So Sánh IFRS (IAS) và VAS (tiếp 6)
Nội dung | IFRSs | VASs |
IAS 16 và VAS 3 - Tài sản cố định hữu hình
| ||
Ghi nhận tài sản cố định hữu hình | Không quy định mức giá trị tối thiểu để ghi nhận Tài sản cố định. | Chuẩn mực đưa ra bốn tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình, trong đó có tiêu chuẩn giá trị đối với từng hạng mục tài sản cố định hữu hình. Theo quy định hiện hành, mức giá trị tối thiểu để ghi nhận tài sản cố định là 10 triệu VNĐ. |
Xác định giá trị ban đầu | Các tài sản đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. | |
| Nguyên giá TSCĐ hữu hình có thể bao gồm các chi phí ước tính cho việc tháo dỡ, di chuyển các tài sản và khôi phục mặt bằng. | Không đề cập đến vấn đề này.
|
| Chi phí lãi vay phát sinh từ việc thanh toán trả chậm sau thời hạn thanh toán thông thường để có được tài sản có thể được tính vào hoặc không được tính vào nguyên giá của tài sản. | Chi phí lãi vay được tính vào nguyên giá tài sản theo quy định của chuẩn mực về chi phí lãi vay.
|
Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu
| Đơn vị có thể lựa chọn sử dụng phương pháp giá gốc hoặc phương pháp đánh giá lại và áp dụng chính sách kế toán này cho một nhóm tài sản. | Chỉ cho phép sử dụng phương pháp giá gốc.
|
| Giá đánh giá lại phải là giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ do giá trị tài sản bị tổn thất. | Tài sản chỉ được đánh giá lại trong một số trường hợp đặc biệt.
|
Xử lý các chênh lệch đánh giá lại | Khi việc đánh giá lại làm tăng giá trị tài sản, thì số chênh lệch này cần được ghi tăng khoản mục thặng dư đánh giá lại (phần nguồn vốn), trừ trường hợp chính tài sản này trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đó đã được ghi vào chi phí thì số đánh giá tăng lần này cần được ghi nhận là thu nhập. Khi đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản thì số chênh lệch vượt quá số có thể ghi giảm vào khoản mục thặng dư đánh giá lại (là số hiện đang ghi nhận là thặng dư đánh giá lại của cùng tài sản) cần được ghi nhận là chi phí. | Không đề cập đến vấn đề này.
|
Sự giảm giá trị tài sản
| Khi giá trị có thể thu hồi được giảm xuống thấp hơn giá trị còn lại, thì giá trị còn lại cần được điều chỉnh giảm xuống mức giá trị có thể thu hồi được. Phần điều chỉnh giảm vượt quá số hiện đang ghi trên khoản mục thặng dư đánh giá lại của chính tài sản đó, cần được ghi nhận là chi phí. Khi tình huống dẫn đến việc ghi giảm giá trị tài sản không còn hiện hữu và chắc chắn sẽ xuất hiện các điều kiện mới, cần ghi nhận một khoản dự phòng tăng giá trị tài sản. Tuy nhiên, khoản dự phòng ghi tăng này cần phải giảm trừ số khấu hao đáng lẽ đã được trích nếu trước đó không ghi giảm giá trị tài sản. Việc ghi nhận các khoản giảm giá trị tài sản được tuân thủ theo IAS 36 - Giảm giá trị tài sản. | Không đề cập đến vấn đề này.
|
Chênh lệch đánh giá lại tài sản thực hiện
| Khi chênh lệch đánh giá lại tài sản thực hiện, khoản chênh lệch này được kết chuyển trực tiếp vào lợi nhuận chưa phân phối. Chênh lệch đánh giá lại tài sản có thể được thực hiện toàn bộ khi có nghiệp vụ ngừng hoạt động/thanh lý một tài sản hoặc được thực hiện một phần trong quá trình sử dụng tài sản (chênh lệch giữa khấu hao trên giá trị còn lại của tài sản và khấu hao trên nguyên giá ban đầu). | Không đề cập trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi tại Việt Nam.
|
Trình bày báo cáo tài chính | Chuẩn mực đưa ra các yêu cầu chi tiết về việc trình bày phương pháp đánh giá lại. | Không đề cập đến việc trình bày báo cáo tài chính đối với phương pháp đánh giá lại. |
|
|
(Theo Deloitte) |
No comments:
Post a Comment