Chuẩn mực 200: Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính |
"Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính" (Ban hành theo Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Bộ trởng Bộ Tài chính) Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Ban hành theo Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Quy định chung 01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn áp dụng các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính. 02. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải luôn nắm vững mục tiêu kiểm toán là đa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính. 03. Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của Công ty kiểm toán. Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải tuân thủ những quy định của chuẩn mực này trong quá trình thực hiện kiểm toán và cung cấp dịch vụ liên quan khác. Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về mục tiêu và nguyên tắc cơ bản quy định trong chuẩn mực này trong quá trình phối hợp công việc với Công ty kiểm toán và kiểm toán viên cũng như khi xử lý các quan hệ liên quan đến các thông tin đã đợc kiểm toán. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này đợc hiểu như sau: 04. Báo cáo tài chính: Là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đợc chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. 05. Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hởng đến quyết định của ngời sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của thông tin hay của sai sót đợc đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên tiêu chuẩn định lượng và định tính. 06. Đảm bảo: Là sự hài lòng của kiểm toán viên về độ tin cậy của các kết luận hoặc bằng chứng kiểm toán thu nhập đợc, hoặc cho đơn vị đa ra cho ngời sử dụng. Để có đợc sự đảm bảo này, kiểm toán viên cần đánh giá các bằng chứng thu nhập đợc khi thực hiện kiểm toán và hình thành kết luận. Mức độ hài lòng có đợc dẫn đến mức độ đảm bảo tuỳ thuộc vào việc thực hiện và kết quả thực hiện các thủ tục kiểm toán. 07. Đảm bảo hợp lý: Là trong một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đa ra một mức độ đảm bảo cao nhng không phải là tuyệt đối. Có nghĩa là báo cáo tài chính đã đợc kiểm toán không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu so với ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán. 08. Trung thực: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 09. Hợp lý: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện đợc nhiều ngời thừa nhận. 10. Hợp pháp: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đợc chấp nhận). Nội dung chuẩn mực Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính 11. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có đợc trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đợc chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không ? Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị đợc kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lợng thông tin tài chính của đơn vị. 12. ý kiến của kiểm toán viên làm tăng thêm sự tin cậy của báo cáo tài chính, nhng ngời sử dụng báo cáo tài chính không thể cho rằng ý kiến của kiểm toán viên là sự đảm bảo về khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong tơng lai cũng nh hiệu quả và hiệu lực điều hành của bộ máy quản lý. Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính. 13. Các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính, gồm: - Tuân thủ pháp luật của Nhà nớc; - Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; - Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán; - Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp. 14. Kiểm toán viên phải luôn luôn coi trọng và chấp hành đúng pháp luật của Nhà nớc trong quá trình hành nghề kiểm toán. 15. Kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, nh sau: a) Độc lập; b) Chính trực; c) Khách quan; d) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng; e) Tính bí mật; f) T cách nghề nghiệp; g) Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. 16. Độc lập: Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Kiểm toán viên không đợc nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế nh góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá... Kiểm toán viên không đợc nhận làm kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ họ hàng thân thuộc (nh bố, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em ruột) với những ngời trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các trởng, phó phòng và những ngời tơng đơng) trong đơn vị đợc kiểm toán. Kiểm toán viên không đợc vừa làm dịch vụ kế toán (nh trực tiếp ghi chép, giữ sổ kế toán và lập báo cáo tài chính) vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng. Trong quá trình kiểm toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm toán viên phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không loại bỏ đợc thì kiểm toán viên phải nêu rõ điều này trong báo cáo kiểm toán. 17. Chính trực: Kiểm toán viên phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng. 18. Khách quan: Kiểm toán viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không đợc thành kiến, thiên vị. 19. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trờng pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc. 20. Tính bí mật: Kiểm toán viên phải bảo mật các thông tin có đợc trong quá trình kiểm toán, không đợc tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi cha đợc phép của ngời có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình. 21. T cách nghề nghiệp: Kiểm toán viên phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không đợc gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp. 22. Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế đợc Việt Nam chấp nhận) và các quy định pháp luật hiện hành. 23. Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế đợc Việt Nam chấp nhận. Các chuẩn mực kiểm toán này quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hớng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và tuân thủ cơ bản liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính. 24. Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán và phải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Ví dụ: Khi nhận đợc bản giải trình của Giám đốc đơn vị, kiểm toán viên không đợc thừa nhận ngay các giải trình đó đã là đúng, mà phải tìm đợc những bằng chứng cần thiết chứng minh cho giải trình đó. Phạm vi kiểm toán 25. "Phạm vi kiểm toán" là những công việc và thủ tục kiểm toán cần thiết mà kiểm toán viên phải xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán để đạt đợc mục tiêu kiểm toán. Thủ tục kiểm toán phải đợc xác định trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế đợc chấp nhận), phù hợp yêu cầu của tổ chức nghề nghiệp, phù hợp quy định của pháp luật và các thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán. Đảm bảo hợp lý 26. Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế đợc chấp nhận) để có đợc một sự đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính nếu có sai sót trọng yếu thì đã đợc kiểm toán viên phát hiện và trình bày trong báo cáo kiểm toán. Báo cáo tài chính đã đợc kiểm toán, nói chung không còn (hoặc không có) sai sót trọng yếu. "Đảm bảo hợp lý" là khái niệm liên quan đến việc thu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết giúp kiểm toán viên báo cáo tài chính. Khái niệm "đảm bảo hợp lý" liên quan đến toàn bộ quá trình kiểm toán. 27. Khả năng phát hiện ra sai sót trọng yếu của kiểm toán viên bị giới hạn do những hạn chế tiềm tàng sau đây: - Sử dụng phơng pháp kiểm tra chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm; - Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ (Ví dụ: Khả năng xảy ra thông đồng, lập chứng từ giả,...); - Phần lớn các bằng chứng kiểm toán thờng có tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn sự đảm bảo chắc chắn và khẳng định. 28. Để đa ra ý kiến kiểm toán, kiểm toán viên chủ yếu phải dựa vào sự đánh giá, xét đoán của mình, đặc biệt liên quan đến việc: - Thu thập bằng chứng kiểm toán; - Rút ra kết luận dựa trên các bằng chứng kiểm toán thu thập đợc, (Ví dụ: Đánh giá tính hợp lý của các ước tính kế toán như khấu hao TSCĐ, lập dự phòng,...). Trách nhiệm đối với báo cáo tài chính 29. Giám đốc (hoặc ngời đứng đầu) đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm lập, trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp thuận) và các quy định có liên quan. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm tra, chuẩn bị và trình bày ý kiến của mình về báo cáo tài chính. Việc kiểm toán báo cáo tài chính không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Giám đốc (hoặc ngời đứng đầu) đơn vị được kiểm toán đối với báo cáo tài chính. |
Chuẩn mực số 200 |
Cập nhật liên tục các thông tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, giá vàng, cổ phiếu, xăng dầu, bất động sản, dự án đầu tư, quy hoạch...trong nước và thế giới.
Wednesday, 22 September 2010
Chuẩn mực 200: Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính (Đợt 1)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
Mẫu A310: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá...
-
Vấn đề chuyển giá của doanh nghiệp FDI được đại biểu Quốc hội xem như là một trong những lỗ hổng quản lý tài chính lớn nhất hiện nay - Min...
-
Mẫu A620: Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận Chuẩn mực và người thực hiện Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của ...
-
Mẫu A260, A270 và A280: tính độc lập của KTV Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - ...
-
Vàng miếng trong nước sáng nay đi xuống và đang rời xa đỉnh cao 31,35 triệu đồng được xác lập hôm qua. Trong khi giá USD tại TP HCM đã tăng ...
-
Xuất thân từ một cậu bé bán báo rong, ông đã trở thành một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới. Có thời điểm, với tổng tài sản 20,5 tỉ U...
-
Ông Jim Quiley - Tổng giám đốc Deloitte (tập đoàn Kiểm toán và Tư vấn Thuế – Tài chính tư nhân lớn nhất toàn cầu) vừa hoàn...
-
ông Prajeesh Mukundan "Áp dụng chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế phù hợp với thực tế DN bảo hiểm Việt Nam không khó, vấn đề là ý t...
-
Việc yêu cầu báo cáo tình hình lương thưởng giúp cơ quan quản lý nắm rõ các thông tin nhằm phục vụ cho việc xây dựng cơ chế quản lý tiền l...
-
Chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh việc ban hành hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRSs), Ủy ban Chuẩ...
No comments:
Post a Comment