Chi phí lưu thông trong quá trình phân phối đến tay người tiêu dùng khiến giá bị đẩy lên qua nhiều khâu.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ là một trong nhiều chỉ số giá của Tổng cục Thống kê
Tác động của việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2010 tăng 11,75% đến người tiêu dùng là thấy rõ.
Tuy nhiên, CPI chỉ là một trong nhiều chỉ số giá của Tổng cục Thống kê. Đặt CPI trong các chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, chỉ số giá bán người sản xuất... sẽ còn cho thấy các góc độ ảnh hưởng khác của giá.
Bà Trần Thị Hằng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã chia sẻ những phân tích này với báo giới.
Giá nhập tăng 7, giá xuất tăng 10
Thưa bà, kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2010 đều có đóng góp của yếu tố tăng giá. Vậy mức độ tác động của nó đến trong nước như thế nào?
Theo đánh giá của chúng tôi, trị giá xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt 71,6 tỷ USD, ngoài việc tăng về số lượng, tăng giá ở đây cũng góp phần đẩy giá trị xuất nhập khẩu tăng cao. Năm nay riêng yếu tố tăng giá trên thế giới giúp cho trị giá xuất khẩu của chúng ta tăng khoảng 7 tỷ USD.
Đối với nhập khẩu cũng tương tự như vậy, năm nay nhập khẩu đạt khoảng 84 tỷ USD. Theo chúng tôi tính toán thì riêng yếu tố tăng giá cũng làm cho trị giá nhập khẩu tăng thêm 5,5 tỷ USD.
Và như vậy, với tốc độ tăng của giá nhập khẩu tăng khoảng 7% so với tốc độ tăng giá xuất khẩu là trên 10%, thì tính tổng thể chúng ta có lợi hơn.
Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến CPI năm 2010, thưa bà?
Nếu giá xuất khẩu thế giới tăng thì các đơn vị của chúng ta tăng cường sản xuất, tăng cường thu mua để đẩy xuất khẩu lên, chúng ta được hưởng lợi từ thị trường thế giới. Cái này cũng góp phần làm cho giá trong nước tăng lên.
Ví dụ, về hàng lương thực, khi chúng ta đã đẩy thu gom xuất khẩu mạnh lên thì giá trong nước sẽ phải tăng lên. Đây là một trong những yếu tố làm tăng chỉ số giá, lương thực đóng góp cho tăng CPI năm nay khá cao.
Đối với nhập khẩu, trị giá nhập về có đến 90% là tư liệu sản xuất, trong đó trên 60% nhập nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất trong nước. Và như vậy, giá thế giới cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp, làm cho giá thành sản phẩm tăng lên và do đó sẽ ảnh hưởng đến giá bán ngoài thị trường.
Đây cũng là bài toán cân đối như thế nào giữa cái lợi trong việc thu được ngoại tệ từ xuất khẩu và hạn chế việc sử dụng nguồn nguyên, nhiên, vật liệu từ nước ngoài để sản xuất trong nước, một bài toán cân đối vĩ mô rất lớn.
Nếu không giải quyết được vấn đề này, chúng ta sẽ vẫn trong vòng luẩn quẩn về việc phụ thuộc vào nguyên vật liệu nước ngoài. Và như vậy, chúng ta sẽ khó kiểm soát chặt chẽ tác động của giá bên ngoài đối với giá bán tại thị trường trong nước.
Người tiêu dùng thiệt nhất
Vậy thể hiện trong chi phí đầu vào sản xuất và bán ra như thế nào, thưa bà?
Trong năm 2009 và 2010, Tổng cục Thống kê đã triển khai tính thêm chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, một chỉ số rất quan trọng giúp loại trừ và đánh giá giá ảnh hưởng đến chi phí trung gian cho sản xuất.
Theo số liệu mà chúng tôi tính toán, chỉ số giá nhập khẩu tăng hơn trước khoảng 7%, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng khoảng 10%.
Trong khi đó, chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp, tức sản phẩm của người sản xuất bán ra, tăng trên 12%; và chỉ số giá bán sản phẩm nông nghiệp tăng trên 14%.
Qua đây, chúng ta đánh giá được là doanh nghiệp có thuận lợi hơn trong năm 2010 và người nông dân cũng thu lợi hơn trong năm 2010, bởi giá bán của họ tăng cao hơn giá nguyên, nhiên, liệu đầu vào.
So với mức tăng CPI cả năm 11,75% thì cho thấy điều gì, thưa bà?
Cho thấy đối với người sản xuất có thuận lợi hơn, dù có gặp nhiều khó khăn đi chăng nữa, nhưng vì chỉ số giá bán vẫn còn cao thì doanh thu của họ vẫn còn đạt khá và năm nay chúng ta vẫn giữ được tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục, đạt gần 6,8%. Đây cũng cho thấy giá trị của khu vực sản xuất tăng lên rất nhiều.
Chỉ số giá của người sản xuất đã tăng, chỉ số giá bán lẻ lại tăng tiếp, tức là khâu thương mại, dịch vụ, khâu trung gian, khâu phân phối tăng tiếp, thì như vậy, người tiêu dùng sẽ là người bị ảnh hưởng nhất. Người kinh doanh vẫn được lãi.
Cần giảm chi phí trung gian
Theo bà, điều này tác động đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
Đánh giá chung tổng thể năm 2010 có những thuận lợi hơn, nhưng tất nhiên trong xử lý làm thế nào để giảm chi phí. Nguyên, nhiên, vật liệu tăng khoảng 10% rồi thì ngoài ra những chi phí khác như quản lý hành chính, hoạt động trung gian… doanh nghiệp sẽ phải tính toán như thế nào đó để cân đối nhằm đạt được lợi ích tối đa.
Nhìn vào hai chỉ số giá này, doanh nghiệp và người sản xuất trong năm 2010 vẫn có thuận lợi. Nếu ngược lại thì lại có vấn đề, chỉ số giá đầu vào tăng cao hơn, chỉ số giá bán thấp hơn thì sẽ nguy hiểm lớn đối với doanh nghiệp.
Với chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn chỉ số giá bán người sản xuất như số liệu bà vừa dẫn, có thể hiểu là khâu phân phối đang giảm lợi nhuận?
Chi phí mà người kinh doanh phải bỏ ra kinh doanh, tôi bỏ vốn, anh kia cũng bỏ vốn và như vậy, mỗi khâu đều phải có lợi. Chi phí lưu thông trong quá trình phân phối đến tay người tiêu dùng khiến giá bị đẩy lên qua nhiều khâu.
Theo một nghiên cứu, chúng tôi thấy giữa giá trên thị trường thực tế ở Hà Nội, từ giá bán buôn cho đến các chợ bán lẻ, đến tay người tiêu dùng có những mặt hàng giá đã tăng đến 30%.
Điểm nữa trong khâu phân phối là các doanh nghiệp cũng như lãnh đạo các tỉnh quan tâm để kiềm chế, bình ổn giá và đã có những hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng những điểm bán giá bình ổn. Nhưng hiện nay không phải tất cả các mặt hàng đều được bình ổn, chỉ một số mặt hàng thiết yếu thôi.
Doanh nghiệp mua với giá cao thì họ vẫn phải bán giá cao. Các điểm bình ổn vẫn rất ít so với thực tế nhu cầu tiêu dùng, hầu hết là các siêu thị, các trung tâm thương mại, hoặc một số cửa hàng của hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũ trước đây... Còn lại, toàn bộ các chợ truyền thống, khu vực nông thôn hầu như không được “phủ sóng”, chưa tác động được.
Với mức tiêu dùng hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi tháng, mấy nghìn tỷ đồng bình ổn chưa thấm vào đâu. Cần phải nghiên cứu trong cải tiến hệ thống phân phối, để hàng hóa đến tay người tiêu dùng qua ít khâu trung gian thì sẽ giảm khá nhiều chi phí.
Thống kê các chỉ tiêu vĩ mô lớn trong chuỗi thời gian dài, Tổng cục Thống kê nhìn nhận xu thế giá thế giới và tác động đến trong nước sẽ như thế nào trong năm 2011?
Tối thấy sẽ có khó khăn. Nếu kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi thì sản xuất sẽ tăng lên và nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất trên thế giới sẽ tăng lên. Và khi cầu tăng lên thì chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào mà chúng ta bị phụ thuộc vào nước ngoài cũng sẽ tăng lên, tiếp tục ảnh hưởng đến chi phí đầu vào.
Trong quá trình hiện nay, chúng ta đang cơ cấu lại kinh tế, các doanh nghiệp cũng phải cơ cấu lại chính doanh nghiệp của mình để có thể giảm tối đa chi phí đầu vào, chi phí trung gian không cần thiết, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mình.
(Theo VNECONOMY)
Tuy nhiên, CPI chỉ là một trong nhiều chỉ số giá của Tổng cục Thống kê. Đặt CPI trong các chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, chỉ số giá bán người sản xuất... sẽ còn cho thấy các góc độ ảnh hưởng khác của giá.
Bà Trần Thị Hằng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã chia sẻ những phân tích này với báo giới.
Giá nhập tăng 7, giá xuất tăng 10
Thưa bà, kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2010 đều có đóng góp của yếu tố tăng giá. Vậy mức độ tác động của nó đến trong nước như thế nào?
Theo đánh giá của chúng tôi, trị giá xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt 71,6 tỷ USD, ngoài việc tăng về số lượng, tăng giá ở đây cũng góp phần đẩy giá trị xuất nhập khẩu tăng cao. Năm nay riêng yếu tố tăng giá trên thế giới giúp cho trị giá xuất khẩu của chúng ta tăng khoảng 7 tỷ USD.
Đối với nhập khẩu cũng tương tự như vậy, năm nay nhập khẩu đạt khoảng 84 tỷ USD. Theo chúng tôi tính toán thì riêng yếu tố tăng giá cũng làm cho trị giá nhập khẩu tăng thêm 5,5 tỷ USD.
Và như vậy, với tốc độ tăng của giá nhập khẩu tăng khoảng 7% so với tốc độ tăng giá xuất khẩu là trên 10%, thì tính tổng thể chúng ta có lợi hơn.
Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến CPI năm 2010, thưa bà?
Nếu giá xuất khẩu thế giới tăng thì các đơn vị của chúng ta tăng cường sản xuất, tăng cường thu mua để đẩy xuất khẩu lên, chúng ta được hưởng lợi từ thị trường thế giới. Cái này cũng góp phần làm cho giá trong nước tăng lên.
Ví dụ, về hàng lương thực, khi chúng ta đã đẩy thu gom xuất khẩu mạnh lên thì giá trong nước sẽ phải tăng lên. Đây là một trong những yếu tố làm tăng chỉ số giá, lương thực đóng góp cho tăng CPI năm nay khá cao.
Đối với nhập khẩu, trị giá nhập về có đến 90% là tư liệu sản xuất, trong đó trên 60% nhập nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất trong nước. Và như vậy, giá thế giới cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp, làm cho giá thành sản phẩm tăng lên và do đó sẽ ảnh hưởng đến giá bán ngoài thị trường.
Đây cũng là bài toán cân đối như thế nào giữa cái lợi trong việc thu được ngoại tệ từ xuất khẩu và hạn chế việc sử dụng nguồn nguyên, nhiên, vật liệu từ nước ngoài để sản xuất trong nước, một bài toán cân đối vĩ mô rất lớn.
Nếu không giải quyết được vấn đề này, chúng ta sẽ vẫn trong vòng luẩn quẩn về việc phụ thuộc vào nguyên vật liệu nước ngoài. Và như vậy, chúng ta sẽ khó kiểm soát chặt chẽ tác động của giá bên ngoài đối với giá bán tại thị trường trong nước.
Người tiêu dùng thiệt nhất
Vậy thể hiện trong chi phí đầu vào sản xuất và bán ra như thế nào, thưa bà?
Trong năm 2009 và 2010, Tổng cục Thống kê đã triển khai tính thêm chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, một chỉ số rất quan trọng giúp loại trừ và đánh giá giá ảnh hưởng đến chi phí trung gian cho sản xuất.
Theo số liệu mà chúng tôi tính toán, chỉ số giá nhập khẩu tăng hơn trước khoảng 7%, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng khoảng 10%.
Trong khi đó, chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp, tức sản phẩm của người sản xuất bán ra, tăng trên 12%; và chỉ số giá bán sản phẩm nông nghiệp tăng trên 14%.
Qua đây, chúng ta đánh giá được là doanh nghiệp có thuận lợi hơn trong năm 2010 và người nông dân cũng thu lợi hơn trong năm 2010, bởi giá bán của họ tăng cao hơn giá nguyên, nhiên, liệu đầu vào.
So với mức tăng CPI cả năm 11,75% thì cho thấy điều gì, thưa bà?
Cho thấy đối với người sản xuất có thuận lợi hơn, dù có gặp nhiều khó khăn đi chăng nữa, nhưng vì chỉ số giá bán vẫn còn cao thì doanh thu của họ vẫn còn đạt khá và năm nay chúng ta vẫn giữ được tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục, đạt gần 6,8%. Đây cũng cho thấy giá trị của khu vực sản xuất tăng lên rất nhiều.
Chỉ số giá của người sản xuất đã tăng, chỉ số giá bán lẻ lại tăng tiếp, tức là khâu thương mại, dịch vụ, khâu trung gian, khâu phân phối tăng tiếp, thì như vậy, người tiêu dùng sẽ là người bị ảnh hưởng nhất. Người kinh doanh vẫn được lãi.
Cần giảm chi phí trung gian
Theo bà, điều này tác động đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
Đánh giá chung tổng thể năm 2010 có những thuận lợi hơn, nhưng tất nhiên trong xử lý làm thế nào để giảm chi phí. Nguyên, nhiên, vật liệu tăng khoảng 10% rồi thì ngoài ra những chi phí khác như quản lý hành chính, hoạt động trung gian… doanh nghiệp sẽ phải tính toán như thế nào đó để cân đối nhằm đạt được lợi ích tối đa.
Nhìn vào hai chỉ số giá này, doanh nghiệp và người sản xuất trong năm 2010 vẫn có thuận lợi. Nếu ngược lại thì lại có vấn đề, chỉ số giá đầu vào tăng cao hơn, chỉ số giá bán thấp hơn thì sẽ nguy hiểm lớn đối với doanh nghiệp.
Với chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn chỉ số giá bán người sản xuất như số liệu bà vừa dẫn, có thể hiểu là khâu phân phối đang giảm lợi nhuận?
Chi phí mà người kinh doanh phải bỏ ra kinh doanh, tôi bỏ vốn, anh kia cũng bỏ vốn và như vậy, mỗi khâu đều phải có lợi. Chi phí lưu thông trong quá trình phân phối đến tay người tiêu dùng khiến giá bị đẩy lên qua nhiều khâu.
Theo một nghiên cứu, chúng tôi thấy giữa giá trên thị trường thực tế ở Hà Nội, từ giá bán buôn cho đến các chợ bán lẻ, đến tay người tiêu dùng có những mặt hàng giá đã tăng đến 30%.
Điểm nữa trong khâu phân phối là các doanh nghiệp cũng như lãnh đạo các tỉnh quan tâm để kiềm chế, bình ổn giá và đã có những hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng những điểm bán giá bình ổn. Nhưng hiện nay không phải tất cả các mặt hàng đều được bình ổn, chỉ một số mặt hàng thiết yếu thôi.
Doanh nghiệp mua với giá cao thì họ vẫn phải bán giá cao. Các điểm bình ổn vẫn rất ít so với thực tế nhu cầu tiêu dùng, hầu hết là các siêu thị, các trung tâm thương mại, hoặc một số cửa hàng của hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũ trước đây... Còn lại, toàn bộ các chợ truyền thống, khu vực nông thôn hầu như không được “phủ sóng”, chưa tác động được.
Với mức tiêu dùng hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi tháng, mấy nghìn tỷ đồng bình ổn chưa thấm vào đâu. Cần phải nghiên cứu trong cải tiến hệ thống phân phối, để hàng hóa đến tay người tiêu dùng qua ít khâu trung gian thì sẽ giảm khá nhiều chi phí.
Thống kê các chỉ tiêu vĩ mô lớn trong chuỗi thời gian dài, Tổng cục Thống kê nhìn nhận xu thế giá thế giới và tác động đến trong nước sẽ như thế nào trong năm 2011?
Tối thấy sẽ có khó khăn. Nếu kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi thì sản xuất sẽ tăng lên và nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất trên thế giới sẽ tăng lên. Và khi cầu tăng lên thì chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào mà chúng ta bị phụ thuộc vào nước ngoài cũng sẽ tăng lên, tiếp tục ảnh hưởng đến chi phí đầu vào.
Trong quá trình hiện nay, chúng ta đang cơ cấu lại kinh tế, các doanh nghiệp cũng phải cơ cấu lại chính doanh nghiệp của mình để có thể giảm tối đa chi phí đầu vào, chi phí trung gian không cần thiết, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mình.
(Theo VNECONOMY)
No comments:
Post a Comment