Ông Thảo băn khoăn: “Những sai phạm, thiếu sót mà cơ quan kiểm toán nhà nước mắc phải, ai sẽ là người kiểm toán cơ quan kiểm toán đây?” | ||
Nhìn lại bức tranh tổng thể của Vinashin, ông có đánh giá gì về vai trò của Kiểm toán Nhà nước (KTNN)? Theo ông với trường hợp của Vinashin, KTNN đã làm hết trách nhiệm chưa?
Riêng với vụ việc Vinashin, tôi cho rằng KTNN chưa hết trách nhiệm, mặc dù Đại biểu Quốc hội đã nêu tại nghị trường rồi. Chính sự thiếu trách nhiệm đã để lại hậu quả rất lớn. Trước đó một thời gian dài, Vinashin đã mắc nhiều sai phạm. Trong thời gian đó, KTNN có thực hiện kiểm toán tại tập đoàn này không, thưa ông? Từ khi Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí có hiệu lực (1-6-2006). hàng năm, Chính phủ và trực tiếp là Bộ Tài chính đều có báo cáo trước Quốc hội về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, kèm theo đó là có báo cáo của KTNN. Chúng tôi thấy, có không ít cơ quan, doanh nghiệp để thất thoát tài sản lớn, phải thu hồi, nhưng việc thu hồi lại chưa được làm tốt. KTNN cung cấp tài liệu lâu nay chỉ là kết quả kiểm toán hàng năm thực hiện chi tiêu khoản tiền ngân sách cấp. Còn Vinashin là doanh nghiệp, vốn một phần của Nhà nước, một phần họ huy động từ bên ngoài. Nên trước đó kiểm toán Vinashin chưa thực hiện việc Kiểm toán tổng thể. Bởi theo quy trình thì chỉ khi nào phát hiện một doanh nghiệp có vấn đề thì KTNN mới thực hiện kiểm toán tổng thể. Hành vi nhận hối lộ của 4 kiểm toán viên vừa qua khiến dư luận bức xúc và băn khoăn về sự thật trong các báo cáo kiểm toán và trách nhiệm của cơ quan KTNN. Dư luận cho rằng, nhiều trường hợp kiểm toán chưa thực sự khách quan vì chẳng có cơ quan nào kiểm toán lại các báo cáo kiểm toán? Những sự việc vừa qua là một sự thật đáng buồn đối với ngành kiểm toán. Theo tôi, cần phải xem xét lại các hoạt động của KTNN. Trên thế giới, hoạt động của KTNN khác với hoạt động của thanh tra. Thanh tra phải trực tiếp xuống tận địa bàn để nắm bắt tình hình nhưng kiểm toán chỉ thực hiện xem xét dựa trên hồ sơ, giấy tờ tại văn phòng, tại trụ sở. Khi nào cần thiết nhân viên kiểm toán mới xuống tận nơi để kiểm tra, xem xét lại. Trường hợp 4 kiểm toán viên vừa rồi là họ trực tiếp xuống tận nơi để kiểm tra, xem xét, nên khó tránh khỏi việc thỏa thuận giữa hai bên với nhau. Ở đây, những cám dỗ về kinh tế, vật chất đã khiến các kiểm toán viên này phạm sai lầm. Hiện, chúng tôi cũng luôn trăn trở nghiên cứu về vấn đề kiểm soát quyền lực hiện nay. Chẳng hạn như Quốc hội có quyền giám sát việc tuân theo pháp luật của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vấn đề đặt ra là ai giám sát Quốc hội? Câu trả lời là nhân dân. Từng đại biểu tiếp xúc với cử tri và phải báo cáo tình hình hoạt động của mình trước cử tri. Và tương tự, chúng tôi cũng đã đặt câu hỏi: KTNN đi kiểm toán người ta, vậy ai là người kiểm toán cơ quan KTNN? Còn như hiện nay, một anh có toàn quyền kiểm tra đối với người khác nhưng chẳng có ai kiểm tra mình thì sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Xin trân trọng cảm ơn ông! |
(Theo Đại Đoàn Kết)
No comments:
Post a Comment