GIẢI TRÌNH CỦA GIÁM ĐỐC (ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng bộ Tài chính). CHUẨN MỰC SỐ 580 GIẢI TRÌNH CỦA GIÁM ĐỐC (ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng bộ Tài chính).
QUY ĐỊNH CHUNG 1. Mực đích của Chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản trong việc thu thập và sử dụng các giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán như những bằng chứng kiểm toán, các thủ tục được áp dụng để đánh giá và lưu trữ các giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị, các biện pháp xử lý khi Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị từ chôn cung cấp các giải trình thích hợp trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. 2. Kiểm toán viên phải thu thập được các giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán. 3. Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của công ty kiểm toán. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực này trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về Chuẩn mực này để phôi hợp công việc với kiểm toán viên và công ty kiểm toán cũng như xử lý các môl quan hệ trong kiểm toán. Các thuật ngữ trong Chuẩn mực này được hiểu như sau: 4. Giám đốc (hoặc người đứng đầu): Là người đại diện theo pháp luật cao nhất của doanh nghiệp, tổ chức như: Giám đốc, Tổng Giám đốc, chủ sở hữu, thủ trưởng đơn vị. Trong một số trường hợp người đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản lý (dưới đây gọi chung là Giám đốc).
NỘI DUNG CHUẨN MỰC Sự thừa nhận của Giám đốc đơn vị dược kiểm toán về trách nhiệm đối với báo cáo tài chính. 5. Kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng về việc Giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và đã phê duyệt báo cáo tài chính. Kiểm toán viên thu thập bằng chứng nói trên trong các biên bản họp Hội đồng quản trị (hoặc Ban Giám đốc) liên quan đến vấn đề này, hoặc bằng cách yêu cầu Giám đốc cung cấp ''Bản giải trình', bản ''Báo cáo của Giám đốc'' hoặc ''Báo cáo tài chính' đã được Giám đốc ký duyệt. Sử dụng các giải trình của Giám đốc như là bằng chứng kiểm toán. 6. Trường hợp không có đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên phải thu thập các giải trình bằng văn bản của Giám đốc đơn vị được kiểm toán về những vấn đề xét thấy có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Để hạn chế sự hiểu lầm giữa kiểm toán viên và Giám đốc đơn vị, các giải trình bằng lời phải được Giám đốc xác nhận lại bằng văn bản. Phụ lục số l đưa ra ví dụ về những vấn đề được thể hiện trong bản giải trình của Giám đốc hoặc trong văn bản của kiểm toán viên yêu cầu Giám đốc xác nhận. 7. Các vấn đề yêu cầu Giám đốc giải trình bằng văn bản được giới hạn trong những vấn đề riêng lẻ hoặc tổng hợp có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Đối với những vấn để xét thấy cần thiết, kiểm toán viên phải thông báo với Giám đốc biết rõ ý kiến của mình về tính trọng yếu của vấn đề cần phải giải trình. 8. Trong quá trình kiểm toán, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán gửi các bản giải trình tới kiểm toán viên và công ty kiểm toán một cách tự nguyện hoặc do yêu cầu cụ thể của kiểm toán viên. Khi những giải trình này có liên quan đến những vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải làm các công việc sau: - Thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thông tin ở trong đơn vị hay ngoài đơn vị để xác minh các giải trình của Giám đốc; - Đánh giá sự hợp lý và nhất quán giữa bản giải trình của Giám đốc với các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập được; - Xác định mức độ hiểu biết các vấn đề đã được giải trình của người lập giải trình. 9. Giải trình của Giám đốc không thể thay thế các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được (Ví dụ: Giải trình của Giám đốc về nguyên giá một tài sản cố định không thể thay thế cho bằng chứng kiểm toán về nguyên giá tài sản cố định đó như hóa đơn của người bán hay báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được duyệt). Việc kiểm toán viên không thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về một vấn đề ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, trong khi có thể thu thập được các bằng chứng đó sẽ dẫn đến sự giới hạn về phạm vi kiểm toán mặc dù vấn đề đó đã được Giám đốc giải trình. 10. Trong một số trường hợp, giải trình của Giám đốc là bằng chứng kiểm toán duy nhất thu thập được (Ví dụ: Kiểm toán viên không phải thu thập các bằng chứng khác để chứng minh cho chủ trương của Giám đốc thực hiện một khoản đầu tư dài hạn nào đó...). 11. Kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân khi giải trình của Giám đốc mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán khác và khi cần thiết thì phải xác minh lại mức độ tin.cậy của bằng chứng kiểm toán và các giải trình của Giám đốc. Lưu vào hồ sơ kiểm toán các giải trình của Giám đốc. 12. Kiểm toán viên phải lưu vào hồ sơ kiểm toán các giải trình của Giám đốc dưới hình thức tóm tắt các lần trao đổi bằng lời hoặc các giải trình bằng văn bản để làm bằng chứng kiểm toán. 13. Các giải trình bằng vặn bản được đánh giá là các bằng chứng kiểm toán có giá trị hơn các giải trình bằng lời nói. Các giải trình bằng văn bản được thể hiện dưới các hình thức: - Bản giải trình của Giám đốc; - Thư của kiểm toán viên liệt kê ra tất cả những hiểu biết của minh về các giải trình của Giám đốc và được Giám đốc xác nhận là đúng; - Biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc báo cáo tài chính đã được Giám đốc ký duyệt. Các yếu tố cơ bản của một bản giải trình. 14. Khi yêu cầu Giám đốc đơn vị lập bản giải trình, kiểm toán viên phải đề nghị văn bản đó được gửi trực tiếp cho mình với nội dung gồm:
Các thông tin phải giải trình, ngày tháng, họ tên, chữ ký của người lập hoặc xác nhận vào bản giải trình. i5. Thông thường, bản giải trình của Giám đốc được ghi ngày tháng cùng với ngày tháng ghi trên báo cáo kiểm toán. Một số trường hợp yêu cầu lập bản giải trình ngay trong quá trình kiểm toán hoặc sau ngày ghi trên báo cáo tài chính nhưng phải trước ngày ghi trên báo cáo kiểm toán. Trường hợp cá biệt, bản giải trình được lập và công bố sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán (Ví dụ: Ngày phát hành cổ phiếu...). 16. Bản giải trình của Giám đốc thường do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị ký. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên được phép nhận bản giải trình từ các thành viên khác được Giám đốc ủy quyền. (VI dụ: Kiểm toán viên muốn thu thập bản xác nhận về việc cung cấp đầy đủ toàn bộ biên bản họp đại hội cổ đông, biên bản họp Ban Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị từ những người có trách nhiệm giữ các biên bản này...). Các biện pháp xử lý nếu Giám đốc từ chối cung cấp giải trình. 17. Nếu Giám đốc từ chối cung cấp giải trình mà kiểm toán viên yêu cầu sẽ làm hạn chế phạm vi kiểm toán thì kiểm toán viên phải đưa ra ''ý kiến chấp nhận từng phần'' hoặc ''ý kiến từ chối''. Trong trường hợp này, kiểm toán viên phải đánh giá lại độ tin cậy của tất cả các giải trình khác của Giám đốc trong quá trình kiểm toán và xem xét mức độ ảnh hưởng của nó đến báo cáo tài chính./. Phụ lục số 1 VÍ DỤ VỀ BẢN GIẢI TRÌNH CỦA GIÁM ĐỐC
Công ty ABC (Địa chỉ, điện thoại, Ngày ... tháng .... năm .... Fax, ...) Kính gửi: Ông/Bà ................... Kiểm toán viên Công ty Kiểm toán ........
Bản giải trình này được lập ra trong phạm vi công tác kiểm toán của Ông (Bà) cho Báo cáo tài chính của công ty ABC, năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X. Chúng tôi chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý các báo cáo tài chính của đơn vị phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận tại công văn số ngày .... tháng .... năm ....của ....). Trong phạm vi trách nhiệm và sự hiểu biết của mình, chúng tôi xác nhận các giải trình sau đây: - Chúng tôi khẳng định là báo cáo tài chính đã được lập, trình bày trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu và theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp thuận) và các quy định có liên quan. - Chúng tôi đã chuyển cho Ông (Bà) xem xét tất cả sổ sách kế toán, các tài liệu, chứng từ liên quan và tất cả các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị (gồm Biên bản họp ngày ... tháng ... năm... và ngày... tháng ... năm...); - Chúng tôi khẳng định là đã cung cấp toàn bộ các thông tin về các bên có liên quan; - Công ty chúng tôi đã tuân thủ tất cả các điều khoản quan trọng của các hợp đồng có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Không có bất kỳ hành vi không tuân thủ nào liên quan đến các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính; - Các yếu tố sau đây đã được ghi nhận một cách đúng đắn và trong trường hợp cần thiết các thông tin thích hợp đã được nêu ra trong phần thuyết minh báo cáo tài chính: a) Số dư và nghiệp vụ được thực hiện với các bên có liên quan; b) Thua lỗ từ các hợp đồng mua và bán; c) Thỏa thuận và khả năng mua lại các tài sản đã được chuyển nhượng trước đây; d) Các tài sản được đem đi thế chấp. - Chúng tôi không có bất kỳ một kể hoạch hay dự tính nào có thể làin sai lệch đáng kể số liệu kế toán hoác cách phân loại tài sản và khoản nợ đã được phản ánh trong báo cáo tài chính; - Chúng tôi không có bất kỳ một kế hoạch nào nhằm ngừng sản xuất một loại sản phẩm đang được sản xuất, cũng không có một kế hoạch hay dự tính nào có thể dẫn đến tình trạng hàng tồn kho, ứ đọng hoặc lạc hậu; và không có bất kỳ một khoản hàng tồn kho nào được hạch toán với giá trị cao hơn giá trị thực hiện thuần; - Công ty là chủ sở hữu tất cả các tài sản trên báo cáo tài chính và không có bất kỳ một tài sản nào đang được cầm cố, thế chấp hoặc bị cầm giữ, ngoại trừ những tài sản được nêu trong phần thuyết minh X của báo cáo tài chính; - Tất cả các khoản nợ, cam kết vay và các khoản bảo lãnh của công ty với bên thứ ba đã được công ty hạch toán hoặc giải trình trong phần thuyết minh X; - Hiện tại Công ty không có bất kỳ sự kiện nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hoặc phải giải trình trong phần thuyết minh; - Vụ tranh chấp với công ty đã được giải quyết với khoản tiền là XXX VNĐ, và đã được lập dự phòng trong báo cáo tài chính. Không có khiếu nại trong bất kỳ một vụ tranh chấp nào đang bị khởi tố hoặc hiện nay có thể dự đoán được; - Chúng tôi đã hạch toán hoặc đã thuyết minh đầy đủ trong báo cáo tài chính tất cả các kế hoạch về việc mua lại các cổ phiếu của chính công ty, các nguồn vốn được dự trữ cho kế hoạch này, các khoản đảng bảo cũng như việc chuyển đổi và các yêu cầu có liên quan khách Giám đốc (hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị)
(Chữ ký, Họ và tên, đóng dấu) |
Chuẩn mực 580 |
Cập nhật liên tục các thông tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, giá vàng, cổ phiếu, xăng dầu, bất động sản, dự án đầu tư, quy hoạch...trong nước và thế giới.
Wednesday, 22 September 2010
Chuẩn mực 580: Giải trình của Giám đốc (Đợt 2)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
Mẫu A310: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá...
-
Vấn đề chuyển giá của doanh nghiệp FDI được đại biểu Quốc hội xem như là một trong những lỗ hổng quản lý tài chính lớn nhất hiện nay - Min...
-
Mẫu A620: Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận Chuẩn mực và người thực hiện Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của ...
-
Mẫu A260, A270 và A280: tính độc lập của KTV Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - ...
-
Vàng miếng trong nước sáng nay đi xuống và đang rời xa đỉnh cao 31,35 triệu đồng được xác lập hôm qua. Trong khi giá USD tại TP HCM đã tăng ...
-
Xuất thân từ một cậu bé bán báo rong, ông đã trở thành một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới. Có thời điểm, với tổng tài sản 20,5 tỉ U...
-
Ông Jim Quiley - Tổng giám đốc Deloitte (tập đoàn Kiểm toán và Tư vấn Thuế – Tài chính tư nhân lớn nhất toàn cầu) vừa hoàn...
-
ông Prajeesh Mukundan "Áp dụng chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế phù hợp với thực tế DN bảo hiểm Việt Nam không khó, vấn đề là ý t...
-
Việc yêu cầu báo cáo tình hình lương thưởng giúp cơ quan quản lý nắm rõ các thông tin nhằm phục vụ cho việc xây dựng cơ chế quản lý tiền l...
-
Chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh việc ban hành hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRSs), Ủy ban Chuẩ...
No comments:
Post a Comment