Wednesday, 22 September 2010

Chuẩn mực 520: Quy trình phân tích (Đợt 2)

QUY TRÌNH PHÂN TÍCH (ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

CHUẨN MỰC SỐ 520

QUY TRÌNH PHÂN TÍCH

(ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích của Chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến quy trình (thủ tục) phân tích trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

2. Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán.

Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán.

3. Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tirl tài chính khác và các dịch vụ có liên quan của công ty kiểm toán.

Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ những quy định của Chuẩn mực này trong quá trình thực hiện kiểm toán và cung cấp dịch vụ liên quan.

Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) phải có những hiểu biết cần thiết về Chuẩn mực này để phối hợp với kiểm toán viên trong việc cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán.

Các thuật ngữ trong Chuẩn mực này được hiểu như sau:

4. Quy trình phân tích: Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Nội dung và mục đích của quy trình phân tích.

5. Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính, như:

- So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước;

- So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị (Ví dụ: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng ...);

- So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên (Ví dụ: Chi phí khấu hao ước tính...);

- So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành (Ví dụ: Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp...).

6. Quy trình phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ:

- Giữa các thông tin “tài chính với nhau (Ví dụ: Môn quan hệ giữa lãi gộp với doanh thu...);

- Giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính (Ví dụ: Mối quan hệ giữa chi phí nhân công với số lượng nhân viên...).

7. Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, kiểm toán viên được phép sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến. Quy trình phân tích cũng được áp dụng đối với báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính của đơn vị thành viên hoặc từng thông tin riêng lẻ của các báo cáo tài chính.

Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng tùy thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên.

8. Quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích sau:

- Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác;

- Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quảhơnso với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính;

- Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộbáo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán.

Quy trình phân tích áp dụng khi lập kế hoạch kiểm toán.

9. Kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro.

Quy trình phân tích giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác.

10. Quy trình phân tích áp dụng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán được dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính (Ví dụ: Mối quan hệ giữa doanh thu với số lượng hàng bán hoặc số lượng sản phẩm sảrl xuất với công suất máy móc, thiết bị...).

Quy trình phân tích trong thử nghiệm cơ bản.

11. Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai. Nhằm xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể, kiểm toán viên phải xét đoán hiệu quả của từng thủ tục kiểm toán.

12. Kiểm toán viên phải thảo luận với Giám đốc, kế toán trưởng hoặc người đại diện của đơn vị được kiểm toán về khả năng cung cấp thông tin và độ tin cậy của các thông tin cần thiết cho việc áp dụng quy trình phân tích, kể cả kết quả phân tích mà đơn vị đã thực hiện. Kiểm toán viên được phép) sử dụng các dữ liệu phân tích của đơn vị nếu tin tưởng vào các dữ liệu này.

13. Khi áp dụng quy trình phân tích, kiểm toán viên phải xem xét các yếu tố sau:

- Mục tiêu của phân tích và đợ tin cậy của kết quả thu được;

- Đặc điểm của đơn vị và mức độ chi tiết hóa thông tin (Ví dụ: Quy trình phân tích áp dụng đối với thông tin tài chính của từng đơn vị thành viên sẽ hiệu quả hơn là chỉ áp dụng đối với thông tin tổng hợp của các đơn vị...);

- Khả năng sẵn có của các thông tin tài chính và phi tài chính;

- Độ tin cậy của các thông tin (Ví dụ: Sự đúng đắn của các kế hoạch hoặc dự toán...);

- Tính thích đáng của các thông tin (Ví dụ: Kế hoạch được thiết lập có tính khả thi hơn là kế hoạch chỉ là các mục đích phải đạt được);

- Nguồn gốc thông tin (Ví dụ: Thông tin từ bên ngoài thường có độ tin cậy cao hơn thông tin do đơn vị cung cấp...);

- Khả năng so sánh của thông tin (Ví dụ: Thông tin do đơn vị cung cấp có thể so sánh với thông tin của đơn vị khác trong cùng ngành...);

- Những hiểu biết có được từ cuộc kiểm toán các kỳ trước cùng với hiểu biết về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề nảy sinh đã dẫn đến các bút toán điều chỉnh trong những kỳ trước.

Quy trình phân tích áp dụng trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán:

14. Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị. Quy trình phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc các khoản mục trên báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính: Tuy nhiên, quy trình phân tích cũng chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán bổ sung.

Mức dộ tin cậy của quy trình phân tích.

15. Quy trình phân tích được áp dụng cho các thông tin có thực và/có mối quan hệ lẫn nhau. Kết quả phân tích các mối liên hệ cung cấp cho kiểm toán viên các bằng chứng kiểm toán về sự đầy đủ, tính chính xác, tính hợp lý về các dữ liệu do hệ thống kế toán lập ra. Độ tin cậy của quy trình phân tích phụ thuộc vào sự đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro mà quy trình phân tích không phát hiện được (Ví dụ: Kết quả phân tích không thể hiện sự biến động hay chếnh lệch lớn nhưng trong thực tế vẫn có sai sót trọng yếu...).

16. Mức độ tin cậy vào kết quả của quy trình phân tích phụ thuộc vào các nhân tố sau:

- Tính trọng yếu của các tài khoản hoặc loại nghiệp vụ (Ví dụ: Hàng tồn kho là trọng yếu thì không chỉ dừng lại ở quy trình phân tích mà còn thực hiện một số thủ tục kiểm tra chi tiết khác trước khi kết luận. Ngược lại khoản mục nợ phải thu được coi là không trọng yếu thì có thể chỉ căn cứ vào kết quả phân tích để kết luận...);

- Các thủ tục kiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán (Ví dụ: Thủ tục kiểm tra nghiệp vụ thu tiền sau ngày khóa sổ của các khoản phải thu sẽ khẳng định hoặc phủ nhận kết quả của quy trình phân tích nợ phải thu theo thời hạn,...);

- Độ chính xác có thể dự kiến của quy trình phân tích (Ví dụ: Kiểm toán viên thường so sánh, phân tích tỷ lệ lãi gộp giữa năm nay với năm trước hơn là so sánh các chi phí bất thường giữa năm trước với năm nay...);

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát (Ví dụ: Nếu việc kiểm'' soát nội bộ của bộ phận bán hàng là yếu kém thì nên dựa vào kiểm tra chi tiết hơn là dựa vào quy trình phân tích...).

17. Kiểm toán viên phải kiểm tra lại các thủ tục kiểm soát để tạora các thông tin sử dụng trong quy trình phân tích. Trường hợp thủ tục kiểm soát có hiệu quả thì kiểm toán viên sẽ tin tưởng hơn vào độ tin cậy của các thông tin và kết quả phân tích cũng tin cậy hơn. Kiểm toán viên phải kiểm tra đồng thời các thủ tục kiểm soát của kế toán với thủ tục kiểm soát thông tin phi tài chính (Ví dụ: Trường hợp đơn vị kiểm soát việc lập hóa đơn bán hàng đồng thời với kiểm soát số lượng bán hàng thì kiểm toán viên cũng kiểm tra đồng thời thủ tục kiểm soát hóa đơn bán hàng và kiểm soát số lượng hàng bán).

Điều tra các yếu tố bất thường.

18. Trường hợp quy trình phân tích phát hiện được những chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợp lý giữa các thông tin tương ứng, hoặc có chênh lệch lớn với số liệu dự tính, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.

19. Điều tra các khoản chênh lệch trọng yếu hay mối liên hệ không hợp lý thường bắt đầu bằng việc yêu cầu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán cung cấp thông tin, tiếp theo là thực hiện các thủ tục:

- Kiểm tra lại những câu trả lời của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) bằng cách đối chiếu với những bằng chứng kiểm toán khác đã thu được trong quá trình kiểm toán;

- Xem xét, thực hiện các thủ tục kiểm toán khác nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) vẫn không thể giải thích được, hoặc giải thích không thỏa đáng./.

Chuẩn mực 520

No comments:

Post a Comment

Popular Posts