Ví dụ 1: Ông A có thu nhập từ tiền lương là 14 triệu đồng/tháng (đã trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế), không có người phụ thuộc. Sau khi giảm trừ cho bản thân ông A là 4 triệu đồng/tháng thì thu nhập tính thuế của ông A là 10 triệu đồng. Số thuế mà ông A phải nộp hàng tháng như sau:
Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng: 5 triệu x 5% = 250.000 đồng (1)
Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng: (10 triệu - 5 triệu) x 10% = 500.000 đồng (2)
Số thuế phải nộp: (1) + (2) = 750.000 đồng.
Thay cho cách tính trên, xin giới thiệu với bạn đọc cách tính nhanh qua biểu thuế lũy tiến từng phần sau đây.
Theo đó, bạn đọc chỉ cần xác định thu nhập chịu thuế rồi áp dụng bảng tính, không cần đếm bậc và nhân với thuế suất của từng bậc một.
Cách tính nhanh này được xây dựng trên cơ sở: thu nhập tính thuế được nhân với mức thuế suất của bậc thuế cao nhất mà mức tiền đó đạt tới, sau đó trừ đi khoản tiền tương ứng cho các bậc thuế có thuế suất thấp hơn.
Trường hợp của ông A kể trên, nếu áp dụng cách tính nhanh sẽ cho ra kết quả chính xác và dễ dàng: 10 triệu x 10% - 250.000 = 750.000 đồng.
Ví dụ 2: Ông B có thu nhập hàng tháng từ kinh doanh là 30 triệu đồng, có hai con nhỏ dưới 18 tuổi. Thu nhập tính thuế/tháng của ông A là 22,8 triệu đồng (được giảm trừ gia cảnh 4 triệu đồng cho bản thân, 3,2 triệu đồng cho hai người phụ thuộc). Số thuế ông A phải nộp là: 22,8 triệu x 20% - 1.650.000 đồng = 2.910.000 đồng.
Theo ÁI PHƯƠNG - Pháp Luật TP.HCM
No comments:
Post a Comment