Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập, trong đó quy định cụ thể về các đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2012.
Theo đó, DN, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: 1- DN có vốn đầu tư nước ngoài; 2- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 3- Tổ chức tài chính, DN bảo hiểm, DN tái bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm, chi nhánh DN bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; 4- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Bên cạnh đó, DN, tổ chức phải được DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: DNNN, trừ DNNN hoạt động trong lĩnh vực bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm; DN, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;... Đối với DN kiểm toán, Nghị định quy định, vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là 3 tỷ đồng; từ ngày 1/1/2015, vốn pháp định là 5 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, công ty TNHH phải luôn duy trì vốn chủ sử hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định nêu trên. DN kiểm toán phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn mức vốn pháp định nêu trên trong thời gian 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nghị định cũng quy định, thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty TNHH kiểm toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty TNHH kiểm toán hai thành viên trở lên; Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức tham gia góp vốn; Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào DN kiểm toán đó với tư cách cá nhân; Kiểm toán viên hành nghề không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai DN kiểm toán trở lên. Về mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề, Công ty TNHH kiểm toán phải có ít nhất 2 thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty. Trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán trước ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của Luật kiểm toán độc lập và các quy định tại Nghị định này để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. (Như vậy, từ 01/05/2012, mọi trường hợp thành lập mới chi nhánh, công ty kiểm toán đều phải tuân thủ các điều kiện qui định của Luật KTĐL và các qui định tại Nghị định này. Các công ty kiểm toán, chi nhánh công ty kiểm toán đã thành lập và hoạt động trước ngày 01/01/2012 phải đến sau ngày 01/01/2014 mới phải bảo đảm các điều kiện qui định của Luật KTĐL và Nghị định này.) Nội dung Nghị định xin vui lòng xem file đính kèm.
|
File kèm theo |
Cập nhật liên tục các thông tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, giá vàng, cổ phiếu, xăng dầu, bất động sản, dự án đầu tư, quy hoạch...trong nước và thế giới.
Thursday, 15 March 2012
QUI ĐỊNH MỚI VỀ CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN VÀ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
Mẫu A310: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá...
-
Vấn đề chuyển giá của doanh nghiệp FDI được đại biểu Quốc hội xem như là một trong những lỗ hổng quản lý tài chính lớn nhất hiện nay - Min...
-
Mẫu A620: Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận Chuẩn mực và người thực hiện Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của ...
-
Mẫu A260, A270 và A280: tính độc lập của KTV Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - ...
-
Vàng miếng trong nước sáng nay đi xuống và đang rời xa đỉnh cao 31,35 triệu đồng được xác lập hôm qua. Trong khi giá USD tại TP HCM đã tăng ...
-
Xuất thân từ một cậu bé bán báo rong, ông đã trở thành một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới. Có thời điểm, với tổng tài sản 20,5 tỉ U...
-
Ông Jim Quiley - Tổng giám đốc Deloitte (tập đoàn Kiểm toán và Tư vấn Thuế – Tài chính tư nhân lớn nhất toàn cầu) vừa hoàn...
-
ông Prajeesh Mukundan "Áp dụng chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế phù hợp với thực tế DN bảo hiểm Việt Nam không khó, vấn đề là ý t...
-
Việc yêu cầu báo cáo tình hình lương thưởng giúp cơ quan quản lý nắm rõ các thông tin nhằm phục vụ cho việc xây dựng cơ chế quản lý tiền l...
-
Chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh việc ban hành hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRSs), Ủy ban Chuẩ...
No comments:
Post a Comment