Friday, 30 December 2011

Lợi ích của Kiểm toán độc lập vai trò và trách nhiệm của các bên

LỢI ÍCH CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

Bùi Văn Mai – CPA VN, FCPA

Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VACPA


1. Lợi ích của kiểm toán độc lập

Ngày nay, vốn, tài sản của doanh nghiệp không chỉ do thành viên sáng lập đóng góp mà còn huy động của các nhà đầu tư, cổ đông, vay ngân hàng, nợ người bán hàng, mua chịu, mua hàng trả góp, nợ người lao động, nợ tiền thuế…Vì thế, mỗi doanh nghiệp đều nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân có mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ với doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính (BCTC) là tài liệu phản ánh tổng hợp bằng giá trị tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động, có thể là từng quý, 6 tháng, 9 tháng hay cả năm. Theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, Báo cáo tài chính năm là bản quyết toán kết quả ăn chia quyền lợi, nghĩa vụ sau một năm kinh doanh giữa doanh nghiệp với Nhà nước, các cổ đông, nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ và quyền lợi với doanh nghiệp.

Cho dù có trình độ nghiệp vụ cao, cho dù có quyền lực điều hành doanh nghiệp…thì cũng không phải có tổ chức, cá nhân nào có thể tự kiểm tra, đánh giá xem bản Báo cáo tài chính – Báo cáo quyết toán một năm kinh doanh đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân mình hay chưa.

Do đó, từ gần 100 năm nay trên thế giới, và từ 20 năm qua ở Việt Nam đã hình thành và phát triển hoạt động kiểm toán, trong đó có hoạt động kiểm toán độc lập (KTĐL).

KTĐL là hoạt động hành nghề của các kiểm toán viên (KTV) độc lập, của các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT), thực hiện kiểm tra và xác nhận về sự trung thực và hợp lý của các bản BCTC, làm cơ sở cho các cổ đông, nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ với doanh nghiệp có cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; cổ đông có cơ sở nhận cổ tức, quyết định đầu tư thêm hay rút vốn về; ngân hàng có cơ sở tiếp tục cho vay hoặc thu hồi nợ vay; người bán hàng chịu có thể tiếp tục cung ứng hàng hóa hoặc ngừng; Nhà nước có cơ sở quyết toán thuế và các nghĩa vụ của doanh nghiệp; người lao động tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp hoặc chấm dứt hợp đồng lao động…

Ngày nay, thông qua bản BCTC năm đang niêm yết có xác nhận của KTV, các nhà đầu tư có thể chấp nhận mua cổ phiếu của doanh nghiệp với giá cao hơn hoặc bán tháo cổ phiếu đang nắm giữ…Nếu BCTC có sai phạm, Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền hoặc ngừng niêm yết…

Để thực sự đạt được lợi ích của KTĐL, để có cuộc kiểm toán chất lượng cao, phải xác định rõ và thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mỗi bên, theo chúng tôi gồm 5 đối tượng chính sau:

> Kiểm toán viên/doanh nghiệp kiểm toán;

> Doanh nghiệp/đơn vị được kiểm toán;

> Cơ quan quản lý nhà nước;

> Các tổ chức nghề nghiệp;

> Cổ đông/nhà đầu tư và xã hội.

2. Lựa chọn kiểm toán viên/doanh nghiệp kiểm toán như thế nào?

Ở các nước được phép hành nghề cá nhân thì lựa chọn KTV là quan trọng nhất. Ở Việt Nam, pháp luật chỉ cho phép pháp nhân hành nghề KTĐL, cho nên quan trọng hơn là lựa chọn DNKT, tiếp theo là lựa chọn KTV.

KTĐL hành nghề bằng uy tín, danh tiếng và niềm tin. Uy tín, danh tiếng và niềm tin là tài sản vô hình hình thành theo thời gian, từ thực tế và không mua được bằng tiền. Do đó, các doanh nghiệp hãy lựa chọn KTV/DNKT phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp mình theo các tiêu thức sau:

> Nếu thực sự mong muốn nhận được một ý kiến kiểm toán chất lượng cao, hãy mời các công ty kiểm toán lớn, hoạt động lâu năm, có nhiều khách hàng; các KTV có danh tiếng…và phải chấp nhận giá phí cao phù hợp. Đối với DNKT mới thành lập vài năm nhưng bao gồm các KTV có nhiều năm kinh nghiệm, xuất thân từ các DNKT lớn thì cũng rất tốt. Trong đấu thầu không nên lựa chọn thầu theo tiêu chí giá phí thấp. Trong nghề kiểm toán không có khái niệm “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.

> Các DNKT nhỏ hoặc mới thành lập vẫn có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng khá cao cho các khách hàng phù hợp khi giá phí đủ bù đắp chi phí. Các thủ tục kiểm toán cho một khách hàng nhỏ không giảm bao nhiêu so với cuộc kiểm toán một khách hàng trung bình.

(Về chi tiết, cần lựa chọn các DNKT, KTV phải đủ điều kiện hành nghề trong năm, có tên trong danh sách công khai của Bộ Tài chính, UBCKNN hoặc VACPA; Ban lãnh đạo, bộ máy tổ chức ổn định, thể hiện rõ tính chuyên nghiệp, số lượng KTV nhiều hoặc càng ít chuyển đổi càng tốt; làm việc có kế hoạch, giữ lời hứa; mạnh dạn khi chào giá phí cao vừa phải; quan điểm rõ ràng, dứt khoát khi xử lý các vấn đề chuyên môn với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao…)

Trách nhiệm cụ thể của KTV/DNKT

> Tuân thủ nguyên tắc KTĐL là: độc lập, trung thực, khách quan; bảo mật thông tin; tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

> Thực hiện cuộc kiểm toán theo hợp đồng đã ký, phát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý theo trách nhiệm nghề nghiệp.

> Từ chối cuộc kiểm toán khi khách hàng có yêu cầu trái đạo đức nghề nghiệp, trái yêu cầu chuyên môn, trái pháp luật.

> Tính đủ phí để thực hiện đúng trách nhiệm của KTV…

> Bố trí đủ nhân lực thực hiện cuộc kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ, thông báo cho khách hàng khi phát hiện vi phạm.

> Bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong trường hợp đưa ý kiến kiểm toán sai, gây thiệt hại cho khách hàng.

3. Vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp/đơn vị được kiểm toán

Trách nhiệm cao nhất của doanh nghiệp/đơn vị được kiểm toán là tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống kiểm soát nội bộ sao cho có thể lập và trình bày trung thực và hợp lý bản BCTC phản ánh đầy đủ, đúng đắn tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp mong muốn lập bản BCTC trung thực và hợp lý nhưng thực tế vẫn bị sai sót, phản ánh sai lệch thực tế do (1) Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ quản lý, (2) Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động kém hiệu quả, (3) Cá nhân một vài người không có quyền lực cao nhất cố tình làm sai…thì DNKT và KTV sẽ hỗ trợ, tư vấn sửa đổi và hoàn thiện thông qua quá trình kiểm toán. Trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận thì KTV cũng không có trách nhiệm phát hiện và kết luận về gian lận đó…

Trách nhiệm cụ thể của doanh nghiệp:

> Nhận thức đúng mục tiêu và lợi ích của KTĐL;

> Đấu thầu, lựa chọn DNKT phù hợp, chất lượng tốt;

> Cần ký hợp đồng kiểm toán càng sớm càng tốt, tốt nhất là ký hợp đồng kiểm toán trước khi kết thúc kỳ kế toán, ký cho nhiều năm liên tục (từ 3 năm trở lên), giá phí phù hợp;

> Bố trí nhân sự phù hợp để phục vụ cuộc kiểm toán;

> Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin theo yêu cầu của KTV;

> Giải trình đầy đủ, trung thực;

> Có tinh thần hợp tác, xem xét nghiêm túc, kỹ lưỡng đối với những phát hiện của KTV để thực hiện những điều chỉnh cần thiết;

> Trả phí kiểm toán đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng.

4. Vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

> Ban hành đầy đủ, kịp thời, cụ thể, rõ ràng văn bản pháp luật;

> Truyên truyền, phổ biến và thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ văn bản pháp luật, xử lý nghiêm khắc và công khai các sai phạm;

> Tổ chức thi và cấp chứng chỉ KTV đủ nhu cầu của xã hội; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho KTV, DNKT; công khai dach sách KTV và doanh nghiệp đủ điều kiện hành nghề…


5. Vai trò và trách nhiệm của Hội nghề nghiệp

> Tham gia xây dựng văn bản pháp luật;

> Thực hiện tuyên truyền, quảng bá về nghề nghiệp, phổ biến văn bản pháp luật;

> Đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên cho KTV, trợ lý KTV;

> Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hành và cung cấp dịch vụ tư vấn nghề nghiệp cho kiểm toán viên, hội viên và doanh nghiệp;

> Kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ, xử lý và tham gia xử lý các sai phạm của hội viên…

6. Vai trò và trách nhiệm của cổ đông/nhà đầu tư

> Yêu cầu phải kiểm toán BCTC, phải lựa chọn KTV/DNKT phù hợp với muc tiêu kiểm toán;

> Yêu cầu công khai kết quả kiểm toán;

> Yêu cầu KTV giải trình khi cần thiết;

> Yêu cầu xử lý kịp thời và nghiêm túc các sai phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Một cuộc kiểm toán độc lập có chất lượng cao, thỏa mãn yêu cầu của các tổ chức, cá nhân có liên quan là mong mỏi của tất cả chúng ta, nhưng mỗi tổ chức, cá nhân đều phải cùng thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình thì mới hy vọng đạt được điều mình mong muốn.

(Theo VACPA)

Chất lượng kiểm toán độc lập sẽ gia tăng

Chất lượng kiểm toán độc lập sẽ gia tăng

Bà Trần Thúy Ngọc

Bức tranh tài chính của các DN, trong đó có cả DN niêm yết, CTCK sẽ trung thực và minh bạch hơn khi Luật Kiểm toán độc lập sẽ có hiệu lực từ 01/01/2012. Liên quan đến vấn đề này, ĐTCK có cuộc trao đổi với bà Trần Thúy Ngọc, phó Tổng giám đốc phụ trách dịch vụ kiểm toán của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam.

Hữu Hòe

Điểm mới quan trọng trong Luật KTĐL là quy định rõ quyền và trách nhiệm của DN được kiểm toán đối với quá trình kiểm toán BCTC. Điều này sẽ góp phần tạo ra những thay đổi quan trọng nào về chất lượng BCTC được kiểm toán, đặc biệt là đối với DN niêm yết, thưa bà?

Luật KTĐL có những quy định rõ ràng, đầy đủ về nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị được kiểm toán, các công ty kiểm toán (CTKT) và kiểm toán viên (KTV) hành nghề. Việc phân vai rất rõ ràng về nghĩa vụ pháp lý của các đối tượng này là điểm mới rất quan trọng để tạo sự minh bạch hơn trong hoạt động kiểm toán độc lập, nhất là minh bạch về trách nhiệm với kết quả kiểm toán BCTC. Theo đó, tạo nền tảng để nâng cao chất lượng của BCTC đã được kiểm toán.

Chất lượng thông tin BCTC do các đơn vị được kiểm toán lập ra là yếu tố quan trọng nhất đối với chất lượng của BCTC đã được kiểm toán.

Chỉ BCTC có thông tin đầy đủ, chính xác và tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán mới là cơ sở đảm bảo để KTV đưa ra ý kiến xác nhận về tính trung thực và hợp lý của báo cáo. Điều 39, Luật KTĐL quy định về nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán, trong đó, nhấn mạnh đến đơn vị được kiểm toán phải cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của KTV và CTKT; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý của các thông tin và tài liệu đã cung cấp... Đây là điều mà trước đây chưa được quy định rõ ràng. Với quy định này, những hạn chế trong phạm vi kiểm toán gây ảnh hưởng đến ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán do không được cung cấp đầy đủ tài liệu, hoặc được cung cấp đầy đủ liệu, hoặc được cung cấp tài liệu không kịp thời sẽ được hạn chế rất nhiều.

Đặc biệt, Luật quy định DN được kiểm toán, người chịu trách nhiệm lập ra BCTC phải điều chỉnh các sai sót của BCTC theo kiến nghị của các KTV để đảm bảo báo cáo kiểm toán không có các ý kiến ngoại trừ. Quy định này được hiểu rằng, các đơn vị được kiểm toán không chỉ lập BCTC để cung cấp cho các KTV và CTKT, mà họ còn phải có trách nhiệm lập lại BCTC để thực hiện các kiên nghị điều chỉnh do KTV đưa ra. Do đó, BCTC sẽ không còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan (nếu có) của người lập ra BCTC. Qua đó, hạn chế rất nhiều những ý kiến ngoại trừ trên báo cáo của KTV. Điều này đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với các công ty niêm yết, công ty đại chúng bởi, nếu có ý kiến ngoại trừ thì công chúng đầu tư và người đọc rất cần thiết phải lưu ý phân tích sâu các thuyết minh BCTC của các DN này. Các cổ đông sẽ có quyền đòi hỏi DN giải trình rõ về trách nhiệm pháp lý của ban lãnh đạo DN đối với ý kiến ngoại trừ trên báo cáo kiểm toán. Yêu cầu này thực sự là một sức ép không nhỏ với lãnh đạo DN nếu muốn có một BCTC được kiểm toán "chấp nhận toàn phần". Đây cũng là điều kiện quan trọng để KTV không đưa ra ý kiến ngoại trừ, gây khó hiểu cho người đọc BCTC.

Vậy còn trách nhiệm của các CTKT được thể hiện cụ thể ra sao trong quá trình kiểm toán để đảm bảo đưa ra BCTC có chất lượng cao?

Khi các đơn vị được kiểm toán và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu để có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho việc lập BCTC theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành có liên quan về kế toán và đã cung cấp tài iệu trong quá trình kiểm toán theo quy định của luật và thực hiện điều chỉnh sau khi có ý kiến của KTV, thì trách nhiệm còn lại đối với chất lượng của BCTC đã được kiểm toán sẽ thuộc về các KTV và CTKT.

Các CTKT phải thực hiện đầy đủ các thủ tục, quy trình kiểm toán theo đúng các chuẩn mực kiểm toán, phải bố trí nhân sự có đủ trình độ chuyên môn để đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết.

Các CTKT ngày càng phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe hơn nếu muốn được chấp thuận kiểm toán các DN niêm yết. Theo bà, điều này sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho TTCK, NĐT như thế nào?

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế lựa chọn CTKT được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán được đưa ra xin ý kiến mới đây đã bổ sung một số quy định mới mang tính "khắt khe" hơn đối với CTKT về vốn, KTV hành nghề và số lượng khách hàng tối thiểu trong năm.

Theo tôi, việc đưa ra yêu cầu cao hơn về quy mô vốn, số lượng KTV hành nghề và số lượng khách hàng của các CTKT được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán là rất cần thiết. Điều này để đảm bảo rằng các CTKT được chấp thuận cần nâng cao nguồn lực và có cam kết cao về chất lượng kiểm toán, thể hiện chất lượng này trên báo cáo kiểm toán phát hành được sử dụng rộng rãi trong công chúng, nhà đầu tư.

Ví dụ, như quy định về yêu cầu số lượng KTV hành nghề tối thiểu phải là 7 người (thay vì đang là 5 người), thậm chí có một số ý kiến cho rằng, cần tăng lên 10 người. Đây là quy định cần thiết để đảm bảo chất lượng của các cuộc kiểm toán, không chỉ có KTV thực hiện kiểm toán, mà còn cần có KTV độc lập thực hiện soát xét chất lượng, thực hiện đánh giá rủi ro,... Hay quy định về vốn của các CTKT, đề cập đến vốn pháp định tối thiểu phải tử 4 tỷ đồng hoặc 5 tỷ đồng trở lên là nhằm đảm bảo các công ty có nguồn lực tài chính tốt, để có thể tuyển dụng, đào tạo nhân viên, đầu tư công nghệ để hỗ trợ hệ thống đánh giá rủi ro, kiểm soát nội bộ...

Các quy định về việc công khai thông tin nhiều hơn và bắt buộc công khai qua website của các CTKT cũng sẽ là một kênh thông tin quan trọng để NĐT có thể thêm nhiều thông về các CTKT. Một điều khá quan trọng trong việc đảm đánh giá/thẩm định chất lượng của các BCTC đã được kiểm toán phát hành ra công chúng là cần có một bộ phận giám sát chất lượng kiểm toán, sẽ thực hiện việc thẩm định các báo cáo này, đánh giá khi cần thiết và xử lý các bất đồng hoặc tranh chấp khi có những ý kiến khác nhau về chất lượng của BCTC.

(Theo ĐTCK)
NGUON: VACPA

Thursday, 29 December 2011

UBCKNN CÔNG BỐ DANH SÁCH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ ĐƯỢC CHẤP THUẬN NĂM 2012 (ĐỢT 2)


Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố Danh sách các Công ty kiểm toán và kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2012 (đợt 2):

1. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

2. Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)

3. Công ty TNHH BDO Việt Nam

4. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long - TDK

5. Công ty TNHH Kiểm toán KSI Việt Nam

6. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C

7. Công ty TNHH Kiểm toán Vaco

8. Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT

(Danh sách cụ thể Công ty kiểm toán và kiểm toán viên mời xem file đính kèm)

(UBCKNN)

NGUON: VACPA
File kèm theo

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2011: Miễn thuế cũng như không

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2011:

Miễn thuế cũng như không

TT - Từ tháng 8 đến nay, nhiều người chỉ có thu nhập tính thuế từ 5 triệu đồng/tháng trở xuống sẽ không được miễn thuế thu nhập cá nhân như cách hiểu lâu nay. Theo tính toán sẽ có rất nhiều người bị loại khỏi danh sách miễn thuế. Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn xác định thu nhập để làm căn cứ xác định miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm tháng cuối năm 2011. Điều bất ngờ là căn cứ để miễn thuế TNCN dựa trên bình quân thu nhập 12 tháng trong năm chứ không dựa vào thu nhập năm tháng cuối năm 2011, thời gian được miễn thuế theo nghị quyết của Quốc hội.

Theo tính toán, với cách tính trên sẽ có rất nhiều người bị loại khỏi danh sách miễn thuế.

Chỉ miễn cho thu nhập bậc 1

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, chỉ những cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng mới được miễn thuế TNCN. Nếu thu nhập tính thuế cao hơn 5 triệu đồng thì không được miễn.

Bộ Tài chính cũng nêu rõ cổ tức mà cá nhân thực nhận từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 31-12-2012 do đầu tư chứng khoán, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp cũng được miễn thuế. Trước đây một số DN có quyết định chia cổ tức trước ngày 1-8-2011 nhưng cổ đông thực nhận sau 1-8 đã làm văn bản hỏi cục thuế địa phương thì được trả lời do việc chia cổ tức được thực hiện trước 1-8 nên không được miễn thuế. Ngoài ra, trường hợp cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu (được trả thay cho cổ tức) từ ngày 1-8-2011 đến hết 31-12-2012 cũng được miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ cổ tức.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng giảm 50% số thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân trong giai đoạn từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 31-12-2012.Với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng trong thời gian từ ngày 1-8 đến hết ngày 31-12, hằng tháng tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn phải kê khai thuế nhưng tạm thời không khấu trừ thuế. Với cá nhân có thu nhập tính thuế lớn hơn 5 triệu đồng/tháng, tổ chức trả thu nhập phải khấu trừ thuế trên toàn bộ thu nhập chịu thuế.

S ố thuế được miễn

=

Thu nhập tính thuế cảm năm 2011 ở bậc 1

x

Thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần

x

5 Tháng

12 tháng

Thiệt cho người lao động?

Nghị quyết quy định 5 tháng

Nghị quyết Quốc hội quy định: miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1 tháng 8-2011 đến hết ngày 31 tháng 12-2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân.

Nghị định 101 của Chính phủ quy định thêm: thu nhập tính thuế làm căn cứ xác định việc miễn thuế là thu nhập tính thuế bình quân tháng của cá nhân thực nhận trong năm 2011.

Bộ Tài chính cũng hướng dẫn cách xác định công thức tính số thuế được miễn đối với thu

nhập từ tiền lương, tiền công; từ kinh doanh của cá nhân có thu nhập tính thuế ở bậc 1 theo cách tính bình quân thu nhập 12 tháng trong năm 2011.

Do chỉ ưu đãi với cá nhân có thu nhập tính thuế ở bậc 1 biểu thuế lũy tiến từng phần, tức nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng, nên theo các chuyên gia, cách tính dựa trên thu nhập trung bình các tháng trong năm không có lợi cho người nộp thuế bằng cách tính thu nhập trung bình năm tháng cuối năm.

Lý do là thu nhập của những tháng đầu năm, đặc biệt tháng 1, tháng 2, thường cao hơn những tháng cuối năm do đây là thời điểm đơn vị chi trả thu nhập thưởng tết cho người lao động. Do vậy, nếu căn cứ trên thu nhập bình quân các tháng trong năm để miễn thuế sẽ có nhiều trường hợp người lao động có thu nhập tính thuế bình quân năm tháng cuối năm nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng nhưng lại bị loại khỏi danh sách miễn thuế.

Theo luật sư Trần Xoa - giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, theo tinh thần của nghị quyết 08 của Quốc hội và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn 10790 của Bộ Tài chính, cơ quan chi trả đã không thu thuế của các lao động có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng trong khoảng thời gian từ ngày 1-8 đến hết ngày 31-12-2011.

Do vậy, trong trường hợp trên, khi quyết toán năm, cá nhân trên sẽ bị truy thu thuế. Theo ông Xoa, như vậy là không công bằng vì tinh thần nghị quyết của Quốc hội là miễn thuế TNCN năm tháng cuối năm với người có thu nhập tính thuế ở bậc 1 biểu thuế lũy tiến từng phần do tình hình kinh tế cuối năm khó khăn. Hướng dẫn như nghị định 101 và thông tư 154 dẫn đến người lao động bị mất quyền lợi.

Trước kia theo dự thảo nghị định, người lao động được chọn lựa cách tính có lợi cho mình: thu nhập bình quân các tháng trong năm hoặc bình quân năm tháng cuối năm. Tuy nhiên khi ban hành nghị định chính thức chỉ còn một cách tính là lấy bình quân thu nhập 12 tháng trong năm, làm triệt tiêu quyền lợi chính đáng của người lao động đã được Quốc hội cho.

Hiện nay các cơ quan chi trả cũng rối với hướng dẫn mới. Trước đây, sau khi Quốc hội có nghị quyết về miễn thuế TNCN cho cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần, Bộ Tài chính đã có công văn 10790 chỉ đạo các cục thuế địa phương thông báo cho các doanh nghiệp không được tạm thu trước của người lao động. Nay sắp phải quyết toán năm, nhiều lao động thuộc diện phải truy thu thuế năm tháng cuối năm đã nghỉ việc thì ai sẽ chịu trách nhiệm nộp số thuế truy thu?

So sánh cách tính thu nhập chịu thuế dựa trên bình quân thu nhập 12 tháng và thu nhập của 5 tháng cuối năm:

Thời điểm

Tổng thu nhập

(triệu đồng/tháng)

Thu nhập tính thuế

(triệu đồng/tháng)

Số thuế TNCN phải nộp (đồng/tháng)

Tháng 1- tháng 7

10

6

350.000

Tháng 8- tháng 12

9

5

Được miễn

Trung bình 12 tháng

9,85

5,58

308.000(*)

Giả sử ông C có thu nhập bình quân bảy tháng đầu năm là 10 triệu đồng/tháng, năm tháng cuối năm 9 triệu đồng/tháng, không có người phụ thuộc.

(*) Nếu tính riêng thu nhập bình quân năm tháng cuối năm thì năm 2011 ông C chỉ nộp thuế TNCN bảy tháng đầu năm: 350.000 đ x 7 = 2.450.000 đồng. Năm tháng cuối năm được miễn thuế.

Nếu tính bình quân cả năm thì ông C phải nộp: 308.000 đ x 12 tháng = 3.696.000 đồng, tức tăng thuế phải nộp là 1.246.000 đồng.

(ÁNH HỒNG - Tuổi trẻ online)
NGUON: VACPA

Wednesday, 28 December 2011

“Doanh nhân của năm” 2011: Ông Nguyễn Đức Kiên

picture Gương mặt “Doanh nhân của năm” 2011: ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).

2011 là năm đầu tiên, VnEconomy bình chọn danh hiệu “Doanh nhân của năm”, với phạm vi bình chọn là các doanh nhân đang làm việc tại Việt Nam.

Đây là kết quả bình chọn của các biên tập viên VnEconomy - những người vì tính chất công việc của mình, đã theo dõi sát sao đời sống kinh tế, xã hội trong nước một năm qua - dựa trên ba tiêu chí cơ bản:

- Khả năng gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng đến xã hội nói chung và môi trường kinh doanh nói riêng.

- Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu hoặc tham gia quản lý.

- Đại diện hoặc liên quan nhiều đến một xu thế vận động nổi bật trong năm.

Doanh nhân của năm

Hôm nay (28/12), VnEconomy xin trân trọng công bố gương mặt “Doanh nhân của năm” 2011: ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).


2011 là một năm có nhiều hoạt động nổi bật của ông Nguyễn Đức Kiên.

Hay được giới truyền thông gọi bằng cái tên thân mật “bầu Kiên”, vị doanh nhân cầm tinh con Rồng này đã làm được một việc “vô tiền khoáng hậu” là làm thay đổi hoàn toàn cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành giải bóng đá vô địch quốc gia (V-League) với việc trở thành chất xúc tác chủ đạo trong việc thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá Việt Nam (VPF), đơn vị từ năm nay sẽ giữ trách nhiệm điều hành giải đấu này.

Tháng 9/2011, tại đại hội của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức, với tư cách là Chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội - ACB, ông Kiên đã có bài phát biểu chỉ trích mạnh mẽ cách thức tổ chức hoạt động của VFF. Bài phát biểu này được ghi nhận như là tiếng nói quyết liệt nhất, mạnh mẽ nhất, trực diện nhất của một cá nhân vào VFF, một tổ chức xã hội còn mang nặng dấu ấn của một cơ quan “nhà nước”.

VnEconomy đánh giá cao ông Nguyễn Đức Kiên ở phương diện này. Không chỉ trong bóng đá, vai trò quản lý một cách chính thức hoặc không chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung hay các tổ chức “kiểu VFF” đã và đang có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội.

Chúng tôi nhìn nhận hoạt động của các câu lạc bộ bóng đá giống như hoạt động của các doanh nghiệp đã và đang chịu sự quản lý nhất định từ phía VFF. Và mọi thay đổi được thực hiện trong lĩnh vực bóng đá trong năm 2011, với sự khởi xướng và vào cuộc hết mình của ông Nguyễn Đức Kiên, có thể là sự tham khảo thú vị cho nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế hiện nay.

Điều mà công chúng cảm nhận được là ý chí của vị doanh nhân có đôi mắt khá “lạnh” này trong việc phải thay đổi một cách căn bản và theo hướng chuyên nghiệp đối với mô hình tổ chức và cách thức hoạt động của VFF, đưa các kỹ năng quản trị doanh nghiệp hiện đại vào một lĩnh vực vốn vẫn đang hoạt động với nhiều dáng dấp “phong trào”. Thông điệp rõ ràng ở đây, là chỉ có con đường chuyên nghiệp hóa mới mong đưa nền bóng đá Việt Nam phát triển nhanh chóng.

Nhìn trên phương diện xã hội, do bóng đá là một lĩnh vực được đông đảo công chúng quan tâm, sự nổi tiếng của ông Nguyễn Đức Kiên cũng đã được cộng hưởng và ghi nhận rộng rãi.

Trong lĩnh vực kinh doanh, ông Nguyễn Đức Kiên cũng là một nhân vật tiêu biểu, gắn với sự thành công của ngân hàng ACB suốt gần 20 năm hoạt động. Là Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập, ông Kiên là một trong những người góp công xây dựng ACB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam hiện nay xét ở các góc độ quy mô, hiệu quả và sức mạnh thương hiệu.

Ông cũng là thành viên sáng lập hoặc có cổ phần đáng kể trong một loạt ngân hàng và doanh nghiệp khác...

Ông Kiên sinh năm 1964 tại Việt Nam, từng tu nghiệp tại Đại học Kỹ thuật quân sự (Việt Nam) và Trường Kỹ thuật quân sự Zalkamate (Hunggary). Ông cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang thành lập ACB vào năm 1994 với vị trí Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Doanh nhân nổi bật

Bên cạnh “Doanh nhân của năm” 2011, ông Nguyễn Đức Kiên, VnEconomy cũng bình chọn những gương mặt nổi bật sau trong làng doanh nhân Việt Nam năm qua.

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải


Người đàn ông sinh năm 1960 này đã gây dựng và dẫn dắt Trường Hải từ con số 0 trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp ôtô nội địa.

Năm 2011 ghi nhận nhiều cột mốc “đầu tiên” của Trường Hải mang tính đột phá, có tầm chiến lược và ảnh hưởng rõ nét tới đường hướng phát triển của công nghiệp ôtô Việt Nam trong những năm tới. Với những thành tựu đạt được, ông Dương xứng đáng là một trong những gương mặt doanh nhân nổi bật của năm.

Trường Hải là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sản xuất và lắp ráp đầy đủ các dòng xe từ tải, xe bus và xe du lịch. Còn tính đến thời điểm này, đây là doanh nghiệp ôtô có quy mô lớn nhất Việt Nam, tập trung chủ yếu tại khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), với 17 nhà máy sản xuất phụ tùng - linh kiện, 1 trường đạo tạo nghề, 1 cảng biển và hơn 40 đại lý trải dài trên toàn quốc cùng một loạt các dây chuyền sản xuất và lắp ráp ôtô hiện đại.

Trường Hải cũng đã trở thành doanh nghiệp ôtô trong nước có doanh số bán hàng nhiều nhất trong nhiều tháng của năm 2011. Có thể, Trường Hải vẫn chưa vượt qua liên doanh Toyota Việt Nam về doanh số bán dòng xe du lịch, nhưng nếu tính trên tổng số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và phân phối thì đây đã là cái tên giữ vị trí số 1 trong các doanh nghiệp ôtô tại Việt Nam, chí ít là trong 11 tháng của năm 2011. Doanh số cộng dồn 11 tháng của Trường Hải đạt 28.556 xe, trong khi Toyota Việt Nam mới chạm con số 27.218 xe.

Sẽ rất khó cho Toyota Việt Nam để có thể vượt Trường Hải trong năm nay khi chỉ ít ngày nữa là kết thúc năm 2011 và doanh số bán xe của Trường Hải không chỉ dừng ở mốc 32.000 xe. Nhiều khả năng, lần đầu tiên sẽ có một doanh nghiệp hoàn toàn Việt Nam đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối ôtô tại nước nhà.

Ông Dương đã công khai hướng đi của doanh nghiệp này bằng tuyên bố không đặt mục tiêu phải sản xuất cho bằng được một chiếc ôtô hoàn chỉnh mà hướng tới việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu càng nhiều càng tốt, với những sản phẩm có chất lượng và có tính cạnh tranh. Có vẻ như đường lối này mâu thuẫn với định hướng đặt ra của nhiều cơ quan hữu trách, nhưng lại được đa số doanh nghiệp ôtô trong nước đồng thuận và coi đó là cách làm dễ đi đến thành công nhất trong quá trình phát triển và hội nhập ra thế giới.

Kiên trì theo đuổi và thực hiện theo hướng đi này, đến nay Trường Hải đã chứng tỏ được vị trí tiên phong trong công cuộc nội địa hóa các sản phẩm ôtô lắp ráp trong nước. Bằng chứng là tỉ lệ nội địa hóa cho xe du lịch đạt 22%, xe tải là 35% trong khi xe bus đã lên đến con số 46%. Không chỉ vậy, tới giữa năm 2012, các sản phẩm do Trường Hải sản xuất cũng chắc chắn có mặt tại một số quốc gia trong khu vực, ghi nhận bước đi đầu tiên đưa thương hiệu “Trường Hải Thaco” ra trường quốc tế.

Cũng trong năm 2011, sự kiện Trường Hải cùng với tập đoàn Hyundai Motor Hàn Quốc ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ đã đánh dấu bước ngoặt trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam nói chung và Trường Hải nói riêng, khi lần đầu tiên một doanh nghiệp trong nước được chuyển giao công nghệ này.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai


Nổi tiếng trong giới doanh nhân nhiều năm liền, ông Đoàn Nguyên Đức tiếp tục… nổi tiếng trong năm 2011 này.

Cũng giống như ông Nguyễn Đức Kiên, ông Đức là người có tiếng nói phản ứng mạnh mẽ với cách quản lý, điều hành nền bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Tuy nhiên, ấn tượng đậm nét nhất mà ông Đức để lại chính là những kết quả trong kinh doanh cũng như sự thừa nhận của cộng đồng trong và ngoài nước.

Theo nghị quyết của Hội đồng Quản trị Hoàng Anh Gia Lai vào ngày 20/12/2011, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 9 tháng đầu năm 2011 là 1.356 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế cả năm dự kiến khoảng 1.700 tỷ đồng. Đây là những con số khá ấn tượng của công ty này, trong bối cảnh nền kinh tế và nhiều doanh nghiệp đang vật lộn với nhiều khó khăn.

Đây cũng là năm mà nhiều dự án quan trọng của Hoàng Anh Gia Lai trong các lĩnh vực thủy điện, khai khoáng và bất động sản tại Việt Nam cũng như một số nước trong khu vực được triển khai khá hiệu quả.

Trên bình diện quốc tế, đây là năm mà vị doanh nhân có hàm râu kẽm và khuôn mặt khá… nghệ sĩ sinh năm 1962 đã đạt được “cú đúp” danh hiệu quan trọng.

Đầu tiên, ông trở thành người Việt Nam duy nhất được Thời báo Phố Wall (Wall Street Journal) bầu chọn vào danh sách những doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á. Ông đứng thứ 29 trong danh sách 29 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á và được Wall Street Journal coi là có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - đặc biệt là kinh tế tư nhân Việt Nam.

Tiếp đó, ông cũng đã đoạt giải nhất của giải thưởng Ernst & Young Entrepreneur Of The Year, một giải thưởng rất uy tín trong giới doanh nhân toàn cầu. Với giải thưởng này, ông Đức sẽ đại diện cho giới doanh nhân Việt Nam tham dự giải thưởng Ernst & Young Entrepreneur Of The Year thế giới vào tháng 6/2012 tại Monte Carlo, Monaco.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)


Mới chỉ vài ngày trước, ông Vinh vẫn còn là Tổng giám đốc Techcombank. Nay, ông đã có một chức danh khác.

Lời chia tay cương vị Tổng giám đốc - được ông Nguyễn Đức Vinh viết trong một lá thư gửi cán bộ, nhân viên Techcombank - là “thật không dễ chút nào”, và “vẫn biết sự thay đổi sẽ đến với mỗi người trong sự nghiệp và cuộc sống, tôi vẫn thực sự xốn xang khi phải nói lời chia tay với mọi người”.

Lời chia tay đó cũng không tránh khỏi câu hỏi “Tại sao?”, trong bối cảnh Techcombank đang ở giữa con đường của chiến lược chuyển đổi toàn diện giai đoạn 2009 - 2014 với tên gọi TechcomOne, mà ông Vinh được xem là một trong những tác giả và linh hồn của nó, cũng như của nhiều sách lược quyết đoán mang tính đột phá khác.

Nhưng bất kể nguyên nhân nào của sự ra đi, không thể phủ nhận vị CEO sinh năm 1958 đã gắn bó với Techcombank trong hơn một thập kỷ hoàng kim của ngân hàng này.

Hoàng kim bởi có sự bứt phá nhanh về quy mô và hiệu quả kinh doanh, về thương hiệu và chiến lược phát triển, và cả ở yếu tố nền tảng cho một sự kế thừa trong tương lai…

Với công chúng, ông Vinh được biết đến ở những mối liên hệ khác nhau. Đó là từ vị trí Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), đến với Techcombank như một sự biệt phái cùng với phần vốn góp. Hay đơn giản chỉ từ một sự kiện: người được Bộ Tài chính lựa chọn để đứng đầu đoàn đàm phán với Tập đoàn Temasek (Singapore) trong thương vụ đầu tư vào Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines năm 2005. Hay ông Vinh thường có tên trong sự đồn đoán là CEO có lương và thu nhập khủng nhất trong giới lãnh đạo ngân hàng Việt Nam những năm qua (?)...

Ông Trương Đình Anh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần FPT



2011 chắc chắn sẽ là một năm rất đáng nhớ đối với ông Trương Đình Anh, khi lần đầu tiên ngồi vào "ghế nóng" - cương vị CEO của một trong những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Đầu tháng 3/2011, ngay sau khi chính thức giữ cương vị mới, vị CEO trẻ tuổi đã có những tuyên bố thể hiện đúng tính cách mạnh mẽ của mình. "Nếu muốn làm một cái gì đó lớn lao hơn, thì phải tiến lên với tất cả đam mê và cả sự đói khát của mình. Thực sự là phải dùng từ đói khát, bởi chúng ta sẽ rất khó chinh phục đỉnh cao mới khi chúng ta cứ tự ru mình trong chăn ấm đệm êm, nhàn nhã.

Một doanh nghiệp muốn liên tục tăng trưởng trên 30% một năm rất giống một tổ chức thời chiến. Phải huy động toàn bộ lực lượng của mình cho những định hướng quan trọng, phải chịu áp lực lớn trên toàn trận, phải thường xuyên đổi mới tổ chức, phải không ngừng rà soát cắt giảm chi phí, phải tạo ra cơ chế tốt nhất cho những sản phẩm dịch vụ mới, phải thu hút được những người giỏi nhất thế hệ gia nhập tổ chức…".

Nhiều người vẫn còn nhớ phát ngôn gây tranh cãi của ông cách đây hơn 10 năm: "Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi". Năm nay đã 41 tuổi, với một nửa ước mơ từ lâu đã trở thành sự thật, không rõ ông Anh còn nhớ đến nửa ước mơ còn lại. Hiện chỉ có thể rõ một điều, ông đã và đang hiện thực hóa ước mơ đưa con tàu FPT trở lại đúng quỹ đạo tăng trưởng như nó đã từng, sau một vài năm có dấu hiệu chệch hướng.

Tính đến hết tháng 11, FPT đạt tổng lợi nhuận trên 2.321 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ là 27% và hoàn thành 89% kế hoạch năm. Tổng doanh thu sau 11 tháng lên gần 22.980 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm 2010 và hoàn thành 86% kế hoạch năm.

(Theo Vneconomy)

Tuesday, 27 December 2011

Hỏi - Đáp

question-mark3a by tuananhg.

Đây là nơi các bạn đặt những câu hỏi không liên quan đến nội dung bài viết trong blog. Mình sẽ sẽ cố gắng giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn với khả năng của mình.

Lưu ý:
- Bạn nên viết tiếng Việt khi đặt câu hỏi
- Bạn hãy sử dụng chức năng tìm kiếm trước khi đặt câu hỏi.
- Các câu hỏi mang tính riêng tư. Xin vui lòng liên hệ tại mục Liên Hệ hoặc nick YahooMSg
- Bạn cần sử dụng email thật thường dùng để sớm nhận được thông báo khi có trả lời.

Monday, 26 December 2011

Vụ “lỗ giả, lời thật”: Đủ chiêu né thuế

Xem hình

Sau khi bị cơ quan thuế “sờ gáy”, nhiều doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lỗ liên tục nhiều năm qua đã bắt đầu kê khai có lãi.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều “đại gia” kiên trì khai lỗ và được Cục Thuế TP.HCM xếp vào nhóm DN FDI có rủi ro cao.

Đứng đầu danh sách DN lỗ liên tục từ khi thành lập đến nay là Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola VN, trụ sở ở P.Linh Trung, Q.Thủ Đức (TP.HCM).

Lỗ triền miên

Từ năm 2004 đến nay DN này liên tục kê khai lỗ, số lỗ lũy kế từ năm 2004 đến nay lên đến gần 870 tỉ đồng. Đáng chú ý hương liệu chiếm hầu hết giá vốn sản phẩm. Trong năm 2006 là năm DN khai lỗ nặng nhất: 250,9 tỉ đồng, chi phí hương liệu chiếm đến 85,4% trên giá vốn. Sau khi Cục Thuế TP.HCM mời lên làm việc, DN đã điều chỉnh lại, đến năm 2009 chi phí hương liệu chỉ còn chiếm 67,4% giá vốn sản phẩm.

Tương tự tại Công ty B.A.T Vietnam Limited (tòa nhà Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Q.1), số lỗ ngày càng lớn, năm 2004 DN này chỉ lỗ hơn 55 tỉ đồng, đến năm 2009 số lỗ tăng hơn 10 lần, lên đến 586,3 tỉ đồng.

Bên cạnh số DN lỗ liên tục từ khi thành lập, gần đây xuất hiện một số DN khai có lãi rất lớn trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, sau khi hết ưu đãi DN bắt đầu khai lỗ. Công ty Tỷ Hùng thành lập năm 1998 chuyên sản xuất giày cao cấp, túi xách, balô...

Trong các năm được miễn thuế TNDN Công ty Tỷ Hùng khai lãi rất lớn, nhưng hết thời gian được hưởng ưu đãi thuế thì công ty khai lỗ liên tục. Cụ thể năm 2009 công ty này khai lỗ hơn 14,2 tỉ, năm 2010 lỗ 20,58 tỉ đồng. Tuy kê khai lỗ nhưng trong năm 2011 công ty vẫn tiếp tục đầu tư thêm một nhà máy tại Bến Tre!

Từ lỗ thành lãi

Sau nhiều lần bị cơ quan thuế “hỏi thăm”, nhiều DN từ lỗ đã chuyển sang khai có lãi.

Công ty TNHH TMDV Dũ Thành (trụ sở ở Q.Phú Nhuận) thành lập năm 2008, doanh thu năm đầu tiên thành lập xấp xỉ 7,4 tỉ đồng, đến năm 2010 doanh thu vọt lên 79,1 tỉ nhưng công ty vẫn chưa có lãi. Trong văn bản giải trình với cơ quan thuế, công ty lấy lý do năm 2008 là năm đầu tiên kinh doanh nên phát sinh nhiều chi phí mà công ty chưa dự tính được.

Công ty cũng lý giải bị lỗ về chi phí quản lý, chứ hoạt động kinh doanh từ năm 2008-2010 vẫn có lãi gộp. Sau khi được Cục Thuế TP.HCM mời lên làm việc, sáu tháng đầu năm 2011 công ty đã khai có lãi hơn 4,2 tỉ đồng.

Tương tự, sau khi được Cục Thuế TP.HCM mời lên làm việc, Công ty TNHH TM quốc tế Dragon Up cũng kê khai lại doanh thu các năm từ 2005-2010 tăng cao so với doanh thu đã kê khai. Chẳng hạn doanh thu năm 2010 tăng từ 38,9 tỉ đồng lên hơn 40,9 tỉ đồng. Cục Thuế TP.HCM đã đề nghị công ty phải kê khai quyết toán thuế TNDN từ năm 2005 đến nay theo số liệu kê khai mới.

Công ty TNHH PouYuen VN lỗ liên tục từ năm 2004-2007, sau khi cơ quan thuế mời lên đấu tranh mới bắt đầu nộp thuế. Cụ thể từ năm 2008-2010 công ty lời 261 tỉ đồng, số liệu chưa quyết toán năm 2010 công ty lời hơn 335 tỉ đồng.

Biểu hiện không bình thường

Theo ông Nguyễn Trọng Hạnh - cục phó Cục Thuế TP.HCM, năm 2010 có đến 460 DN FDI trên tổng số 3.800 DN FDI lỗ quá vốn chủ sở hữu, rơi vào các DN sản xuất, gia công ngành may mặc, giày da xuất khẩu và họ có rất nhiều chiêu để hợp thức hóa. Phổ biến là khai giá vốn hàng hóa, dịch vụ cao, nhiều DN có giá vốn cao hơn giá bán.

Một số DN lại ký những hợp đồng với khách hàng nước ngoài vượt quá năng lực sản xuất của DN, sau đó lấy lý do không đủ năng lực để giao lại cho DN khác gia công với giá cao làm phát sinh lỗ. Khi cơ quan thuế hỏi, họ giải trình là sợ bị phạt vì vi phạm hợp đồng. Theo kết quả kiểm tra của cơ quan thuế, tỉ lệ đưa ra ngoài gia công của các DN có dấu hiệu giao dịch liên kết rất cao, có DN chiếm đến 80% tổng sản lượng.

Sau nhiều năm lỗ liên tục, để đảm bảo cân đối vốn công ty mẹ tại nước ngoài lại rút vốn cho công ty con nhưng không tính lãi vay, không xác định thời gian vay. Số khác dùng chiêu tăng vốn pháp định hoặc công ty mẹ hỗ trợ giá gia công.

Ông Hạnh cho rằng đây là những hiện tượng không bình thường được phát hiện trong quá trình quản lý và thanh tra, kiểm tra tại các DN FDI hoạt động trong ngành gia công may mặc và da giày. Do đây là các DN chuyên sản xuất gia công xuất khẩu nên số thuế mà ngân sách nhà nước phải hoàn cho các DN về thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ mua vào rất lớn.

Không tự nguyện phải ấn định giá

Theo ông Nguyễn Trọng Hạnh, việc thanh tra, kiểm tra đã đánh động để DN điều chỉnh lỗ chuyển sang báo cáo lãi chút đỉnh nhằm đối phó với cơ quan thuế. Tình trạng DN khai lời chút đỉnh để đối phó với cơ quan thuế không chỉ xảy ra ở địa bàn TP.HCM mà còn diễn ra tại Lâm Đồng. Lãnh đạo Cục Thuế Lâm Đồng cho biết các DN báo cáo kết quả kinh doanh vẫn chưa trung thực, còn mang tính đối phó.

Cụ thể giá chè thành phẩm xuất khẩu được các DN ở Lâm Đồng kê khai trong năm 2010 thấp nhất là 3,6 USD/kg, cao nhất 8,25 USD/kg (bình quân 5,9 USD/kg). Qua làm việc, đấu tranh đã có 10/15 DN thống nhất tự kê khai điều chỉnh giá bán chè xuất khẩu lên từ 7-16,6 USD/kg (bình quân là 8,4 USD/kg).

Tuy nhiên năm DN là Công ty TNHH trà King Lộ, Công ty TNHH Tứ Hải, Công ty TNHH Hsieh Hsin, Công ty TNHH Triệu Minh và Công ty TNHH TFB Việt Nam, dù cơ quan thuế nhiều lần yêu cầu nhưng các DN này đều từ chối xác định lại giá bán phù hợp theo giá thị trường. Do đó Cục Thuế Lâm Đồng phải ấn định giá bán chè xuất khẩu năm 2010 đối với năm DN không tự kê khai điều chỉnh giá xuất khẩu với mức giá 8-8,2 USD/kg chè thành phẩm xuất khẩu.

Cũng theo Cục Thuế Lâm Đồng, năm 2010 phương pháp tiến hành mang tính tuyên truyền, vận động, thuyết phục và thỏa thuận để các DN tự giác điều chỉnh cắt lỗ và kê khai thuế thu nhập DN tạm nộp thì năm 2011, quan điểm của Cục Thuế Lâm Đồng là kiên quyết xử lý đối với các DN có hành vi chuyển giá nhưng không tự điều chỉnh theo quy định.

(Theo Tuổi Trẻ)

10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới năm 2011

Trên sân cỏ Ronaldo đang có phần bị Messi lấn lướt, tuy nhiên, ngôi sao người Bồ Đào Nha lại chính là cầu thủ được hưởng lương cao nhất thế giới trong năm 2011.
Cristiano Ronaldo

Cristiano Ronaldo (Real, 12 triệu Euro/năm)

Không chỉ chi tiền để biến Ronaldo thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới, Real còn phải cắn răng móc hầu bao trả cho ngôi sao người Bồ mức lương mà nhiều người nhìn vào phải phát hoảng. Theo tờ tạp chí chuyên về tài chính bóng đá uy tín Futebol Finance, năm qua “Kền kền trắng” chi ra 12 triệu Euro trả lương cho Ronaldo, tương đương 250.000 Euro/tuần.

Lionel Messi (Barca, 10.5 triệu Euro)

10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới năm 2011

Messi được hưởng mức lương 10,5 triệu Euro/năm, kém hơn Ronaldo đôi chút. Tuy nhiên, có lẽ ngôi sao người Argentina cũng chẳng có gì phải tủi thân bởi tại Barca, anh được chắp cánh để bay cao, giành hết danh hiệu này tới danh hiệu khác, khiến tất cả đều phải thừa nhận anh là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.

Fernando Torres (Chelsea, 10 triệu Euro)

10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới năm 2011

Fernando Torres là một trong những hợp đồng gây thất vọng nhất trong lịch sửi CLB Chelsea. Đội bóng thành London đã phải chi ra 50 triệu Euro phí chuyển nhượng cùng mức lương 10 triệu euro/năm để có được Torres, nhưng những gì chân sút người Tây Ban Nha thể hiện lại chẳng xứng với đồng tiền bát gạo. Sau 36 trận ra sân, cựu ngôi sao của Atletico và Liverpool mới chỉ có được 5 bàn thắng, trở thành của nợ mà The Blues chưa biết phải xử lý ra sao.

Yaya Toure (Man City, 10 triệu euro)

10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới năm 2011

Từng bị coi là hàng thừa tại Barca, nhưng tới Man City Yaya Toure được đối xử như ông hoàng. Ngoài chuyện được coi là quân bài chủ lực, ngôi sao người Bờ Biển Ngà còn được nhận mức lương ngất ngưởng lên tới 10 triệu Euro/năm. Cuối năm, tin vui lại đến với Yaya Toure khi anh được bầu chọn là "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi 2011".

Wayne Rooney (MU, 9.5 triệu Euro)

10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới năm 2011

Rooney từng làm giới túc cầu điên đảo khi đánh tiếng muốn rời MU, tuy nhiên, kết cục anh chẳng đi đâu cả, thậm chí còn gia hạn hợp đồng tới năm 2015. Hình ảnh của tiền đạo người Anh đã bớt lung linh hơn trong mắt người ham mộ sau vụ ầm ĩ trên, nhưng đổi anh lại hốt bạc. Để giữ chân Rooney, đội bóng chủ sân Old Trafford đã phải ra ra mức lương 9,5 triệu euro/năm, cao nhất trong lịch sử đội bóng.

Kaka (Real, 9 triệu euro)

10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới năm 2011

Kaka từng bị coi là thương vụ hớ của Real Madrid. Ngốn của "Kền kền trắng" mức lương 9 triệu euro/năm nhưng cựu cầu thủ của Milan lại thường xuyên dính chấn thương và sa sút phong độ, bị “out” khỏi danh sách đội hình chính của Jose Mourinho. Rất may là kể từ đầu mùa giải 2011/12, ngôi sao người Brazil đã dần lấy lại được phong độ. Hi vọng Kaka sẽ thoát khỏi nỗi ám ảnh chấn thương để thăng hoa trên sân cỏ, xứng đáng với đồng tiền bát gạo mà Real đã bỏ ra.

Ibrahimovic (Milan, 9 triệu euro)

10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới năm 2011

Không tìm được chỗ đứng tại Barca, Ibrahimovich ngậm ngùi khăn gói về đầu quân cho AC Milan. Trở lại với môi trường Serie A, ngôi sao người Thụy Điển như cá gặp nước, hồi sinh mạnh mẽ, trở thành niềm cảm hứng để đội bóng chủ sân San Siro giành Scudetto mùa giải trước. Trước sự chói sáng của Ibrahimvich, Milan đã quyết định móc hầu bao mua dứt anh từ Barca, kèm theo mức lương 9 triệu euro/năm.

Adebayor (Real và Tottenham, 8.5 triệu euro)

10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới năm 2011

Không tìm được chỗ đứng tại Man City nhưng Adebayor cũng chẳng phải quá buồn vì anh vẫn kiếm bộn tiền. Chu du qua Real và giờ là Tottenham, chân sút người Togo vẫn đều đặn bỏ túi 8,5 triệu Euro/năm.

Carlos Tevez (Man City, 8 triệu euro)

10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới năm 2011

Man City đang chết khổ với Tevez khi mất lương khủng mà chẳng sử dụng được anh. Sau vụi từ chối ra sân trong trận đấu với Bayern tại Champions League, chân sút người Argentina đã bị HLV Mancini cho ra rìa. Hiện tại cựu cầu thủ của MU đang phải ăn không ngồi rồi bởi dù nhiều CLB muốn có anh nhưng lại không đáp ứng được mức giá mà đội bóng chủ sân Etihad đưa ra. Chán nản, mới đây Tevez đã lên tiếng cho biết chỉ muốn được về quê nhà chơi cho Boca

Samuel Eto’o (Inter Milan và Anzhi)

10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới năm 2011

Nếu tính lương ở thời điểm hiện tại, Samuel Eto'o sẽ đứng đầu bởi khi sang đầu quân cho đại gia Anzhi của Nga, anh được lĩnh lương 20 triệu Euro/năm, cao hơn cả Ronaldo. Tuy nhiên, trước đó tại Inter, chân sút người Cameroon chỉ được lĩnh 8 triệu Euro/năm.

Theo Lam Anh

Infone

Popular Posts