Friday 29 April 2011

Thu nhập dưới 9 triệu đồng có thể được giảm thuế

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định sửa thuế thu nhập cá nhân là việc phải làm trong bối cảnh giá cả tăng cao, song chỉ những ai có thu nhập chịu thuế thuộc bậc 1 hiện nay mới được xem xét.

Ông Ninh trao đổi với VnExpress tại buổi họp báo Chính phủ chiều 29/4, một tuần sau khi Bộ Tài chính đề xuất 3 đối tượng được miễn thuế. Ông cũng chia sẻ một số công việc Chính phủ chuẩn bị triển khai trong thời gian tới nhằm điều tiết thị trường giá cả, chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, ông cũng không quên gửi thông điệp: Chính phủ sẽ tiếp tục cân nhắc tăng mức hỗ trợ cho một số đối tượng chính sách như công nhân lao động thuộc các khu chế xuất, doanh nghiệp FDI, lực lượng vũ trang nhân dân và giới học sinh sinh viên.

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trong cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/4. Ảnh: Nhật Minh.

- Trong bối cảnh giá cả hầu hết các mặt hàng đang tăng cao như hiện nay, việc sửa thuế thu nhập cá nhân được coi là việc không đừng. Đề nghị Bộ trưởng cho biết việc miễn giảm thuế được thực hiện khi nào và mức giảm ra sao?

- Thuế thu nhập cá nhân có rất nhiều vấn đề phải bàn. Trên quan điểm của cá nhân tôi và Bộ Tài chính, tôi có thể khẳng định rằng cần thiết phải sửa đổi thuế theo hướng miễn giảm cho một số đối tượng phù hợp.

Hiện nay, một người độc thân có thu nhập trên 4 triệu đồng mới bắt đầu phải nộp thuế. Trong đó, anh ta được trừ 4 triệu đồng cho bản thân, 1 triệu đồng tiếp theo mới phải nộp thuế 5%, tương đương với 50.000 đồng. Tương tự, những cá nhân có người phụ thuộc được chiết trừ 6,6 triệu đồng hay 7,2 triệu đồng, tùy vào số lượng người phụ thuộc. Nhưng đồng thu nhập dôi dư ra mới bắt đầu tính thuế. Như vậy, những người có mức lương trung bình mới bắt đầu phải nộp thuế. Những người có thu nhập thấp hầu như không thuộc diện điều chỉnh bởi Luật Thuế Thu nhập cá nhân.

Hiện nay, có 650.000 người nằm trong diện thường xuyên nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong đó có 20% người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nộp thuế cho ngân sách tới 80%. 80% số người còn lại chỉ nộp khoảng 20% trên tổng số thuế thu nhập cá nhân cho ngân sách. Nói như vậy để thấy, đối tượng nào đang chịu đóng thuế và khi miễn giảm thuế cần phải nhắm vào đâu, vào những cá nhân nào. Quan điểm của chúng tôi là cần xem xét đối tượng miễn giảm để giảm cho đúng và cho trúng.

Bữa cơm người lao động cũng nhuốm màu lạm phát. Ảnh: Hoàng Hà.

- Khi nào phương án miễn giảm thuế sẽ được trình Quốc hội, thưa ông?

- Tại phiên họp tháng ba, chúng tôi đã trình Chính phủ phương án miễn giảm thuế cho một số đối tượng. Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng miễn cái gì, giảm cái gì mà thuộc thẩm quyền của Thủ tướng thì nên xúc tiến làm trước. Cái gì thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì nên nghiên cứu kỹ để trình vào cuộc họp sau. Lúc đó, chúng tôi đã lựa chọn giãn thuế một năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để làm trước. Còn thuế thu nhập cá nhân tiếp tục xây dựng, lấy ý kiến để trình trong phiên họp tới. Phương án cuối cùng sẽ do Quốc hội quyết vào kỳ họp tới.

Như tôi cho rằng đã là thuế cần điều tiết cho công bằng, những người thu nhập khá thoải mái có thể "vô tư" đi du lịch thì không nên xem xét giảm thuế.

- Vậy, Bộ Tài chính sẽ đề xuất đối tượng có thu nhập bao nhiêu một tháng sẽ nằm trong diện được miễn thuế hoặc giảm thuế, thưa Bộ trưởng?

- Quan điểm của tôi là, sẽ cân nhắc giảm thuế với đối tượng có thu nhập nằm trong bậc 1 - thu nhập chịu thuế đến 5 triệu đồng đang chịu thuế suất 5%. Chẳng hạn những người độc thân có thu nhập không quá 9 triệu đồng một tháng, sau khi đã trừ 4 triệu đồng cho bản, thân 5 triệu đồng còn lại đang đóng thuế suất 5% sẽ được cân nhắc miễn giảm.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tính đến việc miễn giảm thuế đối với thu nhập từ mua bán chứng khoán, chuyển nhượng vốn.

- Sau xăng dầu, đến lượt điện được thực hiện theo cơ chế thị trường. Nhiều ý kiến lo ngại việc nếu giá xăng dầu, điện tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ dẫn đến những cú sốc cho nền kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?

- Đúng là chúng ta đang điều hành giá trong bối cảnh rất khó khăn. Giá thế giới tác động và sức ép trong nước khiến chúng ta không thể áp dụng phương thức điều hành như cũ nữa. Trong các phiên họp trước, Chính phủ thống nhất rằng vẫn kiên trì cơ chế thị trường, tức là giá cả sẽ do thị trường điều tiết. Thế nhưng, khi theo thị trường rồi nếu điều hành không cẩn thận sẽ gây có sốc lớn.

Ngay như giá điện, nếu chúng ta tính đúng tính đủ thì việc tăng giá chắc chắn sẽ làm đảo lộn cả nền kinh tế. Vì vậy, bước đầu, chúng ta thực hiện việc điều chỉnh giá bán theo lộ trình để đảm bảo cho sản xuất trong nước. Tức là lẽ ra điện có thể tăng tới 50% mới là tính đúng, tính đủ nhưng chúng ta chỉ điều chỉnh 15,28%. Như vậy, chúng ta tăng nhưng có lộ trình từng bước một. Các mặt hàng khác như xăng dầu, than... cũng trên nguyên tắc như vậy.

- Thưa Bộ trưởng, Chính phủ có chủ trương sử dụng khoản tiền cắt giảm 10% chi tiêu thường xuyên như thế nào?

- Việc cắt giảm 10% chi tiêu công, Chính phủ đang theo dõi và khi thấy đủ điều kiện sẽ có quyết định cụ thể.

Trong phiên họp thường trực Chính phủ hôm qua, Thủ tướng cũng hỏi các bộ ngành có biện pháp khác, ngoài Nghị quyết 11 không? Sau khi thảo luận, chúng tôi thấy rằng nghị quyết này phù hợp với thực tiễn và chỉ cần thực hiện quyết liệt hơn nữa đã có thể đạt được những tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, có thể Chính phủ sẽ bổ sung thêm đối tượng được ưu đãi đang chịu tác động bởi lạm phát như người có thu nhập thấp, lao động làm việc trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, lực lượng dân phòng và học sinh, sinh viên. Đối với việc sử dụng khoản cắt giảm 10% chi tiêu thường xuyên, đến nay chúng tôi chưa quyết định cụ thể.

Biểu thuế suất đối với các khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân:


(Theo Vnexpress)

Thursday 28 April 2011

Thuế thu nhập cá nhân: 1 cái "được" và 2 cái "mất"

Luật Thuế thu nhập cá nhân vẫn "nặng" về thu đồng đều, chưa đánh vào đối tượng thu nhập cao để đảm bảo tiết giảm tiêu dùng xa xỉ, đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo tăng thu ngân sách. - TS. Nguyễn Minh Phong nhận định.
Luật thuế thu nhập cá nhân hiện nay vẫn "nặng" về thu đồng đều, chưa đánh vào đối tượng thu nhập cao
Ông Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội đã trao đổi với PV về những bất cập của thuế thu nhập cá nhân hiện tại.

Thuế thu nhập cá nhân vẫn "nặng" thu đồng đều

-Thưa ông, trong bối cảnh giá cả hàng hóa tăng, việc tính đến sửa đổi luật thuế thu nhập cá nhân hợp lý hay không hợp lý?

Nếu xét theo yêu cầu quản lý nhà nước thì việc sửa và hoàn thiện các văn bản pháp luật đã bàn hành trong bối cảnh thực tế đã thay đổi là chuyện bình thường. Vấn đề là xem nội dung sửa đổi theo hướng nào. Hướng thắt chặt tăng thu cho ngân sách nhà nước và mở rộng hơn các đối tượng thu, nâng mức thu sẽ là không phù hợp trong bối cảnh cần phải mở rộng kích cầu và đầu tư hiện nay. Còn nếu xét thấy mức khởi điểm thấp, diện bao quát chưa đầy đủ, phương thức hoàn thuế phức tạp... thì điều chỉnh là quá tốt.

Thực ra trong bối cảnh hiện nay, cần có hướng sửa đổi theo hướng tăng thu của các đối tượng thu nhập cao, bởi hiện nay, năm 2010, nhập khẩu hàng xa xỉ là 10 tỷ USD, trong bối cảnh nhập siêu là 12 tỷ USD. Rõ ràng đang xuất hiện tầng lớp có thu nhập rất cao, đối tượng này chưa được đưa vào diện quản lý một cách thực sự.

Luật Thuế thu nhập cá nhân vẫn "nặng" về thu đồng đều, chưa đánh vào đối tượng thu nhập cao để đảm bảo tiết giảm tiêu dùng xa xỉ, đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo tăng thu ngân sách.

- Thưa ông, liên quan đến mức khởi điểm chịu thuế thu nhập là 4 triệu đồng 1 tháng. Có nhiều ý kiến cho rằng đã lạc hậu và quá thấp.

Thực ra đây cũng là vấn đề mà chính tôi trước đây đã có kiến nghị là không nên đưa ra mức 4 triệu đồng vì đây là mức nên thay đổi theo năm, theo lạm phát cũng như mức lương tối thiểu và cũng không phù hợp với mức sống thực tế.

Theo tôi, nên quy định mức khởi điểm thuế theo mức lương tối thiểu để sau này cơ quan thuế áp dụng sẽ rất "mềm", chỉ cần nhân với mức lương tối thiểu và số lần qui định trong Luật thì sẽ ra được mức chịu thuế cụ thể từng thời điểm. Chẳng hạn, nếu tính thời giá bây giờ phải là có thu nhập 10 triệu đồng mới có thể chấp nhận được.

Đây là một trong những hướng được người dân, nhà khoa học đều ủng hộ.

Lạm phát 40% trong 3 năm, khởi điểm thuế phải điều chỉnh

- Tức là theo quan điểm của ông , chúng ta cần phải điều chỉnh Luật. Thế cơ sở chính để ông tính toán điều này là như thế nào ?

Chúng ta thấy rằng 2 năm vừa qua, 2009 -2010, lạm phát của chúng ta cao. Nếu tính tổng thể trong 3 năm thì cỡ khoảng 40%. Rõ ràng, từ khi Luật ra đời đến thời điểm này thì lạm phát đã tăng 40% thì mức khởi điểm chịu thuế cũng phải điều chỉnh lên ít nhất là 40%.

- Theo quan điểm của ông hơn 2 năm chúng ta thực hiện Luật thuế thu nhập, đâu là những mặt được và hạn chế? Chúng ta rút được kinh nghiệm gì?

Thực ra cái được chưa nhiều lắm. Cái được là nhà nước thu được ngân sách nhưng con số này chưa công bố. Và thứ 2 là ít nhất tạo ra được sự công bằng nhất định trong xã hội trong việc đóng thuế cho nhà nước.

Nhưng có 2 cái mất lớn nhất. Thứ nhất là chưa đánh đúng đối tượng có thu nhập cao thực sự và vẫn nặng thu bình quân của những người ăn lương nhà nước và những người có sổ lương. Thế còn những người có thu nhập cao khác chưa được bao quát hết như: thu nhập cao do hoa hồng, hoặc những khoản không trình bày trong sổ sách thì vẫn bị bỏ trống.

Vấn đề đặc biệt bất cập khác đó là công tác hoàn thuế. Người lao động cứ có thu nhập trên 500.000 đồng là phải chịu thuế 10%, nó làm sai mất bản chất của thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt là thu nhập cao. Rõ ràng là trong vấn đề tính thuế, hoàn thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu không oan đối với những người thu nhập, nhất là những công chức bình thường thì đây là bất cập của ngành thuế mà vẫn chưa có hướng sửa đổi.

Về lâu dài phải có cở sở hạ tầng tính thuế

- Vậy theo kinh nghiệm của ông thì cách mà các nước khác trong khu vực đang tính thuế khác cách chúng ta đang làm hiện nay như thế nào?

Mỗi nước mỗi khác, nhưng quan trọng hơn là họ có cơ sở hạ tầng tính thuế rất tốt. Tất cả các khoản thu chi đều phải thực hiện qua hệ thống ngân hàng và được phản ánh vào một chỗ. Chính vì thế mức tổng thu nhập của một ngươi dân được tính rất rõ ràng, họ tính thuế một cách đơn giản hơn, áp thuế dễ và chính xác.

Trong khi đó, ở nước ta công việc này còn lỏng lẻo, thậm chí là không đầy đủ, không có, nên cơ quan thuế cứ "ăn chắc" là thu luôn từ gốc 10%. Cách tính thuế của chúng ta tưởng nhẹ, nhưng lại hóa ra rất nặng nếu xét về quyền lợi của người đóng thuế cũng như gây thiệt hại cho ngân sách nếu như xét về việc thất thu.

- Hiện nay nếu như sửa Luật thuế thu nhập cá nhân thì theo qui trình làm luật, chúng ta sẽ phải chờ đợi phiên họp tới của Quốc hội mới xem xét và thông. Vậy liệu có bị chậm không?

Vâng, chính cái qui định của Luật vừa "cứng" vừa gây ra những thủ tục dài khiến cho quá trình điều hành chính sách tài chính rất cứng, hầu như không có sự thay đổi trong suốt 2 năm qua, cho dù bối cảnh kinh tế đất nước có nhiều thay đổi. Vì thế, theo tôi nếu sửa đổi Luật lần này thì cần phải tạo tiền đề dài hơn cho những đợt điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân lần sau bằng cách thay vì qui định con số cụ thể thì nên đưa ra theo cách tính là bội số của lương tối thiểu như đã đề cập ở trên.

Thứ hai là đưa ra qui trình về thay đổi thuế theo thực tiễn một cách mềm hơn và linh hoạt hơn để tăng quyền cho cơ quan thuế không cần thông qua Quốc hội nữa mà vẫn đảm bảo đúng đối tượng và đúng yêu cầu. Nghĩa là, chất lượng của các văn bản thuế được xây dựng cao hơn theo hướng vừa bao quát vừa đầy đủ, vừa chặt chẽ mà có sự mềm dẻo trong quá trình thực hiện. Điều này sẽ giúp tránh những bất cập về quy trình thời gian, sự nặng nề về thủ tục và cả sự khó khăn trong điều hành và đặc biệt là sự lạc hậu trong thực tế.

Tôi cho rằng chúng ta cũng cần điều chỉnh toàn bộ qui trình làm luật theo 2 hướng. Hướng thứ nhất là phải đảm bảo tính chuyên nghiệp cũng như tính tập trung để đảm bảo chất lượng. Một hướng khác là trong quy định xây dựng luật cũng nên có phân cấp điều chỉnh ở mức độ nào đó để cơ quan thường trực làm trong năm thay vì phải chờ đợi Quốc hội họp.

- Xin cám ơn ông!
Theo VEF

Mang trên 5.000 USD đi nước ngoài phải khai báo hải quan

Thời gian tới, số ngoại tệ tiền mặt tối đa cá nhân được phép mang ra nước ngoài không khải khai báo hải quan là 5.000 USD thay vì 7.000 USD như hiện nay.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân về Dự thảo Thông tư quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh.

Theo dự thảo trên, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo người ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức qui định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu: 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; 15 triệu đồng.

Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu nói trên không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.

Số ngoại tệ tiền mặt tối đa cá nhân được phép mang ra nước ngoài
không khải khai báo hải quan là 5.000 USD

Cũng theo dự thảo trên, cá nhân khi xuất cảnh mang theo người ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức qui định Thông tư này hoặc vượt quá số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu. Đó là giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (gọi tắt là Giấy xác nhận) do Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi là Tổ chức tín dụng được phép), Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

Cá nhân xuất cảnh mang theo người ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức qui định trên nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào thì chỉ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất, không cần Giấy xác nhận của Tổ chức tín dụng được phép, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn tối đa không quá 1 năm kể từ ngày xác nhận nhập cảnh của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu.

Về gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, dự thảo Thông tư quy định, cá nhân nhập cảnh có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt mang theo người vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại một Tổ chức tín dụng được phép, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thực hiện theo quy định sau:

Trường hợp số tiền gửi trên 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương, cá nhân xuất trình cho Tổ chức tín dụng được phép, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào.

Khi thực hiện giao dịch cho khách hàng, Tổ chức tín dụng được phép, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đóng dấu xác nhận số ngoại tệ đã nộp vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ trên bản chính Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh, đồng thời lưu giữ 1 bản sao Tờ khai.

Trường hợp số tiền gửi từ 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trở xuống, cá nhân xuất trình cho Tổ chức tín dụng được phép, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hộ chiếu có xác nhận nhập cảnh của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Thời hạn gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ là trong vòng 60 ngày kể từ ngày xác nhận nhập cảnh của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu.

Nếu được thông qua, Thông tư này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2011.

(Theo Hanoimoi)

Wednesday 27 April 2011

Luật mới sẽ hạn chế kiểm toán 'thông đồng' với doanh nghiệp

Luật mới sẽ hạn chế kiểm toán

“thông đồng” với doanh nghiệp

Ông Đặng Văn Thanh

Mùa công bố kết quả kinh doanh năm 2010, số DN có chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán tăng lên đột biến. Trao đổi với PV, PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam cho rằng, khi DN công bố kết quả kinh doanh, cần có thêm yêu cầu giải trình về dòng tiền, các khoản dự phòng, trích lập… Bên cạnh đó, Luật Kiểm toán độc lập vừa được Quốc hội thông qua sẽ hạn chế tình trạng kiểm toán "thông đồng" với DN để lờ đi những sai lệch về số liệu tài chính.

Thanh Đoàn

Ông giải thích như thế nào về sự "bùng phát" chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán thời gian gần đây?

Tình trạng hai số liệu khác nhau, thậm chí khác xa nhau tại cùng một DN trong cùng một kỳ kế toán trước và sau kiểm toán, theo tôi có một số nguyên nhân. Trước hết, không loại trừ một số DN cố tình gian lận, làm sai lệch số liệu một cách chủ ý. Thứ hai, những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, lạm phát, thị trường tài chính, TTCK trồi sụt khó lường. Từ đó, việc hạch toán doanh thu, chi phí kinh doanh của DN có thể không tuân thủ chuẩn mực kế toán, không đúng các quy định của Nhà nước, dẫn đến sai lệch trong xác định kết quả kinh doanh. Cơ quan thuế, các tổ chức kiểm toán căn cứ quy định của Nhà nước, căn cứ chuẩn mực kế toán có thể đưa ra những số liệu khác về doanh thu, chi phí.

Một nguyên nhân nữa là sự thiếu nhất quán trong quan niệm và cách hiểu về mức độ trích lập các khoản dự phòng, đặc biệt là trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư, dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, dự phòng các khoản nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong không ít trường hợp, số lãi ít đi hay số lỗ của DN tăng lên nằm ngay trong các khoản dự phòng và nó trở thành lãi của DN trong những kỳ sau, nếu rủi ro tài chính không xảy ra, dự phòng không cần dùng đến.

Sự chênh lệch quá lớn giữa hai số liệu là điều không bình thường, nhưng lại diễn ra phổ biến. Theo ông, NĐT cần làm gì để bảo vệ mình?

NĐT đọc báo cáo tài chính nên đọc một cách toàn diện, hiểu một cách đầy đủ các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, chứ không nên chỉ nhìn vào con số lỗ, lãi. DN có thể lãi ít, nhưng thực hiện đầy đủ việc trích lập các khoản dự phòng sẽ tốt hơn nhiều DN lãi nhiều mà không trích lập dự phòng hoặc trích lập không đầy đủ, bởi DN đó sẽ lúng túng ứng phó, thậm chí có thể đổ vỡ khi tình huống xấu xảy ra trên thực tế.

Chúng tôi đang kiến nghị Nhà nước có quy định lại yêu cầu các DN khi công bố kết quả kinh doanh hàng năm đều phải có giải trình và thông tin về tình hình trích lập các khoản dự phòng, các khoản dự trữ bắt buộc. Các phương án chia lãi cổ tức cần phải công khai, số lãi có chia được hay không, dòng tiền liệu có đảm bảo thanh toán các khoản chi trả cổ tức. Tôi thấy, không ít DN công bố lãi rất nhiều, nhưng không có tiền để chi trả cổ tức bằng tiền mặt, mà nhiều năm liền chi trả toàn bộ hay một phần bằng cổ phiếu. Điều đó thể hiện tài chính công ty không đủ mạnh.

Trước tình trạng "hai số liệu", theo ông có nên quy định các DN chỉ được công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán hay không?

Theo quy định hiện nay, khi công bố báo cáo tài chính, DN không đơn thuần công bố BCTC, mà có các thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài báo cáo tài chính của DN thì tùy đối tượng còn phải công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Báo cáo này cho biết chi tiết hơn số liệu nào tin cậy hoàn toàn, số liệu nào tin cậy có mức độ, điểm nào phải ngoại trừ và lý do vì sao. Vấn đề không phải là hạn chế DN công bố báo cáo tài chính, mà quan trọng là người sử dụng những thông tin báo trong báo cáo tài chính đó như thế nào.

Không ít cuộc kiểm toán đã chỉ ra DN lãi thấp hơn hoặc lỗ nhiều hơn so với báo cáo tài chính do DN công bố. Tuy nhiên, hiện vẫn xảy ra trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán đồng thuận với DN, làm mất đi tính khách quan trung thực của kiểm toán độc lập, thưa ông?

Ở Việt Nam hiện có gần 200 DN kế toán, kiểm toán, gần 2.000 kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. Đã xảy ra việc cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán và kiểm toán viên. Không ít công ty kiểm toán vì lợi ích mà chạy theo khách hàng. Công ty thuê kiểm toán không nhằm chứng minh báo cáo tài chính, mà phục vụ mục đích nào đó của DN như phát hành tăng vốn, nâng cao năng lực đấu thầu… Trong chừng mực nào đó, có tình trạng không trung thực, không hết trách nhiệm trong việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên để thỏa mãn yêu cầu của đối tương kiểm toán, dẫn đến sai lệch số liệu trong báo cáo kiểm toán.

Luật Kiểm toán độc lập vừa được Quốc hội thông qua, nghị định xử phạt trong lĩnh vực kiểm toán được ban hành sẽ hạn chế tình trạng trên. Hiện Hội Kế toán và kiểm toán đã ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và có nhiều hình thức kiểm tra hoạt động của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán. Chúng tôi có chế tài phê bình, khiển trách và công khai sai phạm của các kiểm toán viên, nặng hơn thì có thể ra quyết định cấm hành nghề, cấm tham gia các cuộc kiểm toán trong một thời gian nhất định, một số trường hợp là rút giấy phép hành nghề.

(Theo ĐTCK)
Nguon: www.vacpa.org.vn

Thursday 21 April 2011

Lợi nhuận sau kiểm toán "vênh" là bình thường

Lợi nhuận sau kiểm toán "vênh" là bình thường


Con số 78% DN có sự điều chỉnh lợi nhuận sau thuế sau khi đã được kiểm toán tại 442 doanh nghiệp niêm yết tính đến hết ngày 13/4/2011 quả là một con số lớn, trong đó đặc biệt là con số 45% số doanh nghiệp được kiểm toán viên điều chỉnh giảm lợi nhuận

Thuân Nguyễn, Ban Phân tích Cổ phiếu StoxPlus

Chênh lệch trước và sau kiểm toán: Số liệu của StoxPlus

Tính đến ngày 13/4/2010 đã có 442 trên tổng số 662 doanh nghiệp trên HOSE và HNX đã công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2010. Trong đó có 196 (chiếm 44%) công ty có điều chỉnh lợi nhuận tăng và 147 (chiếm 33%) công ty điều chỉnh lợi nhuận giảm bởi các kiểm toán viên độc lập của công ty. Xem Bảng 1 phía sau.

Bảng 1

Chênh lệch trước và sau kiểm toán là chuyện bình thường

Theo thông lệ trong kiểm toán báo cáo tài chính, việc kiểm toán viên đề xuất điều chỉnh các bút toán để phù hợp với chế độ kế toán và phản ánh hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp là điều rất bình thường và rất phổ biến. Đây cũng là lý do mà các doanh nghiệp cần đến một dịch vụ chuyên nghiệp. Không chỉ bởi các kiểm toán viên và các hãng kiểm toán có kiến thức và trình độ chuyên sâu trong việc xử lý và hạch toán các nghiệp vụ. Hơn nữa, các quy định và chế độ kế toán không phải bao giờ cũng rõ ràng. Ví dụ như việc đánh giá và ghi nhận lỗ lãi số dư các khoản vay ngoại tệ, vấn đề định giá các khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết, v.v.

Bảng 2

Ghi chú: Chênh lệch trước và sau kiểm toán được định nghĩa là số liệu trên BCTC chưa được kiểm toán (thường là BCTC quý 4 có trình bày số lũy kế) trừ đi số liệu trên BCTC đã được kiểm toán.

Bảng 3

Tuy nhiên mức độ và quy mô các chênh lệch ở Việt Nam cho thấy nhiều vấn đề

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM trong thời gian gần đây cũng nêu vấn đề thực trạng chênh lệch trước và sau kiểm toán này. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông và của nhà đầu tư. Họ là những người được tiếp cận thông tin ở giai đoạn sau so với nhiều cổ đông nội bộ.

Thực tế này sẽ không là vấn đề lớn nếu khoảng cách công bố thông tin chưa kiểm toán hay sơ bộ và báo cáo tài chính đã kiểm toán được thu hẹp. Theo quy định Thông tư 09 về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là 100 ngày sau ngày kết thúc năm tài chính. Đây là khoảng thời gian đủ dài để sự bất cân xứng về thông tin tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích có những hoạt động giao dịch khác nhau.

Thông thường ở các thị trường phát triển thì thời gian công bố thông tin sơ bộ thường rất sát với công bố chính thức và quan trọng hơn là kể cả công bố thông tin sơ bộ cũng cần có thủ tục rà soát bởi các kiểm toán viên.

Ví dụ sàn giao dịch chứng khoán Euronext, quy định báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên rà soát phải công bố trước 15 của tháng đầu tiên năm tài chính tiếp theo, tức là chỉ trong vòng 15 ngày phải công bố thông tin. Điều này ở Việt Nam là không thể. Việc rút ngắn thời gian công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán ở Việt Nam là khó khăn bởi các lý do sau:

Thứ nhất, hầu hết các công ty đại chúng đều không có một hệ thống thông tin tài chính kế toán một cách nhanh nhạy, tạo điều kiện cho việc “khóa sổ” nhanh. Thông thường việc khóa sổ theo nhiều bước khác nhau tiến hành trong nửa đầu tháng 12 của năm. Trong khi đó, các công ty lại chưa thực sự đánh giá được tầm quan trọng của tính nhanh nhạy và kịp thời của thông tin đến cổ đông và nhà đầu tư.

Thứ hai, công bố thông tin hiện tại của các công ty đại chúng mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn mang tính dựa trên các quy định trước khi có thị trường chứng khoán. Theo đó các báo cáo tài chính và thông tin chủ yếu phục vụ các cơ quan quản lý và cơ quan thuế. Trong các trường hợp này thì tốc độ công bố thông tin không là vấn đề lớn.

Những thông tin mà cổ đông và nhà đầu tư cần và quan tâm có nhiều thông tin hơn rất nhiều so với các thông tin trên báo cáo tài chính. Bản giải trình kết quả kinh doanh hàng quý và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh rất ít có doanh nghiệp thực hiện.

Báo cáo tài chính chỉ là số liệu kế toán. Cổ đông và nhà đầu tư đang quan tâm hơn rất nhiều về tình hình hoạt động, cơ cấu doanh số, tình hình triển khai dự án, các chỉ số chuyên dùng cho nhà đầu tư như EBITDA, EBIT, hay dòng tiền tương lai, nhu cầu vốn đầu tư v.v. thì hoàn toàn vắng bóng trong báo cáo tài chính.

Thông thường trên các bản công bố thông tin tại các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới, một biểu mẫu riêng được soạn lập bởi doanh nghiệp và doanh nghiệp thường thuê các đơn vị kiểm toán thực hiện soạn lập trong quá trình kiểm toán. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh các khoản mục “bất thường” hay không mang tính lặp lại trong mô hình kinh doanh của công ty để cổ đông và nhà đầu tư có cách nhìn chính xác hơn so với con số kế toán.

Ví dụ, Euronext quy định tất cả các khoản thu nhập mang tính bất thường như thu tiền từ bảo hiểm, thanh lý tài sản cố định, trợ cấp của chính phủ, v.v. cần được điều chỉnh khỏi lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp để đưa vào bản công bố thông tin cho nhà đầu tư.

Điều này cực kỳ cần thiết tại Việt Nam khi mà rất nhiều câu chuyện lợi nhuận đột biến từ bán tàu, thanh lý dàn xe taxi, chuyển nhượng một lô đất của một công ty không liên quan đến kinh doanh bất động sản, khoản chênh lệch kế toán được ghi nhận do đánh giá lại tài sản đem góp vốn liên doanh các các cổ phiếu VNS, GMD, VSP, …đã tạo ra nhiều “sóng thần” trên thị trường chứng khoán. Đây là các khoản lợi nhuận bất thường hay thuật ngữ trong giới đầu tư chuyên nghiệp gọi là “surprised earnings” và rất quan trọng để tạo nên sức hấp dẫn của cổ phiếu.

Tuy nhiên câu chuyện thực hiện công bố thông tin và minh bạch đã không được nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt. Người bị thiệt hại là những nhà đầu tư chạy theo các tin đồn và các “bầy sói” nhằm chi phối câu chuyện thanh khoản và giá của cổ phiếu. Tuy nhiên, thực tế năm 2010 cho thấy “bầy sói” không luôn luôn bắt được mồi.

Thứ ba, văn hóa và cách hành xử của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết chưa thực sự trú trọng đến công tác quan hệ cổ đông và chăm lo lợi ích cho các “ông chủ” địch thực của mình. Một số CEO và chủ tịch của công ty đại chúng vẫn còn tư tưởng “niêm yết thì không liên liên quan gì đến doanh nghiệp nữa” vì “giá cổ phiếu là do thị trường quyết định”. Tuy nhiên khi doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn thì mới ngã người ra: hóa ra mình vẫn cần họ và thị trường chính là họ và chúng ta cần phải chủ động thông tin cho họ để còn thực hiện phát hành cho cổ đông hiện hữu.

Thứ tư, nhiều doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một CFO hay Giám đốc Tài chính địch thực mà vẫn dừng lại ở “kế toán trưởng”. CFO là người chịu trách nhiệm về tài chính và huy động vốn dựa trên con số kế toán. Nhiệm vụ của kế toán trưởng là cung cấp con số phải thu khách hàng một cách chuẩn xác thì nhiệm vụ của CFO là làm sao để giảm con số chiếm dụng vốn của khách hàng này để giảm nhu cầu vay vốn lưu động trước áp lực lãi vay trên 20% này. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp chỉ do vai trò quản trị tài chính không làm tốt và đã đốt đi công sức của hàng ngàn người lao động chân tay để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu tốt của công ty mình.

CFO cũng là người thường chịu trách nhiệm chăm lo công tác quan hệ cổ đông. Theo chuẩn mực tốt nhất về công tác quan hệ cổ đông của TTCK Luân Đôn, 80% tại các doanh nghiệp thì Ban Quan hệ cổ đông báo cáo trực tiếp cho CFO và chỉ có 20% báo cáo trực tiếp cho CEO. Và CEO cần dành ít nhất 20% quỹ thời gian trong năm cho công tác quan hệ và phát triển với các đối tác vốn, thuyết trình trước cổ đông, gặp gỡ các quỹ và định chế tài chính lớn. Riêng ở góc độ này, CEO của Masan Group theo đánh giá của tác giả là đã làm tốt vai trò. Các đợt thành công phát hành vốn của tập đoàn này đã nói nên điều đó mặc dù còn có nhiều dị nghị vể quản trị và mô hình kinh doanh của Masan.

Chỉ xem chênh lệc trước và sau kiểm toán thôi…chưa đủ

Trong 442 doanh nghiệp trên HOSE và HNX đã công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì có hơn 70 bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp bị kiểm toán viên đưa ra ý kiếm kiểm toán “ngoại trừ” và đưa ra khá nhiều bất đồng với lãnh đạo doanh nghiệp – người chịu trách nhiệm về số liệu chứ không phải kiểm toán viên. Và trong các điểm “ngoại trừ” này đã được báo chí nêu khá nhiều và chúng tôi cho rằng nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cơ bản hay giá trị - có xu hướng tìm các doanh nghiệp tốt và phân tích số liệu trước khi quyết định đầu tư cần hiểu rõ hơn để có những điều chỉnh thích hợp.

(Theo Stox.vn)

Nguồn: www.vacpa.org.vn

“Tháo chạy” khỏi Sóc Sơn, giới đầu tư “vác tiền” về Đông Anh

Đất Sóc Sơn sau một thời gian bị đẩy giá lên cao giờ đã chững lại, giá giảm và giao dịch chậm, giới đầu tư đã bắt đầu tháo chạy sau khi kiếm khoản lợi nhuận kha khá. Một trong những điều lạ không thể phủ nhận, số lượng lớn chủ đầu tư đó lại “vác tiền” về Đông Anh là có thật.
Mặc dù “chiếc bánh quy hoạch” vẽ ra rất “ngon” nhưng qua tìm hiểu của nhiều nhà đầu tư thì đất khu vực này không “ngon” như đã tưởng khiến hàng loạt chủ đầu tư “vỡ mộng”
Sóc Sơn và bài học sốt đất Ba Vì
Trên thực tế, đất Sóc Sơn chỉ sốt trong thời gian 2 – 3 tuần khi mà có thông tin Hà Nội dự kiến di dời 25 bệnh viện, 13 Viện nghiên cứu, 12 trường đại học, cao đẳng ra ngoại thành, trong số đó Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đề xuất Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp, Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới… di chuyển về Sóc Sơn khiến khu vực này nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Mặc dù “chiếc bánh quy hoạch” vẽ ra rất “ngon” nhưng qua tìm hiểu thì đất khu vực này không “ngon” như đã tưởng khiến hàng loạt chủ đầu tư “vỡ mộng”.
Điều tra thực tế của phóng viên cho thấy, khách đến tìm mua đông nhất khoảng 3 tuần trước và chủ yếu họ chỉ hỏi chứ không có ý định mua, giao dịch thì trầm lắng. Theo phản ánh của người dân, hiện tại nhiều nhà muốn bán nhưng không bán được. Đại diện một văn phòng nhà đất trên Quốc lộ 2 cũng cho biết, thời gian gần đây, lượng nhà đầu tư về đây giảm hẳn.
Tại một số diễn đàn, chị Nguyễn Hồng Lan chia sẻ, đúng là đất Sóc Sơn hiện nay thanh khoản quá kém, mua thì dễ nhưng để bán được cực kỳ khó, hơn nữa Công viên thiên đường - nghĩa trang lớn nhất Hà Nội sẽ được xây dựng tại đây, nên có muốn mua đất Sóc Sơn chắc phải tham khảo khu nào cách đó ít nhất 3-5km, chứ đất gần nghĩa trang bán chẳng ai mua.
Đồng tình với ý kiến trên, anh Nguyễn Huy Hưng – một nhà đầu tư cũng khẳng định, giá đất Sóc Sơn đúng là rẻ, quỹ đất nhiều thật nhưng thanh khoản kém. Nếu để đầu tư lâu dài thì chắc cũng có lãi nhưng ngắn hạn thì rất khó.
Rõ ràng, trong bối cảnh đồng tiền mất giá, lạm phát tăng cao khiến cho người dân đều muốn mua đất để giữ tiền. Tuy nhiên, bài học cơn sốt đất Ba Vì vừa qua đã là “kim chỉ nam” để người dân phải thận trọng hơn khi quyết định đầu tư vào khu vực này.
“Vác” tiền về Đông Anh
Không thể phủ nhận, theo điều tra của phóng viên, việc số lượng lớn nhà đầu tư, người dân “vác” tiền từ việc đầu tư vào đất Sóc Sơn trở về Đông Anh là có thật.
Gần 1 tháng quay trở lại, huyện Đông Anh vẫn nhộn nhịp như ngày nào. Với hệ thống giao thông thuận lợi, chỉ 20 phút chạy xe từ trung tâm thành phố Hà Nội, qua cầu Thăng Long huyện Đông Anh đang dần tạo ra bộ mặt mới.
Tiếp chuyện với một vị lãnh đạo huyện thì được biết, trong thời gian gần đây, khách đến tìm mua đất rất đông, chủ yếu là có nhu cầu thực, họ mua trong khoảng diện tích từ 50 – 70m2 để xây nhà ở luôn là chủ yếu. Đối tượng là những đôi vợ chồng trẻ làm việc bên nội thành.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết, trên địa bàn huyện hiện đã quy hoạch thành 7 chùm đô thị, bao gồm: 1 trung tâm tài chính quốc tế ở khu vực Phương Trạch - Vĩnh Ngọc; Trung tâm triển lãm quốc tế ở khu Vân Trì kéo dài đến Bắc Hồng; ngoài ra còn các khu TTTM, khu đô thị mới cũng đã được phê duyệt như KĐT mới Nam Hồng, Kim Chung, KĐT mới Đại Mạch đang được nghiên cứu, mỗi khu rộng khoảng 3-400 ha...
Bên cạnh đó, nếu so sánh giá đất giữa bên kia sông Hồng thì thấy chênh nhau rất lớn. Cụ thể như khu vực Cổ Nhuế, Từ Liêm hiện nay có giá trung bình khoảng 100 triệu/m2, trong khi giá đất ở Đông Anh chỉ xấp xỉ khoảng từ 30-40 triệu/m2 mà khoảng cách thì không chênh nhau là mấy.
Đông Anh đang trở thành mảnh đất "màu mỡ" hơn bao giờ hết
Trước thông tin hiện đang có 100 doanh nghiệp "rục rịch" xin TP Hà Nội cấp đất ở Đông Anh để xây dựng hàng loạt công trình, doanh nghiệp đầu tiên là CTCP Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản Đông Á (Dong A Land) đã lên tiếng khẳng định đang có kế hoạch triển khai thực hiện dự án Khu đô thị rộng 40 ha tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội bao gồm khu đô thị, khu biệt thự, nhà liền kề, văn phòng cho thuê.
Không có gì lạ khi Đông Anh là một trong những huyện có vị trí rất đắc địa bởi nằm giữa Thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài rất thuận tiện cho giao thông và phát triển cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, Bộ Xây dựng chính thức có văn bản trả lời Văn phòng Chính phủ về việc lập quy hoạch chung hai bên đường Nhật Tân – Nội Bài và đầu tư xây dựng quần thể Trung tâm tài chính thương mại Quốc tế ASEAN và đô thị, dịch vụ đa năng tại khu vực Đông Anh - Hà Nội (phía bắc sông Hồng).
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhiều dự án điển hình như: cầu Đông Trù nối đường 5 kéo dài, Trung tâm triển lãm quốc tế ở khu Vân Trì kéo dài đến Bắc Hồng..., điều đặc biệt nếu quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng được duyệt sớm thì đây sẽ là 1/2 đô thị Hà Nội. Chính những lý do này khiến Đông Anh trở thành mảnh đất màu mỡ hơn bao giờ hết.

(Theo DDDN)

Thêm công cụ minh bạch cho doanh nghiệp

Việc lập Báo cáo diễn giải trong thời gian đầu nên là sự tự nguyện của DN (Ảnh minh họa: Corbis)

Báo cáo diễn giải về hoạt động kinh doanh là công cụ minh bạch phổ biến của DN theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là đối với DN niêm yết, nhưng nó còn mới đối với các DN Việt Nam. Bởi vậy, việc chủ động sử dụng công cụ này là cách để DN tạo điểm nhấn về minh bạch trong con mắt nhà đầu tư.

“Báo cáo thường niên của các DN hiện tại có nhiều điểm chưa đáp ứng được đòi hỏi thông tin ngày càng khắt khe của các nhà đầu tư. Do vậy, muốn khắc phục tình trạng này theo kinh nghiệm quốc tế, trước mắt các DN cần làm mới Báo cáo thường niên và xa hơn là cần lập Báo cáo diễn giải theo thông lệ quốc tế…”, bà Thái Thị Thanh Hải, Phó tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ tư vấn quản trị rủi ro doanh nghiệp của Deloitte Việt Nam, chia sẻ như vậy tại Hội thảo về Báo cáo diễn giải, do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) và Deloitte Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 21/4.

Theo bà Hải, Báo cáo thường niên của các DN, nhất là các DN niêm yết hiện nay có thông tin còn chung chung, dài dòng, nhưng thiếu thông tin được lượng hoá; sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn và quá nặng về các thông tin quá khứ… nên không nhiều hữu ích cho nhà đầu tư. Do vậy, lập Báo cáo diễn giải là cách để khắc phục những khiếm khuyết này.

Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng, hiện các DN đã quá tải với lập hệ thống báo cáo: Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên… nên nếu lập thêm Báo cáo diễn giải thì dễ dẫn đến trùng lắp với các báo cáo hiện có, đồng thời gây lãng phí cho DN.

Theo bà Hải, trong điều kiện môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện tại, trước mắt các DN nên đầu tư nhiều hơn cho “làm mới” Báo cáo thường niên, sau đó hãy tính đến lập Báo cáo diễn giải, để tạo điểm nhấn về minh bạch thông tin trong con mắt nhà đầu tư.

“Thông điệp quan trọng nhất mà DN nên bổ sung vào Báo cáo thường niên, cũng như thể hiện đậm nét trong Báo cáo diễn giải khi có điều kiện xây dựng là phải giải đáp được cho nhà đầu tư, ngày mai DN là ai, chứ không phải hôm qua và hôm nay DN là ai…”, bà Hải nói.

Theo bà Helen Brand, Tổng giám đốc ACCA, kết quả thu thập ý kiến của hơn 230 giám đốc tài chính của các công ty niêm yết tại 9 quốc gia về các thử thách hiện tại và định hình tương lai của Báo cáo diễn giải, cho thấy, nếu Báo cáo diễn giải được thực hiện đúng với chức năng của nó là định hình rõ khả năng phát triển của DN trong tương lai thì sẽ giúp NĐT nhận diện rõ hơn tiềm năng phát triển của DN. Các câu hỏi nhà đầu tư thường đặt ra nhất khi có ý định bỏ vốn mua cổ phiếu của một DN là: sắp tới DN đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ra sao, cách nào để tăng lợi nhuận… Việc thể hiện các thông điệp này theo hướng đơn giản, minh bạch trong Báo cáo diễn giải là bí quyết để các DN, nhất là DN niêm yết tạo dấu ấn trong con mắt nhà đầu tư.

Vì tính hữu ích của Báo cáo diễn giải đối với nỗ lực tăng cường minh bạch thông tin từ DN, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ lẻ, nên một số ý kiến cho rằng, Việt Nam nên nghiên cứu để có quy định pháp lý ràng buộc các DN phải xây dựng Báo cáo diễn giải kèm theo Báo cáo thường niên.

Tuy nhiên, TS Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán (Bộ Tài chính) cho rằng, do đây là vấn đề mới, nên cần nghiên cứu thấu đáo hơn, đặc biệt là ở khía cạnh, sự khác biệt của Báo cáo diễn giải với Báo cáo kiểm toán và Báo cáo thường niên là gì, mối quan hệ giữa các báo cáo này. Nếu đưa ra quy định pháp lý điều chỉnh DN lập Báo cáo diễn giải, thì mức độ đến đâu, để tránh tăng gánh nặng chấp hành nghĩa vụ lập các loại báo cáo cho DN…

Việc lập Báo cáo diễn giải trong thời gian đầu nên là sự tự nguyện của DN, hơn là vội vàng đưa ra các quy định pháp lý ràng buộc, nhằm khuyến khích DN tự giác minh bạch thông tin về tình hình hoạt động của mình để tạo sức hút với nhà đầu tư như thông lệ quốc tế.

(theo ĐTCK)

Tuesday 19 April 2011

Hoán đổi cổ phiếu FPT, những câu hỏi ngỏ…

Xung quanh phương án hoán đổi cổ phiếu của FPT còn nhiều câu hỏi ngỏ (Ảnh: Internet)

Ngày 15/4, ĐHCĐ năm 2011 của CTCP FPT đã thông qua phương án sáp nhập 3 công ty con. Tuy nhiên, xung quanh phương án hoáng đổi này còn nhiều câu hỏi ngỏ.

Ngày 15/4, ĐHCĐ năm 2011 của CTCP FPT đã thông qua phương án sáp nhập 3 công ty con. Theo đó, FPT sẽ phát hành 19,8 triệu cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu của FPT Software (Fsoft), FPT IS (FIS), FPT Trading (FTG), biến các công ty này thành công ty TNHH một thành viên do FPT sở hữu 100%. Lý do được FPT đưa ra là nhằm thực hiện chiến lược OneFPT, tái cấu trúc sở hữu các đơn vị thành viên để tiết giảm chi phí hoạt động.

Theo phương án được FPT đưa ra, tỷ lệ hoán đổi cụ thể tại FIS là 1:1,22 (1 cổ phần FPT đổi 1,22 cổ phần FIS); tại Fsoft là 1:1; tại FTG là 1:0,91. Các tỷ lệ này đã được ĐHCĐ thông qua, nhưng vẫn có những câu hỏi đặt ra: Thứ nhất, cơ sở nào được xác định làm căn cứ tính toán tỷ lệ hoán đổi? Thứ hai, việc hoán đổi trên có gây pha loãng cổ phiếu FPT hiện nay và gây thiệt hại cho cổ đông hiện hữu của FPT không? Thứ ba, các cổ đông thiểu số tại 3 công ty con được hoán đổi bằng cổ phiếu FPT sẽ được lợi như thế nào?

Tỷ lệ hoán đổi

Trong toàn bộ tài liệu cung cấp tại ĐHCĐ, không có một thông tin nào có giá trị cung cấp cho nhà đầu tư biết tại sao FPT xác định tỷ lệ hoán đổi trên. Các số liệu tài chính được cung cấp trong báo cáo của Ban tổng giám đốc FPT cũng khá sơ sài, thậm chí còn gây nhầm lẫn giữa số liệu lợi nhuận trước thuế và sau thuế của 3 công ty con. Tuy nhiên, những phương án trên vẫn được thông qua tại đại hội!

Quá trình hoán đổi cổ phiếu của các công ty đã từng xảy ra trên TTCK Việt Nam như NKD hoán đổi, sáp nhập vào KDC, HT2 với HT1 và VPL hoán đổi với các công ty con..., đa số dựa trên con số được HĐQT đưa ra là chính. Vấn đề này đặt ra một yêu cầu về quy định pháp lý trong các phương án hoán đổi cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của tất cả các cổ đông, chẳng hạn, cần có quy định việc hoán đổi phải có một cơ quan kiểm toán hay tư vấn tài chính nào đứng ra chịu trách nhiệm về cơ sở tính toán tỷ lệ hoán đổi cụ thể, đảm bảo quyền lợi cho tất cả cổ đông.

Pha loãng…

Theo nhận định của CTCK Âu Việt (AVS): "Do FPT đang được tổ chức theo dạng Holdings, nên giá trị của cổ phiếu FPT hiện tại đã bao hàm giá trị của các công ty con". Theo tính toán của AVS thì lợi nhuận trước thuế của FPT sau khi sáp nhập các công ty con này vào sẽ tăng lên không đáng kể vào khoảng 7,4%, nhưng tỷ lệ pha loãng do chuyển đổi cổ phiếu cũng tăng thêm một cách tương ứng.

Nếu xét trên khía cạnh pha loãng cổ phiếu, thì việc có thêm 19,83 triệu cổ phiếu niêm yết sẽ là một áp lực lớn đến lượng cung, tác động trực tiếp tới giá cổ phiếu FPT hiện nay.

… ai là người được lợi?

Thị giá cổ phiếu FPT ngày 15/4 là 53.000 đồng/CP và theo một số thông tin trên mạng, cổ phiếu FIS được rao bán 50.000 đồng/CP, Fsoft là 52.000 đồng/CP, FTG khoảng 45.000 đồng/CP. Tuy nhiên, để bán được một lượng lớn cổ phiếu OTC trong bối cảnh thị trường ảm đạm như hiện nay là rất khó. Nếu chuyển đổi sang cổ phiếu FPT, cổ đông có thể bán trên sàn dễ dàng hơn.

Cũng theo tính toán của AVS, việc hoán đổi cổ phiếu FPT với các công ty con thì người được lợi nhất là những cổ đông thiểu số của các công ty này. Bởi hầu hết cổ đông còn lại của 3 công ty con trên đều là CBCNV, được mua cổ phần với giá ưu đãi bằng mệnh giá. Do được phát hành cách đây hơn 1 năm nên lượng cổ phiếu này đều đã hết thời hạn hạn chế chuyển nhượng. Ví dụ, theo Nghị quyết HĐQT FPT vào ngày 30/07/2009 về việc cổ phần hóa hai công ty FIS và FTG thì 82 CBCNV của FIS được mua 1,58 triệu cổ phần với giá 10.000 đồng/CP; 93 CBCNV FTG mua 1,48 triệu cổ phần với giá 10.000 đồng/CP. Theo ước tính của AVS, sau khi hoán đổi cổ phiếu FPT, các đối tượng này sẽ thu được khoản chênh lệch hơn 180 tỷ đồng. Đấy là chưa kể số cổ phần của Fsoft chưa được tính toán do không có số liệu.

Việc hoán đổi cổ phiếu vào thời điểm này cũng sẽ có lợi cho cổ đông thiểu số tại 3 công ty con, bởi nhiều khả năng FPT sẽ tiếp tục bị pha loãng cổ phiếu vào đầu tháng 10/2012 do Công ty dự kiến phát hành thêm 20,8 triệu cổ phần cho các cổ đông đã mua 1.800 tỷ đồng trái phiếu FPT vào tháng 09/2009 (cứ 1 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu sẽ được kèm theo 1.158 chứng quyền, mỗi chứng quyền được mua 10 cổ phiếu FPT).

Giai đoạn 2007 - 2009, rất nhiều công ty niêm yết đã thành lập công ty con, công ty cháu theo mô hình cổ phần. Những cổ phiếu này ngay lập tức được đẩy ra thị trường OTC. Tuy nhiên, hiện hầu hết cổ phiếu dạng này đều mất thanh khoản. Nếu trường hợp của FPT thành công sẽ mở đường cho rất nhiều công ty khác sáp nhập lại hàng loạt công ty con đã thành lập trước đó theo hình thức hoán đổi.


(Theo ĐTCK)


Sẽ thu thuế đất phi nông nghiệp tại 3 tỉnh, thành

Bộ Tài chính vừa cho biết sẽ bắt đầu thí điểm thu thuế theo Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Hà Nội, Cần Thơ và Bắc Ninh.
Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2% và không áp dụng hạn mức
Theo thông tin vừa được Cổng TTĐT Bộ Tài chính cho biết, Bộ dự kiến tổ chức thực hiện kê khai đất phi nông nghiệp tại 4 phường và 4 xã tại thành phố Hà Nội, thành phố Cần Thơ, tỉnh Bắc Ninh để thí điểm thu thuế.

Đợt thí điểm này sẽ tập trung vào việc xác định diện tích tính thuế, kết nối và khai thác cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên môi trường ở địa bàn.

Theo Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Quốc hội Khóa XII thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2012, người sở hữu đất phi nông nghiệp phải nộp thuế theo tỷ lệ trên giá đất do UBND tỉnh, thành công bố.

Thuế suất đối với đất ở (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh) áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Cụ thể, diện tích trong hạn mức có thuế suất 0,03%, phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức có thuế suất 0,07%, phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức có thuế suất 0,15%.

Đất ở nhà nhiều tầng, có nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03%.

Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15%. Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2% và không áp dụng hạn mức.

Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 3 của Chính phủ được ban hành ngày 3/4 vừa qua đã yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý thị trường bất động sản hoạt động lành mạnh, chống đầu cơ, thao túng giá cả trong lĩnh vực này.
Theo chinhphu

Lợi nhuận sau kiểm toán vênh là bình thường

Xem hình

Con số 78% DN có sự điều chỉnh lợi nhuận sau thuế sau khi đã được kiểm toán tại 441 doanh nghiệp niêm yết tính đến hết ngày 13/4/2011 quả là một con số lớn, trong đó đặc biệt là con số 45% số doanh nghiệp được kiểm toán viên điều chỉnh giảm lợi nhuận

Chênh lệch trước và sau kiểm toán: Số liệu của StoxPlus

Tính đến ngày 13/4/2010 đã có 441 trên tổng số 662 doanh nghiệp trên HOSE và HNX đã công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2010. Trong đó có 198 (chiếm 45%) công ty có điều chỉnh lợi nhuận tăng và 143 (chiếm 32%) công ty điều chỉnh lợi nhuận giảm bởi các kiểm toán viên độc lập của công ty. Xem Bảng 1 phía sau.

Chênh lệch trước và sau kiểm toán là chuyện bình thường

Theo thông lệ trong kiểm toán báo cáo tài chính, việc kiểm toán viên đề xuất điều chỉnh các bút toán để phù hợp với chế độ kế toán và phản ánh hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp là điều rất bình thường và rất phổ biến. Đây cũng là lý do mà các doanh nghiệp cần đến một dịch vụ chuyên nghiệp. Không chỉ bởi các kiểm toán viên và các hãng kiểm toán có kiến thức và trình độ chuyên sâu trong việc xử lý và hạch toán các nghiệp vụ. Hơn nữa, các quy định và chế độ kế toán không phải bao giờ cũng rõ ràng. Ví dụ như việc đánh giá và ghi nhận lỗ lãi số dư các khoản vay ngoại tệ, vấn đề định giá các khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết, v.v.

Ghi chú: Chênh lệch trước và sau kiểm toán được định nghĩa là số liệu trên BCTC chưa được kiểm toán (thường là BCTC quý 4 có trình bày số lũy kế) trừ đi số liệu trên BCTC đã được kiểm toán.

Tuy nhiên mức độ và quy mô các chênh lệch ở Việt Nam cho thấy nhiều vấn đề

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM trong thời gian gần đây cũng nêu vấn đề thực trạng chênh lệch trước và sau kiểm toán này. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông và của nhà đầu tư. Họ là những người được tiếp cận thông tin ở giai đoạn sau so với nhiều cổ đông nội bộ.

Thực tế này sẽ không là vấn đề lớn nếu khoảng cách công bố thông tin chưa kiểm toán hay sơ bộ và báo cáo tài chính đã kiểm toán được thu hẹp. Theo quy định Thông tư 09 về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là 100 ngày sau ngày kết thúc năm tài chính. Đây là khoảng thời gian đủ dài để sự bất cân xứng về thông tin tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích có những hoạt động giao dịch khác nhau.

Thông thường ở các thị trường phát triển thì thời gian công bố thông tin sơ bộ thường rất sát với công bố chính thức và quan trọng hơn là kể cả công bố thông tin sơ bộ cũng cần có thủ tục rà soát bởi các kiểm toán viên.

Ví dụ sàn giao dịch chứng khoán Euronext, quy định báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên rà soát phải công bố trước 15 của tháng đầu tiên năm tài chính tiếp theo, tức là chỉ trong vòng 15 ngày phải công bố thông tin. Điều này ở Việt Nam là không thể. Việc rút ngắn thời gian công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán ở Việt Nam là khó khăn bởi các lý do sau:

Thứ nhất, hầu hết các công ty đại chúng đều không có một hệ thống thông tin tài chính kế toán một cách nhanh nhạy, tạo điều kiện cho việc “khóa sổ” nhanh. Thông thường việc khóa sổ theo nhiều bước khác nhau tiến hành trong nửa đầu tháng 12 của năm. Trong khi đó, các công ty lại chưa thực sự đánh giá được tầm quan trọng của tính nhanh nhạy và kịp thời của thông tin đến cổ đông và nhà đầu tư.

Thứ hai, công bố thông tin hiện tại của các công ty đại chúng mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn mang tính dựa trên các quy định trước khi có thị trường chứng khoán. Theo đó các báo cáo tài chính và thông tin chủ yếu phục vụ các cơ quan quản lý và cơ quan thuế. Trong các trường hợp này thì tốc độ công bố thông tin không là vấn đề lớn.

Những thông tin mà cổ đông và nhà đầu tư cần và quan tâm có nhiều thông tin hơn rất nhiều so với các thông tin trên báo cáo tài chính. Bản giải trình kết quả kinh doanh hàng quý và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh rất ít có doanh nghiệp thực hiện.

Báo cáo tài chính chỉ là số liệu kế toán. Cổ đông và nhà đầu tư đang quan tâm hơn rất nhiều về tình hình hoạt động, cơ cấu doanh số, tình hình triển khai dự án, các chỉ số chuyên dùng cho nhà đầu tư như EBITDA, EBIT, hay dòng tiền tương lai, nhu cầu vốn đầu tư v.v. thì hoàn toàn vắng bóng trong báo cáo tài chính.

Thông thường trên các bản công bố thông tin tại các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới, một biểu mẫu riêng được soạn lập bởi doanh nghiệp và doanh nghiệp thường thuê các đơn vị kiểm toán thực hiện soạn lập trong quá trình kiểm toán. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh các khoản mục “bất thường” hay không mang tính lặp lại trong mô hình kinh doanh của công ty để cổ đông và nhà đầu tư có cách nhìn chính xác hơn so với con số kế toán.

Ví dụ, Euronext quy định tất cả các khoản thu nhập mang tính bất thường như thu tiền từ bảo hiểm, thanh lý tài sản cố định, trợ cấp của chính phủ, v.v. cần được điều chỉnh khỏi lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp để đưa vào bản công bố thông tin cho nhà đầu tư.

Điều này cực kỳ cần thiết tại Việt Nam khi mà rất nhiều câu chuyện lợi nhuận đột biến từ bán tàu, thanh lý dàn xe taxi, chuyển nhượng một lô đất của một công ty không liên quan đến kinh doanh bất động sản, khoản chênh lệch kế toán được ghi nhận do đánh giá lại tài sản đem góp vốn liên doanh các các cổ phiếu VNS, GMD, VSP, …đã tạo ra nhiều “sóng thần” trên thị trường chứng khoán. Đây là các khoản lợi nhuận bất thường hay thuật ngữ trong giới đầu tư chuyên nghiệp gọi là “surprised earnings” và rất quan trọng để tạo nên sức hấp dẫn của cổ phiếu.

Tuy nhiên câu chuyện thực hiện công bố thông tin và minh bạch đã không được nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt. Người bị thiệt hại là những nhà đầu tư chạy theo các tin đồn và các “bầy sói” nhằm chi phối câu chuyện thanh khoản và giá của cổ phiếu. Tuy nhiên, thực tế năm 2010 cho thấy “bầy sói” không luôn luôn bắt được mồi.

Thứ ba, văn hóa và cách hành xử của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết chưa thực sự trú trọng đến công tác quan hệ cổ đông và chăm lo lợi ích cho các “ông chủ” địch thực của mình. Một số CEO và chủ tịch của công ty đại chúng vẫn còn tư tưởng “niêm yết thì không liên liên quan gì đến doanh nghiệp nữa” vì “giá cổ phiếu là do thị trường quyết định”. Tuy nhiên khi doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn thì mới ngã người ra: "hóa ra mình vẫn cần họ và thị trường chính là họ và chúng ta cần phải chủ động thông tin cho họ để còn thực hiện phát hành cho cổ đông hiện hữu".

Thứ tư, nhiều doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một CFO hay Giám đốc Tài chính địch thực mà vẫn dừng lại ở “kế toán trưởng”. CFO là người chịu trách nhiệm về tài chính và huy động vốn dựa trên con số kế toán. Nhiệm vụ của kế toán trưởng là cung cấp con số phải thu khách hàng một cách chuẩn xác thì nhiệm vụ của CFO là làm sao để giảm con số chiếm dụng vốn của khách hàng này để giảm nhu cầu vay vốn lưu động trước áp lực lãi vay trên 20% này. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp chỉ do vai trò quản trị tài chính không làm tốt và đã đốt đi công sức của hàng ngàn người lao động chân tay để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu tốt của công ty mình.

CFO cũng là người thường chịu trách nhiệm chăm lo công tác quan hệ cổ đông. Theo chuẩn mực tốt nhất về công tác quan hệ cổ đông của TTCK Luân Đôn, 80% tại các doanh nghiệp thì Ban Quan hệ cổ đông báo cáo trực tiếp cho CFO và chỉ có 20% báo cáo trực tiếp cho CEO. Và CEO cần dành ít nhất 20% quỹ thời gian trong năm cho công tác quan hệ và phát triển với các đối tác vốn, thuyết trình trước cổ đông, gặp gỡ các quỹ và định chế tài chính lớn. Riêng ở góc độ này, CEO của Masan Group theo đánh giá của tác giả là đã làm tốt vai trò. Các đợt thành công phát hành vốn của tập đoàn này đã nói nên điều đó mặc dù còn có nhiều dị nghị vể quản trị và mô hình kinh doanh của Masan.

Chỉ xem chênh lệch trước và sau kiểm toán thôi…chưa đủ

Trong 441 doanh nghiệp trên HOSE và HNX đã công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì có hơn 70 bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp bị kiểm toán viên đưa ra ý kiếm kiểm toán “ngoại trừ” và đưa ra khá nhiều bất đồng với lãnh đạo doanh nghiệp – người chịu trách nhiệm về số liệu chứ không phải kiểm toán viên. Và trong các điểm “ngoại trừ” này đã được báo chí nêu khá nhiều và chúng tôi cho rằng nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cơ bản hay giá trị - có xu hướng tìm các doanh nghiệp tốt và phân tích số liệu trước khi quyết định đầu tư cần hiểu rõ hơn để có những điều chỉnh thích hợp.

(Theo stox.vn)

Mất sổ đỏ, làm thế nào để được cấp lại?

Gia đình tôi bị mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ), nay muốn đề nghị được cấp lại, cần làm những thủ tục gì?
Lê Văn Hữu

Luật sư Đặng Thị Chi (Công ty Luật số 5 quốc gia, web: www.luatsuvietnam.vn) trả lời:
- Theo quy định của pháp luật, nếu chủ sở hữu nhà ở bị mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, thì được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại.

Điều 17, Luật Nhà ở quy định rõ: "Chủ sở hữu nhà ở bị mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận và nộp cho cơ quan quản lý nhà ở của cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ lý do mất giấy chứng nhận và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình; b) Giấy tờ xác nhận về việc mất giấy chứng nhận của cơ quan công an cấp xã nơi mất giấy, kèm theo giấy tờ chứng minh đã đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng một lần đối với khu vực đô thị hoặc đã niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại trụ sở ủy ban nhân dân xã trong thời hạn mười ngày làm việc đối với khu vực nông thôn, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng là giấy chứng nhận bị tiêu hủy do thiên tai, hỏa hoạn.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ mà chủ sở hữu nhà ở không tìm lại được giấy chứng nhận, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu nhà ở".

Trên thực tế, không có quy định nào cụ thể bắt buộc việc làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là quyền của người sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật như bán, cho, tặng, thế chấp, cầm cố...

(Theo Hanoimoi.com.vn)

Nhức nhối chênh lệch trước và sau kiểm toán

Nhức nhối chênh lệch trước và sau kiểm toán

Mấy tuần nay, báo chí liên tục đưa tin về các DN niêm yết có sự chênh lệch số liệu tài chính trước và sau kiểm toán. Cùng nội dung là báo cáo năm của DN, nhưng sự chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán đang khiến môi trường đầu tư chứng khoán rủi ro hơn.

T

rong khi TTCK Việt Nam rất ảm đạm, tâm lý nhà đầu tư nhìn chung là chán nản, việc ngày càng có nhiều DN bị giảm doanh thu, giảm lợi nhuận sau kiểm toán, đã và đang bào mòn thêm nữa sức chịu đựng của thị trường. Vai trò của cơ quan quản lý và các tổ chức giám sát thị trường ở đâu trước sự thực nhức nhối này?

Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI), ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, chênh lệch tại báo cáo tài chính (BCTC) trước và sau kiểm toán của DN có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng vấn đề là các nguyên nhân này lẫn lộn nhau, nhà đầu tư thường không phân biệt được. Thực tế, để giảm bớt tình trạng này, UBCK đã có những quy định như buộc DN niêm yết phải thực hiện soát xét BCTC bán niên (thực hiện từ năm 2010), hay sắp tới sẽ buộc kiểm toán viên phải có giải trình trước ĐHCĐ về những sự sai lệch, nếu có, trong BCTC của DN mình kiểm toán. Tuy nhiên, những động tác này có lẽ vẫn chưa đủ mạnh để đi đến một chuẩn mực thông tin DN công bố trước và sau kiểm toán.

Theo ông Lê Hải Trà, Ủy viên thường trực HĐQT Sở GDCK TP. HCM, để giảm thiểu sự chênh lệch số liệu, khuôn khổ pháp lý trên TTCK phải hoàn thiện hơn nữa. Ở Mỹ, người ta có riêng một ủy ban giám sát chế độ kế toán, kiểm toán của công ty đại chúng. Ngoài việc giám sát DN, ủy ban này còn liên tục đưa ra các hướng dẫn, chuẩn mực phụ trong công bố thông tin tài chính của DN để hỗ trợ DN và bảo vệ nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt DN vi phạm quy chuẩn về công bố thông tin, sai phạm trong BCTC là rất nặng, nhằm cảnh báo chung cho các DN khác. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cho đến nay, vẫn chưa có DN niêm yết hoặc lãnh đạo DN niêm yết nào bị phạt vì lý do bất nhất số liệu trước và sau kiểm toán.

Tại Việt Nam, vì chế độ kế toán, kiểm toán vẫn còn nhiều khoảng hở, nên rất khó để đi đến cùng kết luận một sự vụ chênh lệch báo cáo trước và sau kiểm toán tại DN là sai phạm hay không. Vì thế, để giảm bớt tình trạng này, VAFI cho rằng, từ năm 2012, Sở GDCK TP. HCM nên có quy định buộc DN niêm yết soát xét BCTC hàng quý, như quy định mà một số TTCK lân cận đã thực hiện. Bộ Tài chính nên có biện pháp tăng cường trách nhiệm của công ty kiểm toán, chẳng hạn, hàng năm Bộ kiểm tra điểm một số BCTC đã kiểm toán, hoặc thanh tra công tác kế toán, kiểm toán tại DN theo yêu cầu của nhà đầu tư. Tuần sau, VAFI dự kiến sẽ có cuộc làm việc với Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam để đi đến thống nhất, trước khi cùng ký công văn đề xuất với Bộ Tài chính.

Một công việc khác mà VAFI đang làm là thống kê một số tình huống tạo lợi nhuận giả tại DN. Theo VAFI, tại DN hiện có một số hành vi tạo lợi nhuận giả, nhưng không vi phạm pháp luật và được cơ quan kiểm toán làm ngơ. Trong khi pháp luật trên TTCK Việt Nam chưa có chế tài cho hành vi này thì nếu VAFI vạch ra được những trường hợp như thế, sẽ là sự cảnh báo hiệu quả với các DN đang lạm dụng việc này để đánh bóng số liệu tài chính.

(Theo ĐTCK)-Nguon: www.vacpa.org.vn

Sunday 17 April 2011

20 CEO lương cao nhất Mỹ (tiếp theo)

11. Howard Schultz: 21,7 triệu USD

Nơi làm việc: Starbucks (SBUX)

Lương tiền mặt: 5 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 16,7 triệu USD

Biến động lương trong một năm: tăng 45%

12. William C.Weldon: 21,6 triệu USD

Nơi làm việc: Johnson & Johnson (JNJ)

Lương tiền mặt: 14,1 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 7,5 triệu USD

Biến động lương trong một năm: giảm 5%

13. Louis C.Camilleri: 20,6 triệu USD

Nơi làm việc: Philip Morris International (PM)

Lương tiền mặt: 10,1 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 10,6 triệu USD

Biến động lương trong một năm: giảm 16%

14. Randall L.Stephenson: 20,2 triệu USD

Nơi làm việc: AT&T (T)

Lương tiền mặt: 7 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 13,2 triệu USD

Biến động lương trong một năm: 0%

15. Mile D.White: 20 triệu USD

Nơi làm việc: Abbott Laboratories (ABT)

Lương tiền mặt: 6,4 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 13,6 triệu USD

Biến động lương trong một năm: giảm 9%

16. George W.Buckley: 19,7 triệu USD

Nơi làm việc: 3M (MMM)

Lương tiền mặt: 7,9 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 11,8 triệu USD

Biến động lương trong một năm: tăng 41%

17. Louis Chenevert: 19,5 triệu USD

Nơi làm việc: United Technologies (UTX)

Lương tiền mặt: 7,3 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 12,2 triệu USD

Biến động lương trong một năm: tăng 9%

18. Robert P.Kelly: 19,4 triệu USD

Nơi làm việc: Ngân hàng New York Mellon (BK)

Lương tiền mặt: 7 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 12,4 triệu USD

Biến động lương trong một năm: tăng 73%

19. Muhtar Kent: 19,2 triệu USD

Nơi làm việc: Coca-Cola (KO)

Lương tiền mặt: 8,4 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 10,8 triệu USD

Biến động lương trong một năm: tăng 30%

20. Robert J.Stevens: 19,1 triệu USD

Nơi làm việc: Lockheed Martin (LMT)

Lương tiền mặt: 12,1 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 7,1 triệu USD

Biến động lương trong một năm: giảm 7%


(Theo Vnexpress)

20 CEO lương cao nhất Mỹ

Năm 2010, một số CEO có thu nhập cao gấp đôi, thậm chí gấp ba lần so với một năm trước đó.

Danh sách 20 giám đốc điều hành có lương cao nhất Mỹ được CNN xây dựng dựa trên số liệu của hãng tư vấn tiền lương Equilar Inc. Số liệu này dựa trên tổng tiền lương chính, tiền thưởng theo năng lực, lương bằng cổ phiếu và các khoản khác trong năm tài chính 2010.

1. Philippe P. Dauman: 84,5 triệu USD

Nơi làm việc: Viacom (VIAB)

Lương tiền mặt: 14 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 70,5 triệu USD

Biến động lương trong một năm: tăng 149%

2. Ray R.Irani: 76,1 triệu USD

Nơi làm việc: Occidental Petroleum (OXY)

Lương tiền mặt: 35,9 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 40,3 triệu USD

Biến động lương trong một năm: tăng 142%

3. Lawrence J.Ellision: 70,1 triệu USD

Nơi làm việc: Oracle (ORCL)

Lương tiền mặt: 8,2 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 61,9 triệu USD

Biến động lương trong một năm: giảm 17%

4. Michael D.White: 32,9 triệu USD

Nơi làm việc: DIRECTV (DTV)

Lương tiền mặt: 5,7 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 27,2 triệu USD

Biến động lương trong một năm: Michael D.White giữ chức CEO từ 1/1/2010, và chưa tại vị đủ 2 năm nên không thể đưa ra đánh giá.

5. John F.Lundgren: 32,6 triệu USD

Nơi làm việc: Stanley Black & Decker (SWK)

Lương tiền mặt: 6 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 26,6 triệu USD

Biến động lương trong một năm: tăng 253%

6. Brian L.Roberts: 28,2 triệu USD

Nơi làm việc: Comcast (CMCSA)

Lương tiền mặt: 16,9 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 11,2 triệu USD

Biến động lương trong một năm: tăng 13%

7. Robert A.Iger: 28 triệu USD

Nơi làm việc: Walt Disney (DIS)

Lương tiền mặt: 16,3 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 11,8 triệu USD

Biến động lương trong một năm: 30%

8. Alan Mulally: 26,5 triệu USD

Nơi làm việc: Ford Motor (F)

Lương tiền mặt:11,5 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 15 triệu USD

Biến động lương trong một năm: 48%

9. Samuel J.Palmisano: 25,2 triệu USD

Nơi làm việc: I.B.M (IBM)

Lương tiền mặt: 11,9 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 13,3 triệu USD

Biến động lương trong một năm: tăng 19%

10. David N.Farr: 22,9 triệu USD

Nơi làm việc: Emerson Electric (EMR)

Lương tiền mặt: 3,9 triệu USD

Lương bằng cổ phiếu: 19,1 triệu USD

Biến động lương trong một năm: tăng 233%

Xem tiếp>>

(Theo Vnexpress)

Popular Posts