Monday 30 July 2012

Thu nhập trên 9 triệu/tháng mới phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Người dân có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đồng thời, sẽ được giảm trừ tới 3,6 triệu đồng/tháng cho một người phụ thuộc. Đây là mức dự kiến điều chỉnh cao cách biệt so với đề xuất ban đầu của Bộ Tài chính về sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Sẽ tăng mức giảm trừ gấp 1,25 lần so với hiện hành

Sau 3 tháng lấy ý kiến các bộ ngành, cơ quan, bản mới nhất dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ.

Điểm tích cực nhất là Bộ này đã tăng mạnh các mức giảm trừ gia cảnh, khởi điểm chịu thuế so với tính toán ban đầu trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp.

Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng tương ứng trên 108 triệu đồng/năm, giảm trừ cho người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng/người tương ứng 43,2 triệu đồng/người/năm. Nói cách khác, mỗi người dân phải có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới là mức khởi điểm chịu thuế.

Các mức điều chỉnh trên cao gấp 1,25 lần so với mức hiện hành và tăng thêm 50% so với đề xuất ban đầu.

Trong khi đó, theo phương án ban đầu được công bố hồi tháng 3, Bộ Tài chính chỉ dự kiến tăng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế (khởi điểm chịu thuế) lên 6 triệu đồng/tháng, tăng mức giảm trừ cho người phụ thuộc lên 2,4 triệu đồng/tháng. Nếu so với mức hiện hành là trên 4 triệu đồng/tháng khởi điểm chịu thuế và 1,6 triệu đồng/tháng giảm trừ cho một người phụ thuộc, các mức dự kiến ban đầu này chỉ tăng thêm 50%.

Thời điểm Luật sửa đổi có hiệu lực sẽ bắt đầu từ 1/1/2014.
Theo một nguồn tin cho biết, lý do mà Bộ Tài chính sửa mạnh các mức điều chỉnh trên là vì nguyên cớ sau khi lấy kiến các cơ quan, bộ ngành, tỷ lệ không ủng hộ phương án của bộ chiếm phần lớn. Các mức giảm trừ trên đều được cho là quá thấp, sẽ trở nên lạc hậu vào thời điểm 2 năm tới, khi luật mới đi vào cuộc sống.

Bộ Tài chính khi đó cho hay, nguyên tắc tính khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân là phải cao hơn mức thu nhập bình quân toàn xã hội tại thời điểm Luật có hiệu lực. Nguyên tắc này đảm bảo những người có mức thu nhập trung bình trở xuống chưa phải nộp thuế. Đối chiếu nguyên tắc này vào thực tế cuộc sống, hầu hết, các ý kiến người dân đều cho rằng, mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng vào hiện tại năm 2012 còn chưa đủ sống, nhất là khu vực thành thị, nói gì tới năm 2014 mà còn phải nộp thuế.

Theo bài toán của Bộ Tài chính, 4 căn cứ làm cơ sở điều chỉnh thuế là mức tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2011-2015, biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Đề án cải cách tiền lương tối thiểu giai đoạn 2012-2013 và kết quả điều tra xã hội học của Tổng Cục thống kê về mức thu nhập và đời sống dân cư thực hiện vào năm 2010.

Tuy nhiên, tất cả các dự báo của Bộ Tài chính đều dựa trên kịch bản nền kinh tế phát triển bình thường, không lạm phát, không suy giảm, không có khủng hoảng xảy ra. Chưa kể, nhiều ý kiến chuyên gia cũng lo ngại, việc lấy kết quả điều tra mức sống dân cư từ năm 2010 để áp dụng cho năm 2014 thì giá trị thực tiễn, tính chính xác sẽ không còn nhiều.

Có thể thấy, phương án điều chỉnh mới về giảm trừ gia cảnh của Bộ Tài chính trùng với kiến nghị của Cục Thuế Tp HCM hồi đầu tháng 4.

Khi đó, Cục Thuế Tp HCM cho biết, Luật hiện hành đang tính mức khởi điểm chịu thuế bằng 6 lần lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp, gấp 2,5 lần mức GDP bình quân .

Áp dụng các tỷ lệ trên, căn cứ mức tăng lương tối thiểu thì mức khởi điểm chịu thuế trên 4 triệu đồng/tháng hiện hành sẽ tăng lên thành 9,9 triệu đồng/tháng vào năm 2014.

Nếu tính căn cứ vào GDP bình quân theo đầu người dự kiến 1.811-1.843 USD/năm/người vào năm 2014 thì mức khởi điểm chịu thuế đến năm 2014 sẽ tăng lên 8,9-9,1 triệu đồng/tháng.

Lại tiếp tục giữ nguyên biểu thuế 7 bậc

Ngoài ra, dự thảo mới nhất của Bộ Tài chính đã quyết định không sửa Biểu thuế lũy tiến từng phần như dự thảo ban đầu.

Theo đó, Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên cách tính thuế chia làm 7 bậc như luật hiện hành.

Trong đó, bậc 1 là thu nhập chịu thuế đến 5 triệu đồng/tháng có mức thuế 5%. Bậc 2 có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng nộp thuế 10%, bậc 3 thu nhập từ 10-18 triệu nộp thuế suất 15%, bậc 4 thu nhập từ 18-32 triệu đồng/tháng nộp thuế suất 20%, bậc 5 có thu nhập từ 32- 52 triệu đồng/tháng nộp thuế suất 25%, bậc 6 có thu nhập từ 52-80 triệu đồng/tháng thì nộp thuế suất 30%.

Bậc 7, thu nhập chịu thuế từ 80 triệu đồng/tháng trở lên sẽ phải nộp thuế suất 35%.

Biểu Thuế Thu nhập cá nhân hiện hành

Bậc thuế


Phần thu nhập tính thuế/tháng
(trđ)

Thuế suất (%)

1


Đến 5

5

2


Trên 5 đến 10

10

3


Trên 10 đến 18

15

4


Trên 18 đến 32

20

5


Trên 32 đến 52

25

6


Trên 52 đến 80

30

7


Trên 80

35

Trong khi trước đó, dự thảo ban đầu đã đưa ra phương án giảm biểu thuế lũy tiến xuống 6 bậc và bỏ thuế suất 35%. Trong đó, bậc 6 là giới hạn thu nhập chịu thuế từ 52 triệu trở lên nộp thuế suất 30%.

Lý giải của Bộ Tài chính khi đó cho rằng, thuế suất 35% là quá cao, không khuyến khích người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động và sẽ khó thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, nhân lực, lao động có tay nghề cao ở nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Hơn nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đang có lộ trình giảm dần, từ mức 25% hiện nay xuống 22-23% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020. Do vậy, bỏ thuế suất 35% thuế thu nhập cá nhân là nhằm tương ứng với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các ý kiến phản biện từ Hiệp hội Tư vấn Thuế cho rằng, để khuyến khích người dân nộp thuế thì cần hạ mức thuế suất bậc 1 xuống còn 2-3% thay vì 5%. Ngoài ra, khoảng cách thu nhập giữa các bậ thuế cần giãn ra như bậc 1 có thể từ 0-15 triệu đồng/tháng thay vì chỉ 5 triệu đồng/tháng như hiện nay.
Người dân có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đồng thời, sẽ được giảm trừ tới 3,6 triệu đồng/tháng cho một người phụ thuộc. Đây là mức dự kiến điều chỉnh cao cách biệt so với đề xuất ban đầu của Bộ Tài chính về sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Sẽ tăng mức giảm trừ gấp 1,25 lần so với hiện hành

Sau 3 tháng lấy ý kiến các bộ ngành, cơ quan, bản mới nhất dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ.

Điểm tích cực nhất là Bộ này đã tăng mạnh các mức giảm trừ gia cảnh, khởi điểm chịu thuế so với tính toán ban đầu trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp.

Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng tương ứng trên 108 triệu đồng/năm, giảm trừ cho người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng/người tương ứng 43,2 triệu đồng/người/năm. Nói cách khác, mỗi người dân phải có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới là mức khởi điểm chịu thuế.

Các mức điều chỉnh trên cao gấp 1,25 lần so với mức hiện hành và tăng thêm 50% so với đề xuất ban đầu.

Trong khi đó, theo phương án ban đầu được công bố hồi tháng 3, Bộ Tài chính chỉ dự kiến tăng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế (khởi điểm chịu thuế) lên 6 triệu đồng/tháng, tăng mức giảm trừ cho người phụ thuộc lên 2,4 triệu đồng/tháng. Nếu so với mức hiện hành là trên 4 triệu đồng/tháng khởi điểm chịu thuế và 1,6 triệu đồng/tháng giảm trừ cho một người phụ thuộc, các mức dự kiến ban đầu này chỉ tăng thêm 50%.

Thời điểm Luật sửa đổi có hiệu lực sẽ bắt đầu từ 1/1/2014.
Theo một nguồn tin cho biết, lý do mà Bộ Tài chính sửa mạnh các mức điều chỉnh trên là vì nguyên cớ sau khi lấy kiến các cơ quan, bộ ngành, tỷ lệ không ủng hộ phương án của bộ chiếm phần lớn. Các mức giảm trừ trên đều được cho là quá thấp, sẽ trở nên lạc hậu vào thời điểm 2 năm tới, khi luật mới đi vào cuộc sống.

Bộ Tài chính khi đó cho hay, nguyên tắc tính khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân là phải cao hơn mức thu nhập bình quân toàn xã hội tại thời điểm Luật có hiệu lực. Nguyên tắc này đảm bảo những người có mức thu nhập trung bình trở xuống chưa phải nộp thuế. Đối chiếu nguyên tắc này vào thực tế cuộc sống, hầu hết, các ý kiến người dân đều cho rằng, mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng vào hiện tại năm 2012 còn chưa đủ sống, nhất là khu vực thành thị, nói gì tới năm 2014 mà còn phải nộp thuế.

Theo bài toán của Bộ Tài chính, 4 căn cứ làm cơ sở điều chỉnh thuế là mức tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2011-2015, biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Đề án cải cách tiền lương tối thiểu giai đoạn 2012-2013 và kết quả điều tra xã hội học của Tổng Cục thống kê về mức thu nhập và đời sống dân cư thực hiện vào năm 2010.

Tuy nhiên, tất cả các dự báo của Bộ Tài chính đều dựa trên kịch bản nền kinh tế phát triển bình thường, không lạm phát, không suy giảm, không có khủng hoảng xảy ra. Chưa kể, nhiều ý kiến chuyên gia cũng lo ngại, việc lấy kết quả điều tra mức sống dân cư từ năm 2010 để áp dụng cho năm 2014 thì giá trị thực tiễn, tính chính xác sẽ không còn nhiều.

Có thể thấy, phương án điều chỉnh mới về giảm trừ gia cảnh của Bộ Tài chính trùng với kiến nghị của Cục Thuế Tp HCM hồi đầu tháng 4.

Khi đó, Cục Thuế Tp HCM cho biết, Luật hiện hành đang tính mức khởi điểm chịu thuế bằng 6 lần lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp, gấp 2,5 lần mức GDP bình quân .

Áp dụng các tỷ lệ trên, căn cứ mức tăng lương tối thiểu thì mức khởi điểm chịu thuế trên 4 triệu đồng/tháng hiện hành sẽ tăng lên thành 9,9 triệu đồng/tháng vào năm 2014.

Nếu tính căn cứ vào GDP bình quân theo đầu người dự kiến 1.811-1.843 USD/năm/người vào năm 2014 thì mức khởi điểm chịu thuế đến năm 2014 sẽ tăng lên 8,9-9,1 triệu đồng/tháng.

Lại tiếp tục giữ nguyên biểu thuế 7 bậc

Ngoài ra, dự thảo mới nhất của Bộ Tài chính đã quyết định không sửa Biểu thuế lũy tiến từng phần như dự thảo ban đầu.

Theo đó, Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên cách tính thuế chia làm 7 bậc như luật hiện hành.

Trong đó, bậc 1 là thu nhập chịu thuế đến 5 triệu đồng/tháng có mức thuế 5%. Bậc 2 có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng nộp thuế 10%, bậc 3 thu nhập từ 10-18 triệu nộp thuế suất 15%, bậc 4 thu nhập từ 18-32 triệu đồng/tháng nộp thuế suất 20%, bậc 5 có thu nhập từ 32- 52 triệu đồng/tháng nộp thuế suất 25%, bậc 6 có thu nhập từ 52-80 triệu đồng/tháng thì nộp thuế suất 30%.

Bậc 7, thu nhập chịu thuế từ 80 triệu đồng/tháng trở lên sẽ phải nộp thuế suất 35%.

Biểu Thuế Thu nhập cá nhân hiện hành

Bậc thuế


Phần thu nhập tính thuế/tháng
(trđ)

Thuế suất (%)

1


Đến 5

5

2


Trên 5 đến 10

10

3


Trên 10 đến 18

15

4


Trên 18 đến 32

20

5


Trên 32 đến 52

25

6


Trên 52 đến 80

30

7


Trên 80

35

Trong khi trước đó, dự thảo ban đầu đã đưa ra phương án giảm biểu thuế lũy tiến xuống 6 bậc và bỏ thuế suất 35%. Trong đó, bậc 6 là giới hạn thu nhập chịu thuế từ 52 triệu trở lên nộp thuế suất 30%.

Lý giải của Bộ Tài chính khi đó cho rằng, thuế suất 35% là quá cao, không khuyến khích người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động và sẽ khó thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, nhân lực, lao động có tay nghề cao ở nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Hơn nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đang có lộ trình giảm dần, từ mức 25% hiện nay xuống 22-23% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020. Do vậy, bỏ thuế suất 35% thuế thu nhập cá nhân là nhằm tương ứng với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các ý kiến phản biện từ Hiệp hội Tư vấn Thuế cho rằng, để khuyến khích người dân nộp thuế thì cần hạ mức thuế suất bậc 1 xuống còn 2-3% thay vì 5%. Ngoài ra, khoảng cách thu nhập giữa các bậ thuế cần giãn ra như bậc 1 có thể từ 0-15 triệu đồng/tháng thay vì chỉ 5 triệu đồng/tháng như hiện nay.
VNN

Mediplast: Nợ khó đòi lớn hơn vốn điều lệ?

Tại ĐHCĐ của CTCP Nhựa Y tế (Mediplast) vừa qua, cổ đông của Công ty lần đầu tiên được tiếp cận một số thông tin chính thức về tình hình Công ty. Tuy nhiên, những thông tin này khiến họ buồn nhiều hơn vui.

Hoàng Duy

Theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2011, Mediplast có doanh thu 64,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, Báo cáo kiểm toán cho thấy, Công ty có khoản phải thu khách hàng 18,5 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ là 16,5 tỷ đồng. Báo cáo kiểm toán đã ngoại trừ phần này do: “Đến thời điểm lập báo cáo, chúng tôi (các kiểm toán viên) chưa nhận được đầy đủ các bản đối chiếu xác nhận số dư công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán, người mua trả tiền trước và phải trả khác”.

Ngoài ra, Công ty có hàng tồn kho trị giá 12,8 tỷ đồng và Báo cáo kiểm toán cũng ngoại trừ bởi “không có cơ sở để đánh giá mức độ giảm giá của những vật tư, hàng hóa kém, mất phẩm chất và chậm luân chuyển”.

Tổng giá trị của hai nhóm tài sản bị kiểm toán viên ngoại trừ kể trên lớn gần gấp đôi vốn điều lệ của Công ty. Băn khoăn về điều này, nhiều cổ đông đã yêu cầu Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Mediplast giải trình, làm rõ tại sao cho khách hàng nợ nhiều như vậy, trách nhiệm thuộc về ai, khoản phải thu khách hàng này đã trở thành nợ khó đòi chưa, vì sao lại không có đầy đủ chứng từ đối chiếu công nợ? Tuy nhiên, những chất vấn của cổ đông đã không được giải trình ngay tại ĐHCĐ. Bà Lê Thị Minh Châu, Chủ tịch HĐQT cho biết, sẽ trả lời cổ đông sau bằng văn bản.

Theo ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Báo cáo kiểm toán đã ngoại trừ khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho rất lớn so với vốn điều lệ Công ty. Ý kiến ngoại trừ là đúng nếu có thuyết minh đầy đủ, có danh sách khách hàng nợ phải thu và có đánh giá con nợ không phải là DN khó khăn, DN phá sản; có phân tích tuổi nợ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và không phải là nợ khó đòi… Trích lập dự phòng phải thu khó đòi 886,6 triệu đồng từ đầu năm chuyển xuống, phải lập dự phòng thêm nếu có đánh giá lại và xác định có nợ khó đòi. Số đầu kỳ phải thu khách hàng đã là 18,2 tỷ đồng, số cuối kỳ là 18,5 tỷ đồng, như vậy cũng có khả năng đây là nợ quá hạn khó đòi. Tương tự như vậy, hàng tồn kho phải có thuyết minh cụ thể được chủng loại hàng tồn kho, thời gian tồn kho. Theo ông Mai, nếu chưa có đầy đủ các thông tin như trên, kiểm toán viên thận trọng thì có thể đưa ra báo cáo từ chối đưa ra ý kiến hoặc là không chấp nhận.

(Theo ĐTCK)

CHI HOA HỒNG CHO KHÁCH: LỢI BẤT CẬP HẠI

BBT: Từ lâu nay, việc chi hoa hồng giảm giá phí kiểm toán đã trở thành phổ biến, thành tệ nạn của hoạt động kiểm toán… Chúng tôi giới thiệu bài viết “Chi hoa hồng cho khách: Lợi bất cập hại” của hoạt động bảo hiểm để bạn đọc và các công ty kiểm toán tham khảo.

(Ngọc Lan)

“Nếu chị mua hợp đồng mới, em sẽ giảm cho chị 5% trên phí đóng 1 năm; nếu chị giới thiệu cho em khách hàng mua bảo hiểm mới, em gửi chị 5% hoa hồng, ngoài ra khách hàng mua bảo hiểm mới cũng được giảm 5% trên phí bảo hiểm đóng 1 năm”, đây là một lời mời gọi khá hấp dẫn được một đại lý bảo hiểm nhân thọ đưa ra gần đây.

Chi hoa hồng cho khách hàng bằng việc giảm tiền ngay trên số phí bảo hiểm phải đóng (dù Luật Bảo hiểm không cho phép) là việc làm không lạ, không mới và đã trở thành một cái lệ rất xấu của các đại lý bảo hiểm phi nhân thọ. Khối nhân thọ từng khá xa lạ với việc này, nhưng khi việc khai thác kinh doanh khó khan, nhiều đại lý bảo hiểm nhân thọ cũng đã tìm cách “trưng dụng” chiêu này để dễ bán bảo hiểm hơn.

Theo Luật Bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm được chi trả cho đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, người có công trong khâu phân phối sản phẩm bảo hiểm đến tận tay người tham gia bảo hiểm. Hoa hồng được trả để đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm bù đắp cho các chi phí đã bỏ ra trong khâu khai thác, bán sản phẩm bảo hiểm và trả công cho chính họ. Luật cũng quy định rõ, không được chi trả hoa hồng bảo hiểm cho tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam; bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình…

Tại các công ty bảo hiểm, cũng chỉ có quy định chi hoa hồng cho đại lý, chứ không có quy định nào về chi hoa hồng cho khách hàng hay người giới thiệu khách hàng. Nhiều công ty bảo hiểm cũng có những quy chế riêng nằm trong bộ quy tắc những điều đại lý/tư vấn tài chính không được làm, kèm những chế tài xử phạt từ nhẹ đến nặng.

Trở lại câu chuyện chi hoa hồng cho khách của đại lý kể trên, anh này cho biết, 6 tháng đầu năm 2012, doanh thu phí khai thác mới của cả nhóm của anh mới đạt 2 tỷ đồng, trong khi chỉ tiêu đăng ký với công ty là 5 tỷ đồng. Kế hoạch 6 tháng đầu năm chưa đạt được 50%, trong khi tình hình khai thác cuối năm chưa chắc đã sáng hơn.

“Để tăng doanh thu, chúng tôi dành phải tự trích một phần hoa hồng của mình cho khách hàng hoặc người giới thiệu để khuyến khích mua bảo hiểm.

Bù lại, với việc mang về đủ doanh thu cho công ty bảo hiểm, đại lý sẽ được hưởng những khoản thưởng tháng, quý”, anh cho biết.

Chi hoa hồng cho khách hàng chỉ là thỏa thuận ngầm giữa đại lý và khách hàng. Chính vì là thỏa thuận ngần nên một số công ty bảo hiểm dù có quy định rất nghiêm với những hành vi này (cảnh cáo lần đầu, lần thứ hai tái phạm sẽ cho đại lý nghỉ việc) cũng rất khó phát hiện xử lý. Hơn nữa, công ty cũng không thể can thiệp quá sâu vào mối quan hệ giữa đại lý/ tư vấn và khách hàng được.

Dù vẫn biết, chi hoa hồng lại cho khách hàng là việc “bất đắc dĩ” của đại lý/ tư vấn bảo hiểm, bởi đại lý không có thu nhập gì nhiều ngoài hoa hồng và tiền thưởng doanh thu, tiền thi đua của công ty. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu hiện tượng này biến thành một trào lưu thì lợi bất cập hại.

Nhìn sang khối bảo hiển phi nhân thọ, hệ lụy của việc chi hoa hồng tràn lan cho khách hàng là việc rất nhiều khách hàng của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thể điềm nhiên “đàm phán” đòi chia hoa hồng với đại lý bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm muốn bán hàng phải cắt hết hoa hồng, rồi tìm cách kiếm lại từ công ty bảo hiểm khiến chi phí bán hàng của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ đội lên rất cao. Cuộc rượt đuổi về chi hoa hồng cho đại lý, cho khách hàng khiến nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước mệt mỏi vì thu không đủ bù chi. Trong khi đó, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thì đành phải đứng ngoài nhiều phân khúc dịch vụ béo bỏ, vì đấu không nổi trong cuộc chiến hoa hồng này.

Có thể, hiện nay, ở khối nhân thọ, việc chi hoa hồng cho khách chưa đến mức đáng báo động, nhưng nếu tình trạng này không được các công ty bảo hiểm nhân thọ kiểm soát chặt chẽ hơn thì việc chi hoa hồng trở thành phong trào là khó tránh khỏi. Hiện tượng nhìn nhau làm ngơ không phải không có. Và khi hoa hồng dần trở thành một vũ khí lợi hại để đại lý cạnh tranh thì thị trường bảo hiểm rất dễ…loạn.

(Theo ĐTCK)

Wednesday 25 July 2012

Đôi điều cần lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính của công ty niêm yết

N

ăm 2011 là năm mà các doanh nghiệp trên thế giới cũng như Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Khủng hoảng kinh tế tại Mỹ và khủng hoảng nợ công Châu Âu, lạm phát tăng kéo theo lãi suất ngân hàng tăng cao, cắt giảm đầu tư công cũng như cắt giảm chi tiêu trong toàn bộ nền kinh tế khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh, nhưng doanh thu thì sụt giảm. Trong khi đó, sức ép đối với các doanh nghiệp niêm yết để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch là rất lớn. Trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, các doanh nghiệp niêm yết có thể sẽ vận dụng rất nhiều các thủ thuật kế toán để “đánh bóng” báo cáo tài chính và “thổi phồng” lợi nhuận nhằm giữ giá cổ phiếu, tránh sức ép của cổ đông, hoặc nhằm thu hút thêm nhiều cổ đông để tăng nguồn vốn chống đỡ lại những cơn sóng gió của khó khăn tài chính…Trước những gian lận, thủ thuật kế toán ngày càng tinh vi, khi kiểm toán, các kiểm toán viên (KTV) cần phải lưu ý để có thể phát hiện những gian lận và giảm thiểu rủi ro kiểm toán, đảm bảo tin cậy cho công chúng về các thông tin sau kiểm toán. Đây là một vấn đề không đơn giản. Bài viết này chỉ xin trình bày đôi điều cần lưu ý khi kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty niêm yết” xuất phát từ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính này.

Đầu tiên, cần thận trọng xem xét trường hợp công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Bởi lẽ khác với các công ty chưa niêm yết, cổ phiếu của công ty niêm yết được mua bán tự do trên thị trường. Và nếu có bất cứ gian lận hoặc sai sót gì trong việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn mà không bị phát hiện thì nhà đầu tư là người phải gánh chịu thiệt hại khi mua những cổ phiếu này. Vấn đề sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu công ty niêm yết tăng vốn “khống”, tăng vốn mà không hề tăng tài sản tương ứng đi kèm bởi khi đó cổ phiếu phát hành thêm không hề có giá trị thực và chẳng qua cũng chỉ là giấy lộn. Để kiểm soát được vấn đề này, KTV cần làm rõ số vốn tăng lên đó hiện đang thể hiện chủ yếu ở những chỉ tiêu nào bên phần tài sản và phải đảm bảo được tính có thực cũng như giá trị của những tài sản này. Nếu tăng vốn tương ứng với tăng tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản cố định… thì sẽ đơn giản cho việc kiểm tra và xác nhận. Tuy nhiên khi việc tăng vốn lại tương ứng với việc tăng một loại tài sản “nhạy cảm” như tiền mặt, phải thu khác, hoặc đầu tư tài chính thì KTV cần phải hết sức thận trọng thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán, thậm chí là cảnh giác với các gian lận có thể xảy ra khi kiểm toán các khoản mục này. Ví dụ, tăng vốn góp bằng tiền mặt nhưng ngay lập tức lại chuyển tiền cho các đối tác để thực hiện dự án và treo thành khoản phải thu khác. Thông thường những khoản nợ kiểu này bao giờ cũng có đầy đủ biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ. Đây là một trong những điểm mà KTV cần chú ý, bởi lẽ việc lấy thông tin xác nhận hay đối chiếu công nợ đó, đơn vị được kiểm toán hoàn toàn có thể “đạo diễn” từ những công ty vệ tinh của họ. Còn trên thực tế thì dự án, hay các công trình đó như thế nào? Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở đó ra sao? Tiến độ thực hiện như thế nào? Hay chỉ là dự án trên giấy? Nếu chúng ta không chú ý tới thông tin này thì nhà đầu tư có thể bị đánh lừa về giá trị tài sản của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư có thể rất rủi ro. Như vậy, với số dư phải thu khác quá lớn, KTV cần phải làm rõ mục đích chuyển tiền cho các đối tác là gì, có hợp lý hay không vì thông thường ít khi nào một công ty có thể chuyển các khoản tiền lớn cho đối tác chỉ với lý do chung chung là để thực hiện dự án ABC nào đó khi dự án chưa có dấu hiệu tiến triển gì vì nếu khả quan, khoản tiền kia đã được trình bày trên một khoản mục khác chứ không còn là phải thu khác nữa.

Thứ hai, về các khoản đầu tư tài chính. Trên báo cáo tài chính của các công ty chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều các khoản đầu tư tài chính là đầu tư vào cổ phiếu (hay đầu tư góp vốn). Nếu cổ phiếu được đầu tư là cổ phiếu đã niêm yết thì vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn vì cổ phiếu có giá giao dịch tương đối rõ ràng và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được đầu tư thì đã kiểm toán và được công bố. Vậy với cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết thì sao? Vấn đề là chúng ta cần xem xét liệu có cần phải lập dự phòng cho sự giảm giá của các khoản đầu tư không. Nếu các khoản đầu tư được xếp vào loại đầu tư thương mại ngắn hạn thì việc lập dự phòng sẽ căn cứ vào giá giao dịch thực tế của cổ phiếu. Nhưng tính đến thời điểm này thì chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xác định giá giao dịch cho cổ phiếu chưa niêm yết như thế nào. Văn bản gần đây nhất là Công văn số 322/UBCK-QLPH ngày 04 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng chỉ nói rằng trong khi chờ văn bản hướng dẫn, trường hợp chưa có giá tham chiếu để làm cơ sở trích lập dự phòng, các công ty kiểm toán cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp, xem xét giá tham khảo từ các nguồn tin cậy (báo chí, thông tin trên thị trường) và giá trị sổ sách để làm giá trị tham khảo và nêu rõ trong báo cáo tài chính kiểm toán. Như vậy hướng dẫn về vấn đề này còn khá mơ hồ và thường cái gì còn mơ hồ thì cũng rất dễ rủi ro vì mang nặng cảm tính. Nhưng vấn đề cần quan tâm hơn lại là khi các khoản đầu tư tài chính này được xếp vào đầu tư dài hạn. Như chúng ta đã biết, việc lập dự phòng hay không đối với các khoản đầu tư dài hạn được căn cứ vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư, nếu lỗ và làm vốn chủ nhỏ hơn vốn góp thì dự phòng sẽ được trích lập. Do vậy lập dự phòng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin tài chính từ doanh nghiệp được đầu tư. Vậy trong quá trình kiểm toán, KTV đã thực hiện những thủ tục đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp được đầu tư chưa và nếu chưa thì khi giá trị các khoản đầu tư tài chính là lớn và trọng yếu thì KTV đã đưa ra ý kiến gì trong trường hợp này.

Thứ ba, cần lưu ý nếu các công ty niêm yết tham gia các hợp đồng Ủy thác đầu tư hay đầu tư ủy thác, trong đó công ty niêm yết có thể là bên nhận ủy thác hoặc bên đi ủy thác. Vấn đề cần quan tâm ở đây là tính chặt chẽ trong các điều khoản của hợp đồng. Bởi trong nhiều trường hợp, hợp đồng được ký kết chủ yếu để nhằm một mục đích khác chứ không phải mục đích ủy thác đầu tư đích thực. Ví dụ có thể bản thân công ty niêm yết theo luật không được thực hiện một hoạt động kinh doanh nào đó nên đã chuyển vốn cho công ty khác thực hiện thông qua cái gọi là "Hợp đồng ủy thác đầu tư", hoặc các công ty tài chính thì không được phép huy động tiền gửi không kỳ hạn nên đã huy động thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư, hoặc đơn giản chỉ là sự chuyển vốn qua lại giữa các công ty trong cùng một tập đoàn. Chính vì chỉ là ngụy trang nên các hợp đồng này thường không chặt chẽ, có khi chỉ quy định ngắn gọn rằng bên A ủy thác cho bên B đầu tư một số vốn trong một thời gian cụ thể và bên B có trách nhiệm trả một mức lãi cố định cho bên A mà không hề có điều khoản nào quy định về việc nếu khoản đầu tư không sinh lời thì có phải trả lãi cố định không, nếu thua lỗ làm mất vốn thì thiệt hại tính cho bên nào. Chính vì những quy định hời hợt và lỏng lẻo đó mà việc ghi nhận và trình bày các vấn đề liên quan đến hợp đồng trên là không thể thực hiện. Bởi lẽ nếu đúng theo bản chất hợp đồng ủy thác, thua lỗ sẽ thuộc về bên ủy thác thì tại bên ủy thác sẽ phải xem xét cụ thể khoản vốn kia đã được đầu tư (cho vay hay góp vốn) vào đâu, từ đó đánh giá tình hình tài chính tại nơi nhận đầu tư để ước tính những rủi ro có thể có đối với số vốn đem đi ủy thác, còn đối với bên nhận ủy thác thì chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc ghi nhận trường hợp nhận ủy thác này nhưng hợp lý hơn cả là theo dõi ngoại bảng cả với khoản nhận ủy thác và khoản đem đầu tư hộ (ủy thác). Còn nếu hợp đồng quy định thua lỗ thuộc về bên nhận ủy thác thì lúc này, đối với bên ủy thác đây được xem là khoản cho vay với lãi suất cố định và rủi ro đối với khoản đầu tư này phụ thuộc vào khả năng trả nợ của bên nhận ủy thác, còn đối với bên nhận ủy thác đây được xem là khoản vay trả lãi cố định để lấy tiền đi đầu tư. Các quy định khác nhau của hợp đồng sẽ dẫn tới cách ghi nhận, đánh giá và trình bày rất khác nhau vì vậy nếu hợp đồng không có những điều khoản quy định chặt chẽ thì KTV không thể có căn cứ để đánh giá về việc ghi nhận và trình bày của các công ty.

*********

T

rên đây là một số điểm chúng tôi đề cập để các KTV lưu ý khi tiến hành kiểm toán công ty niêm yết. Thực tế còn vô số những thủ thuật kế toán có thể được thực hiện để làm đẹp báo cáo tài chính sao cho có lợi nhất đối các doanh nghiệp niêm yết. Nhưng điều quan trọng là các KTV phải luôn tìm hiểu bản chất của các chỉ tiêu được thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó là gì, trên thực tế giá trị thực sự của nó ra sao, có phản ánh đúng năng lực tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Hay nói cách khác các KTV cần tôn trọng thái độ hoài nghi nghề nghiệp để có thể tiến hành các thủ tục kiểm toán cho phù hợp và giảm thiểu rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất./.

(Theo Tạp chí kiểm toán)

Friday 20 July 2012

Kết quả kiểm toán tại các DNNN : Hiệu quả đầu tư thấp

Kiểm toán nhà nước vừa công bố kết quả kiểm toán tại các DNNN và các tổ chức tài chính ngân hàng. Các số liệu cho thấy việc kinh doanh tại các DN này đang có nhiều bất ổn.
Tính đến ngày 31/12/2010, tổng nợ phải thu của 21 tập đoàn, TCty lên tới 56.656 tỉ đồng, trong đó nợ phải thu trên tổng tài sản là 9,7% và trên vốn chủ sở hữu là 36,09%. Theo đại diện Kiểm toán nhà nước là do chưa có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Sống nhờ vào vốn vay

Theo báo cáo, tại rất nhiều DNNN, tỉ lệ vốn bị chiếm dụng cao, trong đó phải kể đến nợ phải thu trên tổng tài sản của TCty Xây dưng Trường Sơn là 50,88%, TCty Xây dựng đường thuỷ 37,58%, TCty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi 31,13%, tập đoàn HUD 22,73%...

Các DN này còn tồn tại rất nhiều vấn đề như nợ quá hạn và khó đòi phát sinh lớn, việc xác định, kiểm kê sản phẩm dở dang, nguyên nhiên liệu xuất dùng và tồn kho chưa chính xác... Việc này phổ biến ở TCty xây dựng đường thuỷ, Cty TNHH NN MTV Diesel Sông Công, Cty CP đầu tư xây dựng và lắp máy TMC...
Theo kết luận của Kiểm toán nhà nước, mặc dù tỉ lệ đầu tư tài chính so với tổng vốn tài sản, vốn điều lệ của các DN không lớn nhưng đa số các tập đoàn, TCty có hoạt động đầu tư ngoài ngành nên đã phần nào ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chính và nhiệm vụ nhà nước giao. Điển hình của việc này là Vinaline với 672 tỉ đồng, bằng 10,37% vốn điều lệ; tập đoàn TKV với 1.828,8 tỉ đồng, bằng 12,09% vốn điều lệ, tập đoàn EVN với 4.551,4 tỉ đồng, bằng 4,13% vốn điều lệ...

Nhiều DN do kinh nghiệm quản trị kém và ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế nên hoạt động đầu tư hiệu quả thấp, thua lỗ. Dẫn chứng cụ thể về vấn đề này phải kể tới tập đoàn TKV, tỉ suất lợi nhuận/vốn đầu tư vào tài chính, chứng khoán, bất động sản là 7,94%, cơ khí đóng tàu là 4,61%; hay như trường hợp EVN, tỉ suất lợi nhuận/vốn đầu tư vào tài chính, chứng khoán, bất động sản 7,83%, hoạt động viễn thông lỗ 1.057 tỉ đồng...

Không chỉ có vậy, 11/21 tập đoàn, TCty hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng, vốn vay, trong đó một số DN có hệ số nợ phải trả trên cả vốn chủ sở hữu và lợi ích của cổ đông thiểu số cao nên dễ gặp phải nguy cơ mất cân đối tài chính. Trong số này phải kể tới TCty Xây dựng Trường Sơn 9,19 lần, TCty Xây dựng và phát triển hạ tầng 4,79 lần, Vinaline 3,12 lần, EVN 3,83 lần... Thậm chí có DN huy động và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất cân đối lớn về nguồn vốn.

Báo cáo của Kiểm toán nhà nước cũng chỉ ra rằng, đa số các DN kê khai thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước chưa đầy đủ. Số thuế và các khoản còn phải nộp ngân sách nhà nước đến ngày 31/12/2010 của các tập đoàn, TCty được kiểm toán là 7.579 tỉ đồng, trong đó kiểm toán kiến nghị tăng thêm 547 tỉ đồng.

Nhà nước thất thu

Ông Đào Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Kiểm toán nhà nước cho biết, hiện nay, các tập đoàn, TCty đang quản lý và sử dụng một số lượng lớn diện tích đất đai và tài nguyên, chỉ tính vài tập đoàn mà con số đã lên tới hàng trăm ngàn m2, chẳng hạn HUD sở hữu 31.114 m2, TCty Xây dựng đường thủy 179.265 m2, TCty 15 – BQP 321.219 m2, Vinaline 5.729 m2... Song trên thực tế, nhiều diện tích chưa được các địa phương ký hợp đồng cho thuê hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến việc ngân sách nhà nước bị thất thu tiền sử dụng, cho thuê đất. Cũng theo ông Dũng, không chỉ công tác quản lý đất tại nhiều DN còn yếu kém mà còn không kiểm soát tốt tài nguyên, khoán sản được giao, ông này dẫn chứng, ngay ở tập đoàn TKV, Cty TNHH MTV Than Uông Bí hợp tác kinh doanh với Cty PT Vietmindo Energitama (Indonesia) sản lượng than khai thác thực tế là 2010 742.500 tấn vượt 242.500 tấn/năm so với sản lượng được phép khai thác...

Mặc dù ngay tại buổi công bố, ông Lê Minh Khái - Phó Tổng kiểm toán nhà nước đã lưu ý: Đây là những số liệu kiểm toán cách đây gần 2 năm nên có thể đã lạc hậu! Song, với những gì mà kiểm toán công bố vẫn là những lời cảnh báo quan trọng đối với các tập đoàn, TCty nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh như hiện nay.

(Theo DDDN)

Xăng tăng 400 đồng/lít từ 10 giờ tối nay

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tối 20/7 công bố điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu thêm 300-400 đồng một lít, gây không ngạc nhiên cho thị trường và người tiêu dùng.

Theo thông báo này, xăng không chì RON 95 có giá mới 21.500 đồng một lít, trong khi xăng 92 là 21.000 đồng, cùng tăng 400 đồng so với giá cũ. Diesel cũng tăng 400 đồng lên 20.300 đồng (loại 0,05S) và 20.250 đồng (loại 0,25S) mỗi lít.

Dầu hỏa bán lẻ tại hệ thống Petrolimex có mức tăng thấp nhất, 300 đồng lên 20.150 đồng một lít. Trong khi đó, dầu madút giữ nguyên 17.650 đồng một lít.

Quyết định điều chỉnh có hiệu lực từ 22h ngày 20/7, áp dụng trên toàn hệ thống phân phối của tập đoàn đang dẫn đầu về thị phần xăng dầu này.

Giá tăng vào giờ muộn, lại rất bất ngờ, nên nhiều người trả tiền mua xăng cũng không biết giá đã tăng rồi. Ảnh: Hoàng Lan
Giá tăng vào giờ muộn, lại bất ngờ, nên nhiều người trả tiền mua cũng không biết giá đã tăng rồi. Ảnh: Hoàng Lan

Đây là lần đầu tiên giá xăng dầu tăng sau 5 lần giảm giá từ đầu năm tới nay. Gần đây nhất ngày 2/7, giá xăng giảm 600 đồng về mức 20.600 đồng. Trong khi đó, giá các mặt hàng khác như dầu diesel, dầu hỏa, dầu madút có mức giảm từ 200 đồng tới 300 đồng/lít, kg.

Quyết định điều chỉnh này gây bất ngờ cho giới quan sát. 5 lần trước, thông báo điều chỉnh thường được phát đi bởi Bộ Tài chính. Nhưng lần này, thông tin lại xuất phát từ doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp rất
Mức điều chỉnh tương tự cũng được áp dụng tại các đại lý của Xăng dầu Quân đội. Ảnh: Nhật Minh

Hơn một tiếng trước khi Petrolimex ra thông báo tăng giá, Bộ Tài chính cũng đăng tải trên website công văn nêu chi tiết giá cơ sở và giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên, Bộ Tài chính chỉ yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rà soát lại phương án tính giá trong điều kiện giá cơ sở của những mặt hàng này đang cao hơn giá bán hiện hành từ 71 đồng tới 412 đồng mỗi lít, kg tùy mặt hàng.

Cách ứng xử của liên bộ Tài chính - Công Thương cũng như đơn vị đầu mối lớn nhất hiện nay có thể được hiểu như một động thái trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc ấn định giá bán lẻ.

Bản thân trong thông báo tăng giá của mình, Petrolimex cũng khẳng định đang làm theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính – Công Thương. Đây chính là hành lang pháp lý cho phép doanh nghiệp được quyền chủ động xây dựng giá bán lẻ mà suốt 3 năm qua hầu như họ chưa được áp dụng.

Ngoài Petrolimex, các đầu mối khác vẫn chưa đưa ra thông báo tăng giá bán lẻ. Tổng công ty Xăng dầu Quân đội trên website công ty lúc 23h ngày 20/7 vẫn niêm yết giá bán xăng RON 92 là 20.600 đồng một lít. Tuy nhiên, theo khảo sát của VnExpress, một số đại lý của tổng công ty tại Hà Nội đã tăng giá trước đó 1-2 tiếng.

Giá xăng dầu tăng đúng 20 ngày sau khi điện cũng áp dụng giá bán mới cao hơn trước 5%. Quyết định điều chỉnh này được đưa ra sau khi cơ quan thống kê các tỉnh thành phố lớn cho biết chỉ số giá tiêu dùng tại các địa phương tháng 7 tiếp tục xu hướng giảm. Riêng TP HCM, CPI giảm 0,57% còn Hà Nội giảm 0,29%, mức giảm lớn nhất trong suốt thập kỷ qua.


(Theo Vnexpress)

Thursday 19 July 2012

Trích lập dự phòng cổ phiếu OTC: Hết mò mẫm!


Sau 12 năm không có bất cứ văn bản nào hướng dẫn CTCK trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán chưa niêm yết (OTC), gây nên nhiều hệ lụy đáng ngại, Bộ Tài chính dự kiến sẽ ban hành hướng dẫn về nội dung này trong năm nay.

Hữu Đạo

12 năm chờ đợi và hệ lụy

12 năm ra đời và hoạt động của TTCK là ngần ấy năm thị trường mong ngóng Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn CTCK trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán OTC. Điều này đã gây nên không ít phiền toái cho các CTCK, mà trường hợp CTCK TP. HCM (HSC) khiếu nại lên Bộ Tài chính năm ngoái là điển hình.

Vì nguyên tắc thận trọng, HSC đã trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC cho năm 2007 là 16,8 tỷ đồng, năm 2008 là 99,6 tỷ đồng. Thế nhưng, cơ quan thuế không đồng ý phương án trích lập của HSC, nên quyết định truy thu thuế trên 19 tỷ đồng và 4,1 tỷ đồng tiền phạt nộp chậm thuế.

Không đồng ý với quyết định này, HSC đã khiếu nại lên Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính). Cùng kiến nghị này, nhưng có lúc Bộ Tài chính có văn bản đồng ý phương án trích lập của HSC, nhưng thời điểm khác lại có văn bản với nội dung trái ngược. Kết cục, HSC phải nộp khoản thuế trên 19 tỷ đồng, nhưng không bị truy thu 4,1 tỷ đồng tiền chậm nộp thuế.

Vì không có văn bản hướng dẫn CTCK trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán OTC, nên các CTCK có hai cách ứng xử khác nhau. Thứ nhất, CTCK vẫn trích lập khoản dự phòng này để minh bạch hiệu quả hoạt động, thông tin trích lập mang tính lưu hành nội bộ, nhưng không tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN. Thứ hai, CTCK không trích lập dự phòng khoản đầu tư OTC, với lý do chưa có hướng dẫn.

Theo tổng giám đốc một CTCK, với những CTCK có khoản đầu tư chứng khoán OTC lớn, thì việc không trích lập dự phòng là điều đáng báo động. Bởi lẽ, nhiều CTCK phải chịu khoản lỗ rất lớn từ danh mục đầu tư chứng khoán OTC, nhưng trên trên sổ sách kế toán, khoản lỗ này thường không được thể hiện, hoặc chỉ thể hiện một phần nhỏ. Điều này khiến cổ đông, nhà đầu tư không nhận diện được rủi ro tài chính đang tiềm ẩn tại CTCK trong bối cảnh giá cổ phiếu OTC giảm mạnh và gần như mất thanh khoản.

“Sớm có hướng dẫn CTCK trích lập dự phòng đầu tư OTC còn hỗ trợ CTCK giảm bớt gánh nặng về thuế. Việc không được khấu trừ vào chi phí khoản trích lập dự phòng đầu tư cổ phiếu OTC, khiến các CTCK phải đóng thuế nhiều hơn so với hiệu quả kinh doanh thực mà họ đạt được trong kỳ. Điều này đang khiến cho bức tranh hiệu quả hoạt động của CTCK chưa thực sự xác thực”, vị tổng giám đốc trên nói.

Sẽ thực hiện theo Thông tư năm 2009

Theo TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tuy không có văn bản riêng hướng dẫn CTCK trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán OTC, nhưng nội dung này đã được lồng vào dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đối với lĩnh vực chứng khoán, mà Bộ Tài chính đang xây dựng. Theo kế hoạch, Thông tư này sẽ được ban hành trong năm nay.

Dự thảo Thông tư quy định: CTCK thực hiện trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh theo Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại DN.

Nhận xét về dự thảo quy định trên, giám đốc pháp chế một CTCK cho rằng, quy định này không rõ ràng, sẽ gây phiền toái cho CTCK khi áp dụng. Bởi lẽ, Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định: “Các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng khoán như các CTCK, công ty quản lý quỹ…, việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện theo quy định riêng”.

Do vậy, để có căn cứ hướng dẫn rõ ràng CTCK thực hiện trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán OTC, dự thảo nên sửa đổi theo hướng: “CTCK thực hiện trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư 228/2009/TT-BTC (quy định về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán của các DN nói chung)”.

Theo đó, đối với các loại chứng khoán OTC, thì giá thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi 3 CTCK tại thời điểm lập dự phòng. Trường hợp không xác định được giá trị thị trường của chứng khoán, thì CTCK không phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.


(Theo ĐTCK)

BCKT có yếu tố tùy thuộc nên hiểu là báo cáo chấp nhận từng phần hay báo cáo chấp nhận toàn phần?

Thực hiện chức năng kiểm toán độc lập sau khi thực hiện kiểm toán phải đưa ra một trong 4 loại ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính. Trường hợp ý kiến kiểm toán có yếu tố tùy thuộc chưa thực sự rõ ràng, nên hiểu là báo cáo chấp nhận từng phần hay báo cáo chấp nhận toàn phần?

1.1. Ý kiến chấp nhận toàn phần

Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận). Ý kiến chấp nhận toàn phần cũng có hàm ý rằng tất cả các thay đổi về nguyên tắc kế toán và các tác động của chúng đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và đã được đơn vị nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Ý kiến chấp nhận toàn phần được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo tài chính được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được kiểm toán viên phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên; Báo cáo tài chính sau khi điều chỉnh đã được kiểm toán viên chấp nhận. Trường hợp này thường dùng mẫu câu: “Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính sau khi đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên, đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu...”.

Ý kiến chấp nhận toàn phần còn được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo kiểm toán có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến báo cáo tài chính, nhưng không có ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán. Đoạn nhận xét này thường đặt sau đoạn đưa ra ý kiến nhằm giúp người đọc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
Ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là báo cáo tài chính được kiểm toán là hoàn toàn đúng, mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó là không trọng yếu.

1.2. Ý kiến chấp nhận từng phần

Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Điều này cũng có nghĩa là nếu các yếu tố do kiểm toán viên nêu ra trong báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì báo cáo tài chính đó đã không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.

Yếu tố tuỳ thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, như các vấn đề liên quan đến tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc một khoản doanh thu có thể không được công nhận làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

Yếu tố tuỳ thuộc do kiểm toán viên nêu ra thường liên quan đến các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên. Việc đưa ra yếu tố tuỳ thuộc cho phép kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm kiểm toán của mình nhưng cũng làm cho người đọc báo cáo tài chính phải lưu ý và tiếp tục theo dõi khi sự kiện có thể xảy ra.

Ví dụ về báo cáo kiểm toán có yếu tố tuỳ thuộc:

“Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan, tuỳ thuộc vào:

- Khoản chi XY VNĐ được Hội đồng quản trị thông qua”.

- Khoản doanh thu XX VNĐ được chấp nhận;

Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, và những phần không chấp nhận do không đồng ý với Giám đốc hay do công việc kiểm toán bị giới hạn, là quan trọng nhưng không liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn đến “ý kiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận”. Ý kiến chấp nhận từng phần còn được thể hiện bởi thuật ngữ “ngoại trừ” ảnh hưởng của các vấn đề không được chấp nhận, bằng mẫu câu: “ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) của những vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu...” .

2. Một số bàn luận về báo cáo kiểm toán có yếu tố tùy thuộc trong VSA 700 và trong các giáo trình kiểm toán đang giảng dạy

Như đã trích dẫn, theo VSA số 700, có 1 số điểm sau chưa thực sự rõ ràng và logic:

Thứ nhất, khi trình bày về ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tùy thuộc, VSA 700 có đưa ví dụ là phụ lục số 02, tuy nhiên tại phụ lục số 02 lại là “Phụ lục số 02: Ví dụ Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần (có đoạn ghi thêm ý kiến)”

Thứ hai, VSA cũng nêu “Ý kiến chấp nhận từng phần còn được thể hiện bởi thuật ngữ “ngoại trừ” ảnh hưởng của các vấn đề không được chấp nhận, bằng mẫu câu: “ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) của những vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu...”” như vậy, có thể hiểu, ý kiến chấp nhận từng phần chỉ được đưa ra khi có 1 phần được ngoại trừ chứ không bao gồm yếu tố tùy thuộc.

Trong các giáo trình về kiểm toán đang sử dụng, các tác giả cũng trích dẫn nguyên văn theo VSA 700, vẫn để báo cáo chấp nhận từng phần bao gồm cả báo cáo có yếu tố tùy thuộc và cũng trích dẫn cả ví dụ về báo cáo có yếu tố tùy thuộc như trong VSA 700. Điều này làm cho người đọc, bao gồm nhiều giảng viên và sinh viên một sự hiểu nhầm hoặc khó hiểu về các loại báo cáo kiểm toán.

3. Quan điểm của tác giả về báo cáo kiểm toán có yếu tố tùy thuộc

Theo quan điểm của tác giả, khi có yếu tố tùy thuộc, báo cáo kiểm toán vẫn thuộc loại báo cáo chấp nhận toàn phần (có lưu ý, có đoạn nhận xét) chứ không phải là báo cáo chấp nhận từng phần, vì các nguyên nhân sau:

Theo quy định của VSA 700, kiểm toán viên chỉ không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp xảy ra một trong các tình huống có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, như: a- Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn; b- Không nhất trí với Giám đốc đơn vị được kiểm toán về việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán, hoặc sự không phù hợp của các thông tin ghi trong báo cáo tài chính hoặc phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Như đã trích dẫn, yếu tố tuỳ thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, như các vấn đề liên quan đến tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc một khoản doanh thu có thể không được công nhận làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty, yếu tố tuỳ thuộc do kiểm toán viên nêu ra thường liên quan đến các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên, cho nên, có thể thấy yếu tố tùy thuộc, do là yếu tố không chắc chắn, nên kiểm toán viên chỉ có thể lưu ý người đọc chứ chưa thể khẳng định về tính trọng yếu của phần hành đó, nên không thể không chấp nhận phần hành đó trong báo cáo tài chính (vẫn chấp nhận toàn phần nhưng có lưu ý).

Bên cạnh đó, VSA 700 cũng đã khẳng định, báo cáo chấp nhận từng phần còn được thể hiện bởi thuật ngữ “ngoại trừ”, điều này là hợp lý, chấp nhận từng phần là khi có 1 phần hành của báo cáo không được chấp nhận mà kiểm toán viên phải chắc chắn về mức độ trọng yếu của phần hành đó ở thời điểm hiện tại, như khi không có được thông tin về phần hành đó (phạm vi kiểm toán bị hạn chế) hoặc không nhất trí về phương pháp kế toán hay việc trình bày phần hành đó (không nhất trí với Giám đốc).

Hơn nữa, theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 700 (ISA 700), yếu tố tùy thuộc là một yếu tố trọng yếu không chắc chắn như các tình huống có thể xảy ra trong tương lai: các vụ kiện,.., đây là một trong những yếu tố không ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán viên, kiểm toán viên chỉ nhấn mạnh để lưu ý người đọc nhưng vẫn khẳng định báo cáo tài chính là trung thực và hợp lý (“true and fair”) (ISA 700, paragraph 46-56).

Như vậy, vì những lý do nêu trên, theo quan điểm của tác giả, trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cần bổ sung trường hợp báo cáo kiểm toán có yếu tố tùy thuộc vào ý kiến chấp nhận toàn phần (có đoạn lưu ý) và ý kiến chấp nhận từng phần chỉ được đưa ra khi có yếu tố ngoại trừ chứ không bao gồm trường hợp có yếu tố tùy thuộc.

Kết luận

Trên đây là một số bàn luận và quan điểm của tác giả về báo cáo kiểm toán có yếu tố tùy thuộc được quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700. Rõ ràng, không quá khó khăn để hiểu và áp dụng trường hợp báo cáo kiểm toán có yếu tố tùy thuộc, tuy nhiên, việc quy định chưa thống nhất và chưa logic vấn đề trên trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có thể dẫn đến sự hiểu lầm và áp dụng không chính xác bản chất của vấn đề, gây sự khó hiểu cho người đọc. Bởi vậy, việc sửa đổi cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế và tạo sự rõ ràng trong việc áp dụng chuẩn mực là một việc thực sự cần thiết./.

(Theo Tạp chí Kiểm toán)

Sunday 8 July 2012

Thương hiệu Việt trước áp lực bị thâu tóm

Ý kiến của hầu hết các chuyên gia cho thấy dù các thương hiệu Việt bán cho ai thì thương hiệu đó cũng không hề mất đi. Tuy nhiên, trong sân chơi toàn cầu, quan trọng là thương hiệu đó từ quốc gia nào.
Sự ra đi của các thương hiệu lớn khiến nhiều người đặt câu hỏi: Thương hiệu Việt có khả năng tồn tại?

Sau hơn hai thập niên mở cửa, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã xây dựng được những thương hiệu nổi tiếng trong nước như: Thorakao, Biti’s, Phở 24, X men, Diana, Trung Nguyên, Toàn Mỹ, Tribeco, Vinamilk, Mỹ Hảo, P/S, Highlands Coffee... Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, rất nhiều trong số các thương hiệu này, bằng nhiều hình thức, đã thuộc quyền sở hữu của các công ty nước ngoài.

Do mình hại mình: Thiếu kiến thức quản trị về thương hiệu tất yếu dẫn đến sự mai một của nhiều thương hiệu.

Theo các chuyên gia thương hiệu, nguyên nhân đầu tiên khiến các thương hiệu Việt đang bị “biến mất” là do các chủ DN không nhận thức đúng tầm quan trọng của việc làm thương hiệu, dẫn đến sự lãng quên của người tiêu dùng.

Chẳng hạn, thương hiệu Thorakao từng được người tiêu dùng ưa chuộng vào những năm 1960-1970 và những năm đầu thập niên 1990, Thorakao đã trở thành thương hiệu có tên tuổi trên thị trường nội địa và được đông đảo kiều bào ở nước ngoài tin dùng.

Nhiều tập đoàn đa quốc gia khi qua Việt Nam làm ăn cũng đã đặt vấn đề mua lại hoặc mời Thorakao liên doanh. Tuy nhiên, chủ nhân thương hiệu này đã kiên định với lập trường: “Dù thế nào đi nữa cũng phải giữ gìn nghề gia truyền”.

Kiên định là vậy nhưng trong chiến lược kinh doanh, Thorakao dường như không hề quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu bởi cho rằng: “Hễ sản phẩm tốt thì thương hiệu ắt sẽ có thị trường”.

Chính vì im hơi lặng tiếng nên mặc dù Thorakao vẫn có mặt trên thị trường, doanh thu xuất khẩu khá cao, nhưng cái tên Thorakao vẫn chỉ tồn tại mờ nhạt, thậm chí không ít người còn cho rằng, công ty này đang hoạt động cầm chừng.

Tương tự, nước tương Nam Dương dù được người tiêu dùng một thời ưa chuộng và thương hiệu cũng được xếp vào loại “bền bỉ, vượt thời gian”, nhưng thương hiệu này cũng đang bị “nhạt dần” trong lòng người tiêu dùng.

Theo bà Liên Phương, Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường Epinion, nguyên nhân khác khiến thương hiệu Việt đang bị lãnq quên là do người tiêu dùng Việt Nam vẫn hoài nghi, thậm chí dị ứng với sản phẩm trong nước. Một phần do tâm lý vọng ngoại, phần khác do sản phẩm Việt chưa thực sự hiểu người tiêu dùng, dẫn đến chiến lược thương hiệu sai và cũng chưa tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng.

Kết quả nghiên cứu của Epinion cho thấy, 60% người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng trẻ, có quan niệm tiêu cực về thương hiệu Việt vì cho rằng, sản phẩm lúc đầu rất tốt nhưng càng về sau chất lượng không ổn định và đảm bảo; 40% cho rằng thương hiệu Việt chưa hiểu người tiêu dùng.

Để thương hiệu Việt không dần bị biến mất, bà Phương khuyến cáo: “Yếu tố quan trọng nhất là phải biết chất lượng sản phẩm đến từ đâu và duy trì thế nào để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Muốn làm được điều này thì phải biết lắng nghe người tiêu dùng và phải thực hiện tốt việc kết hợp giữa chiến lược kinh doanh và thương hiệu”.

Nhiều khảo sát cũng cho biết, số DN đánh giá đúng tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường, lắng nghe phản hồi của người tiêu dùng trước khi đưa ra các quyết định về chiến lược kinh doanh cũng như coi trọng chiến lược về marketing và thương hiệu còn khá hạn chế.

Trong khi đó, việc nghiên cứu và khảo sát thị trường được thực hiện rất bài bản và thường xuyên tại hầu hết các DN nước ngoài. Lấy ví dụ về Nescafé, dù đã trở thành thương hiệu toàn cầu nhưng khi qua Việt Nam, để thương hiệu không bị mai một và cũng là cách chiếm được cảm tình người tiêu dùng Việt, thương hiệu này đã mạnh dạn đổi gu cà phê cho người Việt.

Ông Lê Quang Phúc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Giải pháp phát triển DN BDSC, cũng cho rằng: “Để nuôi dưỡng thương hiệu, các DN Việt Nam cũng cần hiểu người tiêu dùng và có cách làm thương hiệu riêng cho người Việt”.

Tâm đắc ý kiến này, bà Bích Liễu, Trưởng phòng thị trường Công ty Tân Hiệp Phát, cũng khẳng định: “Thương hiệu Trà xanh không độ được nhiều người nhớ là do trong chiến lược sản phẩm, chúng tôi luôn tuân thủ tiêu chí: Không cung cấp những gì mình có mà chỉ đưa ra những sản phẩm người tiêu dùng cần”.

Do ta hại mình: Cạnh tranh không lành mạnh đã khiến nhiều thương hiệu tự chết dần.

Do áp lực cạnh tranh, các DN đang phải đua nhau tung ra nhiều chiêu thức cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thị trường thời gian qua đã có không ít sản phẩm do cách làm thương hiệu đã khiến người tiêu dùng “ngoảnh mặt”.

Đơn cử gần đây, các thương hiệu như mì gói, nước tương thay vì quảng cáo để nâng cao chất lượng sản phẩm thì một số DN lại tung ra những chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh, dọa người tiêu dùng về những hợp chất có hại trong các sản phẩm của đối thủ.

Như “mì Omachi rất ngon mà không sợ nóng" vì làm bằng khoai tây, nước tương Chinsu không có chứa 3-MCPD nên an toàn cho cả nhà, hoặc mì Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)...

Điều đáng nói là khi đưa ra các chiêu thức quảng cáo này, một số thương hiệu lại rơi vào thế “gậy ông đập lưng ông”. Chẳng hạn, theo kết quả phân tích của Công ty CP Khoa học công nghệ Sắc ký Hải Đăng, trong một gói mì Tiến Vua, tỷ lệ chất transfat là 0,097% chứ không phải là 0 như đã quảng cáo.

Hoặc quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua với sợi mì không phẩm màu độc hại E 102, nhưng qua kiểm tra, mì Tiến Vua (loại cũ) và một số loại khác đều chứa E 102. Hay mì khoai tây Omachi chỉ có 5% nguyên liệu là khoai tây.

Rõ ràng, sau mỗi sự vụ được tung hê và làm rõ trắng đen, các thương hiệu trên đều bị giảm doanh số đáng kể. Về hiện tại, tuy các sản phẩm chưa mất đi, nhưng rõ ràng sức sống và uy tín thương hiệu đang bị mai một dần trong lòng người tiêu dùng.

Theo báo cáo vừa hoàn thành của dự án thương hiệu châu Á do B&Company Việt Nam phối hợp thực hiện cùng Nikkei BP Consulting: “So với trước đây, các DN Việt Nam đã chú trọng hơn đến việc xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, các DN Việt Nam nên chú ý hơn đến tính sáng tạo, đột phá khi xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình. Điều này gắn liền với việc xây dựng một chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ đồng bộ, trong đó đặt trọng tâm vào việc mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng và tích hợp các giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ, đồng thời gắn liền với việc tạo hình ảnh và phong cách riêng cho thương hiệu. Điều này sẽ giúp cho thương hiệu có được một “tính cách” riêng và có khả năng để lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của người tiêu dùng”.

Bán rồi có mất? Câu hỏi được lặp lại sau nhiều bài học đắt giá, liệu tư duy về thương hiệu và thương hiệu toàn cầu có thay đổi?

Gần đây, nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập liên tiếp diễn ra, điển hình như vụ X-Men, vụ Công ty CP Diana bán toàn bộ cổ phiếu cho Công ty Unicharm (Nhật Bản). Tiếp đến là thương hiệu Phở 24 bán 100% cho Highlands Coffee.

Rồi Highlands Coffee lại bán 50% cổ phần cho Jollibee (Philippines), kế tiếp là vụ Kinh Đô vừa hoàn tất việc sáp nhập với Vinabico và Vinabico sẽ trở thành công ty TNHH do Kinh Đô sở hữu 100% vốn, Tập đoàn Lotte cũng vừa nắm giữ hơn 38% cổ phần của Bibica...

Trước hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bán lại cho nước ngoài, không ít người đã đặt câu hỏi: “Liệu các thương hiệu Việt bán đi có bị mất không? Thương hiệu Việt có còn tồn tại trong những cuộc cạnh tranh sắp tới?”. Câu hỏi này đặt ra vì DN Việt Nam từng có những bài học đắt giá khi bán thương hiệu cho nước ngoài. Ví dụ điển hình nhất vẫn là kem đánh răng Dạ Lan.

Trong khoảng thời gian từ 1990-1995, kem đánh răng Dạ Lan chiếm tới 30% thị phần kem đánh răng cả nước. Tuy nhiên, ông chủ thương hiệu này đã bán Dạ Lan cho tập đoàn Colgate Mỹ với giá 3 triệu USD, trong khi định giá thương hiệu này lên đến trên 20 triệu USD.

Với 3 triệu USD mua lại Dạ Lan và Sơn Hải, đến nay Colgate đã trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường hóa mỹ phẩm Việt Nam. Còn Dạ Lan dù đã quay trở lại thị trường, nhưng tiêu thụ hiện vẫn đang gặp khó khăn giống y như thời kỳ mới ra đời, không có cơ hội trước các thương hiệu lớn của nước ngoài. Có lẽ đến bây giờ, ông chủ thương hiệu Dạ lan mới nhận ra, để chiếm thêm 1% thị phần, cần phải tốn hàng triệu USD cho chi phí tiếp thị.

Vấn đề này cũng được các thành viên Friday Business Forum (một dự án phi lợi nhuận dành cho cộng đồng DN Việt Nam) đặt ra. Một thành viên của nhóm là ông Lê Quang Phúc cho rằng: “Có hai khả năng dẫn đến việc mua bán thương hiệu. Một là, chiến lược đầu tư tài chính, kiếm lợi nhuận; hai là, do không trụ nổi hoặc không còn khả năng dẫn dắt thương hiệu phát triển tốt hơn”.

Trường hợp Highlands Coffee mua Phở 24, trong khi thương hiệu này đang bị tuột dốc về độ tin cậy của người tiêu dùng do giá cao và chất lượng không đồng nhất trong hệ thống chuỗi cửa hàng, có nhiều khả năng nghiêng về mục tiêu đầu tư tài chính, động cơ mua dường như xuất phát đơn thuần từ kiếm lời (nghĩa là sẽ bán lại với giá cao hơn).

Có thể việc bán một lúc hai chuỗi cà phê và phở sẽ gia tăng giá trị của thương vụ và quy mô mà Jollibee muốn thâm nhập thị trường Việt Nam. X-Men thì không trụ nổi do áp lực cạnh tranh, còn Diana và Phở 24 nếu tiếp tục một mình sẽ không phát triển được thương hiệu ra thế giới, nên các ông chủ này đã chọn chiến lược tạm gọi là “gửi con” để kỳ vọng thương hiệu của mình sẽ phát triển xa hơn.

Và câu chuyện mua bán vào thời điểm này chính là con đường ngắn nhất để các thương hiệu Việt củng cố sức mạnh, vươn ra thế giới. Ông Đỗ Anh Tú, Tổng giám đốc Công ty Diana, từng khẳng định: “Việc Unicharm trở thành cổ đông nắm cổ phần chi phối sẽ giúp Diana cải tiến về công nghệ, phát triển sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu thông qua mạng lưới rộng khắp toàn cầu của Unicharm”.

Còn Kinh Đô khi sáp nhập với Vinabico cũng cho biết, tận dụng được thế mạnh của Vinabico ở các sản phẩm bánh tươi, mảng sản phẩm Kinh Đô chưa mạnh. Bên cạnh đó, sản phẩm kẹo trang trí của Vinabico gần như không có đối thủ trong nước, lại được xuất khẩu nhiều.

Ngược lại, Vinabico cũng tận dụng được hiệu quả hệ thống phân phối mạnh với 120.000 điểm bán hàng trên cả nước của Kinh Đô. Theo báo cáo thường niên năm 2011 của Vinabico, lượng hàng bán nhờ tận dụng hệ thống này chiếm tỷ trọng hơn 70% tổng doanh thu năm 2011 của Công ty.

Về thương vụ tay ba Jollibee, Highlands Coffee và Phở 24, nếu Jollibee dự định sẽ khai thác thương hiệu Phở 24 cho toàn chuỗi bán lẻ của họ ở Philippines và dùng nó khai thác thị trường thế giới thì khi đó, dòng tiền trong tương lai sẽ rất lớn và con số 20 triệu USD được xem là rẻ. Ông Trần Hoàng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vietnam Marcom, cũng cho rằng, Phở 24 sau khi bán sẽ tốt hơn, còn Highlands Coffee vẫn là ẩn số.

Mua bán, sáp nhập là quy luật tất yếu của các thị trường mới nổi, những nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore... cũng từng trải qua giai đoạn tương tự như Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh kinh tế mở cửa, sản xuất, kinh doanh đình trệ, các DN Việt Nam rất khó bảo vệ thương hiệu.

Vì vậy, DN rất cần sự định hướng, dẫn dắt của các hiệp hội, bộ, ngành và Chính phủ. Lý giải thêm nguyên nhân các DN lâm vào tình cảnh phải bán thương hiệu, ông Phúc cho rằng, ngoài thực tế khó khăn do tình hình kinh tế, các DN Việt Nam thường bị hạn chế trong cách giữ và phát triển thương hiệu, nhận thức về sở hữu và điều hành còn kém, thường áp dụng cùng một cách quản lý trong cách làm kinh doanh và thay đổi phương pháp quản lý rất chậm, trong khi tốc độ kinh tế lại phát triển quá nhanh nên dẫn tới bị suy yếu.

Với các thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực như Phở 24, Highlands Coffee, ông Nanthorn Limtrakarn, Phó chủ tịch Hiệp hội Quản trị doanh nghiệp Thái Lan, cho rằng: “Điểm yếu của DN Việt Nam là quá ít kinh nghiệm, chuyên môn để tổ chức một hệ thống quản lý nhượng quyền chặt chẽ và có khoa học để chinh phục thị trường nội địa và vươn ra thế giới. Tuy nhiên, đem thực phẩm Việt Nam đi chinh phục thị trường thế giới thì chỉ có chính DN Việt mới làm được, vì chỉ có họ mới có tình yêu và niềm tự hào về sản phẩm của mình”.

Mặc dù, theo ý kiến của hầu hết các chuyên gia về thương hiệu, dù các thương hiệu Việt bán cho ai thì thương hiệu đó cũng không hề mất đi. Trong sân chơi toàn cầu, quan trọng là thương hiệu đó từ quốc gia nào chứ không phải hễ người khác điều hành thì thương hiệu đó sẽ bị mất.

Tuy nhiên, ông Trần Hoàng khẳng định: “Các thương hiệu Việt chỉ thật sự không bị mất đi khi thương hiệu đó đạt được bề dày uy tín, có được sự tinh túy, mang được hồn Việt, cốt cách của Việt Nam. Chẳng hạn, gốm sứ Minh Long nếu bán đi thì vẫn là niềm tự hào của thương hiệu Việt, nhưng một số sản phẩm khác nếu chưa đạt độ tinh túy, bề dày uy tín thương hiệu tại thị trường trong nước thì nếu bán cũng không có ý nghĩa gì cả và việc mất thương hiệu sẽ rất có khả năng xảy ra”.

Các thương vụ lớn gần đây

Phở 24, Highlands Coffee bán lại cho Jollibee: 20 triệu USD

Thương vụ tại Việt Nam nằm trong chiến lược mở rộng của Jollibee Food Corp. (JFC). JFC đã mua lại 50% cổ phần của tập đoàn SuperFoods, tập đoàn sở hữu chuỗi Highlands Coffee tại Việt Nam, hệ thống nhà hàng nhượng quyền thương mại Hard Rock Café tại Macau, Hồng Kông và Việt Nam, hệ thống Phở 24 tại Việt Nam và các nước châu Á khác.

Với hàng loạt các vụ thâu tóm trên, Jollibee đặt mục tiêu trở thành chuỗi cửa hàng số 1 tại châu Á và cuối cùng là có tên trong danh sách những thương hiệu hàng đầu thế giới.

Diana bán lại cho Unicharm: 184 triệu USD


Công ty CP Diana bán lại 95% cổ phần cho Unicharm của Nhật. Theo tạp chí The Asset, thương vụ này trị giá 184 triệu USD. Đối với Unicharm, sau nhiều năm kinh doanh tại Việt Nam, từ năm 2007, sản phẩm ở phân khúc cao của Unicharm là băng vệ sinh Sofy và tã giấy Mamy Poko chưa thể phát triển mạnh và đạt thị phần như mong đợi (thị phần nhỏ đến mức không thể thống kê được).

Vì thế, mua lại Diana, Unicharm cùng lúc đặt hai mục tiêu: thị trường Việt Nam và trở thành trung tâm xuất khẩu qua Trung Quốc và cả Đông Nam Á.

Trong khi đó, Diana muốn tăng trưởng bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu trong dài hạn thì phải chọn 1 trong 3 con đường: hoặc tiếp tục tự thân vận động bằng các nguồn vốn vay ngân hàng, hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng, hoặc sáp nhập với một đối tác chiến lược mạnh.

Lotte thâu tóm Bibica: sở hữu 35,65%

Việc thâu tóm Bibica của tập đoàn Lotte đã được thực hiện trong thời gian khá dài, cụ thể mua 4,6 triệu cổ phiếu (tương đương 30,15%) trên sàn từ năm 2007, sau đó đến đầu năm 2008 mua thêm 5,5% cổ phần, chiếm tỷ lệ sở hữu lên đến 35,65%. Tính đến 3/2012, chưa cần sở hữu đến 49%, nhưng Lotte đã nắm vị trí chủ chốt và quyền điều hành quan trọng trong công ty Bibica thông qua hai chức danh quan trọng là chủ tịch HĐQT và giám đốc tài chính.

Trước mắt, thương vụ mua Bibica, Lotte đã có thể sản xuất sản phẩm ngay tại Việt Nam, thừa hưởng trên 20.000 cửa hàng phân phối, bán lẻ của Bibica, nên bánh kẹo Lotte sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Các cổ đông Bibica lo ngại, giống như kịch bản đã diễn ra ở nhiều DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) khác, hoạt động trong nhiều năm liền không có lãi và dần dà Bibica chỉ còn là công cụ phục vụ cho Lotte.


Theo DNSG

Saturday 7 July 2012

DOANH NGHIỆP NÊN KÝ HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN SỚM

Nếu các DN quyết định ký hợp đồng kiểm toán ngay trong quý I của năm, các kiểm toán viên sẽ có thời gian tiếp cận với BCTC từng quý, thì công việc soát xét sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều. Ông Bùi Văn Mai, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã chia sẻ với ĐTCK.

Hải Vân thực hiện.

v Ông lý giải thế nào về tình trạng chênh lệch số liệu trên BCTC trước và sau soát xét, kiểm toán tại nhiều DN niêm yết thời gian gần đây?

Theo tôi, sự chênh lệch giữa con số trên BCTC trước và sau kiểm toán cũng là điều bình thường, chứng tỏ các kiểm toán viên đã tìm ra “kẽ hở” trong các BCTC và điều này cũng thể hiện sự độc lập, khách quan của kiểm toán viên và sự cần thiết của kiểm toán.

Trên thực tế, chế độ, chính sách kế toán, kiểm toán vẫn tồn tại nhiều điểm chưa thống nhất và được thay đổi thường xuyên. Nếu DN không cập nhật kịp thời chế độ, chính sách mới, vẫn hạch toán theo quy định cũ thì tất yếu dẫn đến việc các số liệu tài chính trước và sau kiểm toán, soát xét bị vênh. Tuy nhiên, nếu số liệu trước và sau kiểm toán chênh lệch lớn thì đây là điều đáng quan ngại.

v Hiện nay, có gần 1.000 DN (bao gồm các DN niêm yết và công ty đại chúng) thuộc diện phải công bố BCTC bán niên có soát xét, trong khi số công ty kiểm toán (CTKT) được chấp thuận tính đến thời điểm hiện tại là 43 công ty. Ông có cho rằng, sự quá tải đối với các CTKT có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều BCTC có sai sót?

Nếu chia bình quân thì một CTKT phải “care” khoảng 25 DN, tôi cho rằng con số này không quá lớn. Tuy nhiên, điều bất cập hiện nay là các CTKT phải thực hiện cùng lúc nhiều hợp đồng trong một thời gian ngắn. Chỉ có khoảng 20 ngày cho mọi công đoạn thực hiện làm báo cáo soát xét; trong đó, 5 - 10 ngày dành cho các DN lập BCTC, còn hơn 10 ngày cho kiểm toán viên. Chưa kể, tại DN có nhiều công ty con, số liệu phải hợp nhất mất nhiều thời gian, khiến CTKT bị quá tải, dễ gây ra tình trạng báo cáo soát xét sai sót trong trường hợp các DN cố tình vi phạm.

Theo tôi, chúng ta cần khuyến khích các DN thay đổi niên độ tài chính, thay vì dồn hết vào ngày 31/12 như hiện nay, thậm chí cần có những chính sách khuyến khích như giãn nộp thuế cho DN thay đổi niên độ… Trên thực tế, việc DN áp dụng niên độ kế toán bắt đầu từ đầu năm và kết thúc vào cuối năm chỉ là một thói quen, và chính thói quen này đã tạo áp lực đối với các CTKT trong việc kiểm toán BCTC năm, BCTC bán niên cùng một lúc cho nhiều DN… Chưa kể, có nhiều trường hợp, kiểm toán và DN không thống nhất được ý kiến, dẫn đến kiểm toán khó phát hành được báo cáo kiểm toán.

v Vậy theo ông, cần có những biện pháp nào để hạn chế những sai sót trong báo cáo soát xét?


Ngoài nguy cơ “dồn toa” kiểm toán thì còn một nguyên nhân khác có thể dẫn dẫn đến sai sót của báo cáo soát xét là nhiều DNNY lựa chọn CTKT khá muộn. Thậm chí, có nhiều DN gần cuối quý II mới tổ chức ĐHCĐ, lúc đó mới quyết định ký hợp đồng kiểm toán , trong khi hết quý II đã phải làm báo cáo soát xét. Nếu các DN quyết định sớm, ngay trong quý I của năm, thì các kiểm toán viên sẽ có thời gian tiếp cận với BCTC từng quý, thì công việc soát xét sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều.

Ngoài ra, theo tôi thay vì lựa chọn kiểm toán viên cho từng năm, các DN nên chuyển qua ký hợp đồng 3 năm một. Bởi nếu có một thời gian dài gắn bó với DN, kiểm toán viên sẽ có cái nhìn hệ thống hơn về DN, giúp công việc kiểm toán đỡ tốn thời gian mà lại hiệu quả hơn so với việc DN thay đổi kiểm toán viên hàng năm.

v Trong những trường hợp sai sót trong BCTC sau kiểm toán, soát xét tại một số DNNY trong thời gian qua, trách nhiệm cuối cùng thuộc về DN, mà thiệt thòi nhất chính là NĐT. Vậy đã có chế tài nào giám sát và xử phạt kiểm toán viên khi để xảy ra các sự vụ như vậy, thưa ông?

Các quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán độc lập mặc dù đã có nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Trước đây, một số trường hợp kiểm toán viên đã bị xử phạt cấm hành nghề trong năm tiếp theo, thậm chí bị phạt hành chính cao nhất bằng 10 lần so với mức phí kiểm toán trong hợp đồng đối với DN.

Hiện nay, VACPA được Bộ Tài chính ủy quyền phối hợp Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (đơn vị chấp thuận các CTKT đủ điều kiện kiểm toán) thực hiện kiểm tra, giám sát, phát hiện các trường hợp sai sót để có hướng xử lý kịp thời. Tuy nhiên, dự kiến, trong năm nay, khi Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập được ban hành, sẽ có những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn và từ đó, sẽ có những chế tài xử phạt mang tính răn đe hơn.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, các kiểm toán viên thường đã rất thận trọng và thực hiện đúng chức năng của mình, góp phần minh bạch hóa tối đa thông tin tại các DN. Song, nếu các DN có ý đồ “chế biến” số liệu tài chính và hợp thức hóa các chứng từ kế toán thì kiểm toán viên rất khó để phát hiện. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà cũng là tình trạng chung trên thế giới.

Popular Posts