VỐN PHÁP ĐỊNH 3 TỶ ĐỒNG VỚI CÔNG TY KIỂM TOÁN LÀ CẦN THIẾT
Luật Kiểm toán độc lập đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/03/2011 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2012. Một trong các quy định mới của Luật là công ty TNHH kiểm toán phải đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ mới được cung cấp dịch vụ kiểm toán. Với công ty hợp danh và DN tư nhân, Luật Kiểm toán độc lập không bắt buộc phải đảm bảo yêu cầu này, do thuộc loại trách nhiệm vô hạn. Phan Hằng Phương
heo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập được Bộ Tài chính soạn thảo, đang được xin ý kiến góp ý, hoàn thiện để ban hành vào đầu năm tới, thì vốn pháp định của công ty TNHH kiểm toán được quy định (tại Điều 5) như sau: “1. Vốn pháp định đối với công ty TNHH là 3 tỷ đồng Việt Nam; từ ngày 1/1/2015, vốn pháp định là 5 tỷ đồng Việt Nam. 2. Trong quá trình hoạt động, công ty TNHH phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại khoản 1, Điều này. DN kiểm toán phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn vốn pháp định theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gia 3 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính”. Sau khi bản Dự thảo Nghị định nói trên được đưa ra lấy ý kiến, xung quanh vốn pháp định công ty TNHH kiểm toán đã xuất hiện những quan điểm khác nhau. Có ý kiến cho rằng mức vốn trên là thấp và cần nâng lên nhằm đảm bảo trách nhiệm bồi thường của DN kiểm toán khi xảy ra các sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ của kiểm toán viên trong DN kiểm toán. Nhưng nhiều ý kiến, đặc biệt từ các công ty kiểm toán nhỏ lại cho rằng, quy định vốn pháp định như vậy là quá cao, không cần thiết và điều này có thể làm hạn chế tính cạnh tranh của DN kiểm toán nhỏ, DN kiểm toán trong nước; tạo lợi thế cho những DN kiểm toán lớn, DN kiểm toán nước ngoài. Theo quan điểm này DN kiểm toán là DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh “chất xám”, do vậy, không đòi hỏi vốn đầu tư lớn (chi phí chủ yếu là thuê địa điểm, trả tiền lương) nên không cần đến số vốn pháp định 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo một số thành viên Ban soạn thảo, sở dĩ bản Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập đưa ra mức vốn pháp định như trên bởi trước đây, do không có quy định mức vốn tối thiểu nên các DN kiểm toán thường đăng ký mức vốn điều lệ thấp. Theo thống kê, đến đầu năm 2011, trong số 160 DN kiểm toán, có khoảng 28% DN có mức vốn điều lệ trên 3 tỷ đồng, 28% DN có mức vốn điều lệ từ 2 – 3 tỷ đồng, 21% DN có vốn điều lệ từ 1 đến dưới 2 tỷ đồng và 23% có mức vốn dưới 1 tỷ đồng. Cá biệt có DN chỉ đăng ký mức vốn điều lệ 100 triệu đồng. Về mức vốn điều lệ, Bộ Tài chính cũng đã tham khảon quy định về vốn của DN kiểm toán tại một số nước châu Á. Mặc dù quy định ở các quốc gia khác nhau, nhưng trung bình, vốn pháp định của một DN kiểm toán tương ứng 3 -4 tỷ đồng (cá biệt như ở Hàn Quốc, vốn pháp định của DN kiểm toán là 500 triệu won, tương đương 10 tỷ đồng). Xét trong bối cảnh Việt Nam, hiện tại vẫn chưa có quy định bắt buộc DN kiểm toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, việc quy định về cốn lại không được phân biệt DN kiểm toán lớn hay nhỏ nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, việc đưa ra quy định về mức vốn pháp định nói trên là dựa trên nguyên tắc nâng cao trách nhiệm của DN kiểm toán nhưng đã tính đến khả năng đáp ứng yêu cầu của các công ty TNHH kiểm toán hiện nay. Theo các chuyên gia của Vụ Chế độ Kế toán & Kiểm toán, Bộ Tài chính thì mức vốn pháp định của DN kiểm toán không cần phải quá cao. Tuy nhiên, vốn điều lệ của DN kiểm toán thấp như hiện này, theo đánh giá của Bộ Tài chính là không thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý khi xảy ra bồi thường. Vì vậy cần phải quy định một mức vốn pháp định phù hợp với thực tế và yêu cầu về nâng cao chất lượng và nghĩa vụ của DN kiểm toán. Việc quy định về vốn pháp định này cũng nhằm đồng bộ hóa với quy định tại Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm toán sẽ được ban hành vào đầu năm tới đây. Bởi vậy, quy định về vốn pháp định nói trên không chỉ được áp dụng cho DN kiểm toán thuộc loại hình TNHH 2 thành viên trở lên mà còn đối với cả công ty TNHH 1 thành viên có vốn đầu tư nước ngoài. Việc yêu cầu công ty TNHH kiểm toán phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định là đòi hỏi các DN này phải rất thận trọng khi cung cấp dịch vụ, từ đó, góp phần tăng cường chất lượng kiểm toán. Dẫu biết rằng đối với dịch vụ kiểm toán, “chất xám” mới là yếu tố quyết định sự thành công của DN chứ không phải là yếu tố vốn. Tuy nhiên tình trạng vốn điều lệ quá thấp như hiện nay của các DN kiểm toán sẽ không đảm bảo khả năng thực hiện trách nhiệm pháp lý khi xẩy ra nghĩa vụ bồi thường của DN này. Vì thế, việc quy định nâng cao mức vốn pháp định đối với công ty TNHH kiểm toán là cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng bồi thường của DN, thiết nghĩ, cần sớm có quy định các DN kiểm toán bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như thông lệ quốc tế. (Theo ĐTCK) | |
Cập nhật liên tục các thông tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, giá vàng, cổ phiếu, xăng dầu, bất động sản, dự án đầu tư, quy hoạch...trong nước và thế giới.
Tuesday, 6 December 2011
Vốn pháp định 3 tỷ đồng với công ty kiểm toán là cần thiết
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
Mẫu A310: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá...
-
Vấn đề chuyển giá của doanh nghiệp FDI được đại biểu Quốc hội xem như là một trong những lỗ hổng quản lý tài chính lớn nhất hiện nay - Min...
-
Mẫu A620: Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận Chuẩn mực và người thực hiện Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của ...
-
Mẫu A260, A270 và A280: tính độc lập của KTV Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - ...
-
Vàng miếng trong nước sáng nay đi xuống và đang rời xa đỉnh cao 31,35 triệu đồng được xác lập hôm qua. Trong khi giá USD tại TP HCM đã tăng ...
-
Xuất thân từ một cậu bé bán báo rong, ông đã trở thành một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới. Có thời điểm, với tổng tài sản 20,5 tỉ U...
-
Ông Jim Quiley - Tổng giám đốc Deloitte (tập đoàn Kiểm toán và Tư vấn Thuế – Tài chính tư nhân lớn nhất toàn cầu) vừa hoàn...
-
ông Prajeesh Mukundan "Áp dụng chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế phù hợp với thực tế DN bảo hiểm Việt Nam không khó, vấn đề là ý t...
-
Việc yêu cầu báo cáo tình hình lương thưởng giúp cơ quan quản lý nắm rõ các thông tin nhằm phục vụ cho việc xây dựng cơ chế quản lý tiền l...
-
Chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh việc ban hành hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRSs), Ủy ban Chuẩ...
No comments:
Post a Comment