Wednesday, 29 September 2010

Sắp có quy định góp vốn bằng thương hiệu

Xem hình

Quy định sơ sài dễ nảy sinh trường hợp doanh nghiệp nhà nước có thương hiệu mạnh bị lạm dụng, đem góp tùy tiện.

Bộ Tài chính vừa hoàn thành và lấy ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu. Nếu được ban hành thì thông tư này sẽ tháo gỡ được vướng mắc về chế độ kế toán trong xác định tài sản cố định vô hình (thương hiệu) và thúc đẩy sự ra đời của nhiều doanh nghiệp (DN) mới.

Đến với nhau bằng hợp đồng góp vốn

Dự thảo thông tư trên của Bộ Tài chính quy định các tập đoàn, tổng công ty, DN, tổ chức có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được nhận, góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu. Các bên góp vốn tự thỏa thuận với nhau về các điều khoản, độc quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền kinh doanh dịch vụ, hàng hóa tương ứng để sử dụng nhãn hiệu.

Thời hạn góp vốn không vượt quá thời hạn bảo hộ mà pháp luật quy định đối với nhãn hiệu đó. Trong thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu, đơn vị có nhãn hiệu sẽ không được phép chuyển nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân khác. Về giá trị, dự thảo thông tư cũng quy định quyền sử dụng nhãn hiệu đem góp vốn chỉ được ghi nhận là một khoản đầu tư nhưng giá trị đó không được phản ánh tăng tài sản, vốn chủ sở hữu. Do vậy, bên góp vốn có trách nhiệm mở sổ theo dõi riêng ngoài bảng cân đối kế toán đối với phần quyền sử dụng nhãn hiệu đã đầu tư tham gia góp vốn, thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng góp vốn. Mặc dù vậy, hằng quý, năm bên góp vốn có quyền được chia cổ tức, lãi-lỗ từ phần vốn góp, sau đó thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước. DN sẽ được hạch toán vào thu nhập của đơn vị.

Ngược lại, bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu thì được phép ghi tăng tài sản dài hạn khác, ghi tăng nguồn vốn chủ sở hữu trên bản cân đối kế toán của DN, lấy đó là cơ sở để thực hiện phân chia lợi nhuận, trách nhiệm, chi trả cổ tức theo tỉ lệ tham gia góp vốn. Tuy nhiên, ban soạn thảo cũng rất chặt chẽ khi có quy định là DN nhận góp vốn sẽ không được trích khấu hao đối với phần vốn góp bằng quyền sử dụng nhãn hiệu và không được phát hành cổ phiếu tương ứng với giá trị nhãn hiệu nhận góp vốn.

Cần siết chặt hơn nữa

Dù có nhiều điểm mới về pháp lý cho việc góp vốn bằng thương hiệu, tuy nhiên ý kiến các chuyên gia kinh tế cho rằng nhiều quy định trong dự thảo còn quá sơ sài, rất dễ nảy sinh trường hợp nhiều DN, nhất là các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty nhà nước có thương hiệu mạnh bị lạm dụng, đem góp tùy tiện.

Ví dụ như mới đây, khi Tập đoàn Vinashin đứng bên bờ vực phá sản, nhiều cán bộ lãnh đạo bị bắt, thương hiệu đi xuống, thế là nhiều DN ở Hải Phòng tìm cách loại bỏ tên tuổi Vinashin trong thương hiệu công ty. Nhưng ở câu chuyện này lại cho thấy trước đó Tập đoàn Vinashin đã đem tên tuổi của mình đi góp vốn tràn lan. Mặt trái của việc này được lãnh đạo những công ty từng mời Vinashin góp vốn nói thẳng là khi có tên tuổi tập đoàn thì được vay vốn ngân hàng dễ hơn. Không chỉ có vậy, khi xảy ra sự vụ thì việc xóa bỏ thương hiệu Vinashin ra khỏi công ty cũng không phải là điều đơn giản. Thực tế này trong dự thảo thông tư trên cũng không có quy định đề cập.

Cũng liên quan đến việc này, nhiều DN góp ý phải đưa vào thêm các quy định như cam kết về tiêu chuẩn, điều kiện sử dụng nhãn hiệu, logo, hình ảnh, kích thước, mẫu biểu trưng, biểu tượng của từng thương hiệu, hay giám sát chặt chẽ việc góp vốn và nhận góp vốn đối với các thương hiệu thuộc sở hữu nhà nước… Nếu quy định sơ sài thì có ban hành thông tư cũng chỉ để hợp thức hóa câu chuyện tùy tiện khi góp vốn bằng thương hiệu của những tập đoàn, tổng công ty, DN có vốn nhà nước, thậm chí khiến việc góp vốn này trở nên không nghiêm túc. Bởi lẽ hiện nay chỉ riêng ở kênh chứng khoán, khi nói đến thương hiệu Sông Đà thì có hàng chục công ty có gắn thương hiệu Sông Đà đưa cổ phiếu lên sàn niêm yết, nhiều đến nỗi nhà đầu tư gọi các cổ phiếu này là cổ phiếu họ Sông Đà. Tương tự về việc này còn có cổ phiếu họ Vinaconnex, họ Lilama… Và dù hoạt động các công ty nêu trên rất minh bạch nhưng trên sàn nhiều nhà đầu tư vẫn băn khoăn.

Tính giá trị thương hiệu thế nào?

Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 6-12-2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo NĐ109/2007/NĐ-CP quy định: “Giá trị thương hiệu (bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại) được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của DN trong 10 năm trước thời điểm xác định giá trị DN hoặc kể từ ngày thành lập đối với các DN có thời gian hoạt động ít hơn 10 năm (bao gồm cả chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, công ty; xây dựng trang web...)”.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Talkshow ”Chân dung Kiểm Toán viên tương lai’

Xem hình

Kiểm Toán là một ngành có lịch sử lâu đời trên thế giới với hơn 100 năm hình thành và phát triển song ở Việt Nam Kiểm toán mới chỉ thực sự được công nhận khi nước ta bước vào nền Kinh tế thị trường đầu những năm ‘90.

Gần đây, nhu cầu Kiểm toán bùng nổ đã khiến ngành này trở nên có sức hút rất lớn tại Việt Nam, đây một lĩnh vực nghề nghiệp nhiều thách thức nhưng rất hấp dẫn, có nhiều tiềm năng và triển vọng, song tại Việt Nam mới chỉ có một số ít trường đào tạo Kiểm Toán như ĐH Kinh tế quốc dâ, HV Tài chính… Bên cạnh đó sinh viên yêu thích Kiểm toán thường chưa có được hiểu biết rõ ràng nhất về Kiểm toán cũng như kinh nghiệm trên chặng đường để bước vào nghề.

Nhằm giúp giải quyết những vấn đề đó, tiếp nối thành công từ chương trình năm 2009, Khoa Kế Toán- ĐHKTQD cùng với Clb t.Fac tổ chức Talkshow “Chân Dung Kiểm Toán Viên Tương Lai 2010” với sự tham gia của các diễn giả

-Ông Bùi Văn Mai - Phó Chủ tịch thường trực kiêm tổng bí thư Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – Giải thưởng Nhà quản lý giỏi Châu Á - 2009

-Bà Nguyễn Thị Phương Hoa: Trưởng bộ môn Kiểm toán trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

-Ông Đào Xuân Dũng – Tổng giám đốc Cty THHH UHY LTD – Việt Nam

Talkshow hướng tới toàn bộ sinh viên yêu thích Kế Toán- Kiểm Toán tại các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội, tại đây, các bạn sẽ được cung cấp cái nhìn tổng quan về Kiểm toán, nhu cầu Kiểm Toán trong tương lai cũng như được chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để trở thành một Kiểm Toán Viên.

Khoa Kế Toán cùng CLB t.Fac gửi lời mời trân trọng đến các sinh viên quan tâm đến vấn đề này đến dự chương trình vào lúc:

Thời gian: 19h ngày 02 tháng 10 năm 2010

Địa điểm: Nhà Văn Hóa- ĐH Kinh tế Quốc dân

Talkshow “Chân dung kiểm toán viên tương lai”

Đến với chúng tôi để tìm hiểu những chia sẻ và kinh nghiệm đến từ những diễn giả nổi tiếng về một trong những ngành nghề “HOT” nhất hiện nay: KIỂM TOÁN!

(Theo Kiemtoan.com.vn)

PwC toàn cầu ra mắt thương hiệu và website mới

Xem hình

PricewaterhouseCoopers (PwC) có trụ sở toàn cầu tại London và trụ sở chính bắc Mỹ tại New York vừa ra mắt hình ảnh nhận diện thương hiệu mới cùng với website toàn cầu. Sự ra mắt thương hiệu mới này nhằm đơn giản hoá tên gọi và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Trọng tâm của hình ảnh thương hiệu mới được công bố ngày 20 tháng 09 là đơn giản hoá logo với ba ký tự “pwc” viết thường.

“Thế giới đã thay đổi rất nhiều trong hai năm qua, tiếp tục hướng tới phát triển các thị trường mới nổi. Việc đổi mới thương hiệu của chúng tôi cho thấy chúng tôi hiểu hướng đi của sự thay đổi này và đã chuẩn bị cho hãng tiếp cận với sự thay đổi đó với sự đa dạng và năng lực của một mạng lưới 160.000 nhân viên toàn cầu”, Tom Craren, Trưởng bộ phận thương hiệu Mỹ của PwC nói.

“Sự thay đổi trong logo, màu sắc và hình tượng hoá thương hiệu thể hiện cam kết tạo giá trị cho khách hàng và nhân viên trong một nền kinh tế toàn cầu năng động và đầy thách thức. Chúng tôi tin rằng đổi mới thương hiệu sẽ tạo ra cách thức phân biệt PwC với các hãng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp khác”, ông tiếp lời.

Hình ảnh mới về PwC từ website chính thức:



(Theo accountingweb)

Phân tích kinh doanh theo thời gian thực

Xem hình

Những đề xuất phân tích kinh doanh mới của SAP dựa trên công nghệ độc quyền của hãng và những công nghệ có được sau vụ mua Công ty BusinessObjects hồi năm 2007.

Công ty SAP đã phát hành hàng loạt sản phẩm phân tích kinh doanh vận hành theo thời gian thực, nhắm tới các doanh nghiệp của những chuyên ngành cụ thể và thực hiện những chức năng kinh doanh chuyên biệt. Các sản phẩm dựa trên công nghệ mà SAP có được từ năm 2007 do mua Công ty BusinessObjects và cả những công cụ mới cho phép khách hàng có thể truy cập di động đến các ứng dụng phân tích kinh doanh. Những sản phẩm đầu tiên của dòng sản phẩm phân tích ứng dụng mới SAP BusinessObjects dùng cho các công ty làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính, bán lẻ, viễn thông cũng như trong mảng cơ quan nhà nước.

Hình minh hoạ.

Những ứng dụng mới của SAP, theo thời gian thực, cung cấp cho khách hàng thông tin phân tích cần cho họ thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh gắn liền hoạt động tài chính, bán hàng, tiếp thị, kế hoạch, quản lý rủi ro và thoả mãn khách hàng của công ty. Các sản phẩm được thiết kế với sự cộng tác của các khách hàng chính của SAP và dùng cho công việc với các dữ liệu cấu trúc và dữ liệu phi cấu trúc trong các hệ thống do SAP hoặc các công ty khác cung cấp.

"Đầu ra thị trường công cụ phân tích kinh doanh theo thời gian thực của chúng tôi được đảm bảo bởi sự tăng trưởng nhu cầu của các doanh nghiệp đến những công cụ chất lượng cho việc hỗ trợ ra quyết định - Tổng giám đốc điều hành SAP Bill Mcdermott giải thích - Khách hàng đang tìm những ứng dụng có thể giúp họ nhận, phân tích và sử dụng những dữ liệu làm tăng hiệu quả bán hàng, phục vụ khách hàng, thực thi chiến dịch tiếp thị và hoàn thành hàng loạt chức năng kinh doanh khác theo thời gian thực. Ngày càng nhiều công ty cần trang bị những công cụ như vậy cho nhân viên đang làm việc trực tiếp với khách hàng để giúp họ có được mọi thông tin cần thiết mà ra quyết định tối ưu".

"Những sản phẩm mới phản ánh chiến lược của SAP hướng cung cấp các gói ứng dụng phân tích kinh doanh cho các đại diện các ngành công nghiệp khác nhau - Phân tích viên của Công ty Ventana Research Mark Smit nói - Với SAP, đây là bước đi rất quan trọng, phản ánh vị thế của Công ty trong cuộc cạnh tranh cùng các đối thủ chính như IBM, Oracle cũng đang tạo dựng các gói ứng dụng kinh doanh cho các doanh nghiệp chuyên ngành cụ thể. Sự khác biệt căn bản giữa các đại gia nằm ở chỗ, SAP định hướng cao hơn vào việc cung cấp truy cập di động đến ứng dụng phân tích kinh doanh. Việc có được khả năng này có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp".


Những ứng dụng mới của SAP là những sản phẩm độc lập có thể vận hành cả trong môi trường SAP lẫn trong các môi trường thông tin khác - Phân tích viên của Forrester Research James Kobielous nói - Khách hàng thấy rằng SAP sẵn sàng hỗ trợ các hệ thống không đồng nhất. Thực tế, có nhiều thành phần ứng dụng dựa trên các công nghệ nổi tiếng nhưng lại chỉ hội tụ và tương thích cho ứng dụng ở những phân khúc cụ thể nhỏ hẹp".

(Theo PCWorld)

Thu nhập phát sinh ở nước ngoài vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân



Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), cá nhân người nước ngoài có thuê nhà để ở tại Việt Nam với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên được coi là cá nhân cư trú và thực hiện nộp thuế TNCN như cá nhân cư trú.

Tuy nhiên, Tổng cục Thuế vừa gửi công văn tới cơ quan thuế các địa phương khẳng định, theo thông lệ quốc tế, điều kiện cá nhân có nhà thuê để ở với thời hạn của hợp đồng trên 90 ngày chỉ được coi là đối tượng cư trú nếu cá nhân đó không chứng minh được là đối tượng cư trú tại nước khác.

Nếu cá nhân người nước ngoài ở Việt Nam trên 90 ngày đến dưới 183 ngày liên tục nhưng chứng minh được là đối tượng cư trú tại nước khác thì vẫn là đối tượng không cư trú tại Việt Nam.

Cũng theo Tổng cục Thuế, người nước ngoài thuộc đối tượng cư trú, có thu nhập từ hoạt động cho thuê nhà ở nước ngoài phải kê khai, nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trường hợp cá nhân có thu nhập phát sinh ở nước ngoài đã nộp thuế TNCN ở nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp khi nộp thuế TNCN tại Việt Nam nhưng không được vượt quá số thuế TNCN tính theo Luật thuế TNCN của Việt Nam.

Để được trừ số thuế TNCN đã nộp ở nước ngoài, người nộp thuế tự dịch các tài liệu chứng minh đã nộp thuế tại nước ngoài ra tiếng Việt (không cần phải công chứng) để nộp cho cơ quan thuế Việt Nam.

(Theo Báo Đầu Tư)

230 xe ôtô trong diện truy thu thuế


Theo văn bản của Bộ Công an thì cơ quan này đang xin ý kiến để có biện pháp xử lý 14 DN nhập khẩu ôtô gian lận thuế.

Văn bản này cũng đã được Bộ Công an gửi Thủ tướng Chính phủ và các đơn vị có liên quan. Theo tính toán của cơ quan này thì có trên 230 xe nằm trong diện bị truy thu thuế.

Theo xác định ban đầu, ngay sau khi 14 DN làm thủ tục NK ôtô, thông quan hàng hoá thì cơ quan hải quan đã phát hiện những DN này có sai phạm, vi phạm pháp luật. Việc cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo tính thuế của các DN NK, xác định lại giá trị tính thuế để đưa ra các quyết định điều chỉnh thuế, chênh lệch giá, thu thuế bổ sung là có căn cứ.

Kết quả điều tra vụ việc cho thấy các DN NK ôtô đều có sai phạm, có sự gian dối như sử dụng hồ sơ, chứng từ giả có giá thấp hơn giá thị trường để khai báo, tính nộp thuế... Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ 14 DN NK ôtô sang Tổng cục Hải quan để xử lý theo hướng: Đối với số xe của 13 DN NK chưa có kết quả xác minh về giá, cơ quan công an đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Riêng với DN đã xác minh được 20 xe trốn thuế đã có đủ căn cứ thì tiến hành truy thu. Nếu doanh nghiệp chấp hành nộp đủ số thuế truy thu sẽ xem xét đề nghị miễn xử lý hình sự.

(Theo Lao động)

Làm gì để “nẫng” khách hàng từ đối thủ

Email In

“Không có khách hàng trung thành tuyệt đối, cũng như chẳng có động cơ nào vĩnh cửu, chẳng có tình yêu nào là mãi mãi – một chuyên gia tư vấn đã nói như thế - Và bởi vậy, bất cứ khách hàng nào của đối thủ cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của tôi.”

Có ba cách “bắt” khách hàng của đối thủ. Cách thứ nhất - cách xấc xược nhất: thu lượm chiến lợi phẩm ngay trên trận địa đối thủ. Cách thứ hai – tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và ve vãn, kéo họ vào cuộc “ngoại tình”. Phương pháp cuối cùng – thô thiển nhất: “bắt” nhân viên của đối thủ để từ đó “câu” luôn khách hàng mà người nhân viên này kéo về.


“Bắt" khách hàng của đối thủ ngay tại trận

Nói chung ai cũng biết rằng khách hàng là tài sản quý giá của bất cứ công ty nào mà không phụ thuộc vào việc công ty sẽ bán cho anh ta máy bay hay thức ăn cho chó. Nhưng không phải lúc nào nguồn khách hàng này cũng dồi dào. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải luôn tìm cách chinh phục khách hàng mới, đặc biệt là nguồn khách hàng từ tay đối thủ.

Họ tung ra những chiêu hấp dẫn nhất: giá rẻ, dịch vụ tốt, địa điểm thuận tiện, quà tặng…Điều này được nhiều doanh nghiệp áp dụng để htu hút khách hàng mới, tuy nhiên, nó cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thanh danh và uy tín của công ty.

Ví dụ, một ngày đẹp trời, tại các chi nhánh của ngân hàng nọ bỗng xuất hiện nhiều “kẻ lạ mặt” tay cầm tờ rơi, miệng tươi cười rổn ràng chào hỏi khách hàng. Té ra đây là nhhững “chiến binh” của ngân hàng khác đang muốn “bắt tù binh” ngay trên trận địa của “quân thù”.

Các chuyên gia cho rằng, trò này tương đối phổ biến và thường được các nhà kinh doanh bán lẻ áp dụng. Ví dụ, cạnh khu siêu thị nọ, khách hàng có thể nhìn thấy cả một bảng quảng cáo to đùng của đối thủ siêu thị này. Chủ nhân của bảng quảng cáo đang muốn “đánh” vào tiềm thức của khách hàng đối thủ bằng những hình ảnh ấn tượng với mục tiêu làm sao để lôi kéo khách hàng đến với siêu thị của mình, càng nhiều càng tốt.

Ở Mỹ. Xung quanh các casino luôn đầy rẫy các bảng quảng cáo nhấp nháy nhiều màu sắc của các casino khác. Đơn giản là bởi khi thua cuộc và thất thểu bước ra khỏi của sòng bạc “đen đủi” này, các con bạc có thể nhìn thấy tên tuổi của sòng bạc khác ngay trước mắt. “Thử chơi bên kia xem, biết đâu vận mình ở đó lại đỏ cũng nên”. Vậy là mục tiêu đã hoàn thành, mong muốn của kẻ đi “chinh phục” đã trở thành hiện thực.


Ve vãn và rủ rê khách hàng vào cuộc “ngoại tình”

Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đối thủ là một chiêu khá phổ biến: qua điện thoại, qua bưu điện hoặc qua buổi gặp gỡ nào đó. Một công ty bảo hiểm nọ đã mất khách hàng khi đối thủ của họ ra chiêu tấn công. Đó là khi đối thủ này biết được thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hiện hành giữa khách hàng với công ty bảo hiểm nọ sắp hết hạn, và thế là một chiến dịch “tấn công” được chuẩn bị lỹ lưỡng. Những món quà nho nhỏ nhân ngày lễ, những bữa ăn trưa có chủ ý theo kiểu “mưa dầm thấm đá” đã có tác dụng.

Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp cũng bày lắm mưu nhiều kế. Viettel với chiến dịch khuyến mãi rầm rộ đã kiếm được vô số khách hàng vốn có ý định “chung thân” với Vinaphone hay Mobiphone. Đã có thời, Viettel xuất hiện liên tục trên mặt báo với số lượng khách hàng tăng đến chóng mặt. Tuy nhiên, song song với nguồn tăng trưởng doanh thu và khách hàng là những lời than vãn của thượng đế: sóng yếu, dịch vụ chưa tương xứng…

Cũng có trường hợp khá thú vị khi một hãng quảng cáo Thụy Sĩ đã “săn” thành công khách hàng lớn – đại gia McDonald’s – bằng sự sáng tạo của mình. Các chuyên gia quảng cáo của hãng đã có được số điện thoại và số fax của một vị lãnh đạo McDonald’s.

Họ quyết định dựng một tấm bảng quảng cáo ngày trên lộ trình từ nhà đến công ty của “đối tượng” với nội dung “ Vì sao bạn lại cần hợp tác với chúng tôi?” Đến cơ quan, vị top manager này nhìn thấy câu trả lời cho câu hỏi nọ ngay trên máy fax của mình, mà mỗi một câu trả lời lại kèm theo những lý lẽ hết sức thuyết phục. McDonald;s đã trở thành khách hàng của hãng quảng cáo nọ bằng cách như vậy.


"Bắt" khách hàng thông qua việc “săn” nhân viên công ty đối thủ

Đây là vấn đề bị lên án mạnh mẽ nhất song lại được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất và nó làm ta nhớ đến câu chuyện “gián điệp” trong lĩnh vực sản xuất. Một ngày kia, trong đội ngũ nhân viên của công ty nọ có một nàng “gián điệp” xinh đẹp của đối thủ được cài vào. Sau hai tháng, cô gái đã nắm hết thông tin về các nhân viên kinh doanh của hãng: lương bổng thế nào, ai chịu trách nhiệm về mảng khách hàng nào, và điều cơ bản là – ai trong số họ là kẻ bất mãn và đang muốn chuyển đổi công việc.

Cô gái không khó khăn lắm để tìm ra “đối tượng săn lùng” chính của mình: anh chàng nhân viên 32 tuổi với thâm niên 8 năm làm việc và một cơ sở dữ liệu khách hàng “hoành tráng” chính là kẻ đang muốn giũ áo ra đi. Thế là màn tấn công dội bom được cô gái tung ra: những cuộc hẹn hò trò chuyện, sự thông cảm vì nhân viên tài năng như anh ta không nhận được sự đối đãi tử tế của công ty, những bữa ăn trưa nhẹ nhàng rủ rỉ.

“À, em biết, bên công ty X đang cần một người đúng như anh. Lương cao, đảm bảo cực kỳ hấp dẫn cho anh, chế độ thưởng cũng hấp dẫn không kém, ngoài ra còn có nhiều cái hay lắm đấy mà chỗ người quen, em mới nói cho anh biết. Anh cứ thử gặp họ nhé. Ông sếp bên đó là bạn của anh trai em. Em sắp lịch cho anh nhớ, cũng giống như bữa ăn trưa của anh em mình thôi, nhẹ nhàng thôi, anh cứ thử gặp họ rồi khắc biết”. Thế là xong. Tuần sau, anh chàng nọ đã có mặt ở công ty mới với chức vụ và mức lương hấp dẫn hơn.

Chỉ có một điều có thể anh ta không biết: cái giá của anh ta có thể còn cao hơn nhiều nếu như tính đến chuyện 70% doanh thu của công ty cũ đến từ phần lớn các khách hàng mà anh ta quản lý. Công ty mới không những có thêm một nhân viên kinh gnhiệm mà còn “nẫng tay trên” một nguồn khách hàng mà họ nằm mơ cũng chưa chắc đã kiếm ra bằng cách nhanh nhất.

Tháng 10 năm ngoái, Citibank đã đâm đơn kiện các cựu nhân viên của mình tại chi nhánh Singapore. Các nhân viên này chịu trách nhiệm chăm sóc các khách hàng VIP giàu có (private banking), và khi chuyển sang đầu quân cho UBS, họ đã mang theo các thượng đế giàu có của mình. Không hiểu là UBS có phải là kẻ đầu têu trò này hay không nhưng Citibank vẫn quyết định đâm đơn ra tòa để kiện 3 cựu nhân viên của mình.

Họ khẳng định rằng, với việc ra đi của ba nhân viên này, họ đã mất 20 khách hàng VIP với mức thiệt hại tính ra tiền là 50 triệu đô la Singapore (32 triệu đô la Mỹ). Theo ý kiến các chuyên gia thì việc Citibank kiện nhân viên ra tòa cũng nhằm mục đích hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra khi nhân viên chạy sang làm việc cho đối thủ đồng thời răn đe các nhân viên có “âm mưu” hợp tác với đối thủ (nên nhớ là mức thưởng mà UBS đề nghị cho những kẻ “đào ngũ” từ Citibank cao hơn 60% so với mức của Citibank đài thọ).

Tất cả những điều này chúng tỏ rằng việc các doanh nghiệp áp dụng chế độ giảm giá, săn lùng khách hàng, thực hiện cuộc chiến quảng cáo hay cuộc chiến tranh giành nguồn nhân lực sẽ có thể tỏ ra hiệu lực, tuy nhiên, những cách thức đó có thể thất bại nếu như đối thủ có thương hiệu mạnh trên thương trường. vì vậy, bài học thương hiệu vẫn là luôn luôn mới.

InfoTV
(Theo Bwportal)

Đôla chợ đen vượt 19.700 đồng, vàng quay đầu giảm giá

Vàng miếng trong nước sáng nay đi xuống và đang rời xa đỉnh cao 31,35 triệu đồng được xác lập hôm qua. Trong khi giá USD tại TP HCM đã tăng lên và chạm 19.710 đồng.

Đầu giờ sáng nay, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn đã mạnh tay điều chỉnh giảm 140.000 đồng bán ra và 110.000 đồng mua vào, niêm yết còn 31,16-31,21 triệu đồng một lượng. Đến 9h5, doanh nghiệp giảm tiếp 30.000 đồng bán ra và 20.000 đồng mua vào, đẩy giá mua bán xuống dưới 31,14-31,18 triệu đồng.

Các hiệu kim hoàn tại TP HCM, sáng nay cũng hạ giá bán vàng SJC xuống 31,22 triệu đồng, trong khi mua vào thấp hơn 80.000 đồng mỗi lượng.

Sau khi lập kỷ lục mới trong ngày 29/9, giá vàng miếng SBJ sáng nay cũng điều chỉnh giảm 50.000 đồng bán ra và 10.000 đồng mua vào, niêm yết quanh 31,17-31,23 triệu đồng một lượng. Nhưng nếu so với đỉnh 30,9 triệu đồng thiết lập hôm 27/9, giá nay cao hơn tới 330.000 đồng. Biên độ giữa mua và bán hiện được Công ty Sacombank-SBJ để ở khoảng cách 60.000 đồng.

Giá vàng liên tục lập kỷ lục khiến những cặp uyên ương có nhu cầu mua nữ trang cưới cũng "méo mặt". Ảnh: Lệ Chi

Theo Công ty Sacombank-SBJ, trong ngày hôm qua giá các thương hiệu vàng miếng liên tục được đẩy cao khiến thị trường trong nước đang rất thận trọng trước các quyết định đầu tư. Giao dịch mua và bán vì vậy khá cầm chừng.

Trên thị trường thế giới, bước vào đầu phiên giao dịch châu Âu, giá kim loại quý quốc tế đã tiếp tục ghi nhận mức giá kỷ lục mới 1.313 USD một ounce. Ngay sau đó, giá nhanh chóng điều chỉnh giảm trước lực bán chốt lời khá mạnh của thị trường và dao động quanh mức 1.310 USD suốt giờ New York. Cuối cùng, thị trường đóng cửa ngày tại 1.310 USD một ounce. Cùng lúc, giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex của New York cũng đóng cửa tại mốc 1.308,30 USD một ounce.

Theo nhiều chuyên gia, lo ngại về sự bất ổn của nền kinh tế Mỹ cùng với vấn đề nợ xấu của khu vực châu Âu vẫn đang là yếu tố hỗ trợ mạnh đối với đà tăng của giá vàng trong thời gian tới. Thêm vào đó, nhu cầu đầu tư vào kim loại quý không ngừng gia tăng, bằng chứng là việc quỹ đầu tư vàng SPDR Gold Trust trong phiên giao dịch 28/9 đã mua vào hơn 5 nghìn tấn, đưa trữ lượng vàng nắm giữ của quỹ này lên mức 1.305,67 tấn. Đây được coi là những nhân tố hỗ trợ tích cực cho giá vàng.

Tuy nhiên, tại phiên châu Á sáng, thị trường đang có xu hướng giảm nhẹ. Tính đến 9h30 (theo giờ Hà Nội), mỗi ounce tương đương 1.307 USD, mất 3 USD so với mở cửa. Nếu quy ra tiền Việt theo tỷ giá 19.500 đồng, mỗi lượng vàng quốc tế quy đổi hiện tương đương khoảng 31 triệu đồng (đã bao gồm thuế nhập khẩu 1%).

Giá đôla sau nhiều ngày bám quanh ngưỡng 19.500 đồng, đang leo thang cùng cơn sốt giá vàng. Ảnh: Hoàng Hà
Giá đôla sau nhiều ngày bám quanh ngưỡng 19.500 đồng, đang leo thang cùng cơn sốt giá vàng. Ảnh: Hoàng Hà

Trên thị trường đôla tự do, sau nhiều tuần yên ắng, giờ cũng đang nóng lên. Tại TP HCM và Hà Nội, giá đôla Mỹ chợ đen tăng vùn vụt từng ngày. Sau khi vọt lên 19.640 - 19.680 đồng trong ngày hôm qua, giờ các điểm thu đổi tại TP HCM tiếp tục đẩy giá bán ra đắt thêm 30 đồng lên 19.710 đồng, trong khi mua vào 19.650 đồng. Tại Hà Nội, giá bán ra thấp hơn TP HCM 20 đồng, quanh 19.690 đồng, còn thu vào 19.640 đồng.

Giao dịch mua bán trong ngày hôm qua cũng được cải thiện rõ rết. Chủ hiệu kim hoàn trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5 cho biết, trong ngày hôm qua đã nhen nhóm lượng khách đến giao dịch USD. Trong đó, lượng người đi mua nhiều hơn bán.


(Theo VNexpress)

Bluechip giúp VN-Index lội ngược dòng


Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9 với tâm lý dao động của nhà đầu tư. Chỉ số VN-Index liên tục tăng giảm trong biên độ hẹp. Đóng cửa phiên, chỉ số này bật tăng nhờ sự hỗ trợ từ một số cổ phiếu vốn hoá lớn tăng điểm vào phút chót.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 0,23 điểm xuống 452,71 điểm (giảm 0,05%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 723.850 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 16,97 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 62 mã tăng, 80 mã đứng giá, 123 mã giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 4 mã tăng trần và 10 mã giảm sàn.

Sau 105 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 0,1 điểm, xuống 452,84 điểm (giảm 0,02%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 32.383.330 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 981,42 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/09/2010, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 454,52 điểm, tăng 1,58 điểm (+0,35%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 30.027.520 đơn vị, tăng 2,42% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 775,578 tỷ đồng, giảm 0,58%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 10.599.950 đơn vị, với tổng giá trị hơn 433,34 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 40.627.470 đơn vị (+22,39%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.208,913 tỷ đồng (+34,76%).

Trong tổng số 265 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 67 mã tăng, 140 mã giảm, 58 mã đứng giá. Trong đó, có 6 mã tăng trần và 9 mã giảm sàn.

Phiên này, hơn 8,14 triệu cổ phiếu mã VMD của CTCP Y Dược phẩm Vimedimex chính thức giao dịch trên HOSE. Kết thúc phiên, mã VMD đóng cửa tại mức giá 32.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt 205.700 đơn vị.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 5 mã tăng, 4 mã giảm, 1 mã đứng giá là MSN. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã tăng trần là BVH.

Cụ thể, BVH tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (+4,72%), đạt 55.500 đồng. FPT tăng 500 đồng/cổ phiếu (+0,71%), đạt 71.000 đồng. HAG tăng 500 đồng/cổ phiếu (+0,69%), đạt 73.000 đồng. STB tăng 200 đồng/cổ phiếu (+1,21%), đạt 16.700 đồng. EIB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,56%), đạt 17.900 đồng.

Còn lại, MSN giữ nguyên mức giá tham chiếu là 49.500 đồng/cổ phiếu. HPG giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,26%), còn 38.500 đồng. CTG giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,53%), còn 18.900 đồng. DPM giảm 200 đồng/cổ phiếu (-0,65%), còn 30.600 đồng. VIC giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,81%), còn 61.000 đồng.

Mã OGC dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 1,8 triệu đơn vị (chiếm 6,08% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 31.600 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 600 đồng (-1,86%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 16,57% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như VNL, STG lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là BMI với mức tăng 5,00% lên 16.800 đồng (tăng 800 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 15 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, mã DTA giảm hết biên độ cho phép 5% xuống còn 19.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì KSH, DVD là 2 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 2.000 đồng/cổ phiếu xuống còn mức giá tương ứng là 42.000 đồng và 99.000 đồng.

Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 4 mã tăng và 1 mã giảm. Cụ thể, VFMVFA tăng trần 300 đồng lên 7.800 đồng (+4,00%).VFMVF1 tăng 300 đồng lên 10.900 đồng (+2,83%). PRUBF1 tăng 100 đồng lên 4.900 đồng (+2,08%). VFMVF4 tăng 100 đồng lên 6.000 đồng (+1,69%). MAFPF1 giảm 100 đồng xuống 4.400 đồng (-2,22%).

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 72 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 4.958.620 đơn vị, bằng 16,51% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, HAG được họ mua vào nhiều nhất với 421.560 đơn vị, chiếm 84,94% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như DPM (391.440 đơn vị), ITA (334.540 đơn vị), HPG (264.460 đơn vị) và FPT (246.550 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là TRA (100%), PVD (99,18%), HPG (97,32%), PAC (96,61%) và VSC (94,43%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

OGC

31.600

(600)

-1,86%

1.824.780

GTT

11.500

500

4,55%

855.850

STB

16.700

200

1,21%

816.970

ITA

17.300

(100)

-0,57%

800.150

SSI

26.900

(100)

-0,37%

676.740

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

BMI

16.800

800

5,00%

14.580

LGL

25.700

1.200

4,90%

21.870

BVH

55.500

2.500

4,72%

144.180

IJC

20.000

900

4,71%

183.740

GTT

11.500

500

4,55%

855.850

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

DTA

19.000

(1.000)

-5,00%

152.030

TNA

32.500

(1.700)

-4,97%

69.580

STG

34.500

(1.800)

-4,96%

40

SCD

25.100

(1.300)

-4,92%

1.450

SGT

15.900

(800)

-4,79%

22.330

VMD: Ngày giao dịch chính thức 8.141.196 cổ phiếu của CTCP Y Dược phẩm Vimedimex trên HOSE

SBS: Ngày GDKHQ mua cổ phiếu phát hành thêm (3:1) và lấy ý kiến bằng văn bản

(Theo Tinnhanhchungkhoan)

Popular Posts