Trong ngày hôm nay, tại châu Á không có nhiều thông tin vĩ mô đáng chú ý được công bố, nhưng phiên giảm điểm mạnh đêm trước ở Phố Wall, cùng những nhận định và dữ liệu mang màu xám công bố từ trước, cũng đủ sức đưa sắc đỏ bao phủ khắp các sàn giao dịch - Ảnh: AP/Daylife.
Bị ám ảnh bởi nỗi lo về triển vọng tăng trưởng mờ mịt của kinh tế toàn cầu, thị trường chứng khoán châu Á hôm nay tiếp tục trượt giảm mạnh. Phiên xuống dốc thứ tư của chứng khoán khu vực kể từ đầu tuần tới nay kéo mức điểm của toàn thị trường xuống đáy của 3 tuần.
“Bốc hơi” gần 3,2%, chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất trong số các thị trường ở châu Á phiên này.
Lúc 15h23 chiều theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương mất 1,2%, còn 117,51 điểm. Bốn phiên liền đi xuống vừa qua là chuỗi ngày giảm giá dài nhất của chứng khoán châu Á trong vòng một tháng rưỡi trở lại đây.
Tâm lý bi quan của giới đầu tư đang tác động quá lớn tới giá cổ phiếu ở châu Á, trong khi những nhân tố hỗ trợ hầu như vắng bóng. Sau một mùa báo cáo kết quả kinh doanh khả quan, những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu lại nổi lên và gây ra những làn sóng bán tháo cổ phiếu, đặc biệt trong các phiên giao dịch ngày hôm qua và hôm nay.
Trong ngày hôm nay, tại châu Á không có nhiều thông tin vĩ mô đáng chú ý được công bố, nhưng phiên giảm điểm mạnh đêm trước ở Phố Wall, cùng những nhận định và dữ liệu mang màu xám công bố từ trước, cũng đủ sức đưa sắc đỏ bao phủ khắp các sàn giao dịch. Tại thị trường Mỹ hôm qua, giới đầu tư đua nhau bán tháo cổ phiếu sau khi đón nhận thông tin thâm hụt thương mại Mỹ trong tháng 6 là 49,9 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 10/2008. Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tăng kỷ lục, trong khi kim ngạch xuất khẩu suy giảm.
Tệ hơn, nhà sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới Cisco Systems ngày 11/8 đã đưa ra mức dự báo doanh thu quý 3 kém mức kỳ vọng trước đó của giới phân tích. Điều này phản ánh sự thận trọng của Cisco về tình hình kinh tế toàn cầu trong thời gian tới.
Trước đó, trong ngày 11/8, cả ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều đã đồng loạt phát đi những tín hiệu cho thấy sự giảm tốc.
Trong sáng nay, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo đã có thời điểm sụt 2,4%, trước khi phục hồi trở lại và đóng cửa với mức giảm 0,9%. Phiên này, Nikkei đã có lúc giảm hơn 20% so với mức đỉnh của 18 tháng thiết lập hôm 5/4. Theo giới chuyên môn, một khi thị trường giảm 20% so với mức đỉnh gần nhất thì sẽ được cho là rơi vào trạng thái thị trường “con gấu” (bear market).
“Niềm tin của giới doanh nghiệp toàn cầu đang trong thời điểm tệ hại. Các nhà đầu tư giờ chú trọng nhiều hơn tới những lo ngại tâm lý thay vì nền kinh tế thực”, nhà quản lý đầu tư Mitsushige Akino thuộc công ty Ichiyoshi Investment Management có trụ sở ở Tokyo, phát biểu trên Bloomberg.
Sự tăng giá của đồng Yên vào thời điểm này là một “cú bồi” không thể hiểm hơn đối với giá cổ phiếu của các công ty Nhật, đặc biệt là các nhà xuất khẩu lớn. Nỗi lo về kinh tế thế giới đang thúc đẩy giới đầu tư ồ ạt mua Yên Nhật và trái phiếu kho bạc Mỹ để tìm kiếm sự an toàn, khiến Yên và USD cùng tăng giá mạnh so với các ngoại tệ khác. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ hôm qua và hôm nay đã giảm xuống mức gần thấp kỷ lục.
Tuy nhiên, đồng Yên còn tăng giá nhanh hơn cả USD, đe dọa bào mòn lợi nhuận của các công ty xuất khẩu ở Nhật. Hôm nay, tỷ giá Yên so với USD lên tới 84,73 Yên/USD, cao nhất kể từ tháng 7/1995 tới nay.
Phiên này, cổ phiếu của hãng sản xuất trò chơi điện tử Nintendo và hãng điện tử Sony niêm yết tại Tokyo đều giảm hơn 5%.
Tuy nhiên, thị trường Nhật lại là thị trường có mức giảm điểm cuối cùng vào hàng khiêm tốn trong số các thị trường chủ chốt ở khu vực hôm nay, khi mà mức giảm điểm trên 1-2% phổ biến ở hầu khắp các thị trường khác. Đặc biệt, trong số các thị trường ở châu Á mà hãng tin tài chính Bloomberg theo dõi, thị trường Việt Nam mất điểm nặng nề nhất trong ngày hôm nay, với mức giảm 3,18% của chỉ số VN-Index.
Tiếp đó là thị trường Hàn Quốc dẫn đầu sự giảm điểm với mức giảm 2,1% của chỉ số Kospi. Giá cổ phiếu trên các sàn giao dịch ở Seoul trượt dốc nhanh sau khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc bày tỏ sự lo ngại về khả năng có thể xảy ra tại những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tại thị trường Australia, phản ứng trước dữ liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng 7 đã tăng lên 5,3% từ mức 5,1% trong tháng 6, chỉ số S&P/ASX 200 đã giảm 1,2%. Giảm mạnh nhất tại thị trường Australia hôm nay là cổ phiếu của hãng viễn thông Telstra với mức giảm 9,5% và cổ phiếu hãng vật liệu lát sàn Jamess Hardie với mức giảm 7,5%.
Trong 4 ngày qua, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã giảm mất 4,1%. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của thị trường khu vực vẫn bị xem là đắt hơn so với ở thị trường Mỹ và châu Âu. Hệ số P/E (giá cổ phiếu/thu nhập) của thị trường châu Á hiện là 13,8 lần, so với mức 13,1 lần của chỉ số S&P 500 và 11,5 lần của chỉ số Stoxx Europe 600.
Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông hôm nay đóng cửa với mức giảm 1,6%, hàn thử biểu Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải trượt 1,3%, Taiex của Đài Loan giảm 0,8%, Straits Times của Singapore giảm 1%...
“Bốc hơi” gần 3,2%, chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất trong số các thị trường ở châu Á phiên này.
Lúc 15h23 chiều theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương mất 1,2%, còn 117,51 điểm. Bốn phiên liền đi xuống vừa qua là chuỗi ngày giảm giá dài nhất của chứng khoán châu Á trong vòng một tháng rưỡi trở lại đây.
Tâm lý bi quan của giới đầu tư đang tác động quá lớn tới giá cổ phiếu ở châu Á, trong khi những nhân tố hỗ trợ hầu như vắng bóng. Sau một mùa báo cáo kết quả kinh doanh khả quan, những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu lại nổi lên và gây ra những làn sóng bán tháo cổ phiếu, đặc biệt trong các phiên giao dịch ngày hôm qua và hôm nay.
Trong ngày hôm nay, tại châu Á không có nhiều thông tin vĩ mô đáng chú ý được công bố, nhưng phiên giảm điểm mạnh đêm trước ở Phố Wall, cùng những nhận định và dữ liệu mang màu xám công bố từ trước, cũng đủ sức đưa sắc đỏ bao phủ khắp các sàn giao dịch. Tại thị trường Mỹ hôm qua, giới đầu tư đua nhau bán tháo cổ phiếu sau khi đón nhận thông tin thâm hụt thương mại Mỹ trong tháng 6 là 49,9 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 10/2008. Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tăng kỷ lục, trong khi kim ngạch xuất khẩu suy giảm.
Tệ hơn, nhà sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới Cisco Systems ngày 11/8 đã đưa ra mức dự báo doanh thu quý 3 kém mức kỳ vọng trước đó của giới phân tích. Điều này phản ánh sự thận trọng của Cisco về tình hình kinh tế toàn cầu trong thời gian tới.
Trước đó, trong ngày 11/8, cả ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều đã đồng loạt phát đi những tín hiệu cho thấy sự giảm tốc.
Trong sáng nay, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo đã có thời điểm sụt 2,4%, trước khi phục hồi trở lại và đóng cửa với mức giảm 0,9%. Phiên này, Nikkei đã có lúc giảm hơn 20% so với mức đỉnh của 18 tháng thiết lập hôm 5/4. Theo giới chuyên môn, một khi thị trường giảm 20% so với mức đỉnh gần nhất thì sẽ được cho là rơi vào trạng thái thị trường “con gấu” (bear market).
“Niềm tin của giới doanh nghiệp toàn cầu đang trong thời điểm tệ hại. Các nhà đầu tư giờ chú trọng nhiều hơn tới những lo ngại tâm lý thay vì nền kinh tế thực”, nhà quản lý đầu tư Mitsushige Akino thuộc công ty Ichiyoshi Investment Management có trụ sở ở Tokyo, phát biểu trên Bloomberg.
Sự tăng giá của đồng Yên vào thời điểm này là một “cú bồi” không thể hiểm hơn đối với giá cổ phiếu của các công ty Nhật, đặc biệt là các nhà xuất khẩu lớn. Nỗi lo về kinh tế thế giới đang thúc đẩy giới đầu tư ồ ạt mua Yên Nhật và trái phiếu kho bạc Mỹ để tìm kiếm sự an toàn, khiến Yên và USD cùng tăng giá mạnh so với các ngoại tệ khác. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ hôm qua và hôm nay đã giảm xuống mức gần thấp kỷ lục.
Tuy nhiên, đồng Yên còn tăng giá nhanh hơn cả USD, đe dọa bào mòn lợi nhuận của các công ty xuất khẩu ở Nhật. Hôm nay, tỷ giá Yên so với USD lên tới 84,73 Yên/USD, cao nhất kể từ tháng 7/1995 tới nay.
Phiên này, cổ phiếu của hãng sản xuất trò chơi điện tử Nintendo và hãng điện tử Sony niêm yết tại Tokyo đều giảm hơn 5%.
Tuy nhiên, thị trường Nhật lại là thị trường có mức giảm điểm cuối cùng vào hàng khiêm tốn trong số các thị trường chủ chốt ở khu vực hôm nay, khi mà mức giảm điểm trên 1-2% phổ biến ở hầu khắp các thị trường khác. Đặc biệt, trong số các thị trường ở châu Á mà hãng tin tài chính Bloomberg theo dõi, thị trường Việt Nam mất điểm nặng nề nhất trong ngày hôm nay, với mức giảm 3,18% của chỉ số VN-Index.
Tiếp đó là thị trường Hàn Quốc dẫn đầu sự giảm điểm với mức giảm 2,1% của chỉ số Kospi. Giá cổ phiếu trên các sàn giao dịch ở Seoul trượt dốc nhanh sau khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc bày tỏ sự lo ngại về khả năng có thể xảy ra tại những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tại thị trường Australia, phản ứng trước dữ liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng 7 đã tăng lên 5,3% từ mức 5,1% trong tháng 6, chỉ số S&P/ASX 200 đã giảm 1,2%. Giảm mạnh nhất tại thị trường Australia hôm nay là cổ phiếu của hãng viễn thông Telstra với mức giảm 9,5% và cổ phiếu hãng vật liệu lát sàn Jamess Hardie với mức giảm 7,5%.
Trong 4 ngày qua, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã giảm mất 4,1%. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của thị trường khu vực vẫn bị xem là đắt hơn so với ở thị trường Mỹ và châu Âu. Hệ số P/E (giá cổ phiếu/thu nhập) của thị trường châu Á hiện là 13,8 lần, so với mức 13,1 lần của chỉ số S&P 500 và 11,5 lần của chỉ số Stoxx Europe 600.
Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông hôm nay đóng cửa với mức giảm 1,6%, hàn thử biểu Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải trượt 1,3%, Taiex của Đài Loan giảm 0,8%, Straits Times của Singapore giảm 1%...
(Theo Vneconomy)
No comments:
Post a Comment