Wednesday, 15 September 2010

10 nhà đầu cơ vĩ đại nhất thế giới



Người ít nhất cũng đem về lợi nhuận nhiều hơn British Airways, còn George Soros “huyền thoại” còn vượt mặt cả Apple hay Alcoa.


George Soros đã là gương mặt nổi bật nhất trong giới quản lý quỹ đầu cơ từ trước khi ông buộc đồng Bảng Anh phải rút khỏi chế độ hối đoái Châu Âu và bỏ túi 1 tỷ USD.

Dù hiếm khi được đề cập đến nhưng tổng số tiền quỹ Quantum của ông đã kiếm về cho khách hàng thật phi thường.

Theo nghiên cứu mới đây, kể từ khi khởi nghiệp năm 1973, ông Soros đã giúp các khách hàng của mình kiếm được 32 tỷ USD, tức trung bình 900 triệu USD mỗi năm.

Nói các khác, ông Soros và 300 nhân viên của mình còn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn cả 34.300 nhân viên tại Apple hay một trong 30 nhà sản xuất lớn nhất nước Mỹ như Alcoa.

Nếu tính theo “lợi nhuận tuyệt đối”, George Soros là số một.

Top 10 nhà quản lý quỹ thành công nhất đã thu về gần 154 tỷ USD kể từ khi quỹ của họ được thành lập, ngay cả người xếp chót là ông Eddie Lampert từ Quỹ ESL cũng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn cả British Airways trong cùng khoảng thời gian.

Rick Sopher từ Edmond de Rothschild Group, Chủ tịch Leveraged Capital Holdings, người đã đầu tư vào các quỹ đầu cơ kể từ năm 1969, nói các phát hiện từ nghiên cứu của ông minh chứng cho kỹ năng giao dịch của các nhà quản lý quỹ xuất sắc nhất.

Top 100 kiếm về ¾ tổng lợi nhuận trong một ngành có tới 7.000 nhà quản lý quỹ.

“Có những nhà quản lý quỹ xuất chúng kiếm được hàng núi tiền nhưng trong con số 7.000 ấy cũng có nhiều người gây thất vọng,” ông nói.

Tính toán lợi nhuận từ các quỹ đầu cơ khá phức tạp vì nhà đầu tư thường hay thay đổi, đổ dồn đến những quỹ hoạt động tốt rồi lại bán tháo khi gặp thua lỗ. Kết quả là, nhà đầu tư chẳng hưởng được mấy từ những con số % lợi nhuận ấn tượng trên các tít báo.

Ilia Dichev từ ĐH Atlanta’s Emory và Gwen Yu từ ĐH Harvard trong một nghiên cứu sắp công bố đã phát hiện rằng lợi nhuận thực tế nhà đầu tư được hưởng thấp hơn 3-7% so với công bố.

Kể từ năm 1980, lợi nhuận trung bình hàng năm của các quỹ đầu cơ là 12,6%.

Nhưng nếu tính tới cả việc luân chuyển vốn giữa các quỹ, lợi nhuận trung bình nhà đầu tư nhận được chỉ là 6%, thấp hơn nhiều so với lợi tức từ cổ phiếu và không khá hơn so với trái phiếu.

Với quỹ hỗ tương cũng vậy, nhà đầu tư thường chọn nhà quản lý quỹ dựa trên thành tích gần đây của họ, mà thành tích này lại thường ít được duy trì.

Ông Sopher nói các quỹ đầu cơ có nhiều trách nhiệm bảo đảm quyền lợi khách hàng hơn quỹ hỗ tương.

“Quỹ đầu cơ giải thích họ thu phí cao là vì kiếm được tiền về cho nhà đầu tư chứ không chỉ giúp nhà đầu tư tiếp cận với các loại hình tài sản như quỹ hỗ tương.”

Top 10 nhà quản lý quỹ hàng đầu chủ yếu đển từ các quỹ đã thành lập từ lâu, thường là từ nửa đầu những năm 90 trở về trước và chỉ có một người không phải người Mỹ.

Nên lưu ý là dữ liệu loại bỏ các quỹ có lợi nhuận thấp và ngành này có thể có những quỹ “ẩn” đáng lẽ đã có tên trong danh sách.

Các quỹ đã thành lập từ lâu có nhiều thời gian kiếm lời hơn. Sự nổi lên của các nhà đầu tư tổ chức trong thập kỷ qua đã khiến các nhà quản lý quỹ giảm rủi ro nên cũng giảm cả lợi nhuận.

Lấy VD như Bruce Kovner, ông chủ của Quỹ Caxton Global đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng kiếm được 12.8 tỷ USD lợi nhuận kể từ năm 1983.

Nhưng cả lợi nhuận cũng như sự biến động thất thường của tỷ suất lợi nhuận của ông đều giảm mạnh kể từ cuối thập niên 90.

Nhưng những năm tháng tươi đẹp nhất chưa phải đã qua với các quỹ hàng đầu. Ông Soros đã có một cuộc khủng hoảng tuyệt vời khi trở lại với phong độ của cái thời mang về lợi nhuận trung bình 30%/năm suốt từ thập niên 70 tới năm 2000.

Quỹ Paulson & Co của John Paulson nổi tiếng với việc kiếm được nhiều tiền nhất trong một năm nhờ đặt cược chống lại các khoản cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn.

“Người mới” trong dánh sách này là quỹ Brevan Howard mới thành lập cách đây 7 năm. Quỹ này trở nên nổi tiếng và vươn lên thành quỹ đầu cơ lớn nhất Châu Âu nhờ lợi nhuận thu về trong khủng hoảng.

Trung bình quỹ này mỗi năm đem về tới 1,8 tỷ USD lợi nhuận. Dù vậy, lợi nhuận của ông Soros vẫn lớn hơn nhiều nếu có điều chỉnh theo lạm phát.

Quỹ Brevan của Alan Howard là quỹ duy nhất do người Anh quản lý ở trong top 10 dù gần đây ông cùng phần lớn đồng sự đã dời từ London tới Geneva.

Nagi Kawkabani, đồng CEO tại Brevan, nói chừng nào viễn cảnh kinh tế chưa rõ ràng hơn, có lẽ lợi nhuận của tất cả các quỹ sẽ đều đáng thất vọng.

“Ai nghĩ họ có thể kiếm được nhiều hơn 6-7% so với nắm giữ tiền mặt mà không chấp nhận thật nhiều rủi ro và sử dụng đòn bẩy thật lớn có lẽ đều phi thực tế,” ông nói. “Nếu cơ hội kiếm tiền rõ rệt đến thế, lãi suất đã chẳng bằng không.”

David Tepper, (quản lý quỹ Appaloosa Management xếp hạng 7), nói khó biết nền kinh tế đang đi theo hướng nào nên ông đang tự bảo hiểm chặt chẽ cho quỹ của mình với 10% tiền mặt.

“Đây là lúc những người khôn ngoan cũng phải bối rối,” ông nói. Nhưng theo ông nhiều khả năng kinh tế Mỹ tìm được cách thoát hiểm.

Ông Paulson không đồng tình và đang mua vàng và cổ phiếu ngân hàng với kỳ vọng kinh tế phục hồi sẽ đi kèm lạm phát. “Chúng tôi chưa bao giờ thấy cơ hội đầu tư lại lớn đến thế,” ông nói. “Thị trường đã giảm nhiều tới mức tạo ra một cơ hội lịch sử để mua các tài sản rất có giá trị với một cái giá rẻ mạt.”

Nếu ông Paulson đúng thì lợi nhuận và cả phí quản lý của các quỹ đầu cơ sẽ sớm tăng khủng khiếp. Giả sử họ chỉ lấy 20% lợi nhuận (một số quỹ còn lấy nhiều hơn), tổng số phí của 10 quỹ hàng đầu đã lên tới gần 40 tỷ USD.


Minh Tuấn
Theo FT

No comments:

Post a Comment

Popular Posts