8/10 quỹ lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới nằm ở châu Á, Trung Đông.
8/10 quỹ lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới thuộc về các nền kinh tế ở khu vực châu Á và Trung Đông
Quỹ lợi ích quốc gia (sovereign wealth fund) thuộc sở hữu nhà nước, thường làm nhiệm vụ đầu tư nguồn tài chính dôi dư của các cơ quan chính phủ để tạo ra lợi nhuận dài hạn, nhằm mục đích tăng tiết kiệm quốc gia và duy trì sự ổn định của nền tài chính quốc gia.
Nguồn vốn của các quỹ này thường bao gồm phần thặng dư tài chính xuất phát từ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cơ bản như dầu thô và kim loại quý, tài sản từ dự trữ ngoại hối, hoặc các khoản tiền dôi dư khác của chính phủ. Trong mấy năm gần đây, các quỹ lợi ích quốc gia phát triển mạnh nhờ thực hiện những phi vụ đầu tư lớn vào các doanh nghiệp tư nhân khát vốn suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính.
Tuy nhiên, các quỹ này cũng đối mặt với không ít lời chỉ trích về những khoản đầu tư lớn bị đặt nhầm chỗ và tình trạng thiếu minh bạch. Để hiểu thêm về quỹ lợi ích quốc gia, tạp chí tài chính Institutional Investor của Mỹ đã xếp hạng 10 quỹ lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới.
Đáng chú ý, 8/10 quỹ này thuộc về các quốc gia thuộc khu vực châu Á và Trung Đông.
10. Hội đồng An sinh xã hội Quốc gia Trung Quốc
Giá trị tài sản quản lý: 113,58 tỷ USD
Quốc gia: Trung Quốc
Được Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập vào tháng 8/2000, quỹ này được xem là quỹ lương hưu của Trung Quốc. Năm 2009, quỹ đạt mức lợi nhuận 85 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 12,61 tỷ USD), sau khi thua lỗ 39 tỷ Nhân dân tệ (5,79 tỷ USD) trong năm 2008. Chiến lược của quỹ là tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu, giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu.
20% giá trị của quỹ được đầu tư ra các thị trường nước ngoài, nhưng trọng tâm chính vẫn là trong nước. Tháng 7 vừa qua, quỹ đã chi 15 tỷ Nhân dân tệ (2,23 tỷ USD) để mua cổ phiếu của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) nhân vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của nhà băng này.
Nguồn ảnh: Photographer's Choice/Getty Images
9. Temasek Holdings
Giá trị tài sản quản lý: 132,93 tỷ USD
Quốc gia: Singapore
Được thành lập vào năm 1974, thị trường hoạt động chính của Temasek là Singapore, khu vực châu Á và các thị trường mới nổi. Trong thời gian khủng hoảng tài chính, quỹ đã đầu tư lớn vào các ngân hàng Merrill Lynch, Barclays và Standard Chartered.
Tuy nhiên, giống như nhiều quỹ lợi ích quốc gia khác, Temasek đã trở nên thận trọng với lĩnh vực tài chính. Quỹ này được cho là đã bán lại cổ phần trong ngân hàng Bank of America của Mỹ vào năm ngoái với mức lỗ lên tới 4,6 tỷ USD.
Cổ đông duy nhất của Temasek là Chính phủ Singapore thông qua Bộ Tài chính nước này. Ngoài lĩnh vực tài chính, quỹ chú trọng đầu tư vào các ngành viễn thông, truyền thông, giao thông, bất động sản, công nghiệp và năng lượng.
Nguồn ảnh: AngMoKio
8. Tập đoàn đầu tư Chính phủ Singapore
Giá trị tài sản quản lý: 185 tỷ USD
Quốc gia: Singapore
Cùng với Temasek, đây là quỹ lợi ích quốc gia thứ hai của "đảo quốc Sư tử" có mặt trong top 10 quỹ lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới. Khác với Temasek, Tập đoàn đầu tư Chính phủ Singapore ít xuất đầu lộ diện, nhưng gần đây đã có mức độ công khai lớn hơn. Trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31/3/2009, tập đoàn chịu mức thua lỗ 20%.
Trong thời gian khủng hoảng tài chính, Tập đoàn đầu tư Chính phủ Singapore suýt thua lỗ nặng với khoản đầu tư vào Citigroup nếu khoản này không được chuyển đổi sang cổ phiếu ưu đãi, nhưng vẫn lỗ với khoản đầu tư 10 tỷ USD vào ngân hàng UBS của Thụy Sỹ. Các lĩnh vực đầu tư hàng đầu của tập đoàn là các quỹ đầu cơ, cổ phần tư nhân, bất động sản, tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn ảnh: AngMoKio
7. La Caisse de dépôt et placement du Québec
Giá trị tài sản quản lý: 197,4 tỷ USD
Quốc gia: Canada
Caisse de depot et placement du Quebec quản lý các kế hoạch về lương hưu khu vực công cho vùng Quebec của Canada. Caisse cho biết, trong nửa đầu năm nay, quỹ đạt mức lãi 2,33%, tương đương 4,1 tỷ USD. Giá trị giao dịch hàng ngày của quỹ đạt 4,5 tỷ Đôla Canada. Quỹ có tài sản trong 4.000 doanh nghiệp khắp thế giới, trọng tâm là lĩnh vực bất động sản.
Nguồn ảnh: LaCaisse.com
6. Cơ quan đầu tư Kuwait
Giá trị tài sản quản lý: 277 tỷ USD
Quốc gia: Kuwait
Ngoài việc đầu tư vào các thị trường trong và ngoài nước, Cơ quan đầu tư Kuwait còn gánh nhiệm vụ chính trị giải cứu các ngân hàng và doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn. Trong thời gian khủng hoảng tài chính, quỹ này đã mua vào cổ phần 16% trong ngân hàng suýt phá sản Gulf Bank, để giúp nhà băng này huy động 375 tỷ Dinar (1,3 tỷ USD) vốn khẩn cấp. Trong 4 tháng đầu năm nay, quỹ đã bơm 400 tỷ Dinar để hỗ trợ thị trường chứng khoán Kuwait.
Khi khủng hoảng nổ ra, quỹ đã đầu tư 3 tỷ USD vào Citigroup và mới đây đã bán lại khoản đầu tư này, thu lãi 1 tỷ USD. Tuy nhiên, khoản đầu tư của quỹ vào Bank of America vẫn chưa hoàn vốn.
Ảnh: Giám đốc điều hành Cơ quan đầu tư Kuwait, ông Bader Mohammad al-Saad. Nguồn ảnh: AFP/Getty Images
5. Cơ quan tiền tệ Hồng Kông
Giá trị tài sản quản lý: 277,46 tỷ USD
Quốc gia: Hồng Kông/Trung Quốc
Cơ quan tiền tệ Hồng Kông là nơi nắm giữ phần lớn dự trữ ngoại hối của vùng lãnh thổ này dưới dạng USD, để bảo vệ sự neo buộc tỷ giá của Đôla Hồng Kông vào USD. Ngoài hoạt động đầu tư chủ yếu vào các công ty niêm yết ở Hồng Kông, quỹ này còn có nhiệm vụ đảm bảo sự ổn định và nhất quán của hệ thống tài chính tại đây. Năm 2009, quỹ đạt mức lãi 5,9%, tương đương 13,8 tỷ USD, và đang có dự định đầu tư vào đồng Nhân dân tệ.
Ảnh: Chủ tịch Cơ quan tiền tệ Hồng Kông, ông Joseph Yam. Nguồn ảnh: AFP/Getty Images
4. Tập đoàn đầu tư Trung Quốc (CIC)
Giá trị tài sản quản lý: 300 tỷ USD
Quốc gia: Trung Quốc
Hai khoản đầu tư hồi năm 2007 vào quỹ đầu tư cổ phần tư nhân Blackstone và ngân hàng Morgan Stanley của Mỹ rơi vào cảnh lỗ đậm trong thời gian khủng hoảng tài chính, khiến CIC chịu sự chỉ trích nặng nề. Gần đây, CIC đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực hàng hóa cơ bản và cơ sở hạ tầng. Quỹ này đạt mức lãi 11,7% trong danh mục đầu tư nước ngoài trị giá 81 tỷ USD trong năm 2009, sau khi thua lỗ 2,1% trong năm 2008.
Nguồn ảnh: CobbleCC
3. Cơ quan tiền tệ Saudi Arabia (SAMA)
Giá trị tài sản quản lý: 428,96 tỷ USD
Quốc gia: Saudi Arabia
SAMA có chức năng của một ngân hàng trung ương hơn là một quỹ lợi ích quốc gia. Cơ quan này quản lý dự trữ ngoại hối của Saudi Arabia để đảm bảo các vấn đề thanh khoản và ổn định hơn là để tạo lợi nhuận. Quỹ của SAMA đến từ nguồn thu xuất khẩu dầu lửa của Saudi Arabia và phần lớn các khoản đầu tư đều là những tài sản có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ.
Phần lớn tài sản mà SAMA nắm giữ là đồng USD vì Saudi Arabia áp dụng chính sách neo tỷ giá đồng nội tệ Riyal vào đồng USD. Do vậy, SAMA là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào trái phiếu kho bạc Mỹ.
Ảnh: Chủ tịch SAMA, ông Mohammed al-Jasser. Nguồn ảnh: AFP/Getty Images
2. Quỹ lương hưu Chính phủ Nauy
Giá trị tài sản quản lý: 461,49 tỷ USD
Quốc gia: Nauy
Được xem là một trong những quỹ lợi ích quốc gia minh bạch nhất thế giới, quỹ này thuộc sự quản lý của Cơ quan Quản lý đầu tư ngân hàng Nauy (NBIM) thuộc Ngân hàng Trung ương nước này. Nguồn tiền của quỹ là tiền thu về từ tài nguyên dầu lửa ở Biển Bắc của Nauy. Quỹ được quản lý nhằm đáp ứng các nhu cầu tương lai về tiền lương cho khu vực công. Vụ đầu tư vào cổ phiếu của hãng dầu lửa BP được xem là dở nhất, khiến quỹ bị lỗ 5,4% giá trị trong quý 2/2010.
Ảnh: Ông Yngve Slyngstad, Giám đốc NBIM, cơ quan chủ quản Quỹ lương hưu Chính phủ Nauy. Nguồn ảnh: AFP/Getty Images
1. Cơ quan đầu tư Abu Dhabi (ADIA)
Giá trị tài sản quản lý: 627 tỷ USD
Quốc gia: Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)
Được đánh giá là một quỹ lợi ích quốc gia ít “cởi mở”, ADIA chưa từng công khai tuyên bố về giá trị tài sản mà họ quản lý. Tuy nhiên, với nguồn tiền dồi dào từ doanh thu xuất khẩu dầu lửa của UAE, đây là quỹ lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới. Tháng 11/2007, ADIA chi 7,5 tỷ USD để mua cổ phần 4,9% của ngân hàng Citigroup để rồi sau đó chứng kiến giá cổ phiếu này lao dốc chóng mặt trong thời gian khủng hoảng.
Giám đốc điều hành ADIA là Tiểu vương Sheikh Ahmed bin Zayed al-Nahyan, em trai của Tổng thống UAE, đã tử nạn trong một vụ tai nạn ở Morocco hồi tháng 3 vừa qua. Kế nhiệm ông là người em trai - Tiểu vương Hamed bin Zayed al-Nahyan (ảnh). Việc Abu Dhabi chi 10 tỷ USD để cứu vãn Dubai khỏi khủng hoảng nợ đã giảm mạnh nguồn quỹ lẽ ra chảy vào ADIA.
Nguồn ảnh: AFP/Getty Images
(Theo Vneconomy)
Nguồn vốn của các quỹ này thường bao gồm phần thặng dư tài chính xuất phát từ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cơ bản như dầu thô và kim loại quý, tài sản từ dự trữ ngoại hối, hoặc các khoản tiền dôi dư khác của chính phủ. Trong mấy năm gần đây, các quỹ lợi ích quốc gia phát triển mạnh nhờ thực hiện những phi vụ đầu tư lớn vào các doanh nghiệp tư nhân khát vốn suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính.
Tuy nhiên, các quỹ này cũng đối mặt với không ít lời chỉ trích về những khoản đầu tư lớn bị đặt nhầm chỗ và tình trạng thiếu minh bạch. Để hiểu thêm về quỹ lợi ích quốc gia, tạp chí tài chính Institutional Investor của Mỹ đã xếp hạng 10 quỹ lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới.
Đáng chú ý, 8/10 quỹ này thuộc về các quốc gia thuộc khu vực châu Á và Trung Đông.
10. Hội đồng An sinh xã hội Quốc gia Trung Quốc
Giá trị tài sản quản lý: 113,58 tỷ USD
Quốc gia: Trung Quốc
Được Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập vào tháng 8/2000, quỹ này được xem là quỹ lương hưu của Trung Quốc. Năm 2009, quỹ đạt mức lợi nhuận 85 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 12,61 tỷ USD), sau khi thua lỗ 39 tỷ Nhân dân tệ (5,79 tỷ USD) trong năm 2008. Chiến lược của quỹ là tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu, giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu.
20% giá trị của quỹ được đầu tư ra các thị trường nước ngoài, nhưng trọng tâm chính vẫn là trong nước. Tháng 7 vừa qua, quỹ đã chi 15 tỷ Nhân dân tệ (2,23 tỷ USD) để mua cổ phiếu của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) nhân vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của nhà băng này.
Nguồn ảnh: Photographer's Choice/Getty Images
9. Temasek Holdings
Giá trị tài sản quản lý: 132,93 tỷ USD
Quốc gia: Singapore
Được thành lập vào năm 1974, thị trường hoạt động chính của Temasek là Singapore, khu vực châu Á và các thị trường mới nổi. Trong thời gian khủng hoảng tài chính, quỹ đã đầu tư lớn vào các ngân hàng Merrill Lynch, Barclays và Standard Chartered.
Tuy nhiên, giống như nhiều quỹ lợi ích quốc gia khác, Temasek đã trở nên thận trọng với lĩnh vực tài chính. Quỹ này được cho là đã bán lại cổ phần trong ngân hàng Bank of America của Mỹ vào năm ngoái với mức lỗ lên tới 4,6 tỷ USD.
Cổ đông duy nhất của Temasek là Chính phủ Singapore thông qua Bộ Tài chính nước này. Ngoài lĩnh vực tài chính, quỹ chú trọng đầu tư vào các ngành viễn thông, truyền thông, giao thông, bất động sản, công nghiệp và năng lượng.
Nguồn ảnh: AngMoKio
8. Tập đoàn đầu tư Chính phủ Singapore
Giá trị tài sản quản lý: 185 tỷ USD
Quốc gia: Singapore
Cùng với Temasek, đây là quỹ lợi ích quốc gia thứ hai của "đảo quốc Sư tử" có mặt trong top 10 quỹ lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới. Khác với Temasek, Tập đoàn đầu tư Chính phủ Singapore ít xuất đầu lộ diện, nhưng gần đây đã có mức độ công khai lớn hơn. Trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31/3/2009, tập đoàn chịu mức thua lỗ 20%.
Trong thời gian khủng hoảng tài chính, Tập đoàn đầu tư Chính phủ Singapore suýt thua lỗ nặng với khoản đầu tư vào Citigroup nếu khoản này không được chuyển đổi sang cổ phiếu ưu đãi, nhưng vẫn lỗ với khoản đầu tư 10 tỷ USD vào ngân hàng UBS của Thụy Sỹ. Các lĩnh vực đầu tư hàng đầu của tập đoàn là các quỹ đầu cơ, cổ phần tư nhân, bất động sản, tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn ảnh: AngMoKio
7. La Caisse de dépôt et placement du Québec
Giá trị tài sản quản lý: 197,4 tỷ USD
Quốc gia: Canada
Caisse de depot et placement du Quebec quản lý các kế hoạch về lương hưu khu vực công cho vùng Quebec của Canada. Caisse cho biết, trong nửa đầu năm nay, quỹ đạt mức lãi 2,33%, tương đương 4,1 tỷ USD. Giá trị giao dịch hàng ngày của quỹ đạt 4,5 tỷ Đôla Canada. Quỹ có tài sản trong 4.000 doanh nghiệp khắp thế giới, trọng tâm là lĩnh vực bất động sản.
Nguồn ảnh: LaCaisse.com
6. Cơ quan đầu tư Kuwait
Giá trị tài sản quản lý: 277 tỷ USD
Quốc gia: Kuwait
Ngoài việc đầu tư vào các thị trường trong và ngoài nước, Cơ quan đầu tư Kuwait còn gánh nhiệm vụ chính trị giải cứu các ngân hàng và doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn. Trong thời gian khủng hoảng tài chính, quỹ này đã mua vào cổ phần 16% trong ngân hàng suýt phá sản Gulf Bank, để giúp nhà băng này huy động 375 tỷ Dinar (1,3 tỷ USD) vốn khẩn cấp. Trong 4 tháng đầu năm nay, quỹ đã bơm 400 tỷ Dinar để hỗ trợ thị trường chứng khoán Kuwait.
Khi khủng hoảng nổ ra, quỹ đã đầu tư 3 tỷ USD vào Citigroup và mới đây đã bán lại khoản đầu tư này, thu lãi 1 tỷ USD. Tuy nhiên, khoản đầu tư của quỹ vào Bank of America vẫn chưa hoàn vốn.
Ảnh: Giám đốc điều hành Cơ quan đầu tư Kuwait, ông Bader Mohammad al-Saad. Nguồn ảnh: AFP/Getty Images
5. Cơ quan tiền tệ Hồng Kông
Giá trị tài sản quản lý: 277,46 tỷ USD
Quốc gia: Hồng Kông/Trung Quốc
Cơ quan tiền tệ Hồng Kông là nơi nắm giữ phần lớn dự trữ ngoại hối của vùng lãnh thổ này dưới dạng USD, để bảo vệ sự neo buộc tỷ giá của Đôla Hồng Kông vào USD. Ngoài hoạt động đầu tư chủ yếu vào các công ty niêm yết ở Hồng Kông, quỹ này còn có nhiệm vụ đảm bảo sự ổn định và nhất quán của hệ thống tài chính tại đây. Năm 2009, quỹ đạt mức lãi 5,9%, tương đương 13,8 tỷ USD, và đang có dự định đầu tư vào đồng Nhân dân tệ.
Ảnh: Chủ tịch Cơ quan tiền tệ Hồng Kông, ông Joseph Yam. Nguồn ảnh: AFP/Getty Images
4. Tập đoàn đầu tư Trung Quốc (CIC)
Giá trị tài sản quản lý: 300 tỷ USD
Quốc gia: Trung Quốc
Hai khoản đầu tư hồi năm 2007 vào quỹ đầu tư cổ phần tư nhân Blackstone và ngân hàng Morgan Stanley của Mỹ rơi vào cảnh lỗ đậm trong thời gian khủng hoảng tài chính, khiến CIC chịu sự chỉ trích nặng nề. Gần đây, CIC đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực hàng hóa cơ bản và cơ sở hạ tầng. Quỹ này đạt mức lãi 11,7% trong danh mục đầu tư nước ngoài trị giá 81 tỷ USD trong năm 2009, sau khi thua lỗ 2,1% trong năm 2008.
Nguồn ảnh: CobbleCC
3. Cơ quan tiền tệ Saudi Arabia (SAMA)
Giá trị tài sản quản lý: 428,96 tỷ USD
Quốc gia: Saudi Arabia
SAMA có chức năng của một ngân hàng trung ương hơn là một quỹ lợi ích quốc gia. Cơ quan này quản lý dự trữ ngoại hối của Saudi Arabia để đảm bảo các vấn đề thanh khoản và ổn định hơn là để tạo lợi nhuận. Quỹ của SAMA đến từ nguồn thu xuất khẩu dầu lửa của Saudi Arabia và phần lớn các khoản đầu tư đều là những tài sản có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ.
Phần lớn tài sản mà SAMA nắm giữ là đồng USD vì Saudi Arabia áp dụng chính sách neo tỷ giá đồng nội tệ Riyal vào đồng USD. Do vậy, SAMA là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào trái phiếu kho bạc Mỹ.
Ảnh: Chủ tịch SAMA, ông Mohammed al-Jasser. Nguồn ảnh: AFP/Getty Images
2. Quỹ lương hưu Chính phủ Nauy
Giá trị tài sản quản lý: 461,49 tỷ USD
Quốc gia: Nauy
Được xem là một trong những quỹ lợi ích quốc gia minh bạch nhất thế giới, quỹ này thuộc sự quản lý của Cơ quan Quản lý đầu tư ngân hàng Nauy (NBIM) thuộc Ngân hàng Trung ương nước này. Nguồn tiền của quỹ là tiền thu về từ tài nguyên dầu lửa ở Biển Bắc của Nauy. Quỹ được quản lý nhằm đáp ứng các nhu cầu tương lai về tiền lương cho khu vực công. Vụ đầu tư vào cổ phiếu của hãng dầu lửa BP được xem là dở nhất, khiến quỹ bị lỗ 5,4% giá trị trong quý 2/2010.
Ảnh: Ông Yngve Slyngstad, Giám đốc NBIM, cơ quan chủ quản Quỹ lương hưu Chính phủ Nauy. Nguồn ảnh: AFP/Getty Images
1. Cơ quan đầu tư Abu Dhabi (ADIA)
Giá trị tài sản quản lý: 627 tỷ USD
Quốc gia: Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)
Được đánh giá là một quỹ lợi ích quốc gia ít “cởi mở”, ADIA chưa từng công khai tuyên bố về giá trị tài sản mà họ quản lý. Tuy nhiên, với nguồn tiền dồi dào từ doanh thu xuất khẩu dầu lửa của UAE, đây là quỹ lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới. Tháng 11/2007, ADIA chi 7,5 tỷ USD để mua cổ phần 4,9% của ngân hàng Citigroup để rồi sau đó chứng kiến giá cổ phiếu này lao dốc chóng mặt trong thời gian khủng hoảng.
Giám đốc điều hành ADIA là Tiểu vương Sheikh Ahmed bin Zayed al-Nahyan, em trai của Tổng thống UAE, đã tử nạn trong một vụ tai nạn ở Morocco hồi tháng 3 vừa qua. Kế nhiệm ông là người em trai - Tiểu vương Hamed bin Zayed al-Nahyan (ảnh). Việc Abu Dhabi chi 10 tỷ USD để cứu vãn Dubai khỏi khủng hoảng nợ đã giảm mạnh nguồn quỹ lẽ ra chảy vào ADIA.
Nguồn ảnh: AFP/Getty Images
(Theo Vneconomy)
No comments:
Post a Comment