Thursday 28 October 2010

Thông tư 162 sửa đổi CĐKT công ty chứng khoán: Phải công khai danh mục tự doanh

Xem hình

Bộ Tài chính đã chính thức ban hành văn bản, trong đó bổ sung yêu cầu kê khai tình hình đầu tư tài chính của các công ty chứng khoán.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 162/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 về hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán.

Điểm thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong thời gian qua, được đưa ra trong dự thảo lấy ý kiến hoàn thiện trước đó, là yêu cầu các công ty chứng khoán phải công bố chi tiết tình hình đầu tư tài chính với danh mục các chứng khoán đầu tư. Và với thông tư vừa ban hành, điểm này đã chính thức được quy định.

Cụ thể, Điểm 2 Phụ lục số 1 của Thông tư sửa đổi, bổ sung điểm 04 Mục V - “Tình hình đầu tư tài chính”. Theo đó, trong bản thuyết minh báo cáo tài chính, các công ty chứng khoán phải kê khai chi tiết về danh mục chứng khoán thương mại, chứng khoán đầu tư (chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn), hoạt động đầu tư góp vốn, hoạt động đầu tư tài chính khác.

Việc kê khai được yêu cầu chi tiết danh mục cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ bị giảm giá/rủi ro theo số lượng, giá trị theo sổ kế toán đầu năm và cuối năm, tăng giảm so với giá trị trường, tổng giá trị theo giá trị trường. Yêu cầu cụ thể này cũng áp dụng đối với hoạt động đầu tư vào công ty con.

Theo phần mở rộng để xác định danh mục yêu cầu, việc thống kê chi tiết nói trên là với cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ bị giảm giá/rủi ro, hay các khoản đầu tư và công ty con bị lỗ. Như vậy, ở đây đã có sự khoanh vùng thay vì yêu cầu công khai tất cả các loại chứng khoán như nội dung dự thảo trước đó. Yêu cầu chi tiết theo danh mục đầu tư trong dự thảo đã được thay bằng chi tiết theo danh mục chứng khoán bị giảm giá/rủi ro.

Ngoài ra, trong bản thuyết minh các công ty chứng khoán cũng phải nêu lý do thay đổi giá trị hợp lý, chi tiết giá trị chứng khoán dùng để cầm cố, thế chấp cho các khoản nợ, chi tiết các chứng khoán đang thực hiện hợp đồng repo (giá trị ghi sổ, thời hạn, giá trị mua, bán lại của hợp đồng repo).

(Theo vneconomy.vn)

Microsoft bị Apple vượt mặt về doanh thu

Đây là lần đầu tiên trong 10 năm, công ty sản xuất iPhone có doanh thu cao hơn hãng phần mềm khổng lồ.

Tổng doanh thu trong quý đây gần nhất của Microsoft đạt 16,2 tỷ USD, trong khi Apple là 20,1 tỷ USD. Tuy nhiên, tính về lợi nhuận thì tập đoàn phần mềm Mỹ lại hơn hẳn đối thủ 1,4 tỷ USD (5,41 so với 4,01 tỷ USD).

"Mức tăng trưởng này vượt quá mong đợi của chúng tôi nhờ sự nhu cầu mạnh mẽ về các sản phẩm hệ điều hành Windows 7, ứng dụng văn phòng Office 2010 và máy chơi game Xbox 360", Peter Klein, Giám đốc tài chính của Microsoft, phát biểu.

Hệ điều hành Windows 7 là một trong những nhân tố giúp Microsoft có doanh thụ vượt mong đợi.
Hệ điều hành Windows 7 là một trong những nhân tố giúp Microsoft có doanh thụ vượt mong đợi.

Hãng điện tử LG (Hàn Quốc) cũng công bố tính hình doanh với lợi nhuận giảm 99% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đạt vỏn vẹn 6,73 triệu USD. Ở mảng điện thoại, công ty này lỗ kỷ lục 270 triệu USD (gấp đôi quý trước đó) do sự cạnh tranh quyết liệt đến từ nhiều đối thủ như Samsung, Apple...


(Theo Vnexpress)

Thắc mắc thực nợ của Vinashin

Từ lúc Vinashin đi vào hoạt động (2006) đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã hai lần xây dựng kế hoạch kiểm toán đối với tập đoàn này.

Vinashin vẫn là cái tên dành được sự quan tâm đặc biệt của cả đại biểu Quốc hội và cử tri
“Việc tôi nói số nợ của Vinashin lên tới 120 nghìn tỷ đồng, chứ không chỉ là 86 nghìn tỷ đồng như báo cáo của Chính phủ là dựa vào nguồn tin đáng tin cậy”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, ông Lê Quang Bình, khẳng định bên hành lang Quốc hội hôm 27/10 vừa qua.

Con số mới về nợ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đã được ông Bình nêu ra khi Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010. Tại đây, ông Bình cho biết sẽ đề nghị Chính phủ giải trình rõ ràng về sự chênh lệch số liệu này và khẳng định công khai trước Quốc hội.

Ngay sau đó, sự “chênh lệch” này đã được báo chí đặt ra với Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, song không nhận được câu trả lời.

“Đến nay, cũng chưa thấy có ai có ý kiến gì về con số tôi đã nêu, hôm vừa rồi tôi đi họp bên Chính phủ cũng chưa thấy có “phản ứng” gì”, ông Bình tiếp tục chia sẻ. “Nhiều đại biểu nói với tôi là đã viết sẵn bài phát biểu về Vinashin để nói ở hội trường, và sẽ yêu cầu trả lời về con số này”.

Đồng thời, ông khẳng định: “Tất nhiên, tôi đã nêu con số nào thì ít nhất cũng phải từ thông tin của một con người, tổ chức cụ thể nào đó đáng tin cậy, không tin cậy thì không bao giờ tôi nói. Tôi sẽ chất vấn nếu Chính phủ không chủ động giải trình”.

Vị chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cũng hy vọng sẽ nhận được câu trả lời tin cậy từ Chính phủ. Vì, sau kỳ họp thứ tám còn có buổi làm việc giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nữa.

Trao đổi thêm về quan ngại của nhiều ý kiến xung quanh việc quản lý, giám sát các tập đoàn kinh tế, ông Bình cũng cho rằng “với cơ chế như hiện nay, nếu không có sự thay đổi thì tôi nghĩ là khó mà chấn chỉnh”.

Vậy sẽ thay đổi như thế nào, theo ông Bình, cần quy định cho rõ bộ nào chịu trách nhiệm hay cá nhân nào chịu trách nhiệm về việc gì. Như Tập đoàn Vinashin, nếu liên quan đến lĩnh vực vận tải thì ai chịu trách nhiệm, phải chăng Bộ Giao thông Vận tải phải chịu trách nhiệm.

Rồi giá thuốc cũng thế, Bộ Y tế không chịu trách nhiệm, nói giá thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính. Nếu giữ như cơ chế hiện nay tức là duy trì các tập đoàn kinh tế Nhà nước, do Nhà nước quản lý, Nhà nước đầu tư thì cơ quan Nhà nước phải có người chịu trách nhiệm. Nhưng như bây giờ là của Nhà nước nhưng không có ai chịu trách nhiệm, trong khi tiền là tiền của dân, ông Bình phân tích.

Cũng liên quan đến câu hỏi về trách nhiệm nói chung và của Vinashin nói riêng, trao đổi với VnEconomy, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh nêu ý kiến của cử tri đề nghị Quốc hội phải làm rõ cả trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp.

“Điều khiến cả cử tri và đại biểu đều băn khoăn là vì sao thanh tra, kiểm toán nhiều (hơn 10 cuộc) mà không phát hiện được sai phạm gì. Có phải do năng lực yếu kém hay không mà không phát hiện được? Cho dù nội bộ báo cáo “láo” thì thanh tra, kiểm toán phải có nghiệp vụ để “lần” ra chứ? Vì thế cử tri cũng muốn “lật lại vấn đề này”, bà Mai nhấn mạnh.

Theo đại biểu Mai, mọi việc sai sót đều có quy trách nhiệm người đứng đầu, Luật Phòng chống tham nhũng cũng đã nêu rất rõ điều này nên cũng cần phải làm rõ chứ không thì cử tri còn thắc mắc, đại biểu cũng chưa yên tâm.

Không "nắm trong tay" những "chứng cứ" để có thể khẳng định mạnh mẽ hơn những vấn đề thuộc về trách nhiệm như đại biểu Mai đã nói, song một số đại biểu cũng chia sẻ với nhận định tại báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010 của Ủy ban Tư pháp.

Đó là, Vinashin qua 11 lần thanh tra, kiểm toán, những sai phạm như đầu tư dàn trải tràn lan trên nhiều lĩnh vực không liên quan đến chức năng của tập đoàn, kém hiệu quả, thua lỗ nặng nề; tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản, sản xuất kinh doanh đình trệ, tình hình nội bộ diễn biến phức tạp; 1,7 vạn công nhân bỏ và chuyển việc, 5.000 công nhân mất việc làm, nợ lương, mà chính phủ và các cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách nhiệm.

"Qua đó, xã hội và cử tri rất bức xúc, cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của Nhà nước", báo cáo viết.

Trao đổi với VnEconomy, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cũng băn khoăn về một số vấn đề mà báo cáo của Chính phủ chưa làm rõ, trong đó có việc mười mấy lần thanh tra kiểm toán mà không phát hiện được sai phạm.

Ông Hùng đặt câu hỏi, báo cáo nhận xét người đứng đầu Vinashin "độc đoán, gia trưởng", vậy tại sao không chấn chỉnh sự độc đoán này, và cho rằng, nếu Chính phủ cung cấp đầy đủ thông tin hơn thì cử tri cũng sẽ bớt băn khoăn.

Nhiều vị đại biểu khác cũng có cùng quan tâm với những câu hỏi tương tự đại biểu Mai và đại biểu Hùng về Vinashin. Nhất là, sự giải thích của chính những người đứng đầu ngành thanh tra và kiểm toán còn có đôi phần khó hiểu.

Trả lời báo chí ngay từ đầu kỳ họp, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết “riêng Thanh tra Chính phủ cũng đã đề xuất tới hai, ba lần đưa vào kế hoạch để thanh tra toàn diện Vinashin vì thấy có nhiều điểm không ổn. Nhưng đáng tiếc là để tránh chồng chéo thì cứ có kiểm toán thì thôi thanh tra, cứ “tránh nhau” như thế, nên có nhiều việc đã chậm.

Trả lời chất vấn (bằng văn bản) của Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên Vũ Quang Hải trước khi khai mạc kỳ họp, Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ cho biết: cơ quan này từng nhiều lần lên kế hoạch kiểm toán Vinashin, ngay từ khi Vinashin còn chưa nâng cấp lên tập đoàn, nhưng rồi đều bị tạm dừng kế hoạch để tránh trùng lặp với Thanh tra Chính phủ.

Từ lúc Vinashin đi vào hoạt động (2006) đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã hai lần xây dựng kế hoạch kiểm toán đối với tập đoàn này. Năm 2008 cũng đã lên kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính của tập đoàn, nhưng do Thanh tra Chính phủ đã đưa Vinashin vào kế hoạch thanh tra năm 2009 - nhưng rồi lại hoãn - nên theo quy chế phối hợp và để tránh trùng lặp, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra ngoài kế hoạch và lùi sang năm 2010.

Tuy nhiên, kế hoạch này lại tiếp tục bị trì hoãn bởi không được phê duyệt. Khi gửi cho Thanh tra Chính phủ, thì ý kiến của cơ quan này là: "Thanh tra Chính phủ thấy có sự trùng lặp về một số lĩnh vực và đối tượng kiểm toán".

Hiện nay, theo Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, Vinashin đang được thanh tra toàn diện và cơ quan thanh tra cũng đã phát hiện nhiều vấn đề cụ thể hơn so với kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Và, trong khi chờ những "vấn đề cụ thể đó", thì đại biểu vẫn băn khoăn về những con số thực, và cử tri vẫn chờ câu trả lời thỏa đáng hơn về trách nhiệm.

(Theo Vneconomy)

Giá vàng bật tăng mạnh, USD lên 20.340 đồng

Giới chuyên gia cho rằng, xu hướng của giá vàng sẽ chỉ được xác định sau cuộc họp đầu tháng 11 của FED - Ảnh: Reuters.

Giá vàng trong nước tái lập mốc 33 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng 1,4%
Tăng hơn 1,4% trong phiên giao dịch đêm qua tại New York, vàng thế giới kéo giá kim loại quý này trong nước sáng nay tăng thêm gần 150.000 đồng mỗi lượng và tái lập mốc 33 triệu đồng/lượng. Giá USD thị trường tự do tiếp tục leo thang, đội thêm 100 đồng mỗi USD so với sáng qua.

Lúc mở cửa sáng nay, SJC đã nâng giá vàng niêm yết cho thị trường Tp.HCM lên mức 32,95 triệu đồng/lượng (mua vào) và 33 triệu đồng/lượng (bán ra), đắt hơn 150.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa chiều qua. Lúc 8h35, doanh nghiệp này hạ giá vàng về mức 32,93 triệu đồng/lượng và 32,98 triệu đồng/lượng.

Mức chênh lệch giá mua/bán vàng đã được hầu hết các doanh nghiệp lớn co hẹp về mức trên 50.000 đồng/lượng. Với mức chênh 60.000 đồng/lượng, Sacombank-SBJ lúc 8h45 báo giá vàng SBJ ở mức 32,93 triệu đồng/lượng (mua vào) và 32,99 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng tại hai thị trường Hà Nội và Tp.HCM khá đồng đều, khác với tình trạng vênh giá như sáng qua. Lúc 9h15, Công ty Phú Quý tại Hà Nội niêm yết giá vàng SJC ở mức 32,93 triệu đồng/lượng (mua vào) và 33 triệu đồng/lượng (bán ra). Bảo Tín Minh Châu cùng thời điểm thu mua vàng Rồng Thăng Long ở mức 32,9 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 33 triệu đồng/lượng.

Chiều qua, Ngân hàng Nhà nước đã công bố Thông tư 22/2010/TT-NHNN với những quy định mới siết chặt hoạt động huy động và sử dụng vốn vay bằng vàng tại các ngân hàng thương mại. Theo văn bản này, kể từ ngày 29/10, các tổ chức tín dụng chỉ được phép huy động vốn bằng vàng thông qua phát hành giấy tờ có giá, thay vì phát hành sổ tiết kiệm vàng trước đây.

Ngoài ra, ngân hàng sẽ chỉ được phép cho khách hàng vay vốn bằng vàng để sản xuất, chế tác và kinh doanh vàng trang sức, việc cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng hoàn toàn bị cấm.

Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ không được phép chuyển vốn huy động bằng vàng thành VND và các hình thức bằng tiền khác để kinh doanh. Trước đây, ngân hàng được phép chuyển 30% số vốn bằng vàng huy động thành tiền để bổ sung vào nguồn vốn cho vay.

Trao đổi với báo giới về sự ra đời của thông tư này, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, một trong những mục đích của việc siết hoạt động huy động và cho vay vàng là nhằm ngăn chặn tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế.

Đầu tuần này, thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước sắp ban hành thông tư nói trên đã kéo giá vàng trong nước về sát giá thế giới. Tuy nhiên, giá USD trong mấy ngày gần đây tiếp tục leo thang, giúp giá vàng trong nước giữ giá quanh vùng 33 triệu đồng/lượng bất chấp giá vàng thế giới chịu áp lực giảm.

Giá USD tự do tại Hà Nội đầu giờ sáng nay là 20.300 đồng/USD (mua vào) và 20.340 đồng/USD (bán ra), tăng tương ứng 90 đồng và 100 đồng mỗi USD so với sáng qua.

Giá vàng giao ngay thị trường thế giới lúc 9h50 giờ Việt Nam đứng ở mức hơn 1.341 USD/oz, giảm gần 4 USD mỗi ounce so với giá đóng cửa đêm qua tại New York. Lấy tỷ giá USD tự do để quy đổi, mức giá này tương ứng với 32,85 triệu đồng/lượng, thấp hơn không nhiều so với giá vàng trong nước.

Trong phiên giao dịch ngày 28/10 tại New York, giá vàng giao ngay phục hồi mạnh nhờ USD trượt giá trở lại. Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.345,1 USD/oz, tăng 19,1 USD/oz so với giá chốt phiên liền trước.

Đồng USD mất giá trong phiên hôm qua sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại New York thăm dò ý kiến các nhà giao dịch tài chính về dự báo quy mô chương trình mua tài sản của FED trong vòng 6 tháng tới.

Theo tài liệu mà hãng tin tài chính Bloomberg thu thập được, Bank of America-Merrill Lynch dự báo FED sẽ chi 1.000 tỷ USD để mua trái phiếu trong nửa năm, Goldman Sachs dự báo 2.000 tỷ USD, còn các chuyên gia tại các định chế khác dự báo mức 500 tỷ USD.

Giới quan sát kỳ vọng, kế hoạch này sẽ được FED công bố vào cuộc họp ngày 2-3/11 tới. Quy mô của chương trình được dự báo là sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán toàn cầu, tỷ giá USD và giá các loại hàng hóa cơ bản như vàng và dầu thô trong thời gian tới.

Tỷ giá Euro/USD sáng nay tại Tokyo phổ biến ở mức 1,4 USD/Euro, từ mức 1,38 USD/Euro vào sáng qua. Giới đầu tư đang chờ đợi con số thống kê về tăng trưởng GDP của Mỹ công bố vào đêm nay.

Với phiên tăng giá của vàng đêm qua, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bất ngờ bán ra 5,2 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ về mức 1.293,1 tấn, thấp nhất trong hơn nửa tháng qua. Đây là động thái giao dịch đầu tiên của quỹ này kể từ đầu tuần tới nay.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 12 đóng cửa tại New York đêm qua tăng 0,24 USD/thùng, lên 82,18 USD/thùng. Sáng nay, giá dầu lại giảm dưới 82 USD/thùng do thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm khá mạnh.

(Theo Vneconomy)

Những bí mật riêng tư về “cha đẻ” Facebook

Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook.

Dẫu không còn là người trẻ nhất trong câu lạc bộ tỷ đô, nhưng tỷ phú 26 tuổi Mark Zuckerberg, "cha đẻ" của mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook, vẫn là cái tên gây chú ý vì có tài sản tăng trưởng nhiều nhất trong năm vừa rồi.

Từ 2 tỷ USD của năm 2009, đến tháng 9/2010, Zuckerberg đã có trong tay 6,9 tỷ USD. Hiện nay, Zuckerberg còn giàu hơn cả CEO của Apple, Steve Jobs.

Được thành lập vào tháng 2/2004, Facebook ban đầu có tên là Facemash. Đây là một phiên bản Hot or Not của trường đại học Harvard. Sau đó, MarkZuckerberg thành lập “The Facebook” đặt trên domain thefacebook.com.

Dịch vụ mạng xã hội này ban đầu chỉ dành riêng cho các sinh viên của Đại học Harvard. Chỉ sau một tháng, hơn nửa số sinh viên Đại học Harvard đã đăng ký sử dụng dịch vụ này.

Số lượng người dùng Facebook liên tục tăng theo cấp số nhân. Tháng 10 năm 2007, số thành viên của mạng xã hội này đã vượt qua con số 50 triệu.

Thành công đến với Facebook nhanh hơn mong đợi khi số lượng thành viên của mạng xã hội này lần lượt chạm mốc 200 triệu vào tháng 4, 300 triệu vào tháng 9 năm 2009, 400 triệu vào tháng 2 năm 2010. Mới đây nhất, Facebook đã chính thức chạm mốc 500 triệu người dùng.


Mới đây, Zuckerberg đã các thợ săn ảnh “chộp” được đang đi dạo bộ gần ngôi nhà thuê khiêm tốn gần phía bắc California. Anh có vẻ rất chú tâm vào chiếc điện thoại trên tay.

Câu chuyện về đời tư của Mark Zuckerberg đã làm báo giới tốn không ít giấy mực. Theo tờ Big Money, Zuckerberg không chỉ xuất hiện trong một bài riêng trên tờ WSJ, Business Insider mà thậm chí một số trang blog cá nhân trên Facebook cũng tràn ngập câu chuyện về "làm việc cho Zuck".

Tuy nhiên, có vẻ như câu chuyện về Zuckerberg còn quá ít và người ta vẫn chờ đợi thêm nhiều bí mật khác được tiết lộ. Dưới đây là một số bí mật chưa từng được biết đến về chàng tỷ phú trẻ tuổi này.

Môn học sở trường: Tại trường trung học ở Ardsley, New York, Zuckerberg xuất sắc với các môn học thuộc trường phái cổ điển. Anh đã chuyển tới trường Philips Exeter Academy, nơi mà anh đắm chìm trong tiếng Latin. Khi lên đại học, Zuckerberg nổi tiếng về khả năng thuộc lòng những dòng thơ trong các thiên anh hùng ca, như "The Iliad" - trích từ WSJ.

Không phải lúc nào cũng cảm ơn nhân viên: Không cần mong chờ được công nhận vai trò của bạn trong việc đưa một cuộc thảo luận tới kết quả, việc định hướng đúng sản phẩm mới là phần thưởng dành cho riêng bạn. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ thấy mình lại được mời tham gia nhiều hơn vào cuộc tranh luận - trích một blog trên Facebook.

Năng khiếu nghệ thuật: Trong những ngày đầu thành lập, Zuckerberg đã nhờ một họa sỹ vẽ một bức bích họa với ý tưởng là những đứa trẻ đang giành lấy thế giới bằng máy tính xách tay. Anh kết thúc các cuộc họp bằng giơ nắm tay trên cao và bắt nhịp cho các nhân viên hát bài thống trị thế giới - trích từ WSJ.


Nổi tiếng và giàu có nhưng Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, chỉ lái một chiếc Acura TSX trị giá 30.000 USD.

Phòng của Zuckerberg trong ký túc xá trường đại học: Tại Kirkland House, các phòng không được bố trí theo phong cách khối lập phương. Phòng của Mark có một hành lang hẹp nối với phòng bạn học - trích Business Insider.

Một số người nghĩ Zuckerberg "lén lút": Mark tỏ ra đã có vẻ đã cố tình lừa bạn bè lập trang Harvard Connection với mục tiêu ra mắt dự án Facebook hoành tráng hơn" - trích Business Insider.

Ý tưởng của Zuckerberg mỗi khi vui vẻ: Anh đã tổ chức một bữa tiệc toga để đón chào người dùng thứ 100 triệu của facebook. Anh đã mua một chiếc cồng cho văn phòng, để nhân viên gõ vào mỗi khi họ tung ra sản phẩm mới - trích WSJ.

Zuckerberg luôn đòi hỏi cao: Tùy mỗi người mà anh làm việc cùng, Zuck sẽ thách thức họ làm tốt hơn trong khoảng thời gian ít hơn mức mà chúng ta coi là hợp lý - trích một blog trên Facebook.

Zuckerberg từng hack tài khoản email nhân viên tờ báo của trường Havard: Mark đã sử dụng trang web Facebook của anh ấy để tìm hiểu về các thành viên của trang này, những người tự nhận là thành viên của Crimson.

Sau đó, anh kiểm tra lại những lần đăng nhập thất bại để tìm hiểu xem có thành viên nào của Crimson từng điền mật khẩu sai vào Facebook. Nếu trường hợp nào thất bại, Mark cố gắng dùng chúng để truy cập vào tài khoản email Harvard của thành viên đó - trích Business Insider.

Tên gọi khi còn bé: Mẹ Zuckerberg thường gọi con trai mình là "ông hoàng" - trích WSJ.

(Theo VNeconomy)

“Khung giá đất năm 2011 sẽ được giữ nguyên”

Mục đích của việc giữ nguyên khung giá đất là nhằm kiềm chế việc tăng giá đất quá cao trên thị trường trong thời gian qua.

Dự kiến, khung giá đất năm 2011 trên toàn quốc sẽ được giữ nguyên nhằm mục đích kiềm chế việc tăng giá đất trong thời gian qua
Dự kiến, khung giá đất năm 2011 trên toàn quốc sẽ được giữ nguyên nhằm mục đích kiềm chế việc tăng giá đất trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết khi trao đổi với VnEconomy, chiều 28/10.

Theo ông Hiển, hiện nay trên thị trường, giá đất đang được dư luận phản ánh quá cao so với thu nhập cũng như khả năng chi trả của nhiều người dân, kể cả những người có thu nhập tương đối cao.

Tuy nhiên, ông Hiển nói, bất cập này không thuộc trách nhiệm của ngành tài nguyên bởi thực tế, dù công tác định giá đất đã được Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, song đó chỉ là định khung giá đất. Còn xác định giá đất cụ thể vẫn thuộc về Bộ Tài chính.

Vị thứ trưởng này cho biết, vừa qua, Thủ tướng đã có chỉ đạo phải cố gắng giữ giá đất không để tăng liên tục. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có một số biện pháp nhất định nhằm thực hiện chỉ đạo này, đặc biệt là việc từ bỏ ý định sửa Nghị định 188/CP về giá đất nhằm góp phần ổn định giá đất trong thời gian tới.

“Do vậy, khung giá năm 2011 sẽ không thay đổi nhiều, về cơ bản là vẫn giữ nguyên so với khung giá đất năm 2010. Chỉ vùng nào xét thấy thực sự cần thiết điều chỉnh, còn lại phải giữ nguyên để kìm giá đất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân”, ông Hiển nói.

(Theo Vneconomy)

Wednesday 27 October 2010

Câu chuyện định giá thương hiệu

Minh họa: Khều.

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm bùng lên làn sóng góp vốn bằng thương hiệu
Những câu chuyện mua bán, khiếu kiện liên quan đến thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước thường chỉ được nhắc đến trong những lúc trà dư tửu hậu, chưa trở thành những bài học kinh nghiệm.

Việc định giá thương hiệu, để thương hiệu trở thành tài sản của doanh nghiệp, vẫn đang chờ một cơ sở pháp lý.

Những câu chuyện cũ

Cách đây nhiều năm, việc hãng Unilever mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu Đô la Mỹ và Colgate mua Dạ Lan với giá 3 triệu Đô la đã gây xôn xao dư luận. Năm 1999, chủ nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre, bà Hai Tỏ, đã phải lặn lội sang Trung Quốc khiếu kiện một doanh nghiệp xứ này lấy thương hiệu của mình để đăng ký bảo hộ cho sản phẩm kẹo dừa xuất khẩu. Năm 2001, Công ty Cà phê Trung Nguyên đã phải chi một khoản tiền không nhỏ để lấy lại thương hiệu do một Việt kiều ở Mỹ đã đăng ký nhãn hiệu này trước đó.

Những câu chuyện trên vẫn chưa thể gợi ra những mối quan tâm về thương hiệu từ phía cơ quan quản lý trong thời gian gần đây. Một số doanh nghiệp xin góp vốn bằng thương hiệu, nhưng đã bị Bộ Tài chính từ chối, bởi chuẩn mực kế toán 04 của bộ ban hành không cho phép việc này. Ngay cả khi làn sóng cổ phần hóa doanh nghiệp làm xuất hiện sự lúng túng về việc xác định giá trị thương hiệu cấu thành tài sản doanh nghiệp, thì vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra lo liệu.

Câu chuyện về giá trị thương hiệu chỉ thực sự gây sự chú ý khi Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm bùng lên làn sóng góp vốn bằng thương hiệu. Và cũng chính từ đề xuất của Vinashin, Bộ Tài chính mới đưa ra dự thảo thông tư hướng dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu để lấy ý kiến.

Trong lần trao đổi với TBKTSG trước đây, một thành viên trong Hội đồng Thương hiệu Quốc gia cho rằng nhờ ký được những hợp đồng đóng tàu có giá trị lớn, làm tăng giá trị thương hiệu, nên Vinashin đã được phép góp vốn bằng thương hiệu với các liên doanh nước ngoài, sau khi đã áp dụng thử nghiệm tại nhiều doanh nghiệp trong nước.

Thế nhưng việc thử nghiệm góp 30% vốn bằng thương hiệu với 103 doanh nghiệp trong nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp nằm ngoài Vinashin, đã nhanh chóng phá sản khi con tàu Vinashin bị “mắc cạn”, kéo theo những hệ lụy không đáng có.

Việc góp vốn trên, theo các chuyên gia, không hề dựa trên một cơ sở khoa học, hay một sự định giá khả dĩ nào, mà chỉ là cảm tính, kỳ vọng. Những sự kỳ vọng trước đây về thương hiệu Vinashin nay lại trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp liên doanh, khiến nhiều doanh nghiệp muốn thoát khỏi thương hiệu này. Lý do là ở chỗ, cái tên đó hiện đang là trở ngại đối với doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng.

Và dự thảo thông tư hướng dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu, tiếng là “đã hoàn tất” việc lấy ý kiến, nhưng thực chất đã bị gác lại, một chuyên gia cho biết.

Cần một khung pháp lý

Theo các chuyên gia, việc xác định giá trị thương hiệu hiện nay có ba cách tiếp cận cơ bản: theo chi phí, theo thu nhập, và theo thị trường.

Tiếp cận theo chi phí là dựa trên sự tích lũy những chi phí trong việc xây dựng thương hiệu kể từ khi bắt đầu, như chi phí quảng cáo, xúc tiến, các chiến dịch sáng tạo, những khoản lệ phí, chi phí đăng ký nhãn hiệu. Thế nhưng việc xác định thương hiệu bằng cách này không phản ánh được khả năng sinh lời của thương hiệu trong tương lai, vì thế bất đắc dĩ mới sử dụng phương pháp này trong việc định giá thương hiệu.

Cách tiếp cận theo thị trường là ước lượng giá trị thương hiệu qua việc xem xét những hoạt động mua bán trên thị trường liên quan đến những thương hiệu tương tự. Nhưng việc áp dụng phương pháp này ở Việt Nam, theo các chuyên gia, hiện chưa thể được, vì thị trường chưa xuất hiện các thương hiệu tương tự để so sánh, phân tích.

Phương pháp tiếp cận theo thu nhập nhắm đến việc đo lường lợi ích kinh tế của thương hiệu trong việc tạo ra một khoản lợi nhuận hay dòng tiền phát sinh trong tương lai. Theo đó, những mặt hàng mang thương hiệu có thể tạo ra một mức giá bán có lợi hơn trong sự so sánh với mặt hàng tương tự - những sản phẩm được hiểu là không tốt bằng. Dù có nhiều ưu điểm, nhưng đây lại là một phương pháp khó, phức tạp, vì cần phải có nhiều thông số.

Thời gian qua, tại Việt Nam, nhu cầu định giá thương hiệu đã và đang hình thành, và đã xuất hiện một số đơn vị làm dịch vụ đánh giá, định giá thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhưng các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng để vận dụng việc định giá thương hiệu vào Việt Nam, cần phải có các cuộc nghiên cứu nghiêm túc.

Để thương hiệu trở thành giá trị của doanh nghiệp, cần phải có cơ sở pháp lý. Bộ Tài chính đã cấp chứng chỉ cho một số cơ quan xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, nhưng vẫn còn khúc mắc pháp lý chưa thể vượt qua được. Dẫu Luật Sở hữu trí tuệ có quy định việc góp vốn bằng sáng chế, thì phần giá trị thương hiệu vẫn chưa được quy định.

Theo các chuyên gia, thương hiệu là một phần tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Điều này đã được minh chứng ở các quốc gia khác, khi tài sản thương hiệu vượt qua tài sản vật chất của nhiều doanh nghiệp. Vì thế, các chuyên gia đề nghị Nhà nước cần sớm đưa ra các cơ sở pháp lý cho việc xác định phần tài sản vô hình quan trọng này. Đối với doanh nghiệp, cần phải nhanh chóng tìm hiểu về giá trị thương hiệu của mình và quản trị thương hiệu một cách hiệu quả.

Phi Tuấn (TBKTSG)

Kiểm toán độc lập: "Phù phép” lỗ thành lãi



Xem hình

Qua vụ Vinashin được kiểm toán liên tục nhưng chỉ khi Chính phủ công bố tập đoàn này mất khả năng thanh toán, dư luận mới giật mình thắc mắc các công ty kiểm toán độc lập đang làm gì, có lỗ hổng nào khiến kết quả kiểm toán trở nên không chính xác? Câu trả lời là có, thậm chí có nhiều...

Hàng loạt công ty kiểm toán độc lập (KTĐL) “nở rộ” thời gian qua. Nếu như trong khoảng thời gian gần 10 năm (1991-2000) chỉ có 33 công ty KTĐL của VN ra đời, thì từ năm 2001 đến nay đã có gần 150 công ty KTĐL được cấp phép.

Kỹ thuật đánh bóng

Với nghề kiểm toán, những chữ “độc lập, trung thực, khách quan” được nhắc đến hằng ngày, trở thành tiêu chuẩn đối với mỗi kiểm toán viên (KTV). Nhưng thực tế đã có những KTV bằng khả năng của mình đã “tư vấn” cho doanh nghiệp từ lỗ thành lãi, gian dối để kiếm vài trăm triệu đồng dịch vụ.

Điển hình là việc Công ty TNHH sản xuất và thương mại NH có trụ sở tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã nhiều năm làm ăn xập xệ do “ôm” quá nhiều lĩnh vực như: xuất khẩu đá xẻ, đá quý, kinh doanh siêu thị, liên doanh sản xuất nhựa dân dụng... Cuối năm 2006, đơn vị này quyết định thuê Công ty KTĐL P về tư vấn IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng). Sau khi nghiên cứu, công ty kiểm toán này đã tư vấn cho NH giải thể, tuyên bố phá sản.

Vẫn trên cơ sở vật chất cũ, doanh nghiệp mới được thành lập với tên Công ty cổ phần AP, lĩnh vực hoạt động cũng được tráng bằng cái tên nghe “sành điệu” hơn: đầu tư bất động sản, thương mại và công nghệ ngân hàng. Sau đó công ty phát hành cổ phiếu ra bên ngoài.

Trong “cơn khát” chứng khoán năm 2008, các nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ đã dốc hầu bao mua với giá 40.000 đồng/cổ phiếu. Để qua mặt nhà đầu tư ngoài công ty, đơn vị kiểm toán tư vấn bán cho nhân viên trong công ty với giá trên 20.000 đồng/cổ phiếu và làm như... không còn để bán.

Khi nhà đầu tư ngoài công ty đua nhau mua mà không nghiên cứu kỹ đành ngậm quả đắng bởi không lâu sau công ty làm ăn lẹt đẹt, tiến tới phá sản. Trong thương vụ này, Công ty kiểm toán P lấy hơn 300 triệu đồng tiền tư vấn.

Mặc dù được kiểm toán độc lập liên tục từ năm 2007-2009 nhưng Vinashin thua lỗ, nợ nần đến khi không thể thanh toán người ta mới biết. Trong ảnh: Công ty đóng tàu Nam Triệu (thuộc Tập đoàn Vinashin) - Ảnh: C.V.KÌNH

Biến từ lỗ sang lãi

Theo một chuyên gia kiểm toán tài chính, các công ty kiểm toán đang có nhiều “mánh” để chiều khách. Với công ty nhà nước, nếu để lỗ quá hai năm giám đốc có thể bị thôi chức, nên hết năm đầu tiên đã có công ty thuê kiểm toán với mục đích rõ ràng là “hợp lý hóa khoản lãi giả”. Theo chuyên gia này, đã có trường hợp Công ty KTĐL GP biến khoản lỗ gần 100 tỉ đồng của Tổng công ty K thành lãi. KTV đã tư vấn lập một công ty khác và “vẽ” ra những giao dịch ảo đem lại lợi nhuận cho Tổng công ty K. Tiền lãi ảo nhưng những khoản lỗ đã được hô “biến” khỏi sổ sách của Tổng công ty K.

Theo chính một KTV của Công ty TNHH kiểm toán A, việc biến doanh nghiệp từ lỗ sang lãi với KTV thật ra không khó “nếu sếp OK”. Một bản kết quả kinh doanh “bị phù phép”, theo chuyên gia kiểm toán, hoàn toàn có thể được KTV phát hiện và thông báo. Tuy nhiên, KTV cũng có thể linh động để một khoản lỗ hoặc khoản lợi nhuận của kỳ này qua kỳ kế toán năm sau.

Ngoài thủ thuật chuyển lỗ thành lãi, KTV còn có thể thực hiện thủ thuật “loại trừ” những vùng, điểm để không kiểm toán. “Loại trừ” là quyền được quốc tế công nhận giúp KTV bỏ qua những điểm không đủ thông tin, chứng từ. Tuy nhiên khi không công tâm, KTV có thể lợi dụng điều này để bỏ qua cho doanh nghiệp được kiểm toán một “điểm đen”.

Với công ty KTĐL uy tín, có quy trình soát xét nội bộ chặt chẽ, “mánh” này dễ dàng được phát hiện. Tuy nhiên, với công ty KTĐL “dễ tính”, sự bắt tay có thể đem lại lợi ích tính bằng tiền tỉ cho doanh nghiệp và thiệt hại tương tự cho nhà đầu tư. Thực tế tại VN, có công ty KTĐL khi kiểm toán đã loại trừ đến bảy điểm lớn. Có trường hợp một báo cáo tài chính có 80 chỉ tiêu thì KTĐL đã loại trừ không kiểm toán tới 20 chỉ tiêu “nhạy cảm”.

Theo ông Đặng Văn Thanh, chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán VN, nếu một báo cáo kiểm toán có quá nhiều điểm loại trừ có thể khiến kết quả kiểm toán không còn giá trị. Về mặt pháp lý, không thể xử lý các công ty KTĐL ở những điểm họ loại trừ, tuy nhiên công ty kiểm toán uy tín thường phân tích rõ tại sao họ loại trừ và lên tiếng cảnh báo.

Cạnh tranh bằng sự dễ dãi

Tình trạng làm không hết việc tại các công ty KTĐL hiện đang là một trong những nguy cơ khiến kết quả kiểm toán bị giảm một phần chất lượng. Một cuộc kiểm toán có thể cần 7-10 ngày đến thu thập tư liệu tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều việc, có công ty làm gấp, thực hiện xong chỉ trong năm ngày. Do nhiều việc, có công ty tuyển nhiều cán bộ kiểm toán trẻ, thiếu kinh nghiệm, đây cũng là nguy cơ khiến kết quả kiểm toán bị ảnh hưởng.

Chọn mẫu cũng là một khâu đầy rủi ro của nghề kiểm toán. Trên nguyên tắc, các KTV không thể kiểm tra mọi chứng từ, giao dịch của doanh nghiệp. Vì vậy, KTV phải chọn mẫu tiêu biểu. Nhiều công ty KTĐL đã áp dụng chế độ chọn mẫu tự động, tức máy tính sẽ chọn. Tuy nhiên, không phải công ty KTĐL nào cũng thực hiện điều này và nếu công ty KTĐL cố tình “tha” cho doanh nghiệp, khâu chọn mẫu cũng trở nên đầy rủi ro...

Ông Đặng Văn Thanh cho biết hiện kiểm toán ở VN chưa phổ biến và áp dụng đủ các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán. Trên nguyên tắc, các bước, quy trình kiểm toán đã được hoạch định rất chi tiết. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng làm đúng quy trình. Đặc biệt, theo quy định hiện nay, một công ty KTĐL có thể chỉ cần ba KTV. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp kiểm toán hiện chỉ có đúng ba KTV có chứng chỉ đứng ra lập công ty, còn lại là các trợ lý. Áp lực doanh thu, lợi nhuận đè nặng khiến nhiều doanh nghiệp mới này rất dễ chiều lòng các đối tượng kiểm toán, cùng hưởng lợi nhờ kết quả kiểm toán “đẹp”.

Điều đáng buồn hiện nay, theo nhiều chuyên gia trong nghề kiểm toán, là nhiều công ty KTĐL đang cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá phí. Phí hiện đã giảm xuống mức khá thấp (khoảng 100-200 USD/giờ cho KTV). Điều này khiến nhiều người lo ngại không chỉ cạnh tranh bằng phí, nhiều công ty KTĐL sẵn sàng cạnh tranh cả bằng sự... dễ tính. Theo ông Đặng Văn Thanh, nếu việc áp dụng cách giảm phí và giảm cả chất lượng kiểm toán được nhiều công ty áp dụng thì qua vụ việc Vinashin, có thể thấy thiệt hại cho xã hội sẽ khó có thể đo đếm được.

CẦN VĂN KINH - QUANG HUY

PGS.TS Đặng Văn Thanh (chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán VN):

Kiểm toán sai phải đền bù cho nhà đầu tư

Trước đây đã có vụ việc công ty KTĐL kiểm toán Công ty bông Bạch Tuyết. Năm trước nói lãi, ngay năm sau đã nói lỗ nặng, đứng trên bờ vực phá sản. Điều này đã làm xôn xao về chất lượng kiểm toán. Theo tôi, khái niệm KTĐL hiện nay cũng chưa rõ, còn nhiều nhận thức chưa thống nhất. Vì vậy, phải quy định rõ lại và cần nghiêm khắc hơn trong quy định công ty KTĐL nếu làm méo mó, phương hại lợi ích của bên sử dụng kết quả kiểm toán thì phải đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư.

Trong ngành kiểm toán ở VN đang có vấn đề lớn mà pháp luật cần nghiên cứu để có quy định rõ hơn là quyền và phạm vi loại trừ trong kết luận kiểm toán. Chuyện loại trừ này rất dễ bị lợi dụng chứ không hẳn do không đủ chứng từ, tài liệu. Do đó cần có quy định chặt chẽ hơn đối với KTĐL như việc công nợ nếu không đối chiếu được, tài sản không đánh giá được... thì KTV không được đưa ra ý kiến chắc chắn về kết quả tài chính của doanh nghiệp. Thông điệp đưa ra cũng phải có tính cảnh báo với người sử dụng kết quả kiểm toán.

6 công ty có môi trường làm việc đáng mơ ước nhất

Bầu không khí vui tươi có thể thúc đẩy tính sáng tạo và năng động của nhân viên.

Nhiều công ty đã sáng tạo ra nhiều hình thức khác nhau, biến văn phòng thành ngôi nhà ấm cúng hoặc một nơi giải trí đầy thú vị
Bầu không khí tẻ ngắt trong văn phòng có thể khiến hiệu quả công việc của nhân viên đạt thấp, vì thế có không ít công ty đã sáng tạo ra nhiều hình thức giải trí khác nhau, biến văn phòng trở thành một ngôi nhà ấm cúng thứ hai hoặc một nơi giải trí đầy thú vị.

Hãng tin CNBC đã liệt kê ra 6 công ty có môi trường làm việc đáng mơ ước nhất:

1. Hãng bia Boston


Công ty nổi tiếng với sản phẩm bia hiệu Samuel Adams này muốn các nhân viên của mình hiểu rõ và yêu thích sản phẩm của chính hãng. Vậy có cách nào tốt hơn cả là cho họ uống thử miễn phí?

Mỗi tháng, toàn bộ 700 nhân viên của Boston Beer trên toàn nước Mỹ đều có 2 dịp thử bia miễn phí. Riêng tại trụ sở của hãng tại thành phố Boston, hàng tháng, người ta còn tổ chức tiệc "bánh và bia" để chúc mừng sinh nhật của các nhân viên sinh vào tháng đó.

Bữa tiệc này được tổ chức ở ngay quán bar “Sammy’s Place” tại hành lang của trụ sở công ty.

2. ThinkGeek.com


ThinkGeek là hãng bán lẻ trực tuyến các mặt hàng thú vị, từ bút gián điệp, cho tới đồ chơi hình xác chết, kẹo gôm kỳ lân...

Chơi đồ chơi chính là một phần công việc của nhân viên ThinkGeek. "Trong văn phòng, có cả đống đồ chơi", Andrea Owen, một trợ lý bán hàng cho biết.

Họ cũng có cả máy gắp thú nhồi bông, đàn ghita, bàn đánh bi-lắc... để nhân viên tha hồ vui chơi.

3. Ning


Công ty có trụ sở ở Palo Alto (California, Mỹ) này, chuyên giúp khách hàng tạo ra các mạng xã hội như Amy Poehler để thu hút phụ nữ tham gia chính trị, hay cộng đồng lên tới cả 500.000 người hâm mộ bộ phim "Chạng vạng".

Giống như các công ty khác ở thung lũng Silicon, Ning có phục vụ bữa trưa, ăn nhẹ miễn phí và nhiều đặc quyền khác, nhưng điều mà các nhân viên của Ning thích làm việc ở đây là họ không phân biệt thứ bậc, cho dù bạn vừa tốt nghiệp hay đã đi làm 20 năm.

"Tôi thích điều đó, ở tuổi 25, tôi được làm việc chung với đội ngũ lãnh đạo và giám đốc điều hành", Jason Rand, một trợ lý chính sách tại Ning, chia sẻ. "Họ ngồi cạnh tôi, biết tôi là ai và đang làm gì".

4. Best Buy


Best Buy thường viết séc thưởng cho nhân viên khi họ làm tốt. Không những vậy, các thiết bị hạ tầng dành cho nhân viên cũng đặc biệt hấp dẫn.

Phòng nghỉ cho nhân viên tại cửa hàng Union Store ở Mahattan thì có tận 2 chiếc TV khổng lồ độ phân giải cao, cùng các trò chơi điện tử và bàn đánh bi-lắc. Sau giờ làm, nhân viên có thể thi đấu game với nhau hoặc xem các bộ phim như "Trai tân 40 tuổi".

Mỗi năm một lần, cửa hàng gửi 2.000 giám sát viên đến Phoenix để kiểm tra các thiết bị điện tử và trò chơi cho kì nghỉ. Best Buy cũng có chính sách, nhân viên có thời gian riêng khi nào hoàn thành công việc.

5. W.L. Gore & Associates


Mặc dù cái tên của công ty hơi khó nhớ, nhưng môi trường làm việc ở đây thật lý tưởng. Gore là hãng sản xuất mọi thứ từ vải chịu thời tiết cho tới lưới phẫu thuật. Gore là hãng công nghệ và không tin vào các thứ bậc truyền thống trong công ty.

Tất cả nhân viên của Gore đều được coi như nhau, từ người mới cho tới người đã làm ở đây vài chục năm. Thay cho ông chủ, họ có những nhóm trưởng, những người có tài năng và được mọi người noi giương.

"Chúng tôi không cần theo các thứ bậc thông thường. Chúng tôi có thể tới gặp trực tiếp người nào có thể giúp chúng tôi về một dự án hay quyết định nào đó", Jenny Maher, thành viên một nhóm truyền thông, cho hay.

6. Google


Văn phòng của Google trên khắp thế giới đều mang phong cách Wilky Wonka, từ những máng trượt như ở Zurich đến các bức tường leo trèo ở Boulder và xe đạp trong nhà như ở Hà Lan.

Nhân viên của Google được ăn uống thoải mái với các phòng chứa đồ ăn và 16 quán cà phê miễn phí tại các trụ sở ở Moutainview, California. Môi trường làm việc mang phong cách đầy sáng tạo, với những chiếc ghế làm từ túi đậu ở Dublin, hay những chiếc ghế võng ở Zurich.

Ý tưởng này nhằm giúp nhân viên của Google luôn sáng tạo và hợp tác. Google cũng có chính sách "20% thời gian", theo đó nhân viên có thể có 20% thời gian làm việc với một dự án mà họ ưa thích.

(Theo Vneconomy)

Ấn định thuế nếu ghi giá bán ô tô, xe máy thấp hơn giá giao dịch


Cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe hai bánh gắn máy có hành vi ghi giá bán xe trên hoá đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch trên thị trường sẽ bị ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm.

Trên thị trường hiện khá phổ biến tình trạng các cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe máy… ghi giá bán trên hoá đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch trên thị trường để trốn thuế.

Điều 108 Luật Quản lý thuế quy định: nếu người nộp thuế không xuất hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán sẽ phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn.

Dựa trên căn cứ pháp lý đó, Tổng cục Thuế hướng dẫn, đối với cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe hai bánh gắn máy có hành vi ghi giá bán xe ô tô, xe hai bánh gắn máy trên hoá đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe hai bánh gắn máy bị ấn định giá bán ra theo giá giao dịch thông thường trên thị trường và bị ấn định số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2010/TT-BTC ngày 7/5/2010 của Bộ Tài chính.

Về thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp ấn định được xác định căn cứ giá bán ra bị ấn định; số lượng xe ôtô, xe hai bánh gắn máy bán thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường được xác định theo quy định tại Điều 4 Thông tư này (sau gọi chung là số lượng xe vi phạm); tỷ lệ GTGT và thuế suất thuế GTGT.

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp ấn định được xác định như sau:

Số thuế GTGT phải nộp theo phưong pháp ấn định

=

Số lượng xe vi phạm

x

Giá bán ra bị ấn định

x

Tỷ lệ giá trị gia tăng

X

Thuế suất thuế GTGT.

Tỷ lệ GTGT sử dụng để ấn định là 10% theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Giá bán ra bị ấn định là giá giao dịch thông thường trên thị trường được xác định theo quy định tại Điều 4 Thông tư này (quy đổi về giá chưa có thuế GTGT).

Số thuế GTGT phải nộp thêm của số lượng xe vi phạm

=

Số thuế GTGT phải nộp theo ấn định

-

Số thuế GTGT đã kê khai phải nộp của số lượng xe vi phạm

Việc xác định số thuế GTGT đã kê khai của số lượng xe vi phạm như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì:

Số thuế GTGT đã

kê khai của số lượng

xe vi phạm

=

Số thuế GTGT đầu ra ghi trên hóa đơn GTGT bán hàng

-

Số thuế GTGT

đầu vào

Số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào của số lượng xe vi phạm được xác định theo hóa đơn GTGT bán hàng, hóa đơn GTGT mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu của số lượng xe vi phạm và không bao gồm thuế GTGT đầu vào của các chi phí khác có liên quan đến hoạt động bán số lượng xe vi phạm như chi phí quản lý, khấu hao TSCĐ.

Cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ không được bù trừ số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp ấn định của số lượng xe vi phạm với số thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ kiểm tra, kỳ thanh tra.

Còn đối với cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì:

Số thuế GTGT đã kê khai của số lượng xe vi phạm

=

Giá bán ra theo hóa đơn bán hàng

-

Giá mua vào ghi trên hóa đơn mua hàng

x

Thuế suất thuế GTGT

Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

Số thuế TNDN phải nộp theo phương pháp ấn định được xác định căn cứ giá bán ra bị ấn định; số lượng xe vi phạm và tỷ lệ % thuế TNDN.

Số thuế TNDN phải nộp theo phương pháp ấn định được xác định như sau:

Số thuế TNDN phải nộp theo phương pháp ấn định

=

Số lượng xe vi phạm

x

Giá bán ra bị ấn định

x

Tỷ lệ % thuế thu nhập doanh nghiệp

Giá bán ra bị ấn định là giá giao dịch thông thường trên thị trường được xác định theo quy định tại Điều 4 Thông tư này (quy đổi về giá chưa có thuế GTGT).

Tỷ lệ % thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 2% theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Số thuế TNDN phải nộp thêm của số lượng xe vi phạm

=

Số thuế TNDN phải nộp theo phương pháp ấn định

-

Số thuế TNDN đã kê khai phải nộp của số lượng xe vi phạm







Số thuế TNDN đã kê khai phải nộp của số lượng xe vi phạm

=

Thu nhập tính thuế của số lượng xe vi phạm

x

Thuế suất thuế TNDN










Thu nhập tính thuế của số lượng xe có vi phạm được xác định như sau:

Thu nhập

tính thuế

=

Doanh thu của

số lượng xe

có vi phạm

-

Chi phí được

trừ của số lượng

xe vi phạm

Doanh thu của số lượng xe vi phạm được xác định theo hóa đơn GTGT bán hàng (số đã kê khai của cơ sở kinh doanh) được quy đổi về giá chưa có thuế GTGT.

Chi phí được trừ của số lượng xe vi phạm là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến số lượng xe có vi phạm và có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật về thuế TNDN (số đã kê khai của cơ sở kinh doanh).

Số thuế TNDN phải nộp thêm của số lượng xe vi phạm được tổng hợp với số thuế TNDN phải nộp của số xe ôtô, xe hai bánh gắn máy bán ra không có vi phạm, số thuế TNDN phải nộp của các hoạt động kinh doanh khác và được bù trừ với số thuế TNDN đã nộp của kỳ kiểm tra, kỳ thanh tra.

Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Đối với cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập chịu thuế TNCN theo phương pháp ấn định được xác định căn cứ giá bán ra bị ấn định; số lượng xe vi phạm và tỷ lệ thu nhập chịu thuế do Bộ Tài chính ban hành.

Giá bán ra bị ấn định được xác định theo Bảng giá tối thiểu xe ôtô, xe hai bánh gắn máy tính thu lệ phí trước bạ (quy đổi về giá chưa có thuế GTGT).

Thu nhập chịu thuế TNCN theo phương pháp ấn định được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế TNCN theo phương pháp ấn định

=

Số lượng xe vi phạm

x

Giá bán ra bị ấn định

x

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế do Bộ Tài chính ban hành.

Việc xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp được thực hiện căn cứ quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ngoài việc bị ấn định thuế phải nộp, tuỳ theo mức độ vi phạm, cơ sở kinh doanh còn bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, được xác định bằng chênh lệch giữa số thuế ấn định và số thuế đã kê khai.


(Theo Efinance)

Chiến lược minh bạch thông tin

Xem hình

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin hoàn tất báo cáo tài chính năm 2009 có kiểm toán vào ngày 31-8-2010. Ba ngày sau, ngày 3-9-2010 hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P) gửi văn bản cho Vinashin, hạ mức xếp hạng uy tín tín dụng của tập đoàn này xuống một bậc. S&P cho rằng Vinashin không thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình một cách đầy đủ và đúng hạn.

Một trong những nguyên nhân khiến S&P có cái nhìn theo hướng tiêu cực về Vinashin là sự thiếu hoặc không đầy đủ thông tin về hoạt động kinh doanh cũng như tài chính của tập đoàn này.

Tuy nhiên Vinashin không phải là trường hợp duy nhất. Gần đây một số tổ chức tài chính của Việt Nam cũng bị một số hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế khác làm rớt hạng.

Có thể thấy thông tin mà các hãng này đưa ra có những sai lệch nhất định với thông tin mà các doanh nghiệp Việt Nam công bố sau đó. Vậy thì vấn đề là ở chỗ đường đi của thông tin đã không gặp nhau.

Nói một cách khác, những thông tin mà doanh nghiệp công bố đã không đến hết được những địa chỉ mà nó cần đến. Hơn nữa, phạm vi thông tin cụ thể đến mức nào, sâu rộng đến đâu là điều mà doanh nghiệp có lẽ chưa lượng định được.

Nhìn rộng ra, từ đầu năm đến nay là quãng thời gian tin đồn cả về vi mô lẫn vĩ mô phát triển đột biến so với những năm trước. Đặc biệt phổ biến là tin đồn trên thị trường tài chính. Sự thiếu hụt thông tin, thông tin nửa vời không rõ ràng, không công khai minh bạch chính là đất sống cho tin đồn.

Trong lĩnh vực chứng khoán là tin đồn công ty nọ lãi “khủng”, doanh nghiệp kia thua lỗ be bét, để phục vụ cho mục đích làm giá cổ phiếu của một số đối tượng đầu cơ.

Ở lĩnh vực tiền tệ là tin đồn tăng giảm dự trữ bắt buộc, hạ nâng lãi suất cơ bản, điều chỉnh tỷ giá... Thậm chí ở những lĩnh vực kém nhạy cảm hơn, lâu nay người dân ít chú ý như giá xăng dầu, giá gas, giá sắt thép, xi măng, giá gạo, cà phê, cao su xuất khẩu... cũng trở thành tin đồn ở một số thời điểm nhất định.

Từ đây, tin đồn tạo nên những cái nhìn méo mó, lệch lạc về thị trường, ảnh hưởng tới môi trường làm ăn, kinh doanh và dư luận xã hội ở một phạm vi nào đó.

Đi sâu vào bản chất vấn đề, việc ngăn chặn gốc rễ của tin đồn có lẽ nằm ở chỗ định hướng chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước phải như thế nào để người dân, doanh nghiệp dự đoán được chiều hướng của chính sách điều hành mà ứng xử phù hợp. Có những thông tin quy định pháp lý không cấm, nhưng gần đây lại không được công bố như số tuyệt đối về vốn huy động, vốn vay của hệ thống ngân hàng.

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TPHCM vẫn công bố đều đặn số tuyệt đối vốn huy động, cho vay của các ngân hàng trên địa bàn, nhưng sao NHNN lại không thể công bố số liệu đó cho cả nước? Ba, bốn năm trước các số liệu này vẫn được NHNN công bố định kỳ, nay ngưng phải chăng vì nó đã trở thành số liệu mật? Nhìn sang tài chính, số liệu thu chi ngân sách hàng quí, hàng năm cũng được công khai. Không lẽ số tuyệt đối về huy động, cho vay lại bí mật hơn số liệu thu chi ngân sách?

Ngoài ra, các cuộc đối thoại giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp cũng như các tầng lớp xã hội khác về chính sách, thực thi chính sách đang ngày một kém hiệu quả. Còn với những cuộc đối thoại được các cơ quan quản lý chủ động tổ chức, nhiều khi các quan chức dùng những cách diễn đạt mà người nghe muốn hiểu ra sao cũng được.

Chẳng hạn câu chuyện tỷ giá hối đoái. Từ mười tháng nay, chưa có một cuộc đối thoại lớn nào về tỷ giá do NHNN tổ chức. Nhưng tỷ giá lại là đề tài được bàn luận sôi nổi trong hầu hết các cuộc hội thảo do báo chí, các viện nghiên cứu, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước... tổ chức. Kỳ vọng tỷ giá tăng theo hướng đồng nội tệ mất giá so với đô la Mỹ vẫn đang tồn tại do nhiều lý do và chính kỳ vọng đó đã khiến cho việc rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và niêm yết của ngân hàng ngày một khó khăn.

Thị trường ngoại hối nói riêng, tài chính nói chung và các lĩnh vực kinh tế khác khó vận hành tốt một khi hệ thống công bố thông tin vẫn chưa đầy đủ, kịp thời, cập nhật thường xuyên. Trong thời đại bùng nổ thông tin, nơi hàng hóa tiêu dùng, nguyên liệu, dịch vụ, các đồng tiền, sự phát triển của công nghệ mới biến động từng giây, mà thông tin không minh bạch, thì sự thiệt hại trước tiên chính là ở phía những người, những doanh nghiệp, những nền kinh tế đã không công khai đúng mức thông tin đó.

Độ mở của một nền kinh tế càng lớn, thì đòi hỏi của thế giới bên ngoài về thông tin với nền kinh tế ấy càng cao. Bởi thế cung cấp, truyền tải, ứng xử, xử lý thông tin phải trở thành một phần không thể thiếu của mỗi giai đoạn phát triển lên một mức cao hơn của kinh tế vĩ mô, của doanh nghiệp ở tầm vi mô. Thế nhưng một chiến lược về minh bạch thông tin lại chưa thấy được nói đến nhiều trong nghị quyết hội đồng quản trị của các doanh nghiệp, trong lộ trình xây dựng chính sách của các cơ quan soạn thảo và thực thi.

(Theo Thesaigontimes.vn)

Các công ty chứng khoán phải công khai danh mục

picture

Yêu cầu chi tiết theo danh mục đầu tư trong dự thảo trước đó đã được thay bằng chi tiết theo danh mục chứng khoán bị giảm giá/rủi ro.

Bộ Tài chính đã chính thức ban hành văn bản, trong đó bổ sung yêu cầu kê khai tình hình đầu tư tài chính của các công ty chứng khoán.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 162/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 về hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán.

Điểm thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong thời gian qua, được đưa ra trong dự thảo lấy ý kiến hoàn thiện trước đó, là yêu cầu các công ty chứng khoán phải công bố chi tiết tình hình đầu tư tài chính với danh mục các chứng khoán đầu tư. Và với thông tư vừa ban hành, điểm này đã chính thức được quy định.

Cụ thể, Điểm 2 Phụ lục số 1 của Thông tư sửa đổi, bổ sung điểm 04 Mục V - “Tình hình đầu tư tài chính”. Theo đó, trong bản thuyết minh báo cáo tài chính, các công ty chứng khoán phải kê khai chi tiết về danh mục chứng khoán thương mại, chứng khoán đầu tư (chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn), hoạt động đầu tư góp vốn, hoạt động đầu tư tài chính khác.

Việc kê khai được yêu cầu chi tiết danh mục cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ bị giảm giá/rủi ro theo số lượng, giá trị theo sổ kế toán đầu năm và cuối năm, tăng giảm so với giá trị trường, tổng giá trị theo giá trị trường. Yêu cầu cụ thể này cũng áp dụng đối với hoạt động đầu tư vào công ty con.

Theo phần mở rộng để xác định danh mục yêu cầu, việc thống kê chi tiết nói trên là với cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ bị giảm giá/rủi ro, hay các khoản đầu tư và công ty con bị lỗ. Như vậy, ở đây đã có sự khoanh vùng thay vì yêu cầu công khai tất cả các loại chứng khoán như nội dung dự thảo trước đó. Yêu cầu chi tiết theo danh mục đầu tư trong dự thảo đã được thay bằng chi tiết theo danh mục chứng khoán bị giảm giá/rủi ro.

Ngoài ra, trong bản thuyết minh các công ty chứng khoán cũng phải nêu lý do thay đổi giá trị hợp lý, chi tiết giá trị chứng khoán dùng để cầm cố, thế chấp cho các khoản nợ, chi tiết các chứng khoán đang thực hiện hợp đồng repo (giá trị ghi sổ, thời hạn, giá trị mua, bán lại của hợp đồng repo).

(Theo Vneconomy)

Tuesday 26 October 2010

Xem hình

Vấn đề mà lãnh đạo doanh nghiệp (DN) luôn phải đối mặt là làm sao tối ưu hóa quy trình kinh doanh (KD). Giải pháp là DN phải theo dõi toàn bộ quy trình theo thời gian thực và điều chỉnh kịp thời. DN có thể cần đến công cụ phần mềm để thực hiện công việc này.

Quy trình KD thay đổi thường xuyên


Theo bà Katrina Troughton, Phó Chủ tịch phụ trách Phần mềm khu vực châu Á Thái Bình Dương của IBM, trong một cuộc điều tra toàn cầu của IBM (phỏng vấn trực tiếp 275 nhà lãnh đạo trên toàn cầu về phương thức làm việc mới) cho thấy, các công ty hàng đầu trong nhiều lĩnh vực hiện đang tập trung nâng cao tính linh hoạt trong KD thông qua quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM). Nghiên cứu chỉ ra rằng: các công ty hàng đầu trên thị trường có xu hướng sử dụng gấp đôi các công cụ mô hình hóa và tự động hóa để thuận tiện cải tiến các quy trình nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó, mức độ sử dụng môi trường làm việc cộng tác của họ cũng tăng gấp ba lần so với trước đây.


Môi trường làm việc của DN thay đổi thường xuyên. Chẳng hạn, việc thêm đơn đặt hàng hoặc hủy bỏ hợp đồng diễn ra hàng ngày. Nhu cầu khách hàng cũng thay đổi theo thời gian. Số lượng những công việc như vậy ngày càng nhiều khiến đôi khi sự phản hồi của các bộ phận trong DN không nhanh chóng trong khi lãnh đạo không kiểm soát hết. “Theo thống kê của chúng tôi, mỗi ngày trên toàn thế giới có khoảng 800 tỷ giao dịch. Đây là lượng giao dịch khổng lồ và các DN lớn, các tập đoàn đa quốc gia nếu không quản lý được các quy trình nghiệp vụ này sẽ rất khó thành công”, bà Katrina Troughton nhận xét.


Quản lý theo thời gian thực, tối ưu hóa quy trình

Quản lý quy trình KD cần được áp dụng cho nhiều loại hình DN/tổ chức. Chẳng hạn, trong lĩnh vực y tế, việc cứu sống người còn quan trọng hơn KD. Nếu không được quản lý tốt, bác sỹ có thể quên mất một khâu nào đó trong quy trình nghiệp vụ hoặc y tá không báo cáo cho bác sỹ những thông tin quan trọng. Nếu áp dụng BPM, bác sỹ sẽ nhanh chóng được tiếp cận với các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán nhanh và tăng tính chính xác. Một yếu tố khác nữa là DN phải hoạt động dưới rất nhiều quy định nhà nước mà nếu không có quy trình nghiệp vụ tốt, DN sẽ dễ “rối” khi gặp các vấn đề về pháp lý.

“Chúng ta phải nhận thức được khi nào cần phải thay đổi quy trình? Thực tế các công ty hàng đầu thế giới đã thành công nhờ thích ứng nhanh khi môi trường KD thay đổi cũng như đáp ứng kịp thời những quy định mới của chính phủ, từ đó tăng tính cạnh tranh”, bà Katrina Troughton


Cuộc khảo sát của IBM cũng cho thấy đại bộ phận nhà lãnh đạo DN toàn cầu nhận thức được họ cần phải thay đổi cách thức vận hành DN của mình. Tuy nhiên, để thay đổi họ đều gặp phải vấn đề về tối ưu hóa quy trình KD.


Những vấn đề trên đặt ra nhu cầu về công cụ phần mềm BPM. Thông qua ứng dụng, phần mềm BPM, DN có thể đồng bộ hóa con người, dữ liệu và hệ thống trong quy trình. Từ đó, nhà quản lý DN có thông tin cần thiết như trạng thái hoạt động của các quy trình và đưa ra những giải pháp khả thi. Để nâng cao hiệu suất hoạt động, các nhóm làm việc của các phòng ban cũng cần đến các công cụ để thiết kế, triển khai, giám sát và thay đổi các quy trình nghiệp vụ.


Một ví dụ cụ thể là Globe Telecom, tập đoàn viễn thông lớn thứ 2 tại Philippines. Cũng như bất kỳ công ty đứng thứ 2 nào, họ luôn muốn vươn lên vị trí số 1 thị trường. Vấn đề họ gặp phải là làm thế nào để khách hàng tiếp tục quay lại với dịch vụ của họ mà không chuyển sang các đối thủ cạnh tranh khác. Quy trình quản lý KD trước đây của công ty khiến việc đưa sản phẩm mới và các chương trình khuyến mãi ra thị trường mất nhiều thời gian và chi phí. Globe Telecom đã quyết định ứng dụng BPM của IBM. Kết quả là họ kiểm soát theo thời gian thực quy trình, tương tác và điều chỉnh nhanh chóng theo tình hình thị trường.


Globe Telecom cũng tích hợp nhiều hệ thống tính cước khác nhau trên một giao diện duy nhất. Trong đó, các nhà nghiên cứu có thể tương tác thực hiện quản lý các luồng công việc của nhiều nhóm khác nhau nhằm phê duyệt và khắc phục sai sót, sửa chữa các vấn đề liên quan đến tính cước. Khi đo lường theo thời gian thực và có báo cáo kết quả KD nhanh chóng, Globe Telecom đã rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường của sản phẩm mới từ 6 tháng xuống còn 40 ngày và giảm chi phí phát triển sản phẩm tới 90%.

(Theo PCWorld)

Tối ưu hóa quy trình kinh doanh

Xem hình

Vấn đề mà lãnh đạo doanh nghiệp (DN) luôn phải đối mặt là làm sao tối ưu hóa quy trình kinh doanh (KD). Giải pháp là DN phải theo dõi toàn bộ quy trình theo thời gian thực và điều chỉnh kịp thời. DN có thể cần đến công cụ phần mềm để thực hiện công việc này.

Quy trình KD thay đổi thường xuyên


Theo bà Katrina Troughton, Phó Chủ tịch phụ trách Phần mềm khu vực châu Á Thái Bình Dương của IBM, trong một cuộc điều tra toàn cầu của IBM (phỏng vấn trực tiếp 275 nhà lãnh đạo trên toàn cầu về phương thức làm việc mới) cho thấy, các công ty hàng đầu trong nhiều lĩnh vực hiện đang tập trung nâng cao tính linh hoạt trong KD thông qua quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM). Nghiên cứu chỉ ra rằng: các công ty hàng đầu trên thị trường có xu hướng sử dụng gấp đôi các công cụ mô hình hóa và tự động hóa để thuận tiện cải tiến các quy trình nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó, mức độ sử dụng môi trường làm việc cộng tác của họ cũng tăng gấp ba lần so với trước đây.


Môi trường làm việc của DN thay đổi thường xuyên. Chẳng hạn, việc thêm đơn đặt hàng hoặc hủy bỏ hợp đồng diễn ra hàng ngày. Nhu cầu khách hàng cũng thay đổi theo thời gian. Số lượng những công việc như vậy ngày càng nhiều khiến đôi khi sự phản hồi của các bộ phận trong DN không nhanh chóng trong khi lãnh đạo không kiểm soát hết. “Theo thống kê của chúng tôi, mỗi ngày trên toàn thế giới có khoảng 800 tỷ giao dịch. Đây là lượng giao dịch khổng lồ và các DN lớn, các tập đoàn đa quốc gia nếu không quản lý được các quy trình nghiệp vụ này sẽ rất khó thành công”, bà Katrina Troughton nhận xét.


Quản lý theo thời gian thực, tối ưu hóa quy trình

Quản lý quy trình KD cần được áp dụng cho nhiều loại hình DN/tổ chức. Chẳng hạn, trong lĩnh vực y tế, việc cứu sống người còn quan trọng hơn KD. Nếu không được quản lý tốt, bác sỹ có thể quên mất một khâu nào đó trong quy trình nghiệp vụ hoặc y tá không báo cáo cho bác sỹ những thông tin quan trọng. Nếu áp dụng BPM, bác sỹ sẽ nhanh chóng được tiếp cận với các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán nhanh và tăng tính chính xác. Một yếu tố khác nữa là DN phải hoạt động dưới rất nhiều quy định nhà nước mà nếu không có quy trình nghiệp vụ tốt, DN sẽ dễ “rối” khi gặp các vấn đề về pháp lý.

“Chúng ta phải nhận thức được khi nào cần phải thay đổi quy trình? Thực tế các công ty hàng đầu thế giới đã thành công nhờ thích ứng nhanh khi môi trường KD thay đổi cũng như đáp ứng kịp thời những quy định mới của chính phủ, từ đó tăng tính cạnh tranh”, bà Katrina Troughton


Cuộc khảo sát của IBM cũng cho thấy đại bộ phận nhà lãnh đạo DN toàn cầu nhận thức được họ cần phải thay đổi cách thức vận hành DN của mình. Tuy nhiên, để thay đổi họ đều gặp phải vấn đề về tối ưu hóa quy trình KD.


Những vấn đề trên đặt ra nhu cầu về công cụ phần mềm BPM. Thông qua ứng dụng, phần mềm BPM, DN có thể đồng bộ hóa con người, dữ liệu và hệ thống trong quy trình. Từ đó, nhà quản lý DN có thông tin cần thiết như trạng thái hoạt động của các quy trình và đưa ra những giải pháp khả thi. Để nâng cao hiệu suất hoạt động, các nhóm làm việc của các phòng ban cũng cần đến các công cụ để thiết kế, triển khai, giám sát và thay đổi các quy trình nghiệp vụ.


Một ví dụ cụ thể là Globe Telecom, tập đoàn viễn thông lớn thứ 2 tại Philippines. Cũng như bất kỳ công ty đứng thứ 2 nào, họ luôn muốn vươn lên vị trí số 1 thị trường. Vấn đề họ gặp phải là làm thế nào để khách hàng tiếp tục quay lại với dịch vụ của họ mà không chuyển sang các đối thủ cạnh tranh khác. Quy trình quản lý KD trước đây của công ty khiến việc đưa sản phẩm mới và các chương trình khuyến mãi ra thị trường mất nhiều thời gian và chi phí. Globe Telecom đã quyết định ứng dụng BPM của IBM. Kết quả là họ kiểm soát theo thời gian thực quy trình, tương tác và điều chỉnh nhanh chóng theo tình hình thị trường.


Globe Telecom cũng tích hợp nhiều hệ thống tính cước khác nhau trên một giao diện duy nhất. Trong đó, các nhà nghiên cứu có thể tương tác thực hiện quản lý các luồng công việc của nhiều nhóm khác nhau nhằm phê duyệt và khắc phục sai sót, sửa chữa các vấn đề liên quan đến tính cước. Khi đo lường theo thời gian thực và có báo cáo kết quả KD nhanh chóng, Globe Telecom đã rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường của sản phẩm mới từ 6 tháng xuống còn 40 ngày và giảm chi phí phát triển sản phẩm tới 90%.

(Theo PCWorld)

Google trốn thuế siêu đẳng như thế nào?

Xem hình

''Hai người Ai Len'' và ''Sandwich Hà Lan'' giúp Google cắt giảm được 3,1 tỷ USD tiền thuế trong vòng 3 năm qua. Cơ quan thuế Mỹ chỉ còn biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Quá trình bao gồm hai chiến lược được giới luật sư gọi là “Hai người Ai Len” và “Sandwich Hà Lan” này đã giúp giảm tỷ lệ thuế đối với thu nhập từ nước ngoài của Google xuống 2,4%, thấp nhất trong top 5 công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ tính theo vốn hóa thị trường.

Chuyển giá

Chiến thuật của Google dựa trên việc “chuyển giá”, tức những giao dịch trên giấy giữa các công ty con để phân bổ thu nhập tới các thiên đường thuế trong khi chi phí lại rơi vào các nước có thuế suất cao hơn.

Hàng năm chiến thuật này khiến chính phủ Mỹ mất 60 tỷ USD tiền thuế.

Dân biểu Cộng hòa Dave Camp và các chính trị gia khác cho rằng thuế suất thuế TNDN 35% tại Mỹ quá cao so với các nước khác. Việc chuyển thu nhập đã giúp giảm thuế suất Google thực chịu năm ngoái xuống còn 22,2%.

Tài sản trí tuệ

Quá trình chuyển thu nhập thường bắt đầu khi các công ty như Google bán hoặc cấp phép sử dụng tài sản trí tuệ phát triển ở Mỹ cho một công ty con tại một nước có thuế suất thấp.

Lợi nhuận thu được từ công nghệ đó ở nước ngoài không được tính cho công ty mẹ mà là công ty con ở hải ngoại. Theo luật thuế tại Mỹ, công ty con này phải thanh toán tiền bản quyền cho công ty mẹ. Vì khoản thanh toán này cấu thành thu nhập chịu thuế nên công ty mẹ sẽ cố gắng để nó càng thấp càng tốt.

Sau ba năm thương thảo, năm 2006 Google được Sở thuế Hoa Kỳ chấp thuận việc sắp xếp chuyển giá. Sự chấp thuận này đi kèm một hiệp định bí mật còn gọi là thỏa thuận giá tiên tiến.

Google sẽ không tiết lộ mức giá họ sử dụng khi cấp giấy phép sử dụng công nghệ tìm kiếm và quảng cáo cùng nhiều tài sản vô hình khác ở Châu Âu, Trung Đông cho một đơn vị gọi là Google Ireland Holdings.

Văn phòng Dublin

Google Ireland Holdings lại sở hữu công ty Google Ireland Limited với 2.000 nhân viên làm việc trong một tòa văn phòng bóng lộn ở trung tâm Dublin, chỉ cách Nhà hát Grand Canal có một dãy nhà.

Công ty con tại Dublin này bán quảng cáo trên toàn cầu và đóng góp 88% doanh số 12.5 tỷ USD Google kiếm được ngoài nước Mỹ trong năm 2009.

Chuyển doanh thu tới Ireland giúp Google tránh thuế thu nhập tại Mỹ, nơi họ phát triển phần lớn công nghệ của mình. Cơ cấu như thế cũng làm giảm nghĩa vụ của công ty tại các nước Châu Âu có thuế suất tương đối cao nhưng lại là nơi khách hàng đặt trụ sở.

Lợi nhuận không nằm lại ở chi nhánh Dublin vì lợi nhuận trước thuế chỉ bằng 1% doanh số năm 2008. Chủ yếu là vì chi nhánh này đã trả 5,4 tỷ USD tiền bản quyền cho Google Ireland Holdings có “trụ sở quản trị thực tế” nằm tại Bermuda.

Các ông giám đốc hãng luật

Pháp nhân tại Bermuda này do hai công ty con của Google sở hữu mà trong ban giám đốc có tới hai ông chưởng lý và một nhà quản lý tại hãng luật Conyers Dill & Pearman, tại Bermuda.

Người lên kế hoạch về thuế gọi cách cơ cấu này là “Hai người Ai Len” vì nó dựa trên hai doanh nghiệp tại Ai Len.

Một trả tiền bản quyền để sử dụng tài sản trí tuệ nên cấu thành chi phí và giảm thu nhập chịu thuế ở Ai Len. Một thu tiền bản quyền tại các thiên đường thuế như Bermuda và né luôn được thuế Ai Len.

Sandwich Hà Lan

Đế tránh thuế rút vốn ở Ai Len, tiền từ công ty tại Dublin không được chuyển trực tiếp tới Bermuda. Nó đi vòng một chút tới Hà Lan vì luật thuế Ai Len miễn thuế đối với tiền bản quyền trả cho công ty tại các nước thành viên EU khác.

Khoản phí này trước hết đi tới Google Netherlands Holding B.V., công ty này lại trả khoảng 99,8% thu nhập của mình cho công ty tại Bermuda. Công ty con đóng tại Amsterdam chẳng có nhân viên nào cả.

Quá trình chuyển tiền giữa hai công ty phải đi qua Hà Lan nên mới thành biệt danh “Sandwich Hà Lan”.

Kể từ thập niên 60, Ai Len đã đi theo chiến lược đánh thuế thấp để hấp dẫn các công ty đa quốc gia. Một mặt chẳng đáng hoan nghênh mấy của sự hấp dẫn này là nó cho phép các công ty chuyển thu nhập ra khỏi nước này mà hầu như không phải chịu thuế.

Chuyển lợi nhuận ra

“Lợi nhuận được tích lũy ở trong Ai Len, muốn chuyển chúng khỏi nước này tương đối dễ,” Stewart nói. “Chuyển được là nhờ có Bermuda”.

Một khi lợi nhuận kiếm được ngoài nước Mỹ của Google tới được Bermuda, khó mà biết được chúng sẽ đi tiếp tới đâu. Công ty con hoạt động ở đây đã thay đổi tư cách pháp nhân của minh vào năm 2006 để biến thành công ty trách nhiệm vô hạn.

Theo luật của Ai Len, một công ty như thế không cần công khai các thông tin tài chính như báo cáo kết quả kinh doanh hay bảng cân đối kế toán.

“Thành lập lấy một công ty trách nhiệm vô hạn trong tập đoàn đã trở thành chuyện thường ngày ở Ai Len, chủ yếu là để tránh phải công khai,” Stewart nói.

Hoãn vô thời hạn

Về mặt kỹ thuật mà nói thì các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận ra nước ngoài chỉ đang hoãn chứ không tránh được việc nộp thuế mãi mãi.

Cái sự “hoãn” này kéo dài cho đến khi công ty quyết định đưa lợi nhuận trở về nước Mỹ. Thực tế, họ hiếm khi chuyển về nên “hoãn” trở thành “vô thời hạn”.

Trong khi đó các nhà hoạch định chính sách Mỹ lại lưỡng lự về vấn đề chuyển giá. Năm 2009, Bộ Tài chính đề suất áp thuế với một số hoạt động thanh toán đặc biệt giữa chi nhánh nước ngoài của các công ty Mỹ.

Các quan chức Bộ Tài chính ước tính sự thay đổi này có thể mang lại thêm 86,5 tỷ USD tiền thuế trong thập kỷ tới. Tuy vậy, sắc thuế này chìm vào quên lãng khi các đại gia công nghiệp và truyền thông ra tay vận động hành lang ở Quốc hội và Bộ Tài chính.

Chính quyền lo ngại

Trong khi chính quyền “vẫn lo ngại” về việc chiến thuật này có thể bị lạm dụng nhưng các quan chức đã quyết định “ngừng suy xét hướng cải cách các quy định đó cho đến khi nào chúng được nghiên cứu rộng rãi hơn,” Sandra Salstrom, phát ngôn viên Bộ Tài chính nói.

Nhà Trắng vẫn đề xuất đánh thuế lợi nhuận vượt mức của các chi nhánh tại nước ngoài để tránh chiến lược “chuyển thu nhập”, bà nói thêm

Các quy định về chuyển giá nên được thay thế bằng một hệ thống phân bổ thu nhập giữa các nước giống như cách các các bang ở Mỹ chia nhau thuế TNDN dựa trên các khía cạnh như doanh số hay số lượng nhân viên ở từng khu vực, Reuve S.Avi-Yonah, GĐ Chương trình thuế quốc tế tại Trường Luật ĐH Michigan nói.

“Hệ thống thuế đã mất tác dụng và tôi nghĩ nó cần phải bị bãi bỏ”, Avi-Yonah nói. “Các công ty thoải mái lách luật mà chẳng làm sao.”

Diễm Quỳnh
Theo Bloomberg

(Theo Dân Trí)

Popular Posts