Trong nhóm ngành ngân hàng, các ngân hàng thương mại cổ phần có chỉ số P/B thấp hơn các ngân hàng được cổ phần hóa từ ngân hàng nhà nước (nguồn: SMES).
So với các nhóm ngành khác, giá cổ phiếu ngân hàng hiện khá thấp, nhưng so với các ngân hàng lớn trong khu vực lại không hề “rẻ”
So với các nhóm ngành khác, giá cổ phiếu ngân hàng hiện khá thấp, nhưng so với các ngân hàng lớn trong khu vực lại không hề “rẻ”.
Đây là đánh giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán SME (SMES), đưa ra trong bản báo cáo phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng vừa công bố ngày 9/8 vừa qua.
Đánh giá của công ty chứng khoán này tập trung ở nhóm cổ phiếu các ngân hàng đã niêm yết, bao gồm ACB của Ngân hàng Á Châu (ACB), CTG của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), EIB của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), STB của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và VCB của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Theo SMES, do đặc điểm của nhóm ngành ngân hàng, chỉ số P/B thường được sử dụng rộng rãi nhất để định giá, và cũng là một cơ sở tham khảo để trả lời cho câu hỏi trên.
Chỉ số P/B (Price-to-Book) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua…
Kết quả phân tích mà SMES đưa ra cho thấy, so sánh với các nhóm ngành khác trên sàn niêm yết, chỉ số P/B của cổ phiếu ngành ngân hàng khá thấp (2.2x). P/B của nhóm ngành ngân hàng ngày 2/8/2010 là 2.2, trong khi của nhóm ngành công nghệ thông tin là 3.5, của công nghiệp là 2.7, dầu khí là 2.1, dịch vụ tiêu dùng là 3.6, dược phẩm là 2.5, hàng tiêu dùng là 3.5, nguyên vật liệu là 4.0…
Tuy nhiên, so với các ngân hàng lớn khác trong khu vực, giá cổ phiếu ngân hàng của Việt Nam lại không “rẻ”, khi chỉ số P/B cao hơn trung bình khoảng 30% - 40% bất chấp việc đã liên tục giảm giá trong thời gian gần đây. P/B tại cùng thời điểm trên của một số ngân hàng mà SMES đưa ra so sánh của Trung Quốc chỉ từ 1.68 - 2.18, của Hồng Kông từ 1.23 - 1.60, của Singapore từ 1.29 - 1.68, của Nhật Bản từ 0.29 - 0.32.
SMES cho rằng, có hai nguyên nhân chính có thể giải thích cho chỉ số P/B của các ngân hàng Việt Nam cao hơn mặt bằng chung khu vực.
Thứ nhất là kỳ vọng của nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, ngân hàng luôn là nhóm ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Thứ hai, các ngân hàng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ khá nhanh, nhanh hơn khả năng nguồn tiền này được sử dụng hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh, do đó đẩy chỉ số P/B lên cao.
Về hiệu quả kinh doanh và triển vọng trong năm 2010, báo cáo phân tích của SMES cũng đưa ra một số dữ liệu đáng chú ý. Theo đánh giá của công ty chứng khoán này, với 6 ngân hàng đã niêm yết nói trên, kết quả lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 có sự tăng trưởng khá ấn tượng; trong đó CTG và STB đạt mức tăng trưởng cao nhất với 50,98% và 49,51%.
Tuy nhiên, SMES cũng lưu ý một số điểm đáng lo ngại đối với kết quả kinh doanh của các ngân hàng.
Cụ thể, các ngân hàng năm nay đều có dự kiến tăng (hoặc đã tăng) vốn điều lệ mạnh, có trường hợp trên 75% như SHB hoặc CTG. Với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn vốn điều lệ, thu nhập cơ bản trên cổ phiếu của nhóm ngành ngân hàng nhìn chung có xu hướng tăng trưởng âm năm 2010.
Mặt bằng chỉ tiêu tăng trưởng của các ngân hàng năm nay nhìn chung khá khiêm tốn, thậm chí VCB còn đặt mục tiêu tăng trưởng âm; do đó việc vượt 50% mục tiêu doanh thu/lợi nhuận của nhóm các cổ phiếu ngân hàng sau 6 tháng đầu năm 2010 cũng không bất ngờ đối với nhà đầu tư.
Trong 6 tháng cuối năm, SMES cho rằng, “với sự kỳ vọng vào khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ, nhà đầu tư kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng nhanh hơn của doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, tính đế thời điểm hiện nay, vẫn chưa thấy những thay đổi mang tính chất đột biến đối với nhóm ngành này”.
Và một áp lực quan trọng nữa, đó là nguồn cung cổ phiếu. Để hoàn thành kế hoạch tăng vốn, các ngân hàng có vốn dưới 3.000 tỷ đồng đang chạy đua để tăng quy vốn trước khi năm tài chính 2010 kết thúc. Dự kiến trong nửa cuối năm nay thị trường chứng khoán sẽ đón nhận một nguồn cung rất lớn cổ phiếu ngân hàng từ các đợt phát hành thêm. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra áp lực cung rất lớn đối với thị trường chứng khoán.
Đây là đánh giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán SME (SMES), đưa ra trong bản báo cáo phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng vừa công bố ngày 9/8 vừa qua.
Đánh giá của công ty chứng khoán này tập trung ở nhóm cổ phiếu các ngân hàng đã niêm yết, bao gồm ACB của Ngân hàng Á Châu (ACB), CTG của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), EIB của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), STB của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và VCB của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Theo SMES, do đặc điểm của nhóm ngành ngân hàng, chỉ số P/B thường được sử dụng rộng rãi nhất để định giá, và cũng là một cơ sở tham khảo để trả lời cho câu hỏi trên.
Chỉ số P/B (Price-to-Book) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua…
Kết quả phân tích mà SMES đưa ra cho thấy, so sánh với các nhóm ngành khác trên sàn niêm yết, chỉ số P/B của cổ phiếu ngành ngân hàng khá thấp (2.2x). P/B của nhóm ngành ngân hàng ngày 2/8/2010 là 2.2, trong khi của nhóm ngành công nghệ thông tin là 3.5, của công nghiệp là 2.7, dầu khí là 2.1, dịch vụ tiêu dùng là 3.6, dược phẩm là 2.5, hàng tiêu dùng là 3.5, nguyên vật liệu là 4.0…
Tuy nhiên, so với các ngân hàng lớn khác trong khu vực, giá cổ phiếu ngân hàng của Việt Nam lại không “rẻ”, khi chỉ số P/B cao hơn trung bình khoảng 30% - 40% bất chấp việc đã liên tục giảm giá trong thời gian gần đây. P/B tại cùng thời điểm trên của một số ngân hàng mà SMES đưa ra so sánh của Trung Quốc chỉ từ 1.68 - 2.18, của Hồng Kông từ 1.23 - 1.60, của Singapore từ 1.29 - 1.68, của Nhật Bản từ 0.29 - 0.32.
SMES cho rằng, có hai nguyên nhân chính có thể giải thích cho chỉ số P/B của các ngân hàng Việt Nam cao hơn mặt bằng chung khu vực.
Thứ nhất là kỳ vọng của nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, ngân hàng luôn là nhóm ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Thứ hai, các ngân hàng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ khá nhanh, nhanh hơn khả năng nguồn tiền này được sử dụng hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh, do đó đẩy chỉ số P/B lên cao.
Về hiệu quả kinh doanh và triển vọng trong năm 2010, báo cáo phân tích của SMES cũng đưa ra một số dữ liệu đáng chú ý. Theo đánh giá của công ty chứng khoán này, với 6 ngân hàng đã niêm yết nói trên, kết quả lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 có sự tăng trưởng khá ấn tượng; trong đó CTG và STB đạt mức tăng trưởng cao nhất với 50,98% và 49,51%.
Tuy nhiên, SMES cũng lưu ý một số điểm đáng lo ngại đối với kết quả kinh doanh của các ngân hàng.
Cụ thể, các ngân hàng năm nay đều có dự kiến tăng (hoặc đã tăng) vốn điều lệ mạnh, có trường hợp trên 75% như SHB hoặc CTG. Với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn vốn điều lệ, thu nhập cơ bản trên cổ phiếu của nhóm ngành ngân hàng nhìn chung có xu hướng tăng trưởng âm năm 2010.
Mặt bằng chỉ tiêu tăng trưởng của các ngân hàng năm nay nhìn chung khá khiêm tốn, thậm chí VCB còn đặt mục tiêu tăng trưởng âm; do đó việc vượt 50% mục tiêu doanh thu/lợi nhuận của nhóm các cổ phiếu ngân hàng sau 6 tháng đầu năm 2010 cũng không bất ngờ đối với nhà đầu tư.
Trong 6 tháng cuối năm, SMES cho rằng, “với sự kỳ vọng vào khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ, nhà đầu tư kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng nhanh hơn của doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, tính đế thời điểm hiện nay, vẫn chưa thấy những thay đổi mang tính chất đột biến đối với nhóm ngành này”.
Và một áp lực quan trọng nữa, đó là nguồn cung cổ phiếu. Để hoàn thành kế hoạch tăng vốn, các ngân hàng có vốn dưới 3.000 tỷ đồng đang chạy đua để tăng quy vốn trước khi năm tài chính 2010 kết thúc. Dự kiến trong nửa cuối năm nay thị trường chứng khoán sẽ đón nhận một nguồn cung rất lớn cổ phiếu ngân hàng từ các đợt phát hành thêm. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra áp lực cung rất lớn đối với thị trường chứng khoán.
Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế và vốn điều lệ giữa các năm 2009 và 2010 (nguồn: SMES) | ||||||
ACB | CTG | EIB | SHB | STB | VCB | |
LNST H1/2010 so với H1/2009 | 23.27% | 50.98% | 14.99% | 27.31% | 49.51% | 8.67% |
VĐL H1/2010 so với H1/2009 | 23.33% | 45.57% | 21.88% | 0.00% | 12.09% | 0.00% |
(Theo Vneconomy)
No comments:
Post a Comment