phải có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán trong thời gian tới.

Muốn thực hiện được điều này thì ngoài việc kêu gọi “tự giác” chung chung, cần phải xây dựng một cơ chế đủ thẩm quyền nhằm có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình cạnh tranh. Vấn đề đặt ra là tổ chức nào làm đầu mối trong việc đưa ra các quyết sách này? Chúng tôi thiết nghĩ đó là Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Bởi vì điều này hoàn toàn phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội. Muốn vậy, cần phải phát huy hơn nữa vai trò của VACPA mà trước hết là phát huy vai trò của các ủy viên ban chấp hành, cần tăng cường các thành viên độc lập với các công ty kiểm toán. Các ủy viên ban chấp hành phải có năng lực và tâm huyết với nghề nghiệp, phải công tâm, phải biết phản biện và dám đấu tranh phê bình để góp phần xây dựng ngành kiểm toán. Trong trường hợp cần thiết, VACPA cần kết hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng để tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm hiệu quả hơn.

3. Những giải pháp:

(1) Để giảm thiểu hình thức cạnh tranh đơn thuần là giảm giá phí kiểm toán, VACPA có thể đề ra một số hướng dẫn về xác định mức phí kiểm toán để có thể kiểm soát được. Khi có những thông tin về giảm giá phí đến mức có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, VACPA có thể phải kiểm tra về mặt chất lượng. Nếu chất lượng không đảm bảo thì xử lý theo quy định của Hội hoặc báo cáo Bộ Tài chính, hoặc công bố để cảnh báo cho khách hàng.

(2) Để giảm thiểu hình thức cạnh tranh thông qua thỏa hiệp với khách hàng, khi có dấu hiệu vi phạm, VACPA cần thực hiện kiểm tra hồ sơ kiểm toán và áp dụng các biện phạm tương tự như trên.

(3) Đối với hình thức cạnh tranh bằng việc liên kết với các cá nhân làm thanh tra, kiểm tra hoặc người có chức, có quyền để có được hợp đồng kiểm toán, khi thu thập được thông tin và bằng chứng, VACPA cũng phải kiểm tra, xử lý và có thể thông báo đến các cơ quan chức năng của các “môi giới” để xem xét hoặc đề nghị xử lý theo pháp luật nếu cần thiết.

(4) Trường hợp cạnh tranh bằng cách đưa các thông tin quảng cáo không trung thực về mình và các đối thủ cạnh tranh: VACPA cần có bộ phận giám sát, khuyến khích các công ty kiểm toán giám sát lẫn nhau và cung cấp thông tin cho VACPA. Nếu phát hiện trường hợp đưa tin không trung thực, VACPA cần có văn bản nhắc nhở đồng thời công bố ngay trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho khách hàng và ngăn chặn việc quảng cáo sai sự thật này.

Chúng tôi thiết nghĩ thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong nghề nghiệp kiểm toán độc lập trong thời gian qua đã trở nên phổ biến, đây là vấn đề cần được quan tâm và phải có những điều chỉnh cấp thiết trong thời gian tới. Những giải pháp kiến nghị trên đây chỉ là gợi ý bước đầu. VACPA trong nhiệm kỳ tới cần khần trương xây dựng chương trình hành động mang tính chiến lược, thiết thực và phải cương quyết thực hiện nhằm góp phần xây dựng ngành kiểm toán độc lập Việt Nam tiếp tục phát triển hơn nữa ./.

------------------------------------------------------

(*) Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà nẵng, 2006 (tr 112).

Nguồn: VACPA

Popular Posts