1/10 ngân hàng Mỹ có khả năng đổ vỡ.
Mặc dù lợi nhuận quý 2 của ngành ngân hàng Mỹ đạt mức cao nhất trong vòng khoảng 3 năm trở lại đây, nhưng tỷ lệ số nhà băng bị cho là có nguy cơ đổ vỡ ở nước này cũng tăng lên tới mức 11%.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) công bố ngày 31/8 cho biết, lợi nhuận quý 2 của ngành ngân hàng Mỹ là 21,6 tỷ USD, so với mức 18 tỷ USD trong quý 1.
“Sự phục hồi kinh tế bắt đầu vào năm ngoái đã dần được phản ánh trong sự gia tăng lợi nhuận và tình hình thanh khoản được cải thiện của các ngân hàng. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế còn bất ổn, chúng tôi cho rằng các ngân hàng nên tiếp tục có thái độ thận trọng và duy trì nguồn dự trữ mạnh”, bà Sheila Bair, Chủ tịch FDIC, phát biểu.
Như thường lệ, trong báo cáo hàng quý này, FDIC đã đưa ra số liệu về các ngân hàng có khả năng đổ vỡ. Lần này, “danh sách đen” của FDIC bao gồm 829 ngân hàng, cao nhất từ năm 1992 tới nay, tăng 7% so với 775 ngân hàng ở thời điểm cuối quý 1.
“So với mặt bằng lịch sử, lợi nhuận của các ngân hàng vẫn ở mức thấp, trong khi số ngân hàng làm ăn không có lãi hoặc có vấn đề còn cao”, bà Bair nhận định.
Từ đầu năm tới nay, FDIC đã đóng cửa 118 ngân hàng, so với mức 140 nhà băng bị giải thể trong cả năm ngoái. Trong bối cảnh thất nghiệp cao và kinh tế phục hồi chậm chạp, tình trạng thua lỗ từ các khoản vay khó đòi vẫn tiếp tục đeo bám nhiều ngân hàng của Mỹ.
Theo FDIC, tổng tài sản của các ngân hàng bị liệt vào “danh sách đen” tính tới cuối quý 2 là 403 tỷ USD, giảm so với mức 431 tỷ USD trong quý 1. Điều này cho thấy, đã có nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ hơn bị liệt vào danh sách.
FDIC không tiết lộ danh tính của các ngân hàng trong danh sách này. Trên thực tế, chỉ một tỷ lệ nhỏ các ngân hàng bị FDIC đưa vào bản danh sách có kết cục đổ vỡ. Ngoài ra, cũng có những ngân hàng chưa từng bị đưa vào bản danh sách đã "đội nón ra đi".
Cùng với sự gia tăng của số ngân hàng đổ vỡ, số dư quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC đã rơi vào trạng thái âm 15,2 tỷ USD tính tới cuối quý 2, từ mức còn 20,7 tỷ USD tính tới cuối quý 1. Năm ngoái, FDIC đã yêu cầu các ngân hàng trả trước 3 năm phí bảo hiểm, đồng thời, cơ quan này còn có một hạn ngạch tín dụng 500 tỷ USD từ Bộ Tài chính Mỹ.
FDIC bảo hiểm tiền gửi tại 7.830 ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Mỹ với tổng tài sản 13.200 tỷ USD. Mức trần bảo hiểm mà FDIC áp dụng cho mỗi tài khoản tiền gửi hiện ở mức 250.000 USD.
(Theo Vneconomy)
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) công bố ngày 31/8 cho biết, lợi nhuận quý 2 của ngành ngân hàng Mỹ là 21,6 tỷ USD, so với mức 18 tỷ USD trong quý 1.
“Sự phục hồi kinh tế bắt đầu vào năm ngoái đã dần được phản ánh trong sự gia tăng lợi nhuận và tình hình thanh khoản được cải thiện của các ngân hàng. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế còn bất ổn, chúng tôi cho rằng các ngân hàng nên tiếp tục có thái độ thận trọng và duy trì nguồn dự trữ mạnh”, bà Sheila Bair, Chủ tịch FDIC, phát biểu.
Như thường lệ, trong báo cáo hàng quý này, FDIC đã đưa ra số liệu về các ngân hàng có khả năng đổ vỡ. Lần này, “danh sách đen” của FDIC bao gồm 829 ngân hàng, cao nhất từ năm 1992 tới nay, tăng 7% so với 775 ngân hàng ở thời điểm cuối quý 1.
“So với mặt bằng lịch sử, lợi nhuận của các ngân hàng vẫn ở mức thấp, trong khi số ngân hàng làm ăn không có lãi hoặc có vấn đề còn cao”, bà Bair nhận định.
Từ đầu năm tới nay, FDIC đã đóng cửa 118 ngân hàng, so với mức 140 nhà băng bị giải thể trong cả năm ngoái. Trong bối cảnh thất nghiệp cao và kinh tế phục hồi chậm chạp, tình trạng thua lỗ từ các khoản vay khó đòi vẫn tiếp tục đeo bám nhiều ngân hàng của Mỹ.
Theo FDIC, tổng tài sản của các ngân hàng bị liệt vào “danh sách đen” tính tới cuối quý 2 là 403 tỷ USD, giảm so với mức 431 tỷ USD trong quý 1. Điều này cho thấy, đã có nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ hơn bị liệt vào danh sách.
FDIC không tiết lộ danh tính của các ngân hàng trong danh sách này. Trên thực tế, chỉ một tỷ lệ nhỏ các ngân hàng bị FDIC đưa vào bản danh sách có kết cục đổ vỡ. Ngoài ra, cũng có những ngân hàng chưa từng bị đưa vào bản danh sách đã "đội nón ra đi".
Cùng với sự gia tăng của số ngân hàng đổ vỡ, số dư quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC đã rơi vào trạng thái âm 15,2 tỷ USD tính tới cuối quý 2, từ mức còn 20,7 tỷ USD tính tới cuối quý 1. Năm ngoái, FDIC đã yêu cầu các ngân hàng trả trước 3 năm phí bảo hiểm, đồng thời, cơ quan này còn có một hạn ngạch tín dụng 500 tỷ USD từ Bộ Tài chính Mỹ.
FDIC bảo hiểm tiền gửi tại 7.830 ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Mỹ với tổng tài sản 13.200 tỷ USD. Mức trần bảo hiểm mà FDIC áp dụng cho mỗi tài khoản tiền gửi hiện ở mức 250.000 USD.
(Theo Vneconomy)
No comments:
Post a Comment