Monday 1 November 2010

Kiểm toán nội bộ có thể trở thành nhà tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp?

Kiểm toán nội bộ có thể trở thành

nhà tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, kiểm toán nội bộ (KTCB) thường tập trung vào tính kiểm soát và tính tuân thủ theo yêu cầu về kiểm soát nội bộ. Hiện nay, các nhà quản lý cấp cao và các ủy ban kiểm toán đang xem xét thêm về vấn đề này.

BPTVDN E&Y

T

rong một khảo sát toàn cầu gần đây của Tạp chí Forbes, thực hiện theo yêu cầu của Ernst & Young, với 547 giám đốc quản lý cấp cao và các thành viên của ủy ban kiểm toán, 96% phản hồi cho rằng, chức năng KTNB giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện quản lý rủi ro tổng thể. Tuy nhiên, chỉ 44% phản hồi thông tin rằng, chức năng KTNB đang giúp DN của họ đạt được các mục tiêu kinh doanh. Và trong đó, 37% phản hồi cho rằng, họ cho phép KTNB tham gia xây dựng chiến lược và ra các quyết định kinh doanh quan trọng.

Các công ty muốn mở rộng vai trò của KTNB hơn là chỉ thực hiện kiểm toán hiệu quả và kiểm toán đảm bảo, và họ muốn sự thay đổi xảy ra càng sớm càng tốt. Dựa trên ý kiến đóng góp của 547 giám đốc quản lý cấp cao đã được khảo sát, 74% tin rằng, KTNB còn có khả năng cải thiện hiệu quả hoạt động và gần như tất cả cho rằng, sự cải thiện này sẽ xảy ra trong vòng 12 đến 24 tháng.

KTNB có thể đóng vai trò tư vấn chiến lược cho DN. Chức năng này có thể xác định hiệu quả chi phí trong phạm vi toàn công ty, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về chiến lược nhằm cải thiện được thành quả kinh doanh và đưa ra những quan điểm về rủi ro trọng yếu. Các hỗ trợ tích cực này đem lại nhiều lợi ích cho DN, bao gồm việc tăng cường tính hiệu quả, khả năng chuyển đổi nhanh chóng và nắm bắt lợi thế của các cơ hội.

Ba bước chính để gắn kết KTNB với hiệu quả kinh doanh

Có 3 bước chính mà KTNB phải thực hiện để tăng cường chức năng và trở thành một cộng tác viên chiến lược của DN.

Một là, liên kết giữa KTNB với các mục tiêu chiến lược kinh doanh. KTNB cần nắm bắt tốc độ thay đổi khi các DN liên tục phát triển và chuyển đổi bằng cách tương thích các hoạt động của bộ phận với chiến lược và mục tiêu kinh doanh. Với các khả năng thích hợp, KTNB có thể trực tiếp hỗ trợ DN đạt được các mục tiêu kinh doanh. Ban quản lý vẫn là người chịu trách nhiệm chính về các rủi ro và các biện pháp kiểm soát rủi ro của DN. Tuy nhiên, chức năng KTNB đang đóng vai trò tư vấn một cách chủ động hơn trong lĩnh vực này. Các kiểm toán viên nội bộ đưa ra những kiến nghị có giá trị về việc xác định các điểm hở cũng như các cơ hội cải thiện về thiết kế và hiệu quả hoạt động của các quy trình, cũng như là các điểm kiểm soát hoạt động và rủi ro.

Hai là, xây dựng nền tảng của sự thay đổi. Một chức năng KTNB hiệu quả phải giúp xác định được tính cân đối giữa rủi ro, chi phí và giá trị mà một hoạt động có thể mang lại. Nền tảng của sự thay đổi giá trị của chức năng KTNB phải nhắm vào phương trình này, cũng như là các năng lực cần có hoặc cần bổ sung của bộ phận kiểm toán.

Ba là, lập kế hoạch nhắm vào giá trị mang lại, khả năng đo lường và trách nhiệm. Để đạt được tình trạng mong muốn của chức năng trong tương lai, KTNB cần xây dựng một kế hoạch có thứ tự ưu tiên và theo trình tự của công việc một cách hợp lý. Kế hoạch này cần xác định các mục tiêu kinh doanh, các hành động và các hỗ trợ cần có cho việc triển khai kế hoạch. Đồng thời, cần quan tâm đến việc xây dựng chuỗi giá trị để hỗ trợ đo lường về mặt định tính và định lượng về các thành quả của KTNB và giá trị của các đề xuất cho DN.

Giữ vai trò lớn hơn đồng nghĩa có một vị trí quan trọng hơn

Để trở thành người tư vấn cần thiết cho quản lý cấp cao và ủy ban kiểm toán, KTNB phải được tham gia vào các dự án đầu tư kinh doanh chiến lược liên quan việc phát triển hoặc cải thiện DN, do bất kỳ một rủi ro không được phát hiện nào cũng có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, giá trị vốn hóa hoặc lợi nhuận của DN.

KTNB đóng vai trò quan trọng trong các tình huống như sau:

- Mua bán, sáp nhập: Tham gia vào tất cả các bước quan trọng trong quy trình mua bán, sáp nhập, KTNB có thể cảnh báo DN về các rủi ro tiềm tang và phối hợp áp dụng các biện pháp kiểm soát.

- Phát triển sản phẩm mới: KTNB có thể đưa ra phân tích về các rủi ro có thể có và các kiểm soát để giúp doanh nghiệp đầu tư thay đổi sản phẩm, qua đó tránh được việc trì hoãn tiến độ tung sản phẩm mới và tăng chi phí mà có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và giá trị cổ phiếu của DN.

- Kiến nghị mang tính kỹ thuật: Là thành viên của ban quản lý dự án, KTNB có thể giúp xác định các rủi ro và đưa ra ý kiến tư vấn về các biện pháp kiểm soát.

- Cải thiện quy trình kinh doanh: KTNB có thể cung cấp các lời khuyên về rủi ro và kiểm soát nhằm xác định mục đích sẵn sang cho việc cải thiện quy trình, tiến độ cải thiện và đo lường sự thành công và giá trị tổng thể cho DN.

Thời gian thích hợp cho việc chuyển đổi

Môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng ngày nay đòi hỏi các DN phải song hành hoàn thiện công tác quản trị rủi ro và quản trị hiệu quả. Họ mong đợi nhiều hơn ở chức năng KTNB ngoài việc kiểm toán hiệu quả và kiểm toán đảm bảo, trong vị trí một nhà tư vấn chiến lược cho ban quản lý. Các DN kỳ vọng chuyển hướng KTNB thành chức năng đánh giá các hoạt động hiệu hữu và dẫn dắn việc cải thiện thành quả của DN một cách liên tục.

Theo ĐTCK

No comments:

Post a Comment

Popular Posts