Wednesday, 29 September 2010

So sánh IFRS (IAS) và VAS (tiếp 3)

So Sánh IFRS (IAS) và VAS (tiếp 3)

Nội dung

IFRSs

VASs

IAS 2 và VAS 2 - Hàng tồn kho

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho bao gồm:

- Hàng hóa mua về để bán như: các hàng hóa do một đại lý mua về để bán hoặc đất đai và các tài sản khác được giữ để bán;

- Thành phẩm tồn kho hoặc sản phẩm dở dang;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, phục vụ quá trình sản xuất;

- Chi phí dịch vụ dở dang.

Tương tự nội dung của IFRS, ngoại trừ việc không đề cập đến trường hợp hàng tồn kho bao gồm cả đất và các tài sản khác được giữ lại để bán.

Giá gốc hàng tồn kho

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại, không bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho

Phương pháp giá đích danh hoặc giá bán lẻ có thể được sử dụng nếu kết quả không chênh lệch với giá thực tế. Giá đích danh phải được xem xét thường xuyên và điều chỉnh theo các điều kiện hiện thời.

Không đề cập đến vấn đề này.

Phương pháp tính giá hàng tồn kho

Không cho phép áp dụng phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO).

Cho phép sử dụng phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO).

Ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện

Tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.

Các khoản dự phòng hoặc công nợ tiềm tàng có thể phát sinh từ các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ. Trong trường hợp nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.

Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm.

Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho (trong một số trường hợp, có thể thực hiện đối với một nhóm các hàng hóa có liên quan).

Không cho phép ghi giảm giá gốc hàng tồn kho đối với một nhóm các hàng hóa cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được.

Trình bày trên báo cáo tài chính

- Các chính sách kế toán áp dụng báo gồm cả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;

- Việc phân loại phù hợp với doanh nghiệp;

- Giá trị có thể thực hiện được, giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho và giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

- Giá trị hàng tồn kho được cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả;

- Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí trong kỳ hoặc chi phí hoạt động được phân loại theo tính chất của chi phí. Nếu doanh nghiệp trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí thì doanh nghiệp cần trình bày tổng số chi phí hoạt động theo chức năng của chi phí, tương ứng với doanh thu trong kỳ.

Tương tự nội dung của IAS, ngoại trừ việc không cho phép trình bày chi phí hàng tồn kho trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

(Theo Deloitte)

No comments:

Post a Comment

Popular Posts