Trong buổi sáng nay, thị trường vàng đã ghi nhận sự thiết lập của hai mức giá mang tính cột mốc là 32 triệu đồng/lượng và 33 triệu đồng/lượng - Ảnh: Reuters.
Giá vàng trong nước gây sốc khi leo thang lên mức 33 triệu đồng/lượng, từ mức 32,3 triệu đồng/lượng vào đầu ngày. Từ sáng qua tới giờ, giá vàng đã tăng 1,4 triệu đồng/lượng và đang đắt hơn giá vàng thế giới 1 triệu đồng mỗi lượng.
Lúc 11h45 trưa nay, giá vàng miếng đã được các doanh nghiệp kim hoàn đồng loạt đẩy lên ngưỡng 32,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 33 triệu đồng/lượng (bán ra). Như vậy, chỉ trong vòng 4 giờ đồng hồ từ sáng tới thời điểm này, giá vàng đã tăng 700.000 đồng/lượng giữa lúc giá vàng quốc tế tại thị trường châu Á tăng nhưng không phải là quá mạnh.
Các doanh nghiệp kim hoàn sáng nay rơi vào tình trạng mỏi tay điều chỉnh giá vàng. Tình trạng "loạn" giá đã xảy ra ở một số thời điểm khi các doanh nghiệp không theo kịp nhau trong việc tăng giảm giá niêm yết.
Giá vàng SJC tại Tp.HCM do SJC niêm yết lúc 10h45 là 32,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 32,9 triệu đồng/lượng (bán ra). Đến 11h13, doanh nghiệp này hạ giá bán về 32,85 triệu đồng/lượng, trong khi giá mua giữ ở 32,75 triệu đồng/lượng. Sau đó, đến 11h47, SJC bất ngờ nâng giá vàng lên 32,85 triệu đồng/lượng và 33 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra).
Tại Hà Nội, Công ty Phú Quý lúc 10h55 đã niêm yết giá vàng SJC ở mức 32,8 triệu đồng/lượng và 33 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sau đó ít phút, giá vàng bán ra tại doanh nghiệp này đã nhanh chóng được điều chỉnh giảm về 32,85 triệu đồng/lượng. Đến 12h trưa, giá vàng tại Phú Quý lại vọt lên 32,85 triệu đồng/lượng và 33,05 triệu đồng/lượng.
Đáng chú ý, chỉ trong vòng chừng 10 phút đồng hồ từ 10h45-10h55, giá vàng bán ra tại các tiệm vàng lớn trên phố Trần Nhân Tông, Hà Nội, đã được điều chỉnh khoảng 3-4 lần, tăng từ 32,8 triệu đồng/lượng lên 33 triệu đồng/lượng.
Tính đến 11h25, Sacombank-SBJ đã điều chỉnh giá vàng 12 lần. Ở lần báo giá gần nhất, công ty này để giá vàng SBJ ở mức 32,85 triệu đồng/lượng và 32,95 triệu đồng/lượng.
Trong buổi sáng nay, thị trường vàng đã ghi nhận sự thiết lập của hai mức giá mang tính cột mốc là 32 triệu đồng/lượng và 33 triệu đồng/lượng. Tốc độ tăng bùng nổ này của giá vàng khiến nhiều người nhớ tới ngày “nổi loạn” của thị trường vàng trong nước vào tháng 11/2009, khi giá vàng leo từ 27 lên 29 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Tỷ giá USD thị trường tự do tăng nóng cũng đang được xem là một nguyên nhân đẩy giá vàng trong nước leo thang. Ngược lại, sự giãn rộng khoảng chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới cũng đẩy giá USD tăng.
Lúc 11h trưa nay, giá USD tại Hà Nội đã được đẩy lên 19.710 đồng (mua vào) và 19.740 đồng (bán ra), tăng 40 đồng mỗi USD so với đầu ngày. So với sáng qua, giá USD tự do đã tăng 80 đồng mỗi USD.
Lý giải về đợt tăng giá gây sốc này của giá vàng trong nước, giới kinh doanh vàng cho biết, trên thị trường đang xảy ra tình trạng mất cân đối lớn giữa cung và cầu vàng. Theo bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Tổng giám đốc Sacombank-SBJ, lực mua vàng cắt lỗ sáng nay tăng mạnh, trong khi khách bán gần như không có.
“Nhiều người vay vàng để bán từ trước nay lo ngại trước giá vàng tăng mạnh nên mua vào để cắt lỗ. Đây là đối tượng đang mua vào nhiều nhất. Kế đó, cũng có một số nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vàng tích trữ, nhưng số này không nhiều. Thị trường đang khan hàng nên giá bị đẩy lên nhanh”, bà Chi nói.
Theo ông Lưu Quang Điền, Phó tổng giám đốc SJC Hà Nội, khách mua vàng tại công ty này sáng nay tăng mạnh, trong đó có nhiều khách mua lớn với mục đích cắt lỗ. Tuy nhiên, ông Điền cho biết, phần lớn những giao dịch này mới là mua bán miệng qua điện thoại, nên công ty chủ yếu ưu tiên cho những khách hàng quen, đáng tin cậy.
“Thị trường đang trong tình trạng cung không đủ cầu. Với những khách mua dưới 10 lượng thì chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng, nhưng với những khách mua chừng từ 100 lượng trở lên thì phải chia làm 2-3 đợt bán”, ông Điền nói.
Tuy nhiên, đại diện các doanh nghiệp được hỏi đều cho biết, thị trường vàng vật chất sáng nay vẫn chưa thực sự sôi động. Giao dịch có tăng so với những ngày trước, nhưng tâm lý chung của người dân vẫn là thận trọng trước những bước nhảy rộng và phức tạp của giá.
Rủi ro lớn xuất phát từ giá ở thời điểm này khiến khoảng cách chênh lệch giữa giá mua và bán vàng giãn rộng. Nhiều doanh nghiệp trưa nay đặt chênh mua/bán 200.000 đồng/lượng, so với mức 100.000 đồng/lượng vào đầu ngày.
Lúc 12h giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại châu Á đứng ở mức gần 1.350 USD/oz, tăng hơn 8 USD/oz so với giá đóng cửa đêm qua tại New York. Đây là mức giá kỷ lục mới của vàng thế giới. Giá vàng thế giới tăng do đồng USD suy yếu và kỳ vọng của giới đầu tư về chính sách nới lỏng tiền tệ hơn nữa của các ngân hàng trung ương lớn.
Do tăng với tốc độ nhanh hơn giá vàng thế giới sáng nay, nên so với giá vàng thế giới quy đổi (tính theo giá USD ngân hàng, cộng các loại thuế, phí) , giá vàng trong nước đang cao hơn chừng 1 triệu đồng/lượng, từ chỗ chỉ cao hơn 500.000 đồng/lượng vào đầu giờ sáng.
Theo giới kinh doanh vàng, với sự chênh lệch giá giữa hai thị trường lớn như vậy, hiện tượng nhập lậu vàng nhiều khả năng xảy ra. Một lãnh đạo doanh nghiệp vàng cho biết, ít có khả năng Ngân hàng Nhà nước cho nhập vàng trong thời gian từ nay tới cuối năm vì có thể gây sức ép lên tỷ giá và cán cân thương mại.
(Theo Vneconomy)
Lúc 11h45 trưa nay, giá vàng miếng đã được các doanh nghiệp kim hoàn đồng loạt đẩy lên ngưỡng 32,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 33 triệu đồng/lượng (bán ra). Như vậy, chỉ trong vòng 4 giờ đồng hồ từ sáng tới thời điểm này, giá vàng đã tăng 700.000 đồng/lượng giữa lúc giá vàng quốc tế tại thị trường châu Á tăng nhưng không phải là quá mạnh.
Các doanh nghiệp kim hoàn sáng nay rơi vào tình trạng mỏi tay điều chỉnh giá vàng. Tình trạng "loạn" giá đã xảy ra ở một số thời điểm khi các doanh nghiệp không theo kịp nhau trong việc tăng giảm giá niêm yết.
Giá vàng SJC tại Tp.HCM do SJC niêm yết lúc 10h45 là 32,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 32,9 triệu đồng/lượng (bán ra). Đến 11h13, doanh nghiệp này hạ giá bán về 32,85 triệu đồng/lượng, trong khi giá mua giữ ở 32,75 triệu đồng/lượng. Sau đó, đến 11h47, SJC bất ngờ nâng giá vàng lên 32,85 triệu đồng/lượng và 33 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra).
Tại Hà Nội, Công ty Phú Quý lúc 10h55 đã niêm yết giá vàng SJC ở mức 32,8 triệu đồng/lượng và 33 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sau đó ít phút, giá vàng bán ra tại doanh nghiệp này đã nhanh chóng được điều chỉnh giảm về 32,85 triệu đồng/lượng. Đến 12h trưa, giá vàng tại Phú Quý lại vọt lên 32,85 triệu đồng/lượng và 33,05 triệu đồng/lượng.
Đáng chú ý, chỉ trong vòng chừng 10 phút đồng hồ từ 10h45-10h55, giá vàng bán ra tại các tiệm vàng lớn trên phố Trần Nhân Tông, Hà Nội, đã được điều chỉnh khoảng 3-4 lần, tăng từ 32,8 triệu đồng/lượng lên 33 triệu đồng/lượng.
Tính đến 11h25, Sacombank-SBJ đã điều chỉnh giá vàng 12 lần. Ở lần báo giá gần nhất, công ty này để giá vàng SBJ ở mức 32,85 triệu đồng/lượng và 32,95 triệu đồng/lượng.
Trong buổi sáng nay, thị trường vàng đã ghi nhận sự thiết lập của hai mức giá mang tính cột mốc là 32 triệu đồng/lượng và 33 triệu đồng/lượng. Tốc độ tăng bùng nổ này của giá vàng khiến nhiều người nhớ tới ngày “nổi loạn” của thị trường vàng trong nước vào tháng 11/2009, khi giá vàng leo từ 27 lên 29 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Tỷ giá USD thị trường tự do tăng nóng cũng đang được xem là một nguyên nhân đẩy giá vàng trong nước leo thang. Ngược lại, sự giãn rộng khoảng chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới cũng đẩy giá USD tăng.
Lúc 11h trưa nay, giá USD tại Hà Nội đã được đẩy lên 19.710 đồng (mua vào) và 19.740 đồng (bán ra), tăng 40 đồng mỗi USD so với đầu ngày. So với sáng qua, giá USD tự do đã tăng 80 đồng mỗi USD.
Lý giải về đợt tăng giá gây sốc này của giá vàng trong nước, giới kinh doanh vàng cho biết, trên thị trường đang xảy ra tình trạng mất cân đối lớn giữa cung và cầu vàng. Theo bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Tổng giám đốc Sacombank-SBJ, lực mua vàng cắt lỗ sáng nay tăng mạnh, trong khi khách bán gần như không có.
“Nhiều người vay vàng để bán từ trước nay lo ngại trước giá vàng tăng mạnh nên mua vào để cắt lỗ. Đây là đối tượng đang mua vào nhiều nhất. Kế đó, cũng có một số nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vàng tích trữ, nhưng số này không nhiều. Thị trường đang khan hàng nên giá bị đẩy lên nhanh”, bà Chi nói.
Theo ông Lưu Quang Điền, Phó tổng giám đốc SJC Hà Nội, khách mua vàng tại công ty này sáng nay tăng mạnh, trong đó có nhiều khách mua lớn với mục đích cắt lỗ. Tuy nhiên, ông Điền cho biết, phần lớn những giao dịch này mới là mua bán miệng qua điện thoại, nên công ty chủ yếu ưu tiên cho những khách hàng quen, đáng tin cậy.
“Thị trường đang trong tình trạng cung không đủ cầu. Với những khách mua dưới 10 lượng thì chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng, nhưng với những khách mua chừng từ 100 lượng trở lên thì phải chia làm 2-3 đợt bán”, ông Điền nói.
Tuy nhiên, đại diện các doanh nghiệp được hỏi đều cho biết, thị trường vàng vật chất sáng nay vẫn chưa thực sự sôi động. Giao dịch có tăng so với những ngày trước, nhưng tâm lý chung của người dân vẫn là thận trọng trước những bước nhảy rộng và phức tạp của giá.
Rủi ro lớn xuất phát từ giá ở thời điểm này khiến khoảng cách chênh lệch giữa giá mua và bán vàng giãn rộng. Nhiều doanh nghiệp trưa nay đặt chênh mua/bán 200.000 đồng/lượng, so với mức 100.000 đồng/lượng vào đầu ngày.
Lúc 12h giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại châu Á đứng ở mức gần 1.350 USD/oz, tăng hơn 8 USD/oz so với giá đóng cửa đêm qua tại New York. Đây là mức giá kỷ lục mới của vàng thế giới. Giá vàng thế giới tăng do đồng USD suy yếu và kỳ vọng của giới đầu tư về chính sách nới lỏng tiền tệ hơn nữa của các ngân hàng trung ương lớn.
Do tăng với tốc độ nhanh hơn giá vàng thế giới sáng nay, nên so với giá vàng thế giới quy đổi (tính theo giá USD ngân hàng, cộng các loại thuế, phí) , giá vàng trong nước đang cao hơn chừng 1 triệu đồng/lượng, từ chỗ chỉ cao hơn 500.000 đồng/lượng vào đầu giờ sáng.
Theo giới kinh doanh vàng, với sự chênh lệch giá giữa hai thị trường lớn như vậy, hiện tượng nhập lậu vàng nhiều khả năng xảy ra. Một lãnh đạo doanh nghiệp vàng cho biết, ít có khả năng Ngân hàng Nhà nước cho nhập vàng trong thời gian từ nay tới cuối năm vì có thể gây sức ép lên tỷ giá và cán cân thương mại.
(Theo Vneconomy)
No comments:
Post a Comment