Friday, 28 October 2011

Nâng cấp bộ phận kiểm toán nội bộ: Yếu tố quyết định thành công của DN

Xem hình

Vai trò và vị trí của KTNB trong DN không dừng lại ở tính kiểm soát và tính tuân thủ, mà mở rộng đến các mặt: tư vấn cho HĐQT và ban kiểm toán, ban giám đốc trong việc giám sát chung về báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đạo đức kinh doanh, quản lý tài sản, các qui định tuân thủ; tham gia công tác đào tạo cho các bộ phận và phòng, ban trong DN về các kiến thức liên quan đến kiểm soát nội bộ, báo cáo tài chính, các quy định tuân thủ.
Do vậy, trong quá trình nâng cấp, hoàn thiện chức năng của bộ phận KTNB, DN cần quan tâm hàng đầu đến các yếu tố sau: vấn đề nhân lực cho KTNB, nhận thức về KTNB, kế hoạch đầu tư cho hoạt động KTNB, việc áp dụng các thông lệ và chuẩn mực trong hoạt động KTNB cũng như chương trình giám sát và quản lý chất lượng hoạt động KTNB.

Trình độ của chức năng KTNB có thể được định vị ở 5 cấp khác nhau, có thể ở mức: hạn chế; sơ lược; cơ bản; tiên tiến và dẫn đầu. Trình độ này được đánh giá dựa trên việc xem xét các yếu tố hoạt động của chức năng KTNB bao gồm: quản trị, con người và nền tảng hoạt động.

Để nâng cấp bộ phận kiểm toán nội bộ, DN cần xác định rõ trình độ của chức năng KTNB và mức độ muốn nâng cấp, không nhất thiết phải nâng lên đến cấp "dẫn đầu". Quyết định lựa chọn nâng cấp lên mức độ nào phụ thuộc vào kết quả phân tích và so sánh giữa lợi ích đem lại và chi phí DN phải bỏ ra.

Để chuyển đổi, nâng cấp thành công bộ phận KTNB, DN cần có lộ trình phù hợp. Lộ trình này phải đảm bảo không gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của DN, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của bộ phận. Thông thường, việc chuyển đổi bộ phận KTNB trải qua 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Đánh giá hiện trạng của bộ phận KTNB, trên các phương diện: năng lực quản trị, con người và nền tảng hoạt động. Quá trình này giúp lãnh đạo của bộ phận KTNB nói riêng và của toàn DN nói chung thấy được những bất cập trong hệ thống KTNB hiện tại và nhu cầu chuyển đổi.

Giai đoạn 2: Xác định tầm nhìn và thiết kế mô hình hoạt động của bộ phận KTNB. Mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ của KTNB cần được thiết kế phù hợp với chiến lược và mục tiêu chung của DN và là nhân tố cơ bản quyết định việc lựa chọn mô hình hoạt động của bộ phận KTNB. Ngoài ra, trình độ phát triển, đặc thù kinh doanh và môi trường hoạt động cũng là những nhân tố quyết định giúp lãnh đạo DN xác định mô hình hoạt động phù hợp cho bộ phận KTNB của DN.

Giai đoạn 3: Phân tích lợi ích và chi phí cho việc chuyển đổi bộ phận KTNB. Dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng của bộ phận KTNB và việc xác định tầm nhìn, thiết kế mô hình hoạt động cho bộ phận KTNB, DN cần tiến hành đánh giá, so sánh giữa chi phí và lợi ích đem lại từ hoạt động KTNB. Kết quả của việc đánh giá và so sánh này sẽ giúp các bên liên quan nhìn nhận những lợi ích đem lại từ hoạt động chuyển đổi, làm cơ sở đề xuất các bước chuyển đổi cụ thể và ngân sách tương ứng.

Giai đoạn 4: Tiến hành chuyển đổi bộ phận. Xác định kế hoạch thay đổi dựa trên các quyết định thay đổi về thời gian, chi phí, cách thức chuyển đổi. DN có thể tự triển khai hoặc triển khai với sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Giai đoạn 5: Đồng kiểm toán/thuê ngoài dịch vụ KTNB. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn đồng kiểm toán và/hoặc thuê ngoài dịch vụ KTNB có thể giúp DN đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn về nguồn lực và các nền tảng hoạt động khác vốn chưa sẵn sàng hoặc chưa có trong DN ở giai đoạn đầu chuyển đổi.

Có thể nói, quá trình nâng cấp, chuyển đổi bộ phận KTNB sẽ giúp DN hướng đến các vấn đề sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lực quản trị cho DN (đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích, tầm nhìn, vấn đề tập trung và phạm vi hoạt động của KTNB với mục tiêu và chiến lược chung của DN, đồng thời, kế hoạch kiểm toán phù hợp với mục đích, tầm nhìn, vấn đề tập trung và phạm vi hoạt động của KTNB);

Thứ hai, phát triển con người, gắn liền với mục tiêu và tầm nhìn của KTNB, cụ thể: hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ phận KTNB (đảm bảo đội ngũ kiểm toán viên đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kiểm toán); hoàn thiện quy trình phát triển nguồn nhân lực cho bộ phận KTNB; duy trì đội ngũ cán bộ (đảm bảo áp dụng các quy chế giữ người phù hợp thông qua các hoạt động hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trong nội bộ và các hoạt động khác có liên quan).

Thứ ba, đầu tư vào nền tảng hỗ trợ hoạt động (phương pháp tiếp cận, công nghệ và công cụ hỗ trợ; quản lý tri thức; quản lý hoạt động; quản lý chất lượng).

Cùng với việc gia tăng vai trò, trách nhiệm và kỳ vọng đối với hoạt động KTNB, việc hoàn thiện và cải tổ bộ máy KTNB là điều các DN sớm muộn phải tiến hành. Tuy nhiên, chuyển đổi như thế nào, trên các phương diện gì và khi nào phụ thuộc vào tầm nhìn và nhu cầu của từng DN. Xây dựng một lộ trình chuyển đổi, nâng cấp phù hợp dựa trên những đánh giá hợp lý là yếu tố quyết định thành công của quá trình chuyển đổi.


Ông Hoàng Đức Hùng là Phó tổng giám đốc của Ersnt&Young Việt Nam. Ông có hơn 14 năm kinh nghiệm làm việc tại Ernst & Young Việt Nam, Ernst&Young San Francisco (Hoa Kỳ) và Ernst&Young Brisbane (Úc) trong các lĩnh vực kiểm toán, chẩn đoán, rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ, tư vấn về quản trị doanh nghiệp, xây dựng cẩm nang tài chính và đào tạo … Ông Hùng là kiểm toán viên công chứng của Việt Nam và là thành viên của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA), kiểm toán viên nội bộ công chứng của Học viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ (IIA).

(Theo Đầu tư chứng khoán)

Wednesday, 26 October 2011

Thông tư 138 mới sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xem hình

Ngày 4 tháng 10 vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 138/2011/TT-BTC sửa đổi Quyết định 48 chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tải Thông tư 138 tại đâyư

Thông tư 138 sửa đổi và bổ sung một số tài khoản, cụ thể:

a) Bổ sung tài khoản 171 – “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ”.

b) Bổ sung Tài khoản 3389 - “Bảo hiểm thất nghiệp”.

c) Sửa đổi số hiệu tài khoản 431 - “Quỹ khen thưởng phúc lợi” như sau:

- Đổi số hiệu tài khoản 431- “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” thành tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”;

- Đổi số hiệu tài khoản 4311 - “Quỹ khen thưởng” thành tài khoản 3531-“ Quỹ khen thưởng”;

- Đổi số hiệu tài khoản 4312 - “Quỹ phúc lợi” thành tài khoản 3532- “Quỹ phúc lợi”.

d) Bổ sung tài khoản 3533 - “Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ”, là tài khoản cấp 2 của tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.

đ) Bổ sung tài khoản 3534 - “Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty”, là tài khoản cấp 2 của tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.

e) Bổ sung tài khoản 356 - “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” và bổ sung 2 tài khoản cấp 2 như:

- Tài khoản 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

- Tài khoản 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ.

Đồng thời Thông tư 138 cũng hướng dẫn một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến các tài khoản này.

(Theo MOF)

Monday, 24 October 2011

Lương công chức tối đa có thể trên 12 triệu đồng/tháng

picture Các chế độ phục vụ cho hoạt động công vụ sẽ không đưa vào mức tiền lương cơ bản.

Bộ lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đang tính phương án mở rộng đề án quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa. Theo đó, mức tối đa lương cán bộ, công chức có thể ở mức trên 12 triệu đồng/tháng.

Tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra trên cơ sở phương pháp xác định tiền lương của khu vực hành chính, dựa trên hệ thống nhu cầu của người lao động và độ phức tạp lao động của từng chức danh, so sánh với tiền lương trong khu vực thị trường.

Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, cách tính toán dựa trên quan hệ này có thể tăng cường tính cạnh tranh của hệ thống tiền lương, nhằm giữ và thu hút người có chuyên môn kỹ thuật cao vào làm cán bộ, công chức Nhà nước.

Bộ này cũng cho biết, đang dự kiến hai phương án cho quan hệ tiền lương nói trên cho giai đoạn cải cách chính sách lương công chức 2012 - 2020.

Thứ nhất, quan hệ tiền lương tối thiểu (nhân viên phục vụ bậc 1) - trung bình (chuyên viên bậc 1) - tối đa (chuyên gia cao cấp bậc 3) theo cách tiếp cận tương quan với khu vực thị trường là 1 - 3,2 - 15. Như vậy, tính theo mức lương tối thiểu 830.000 đồng/tháng hiện nay, sẽ có mức lương thấp nhất - mức lương trung bình - mức lương tối đa tương ứng là 830.000 đồng/tháng - 2.656.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng.

Phương án thứ hai, hệ số lần lượt là 1 - 3,5 - 15. Với phương án này, mức lương tương ứng là 830.000 đồng/tháng - 2.905.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng (lương nhân viên là chuyên viên bậc 1 có hệ số cao hơn một chút).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề nghị, đối với các chế độ ngoài lương, phục vụ hoạt động công vụ như tiền điện thoại, phụ cấp phục vụ, chế độ xe ôtô đưa đón công tác… là các chế độ phục vụ cho hoạt động công vụ, không đưa vào mức tiền lương cơ bản.

Được biết, mức lương bằng tiền tính theo quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa hiện hành đang là 1 - 2,34 - 10, tương ứng với 830.000 đồng/tháng -1.942.200 đồng/tháng - 8.300.000 đồng/tháng. Riêng Tổng bí thư và Chủ tịch nước đang có hệ số lương cao nhất hiện nay là 13, vào khoảng 10.790.000 đồng/tháng.

(Theo Vneconomy)

Nghĩa vụ thuế ảnh hưởng từ ghi nhận kế toán

Trong bối cảnh nguồn vốn khó khăn, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu được nhiều DN lựa chọn

Trong bối cảnh các DN phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thiếu vốn, bị khách hàng chiếm dụng vốn và chịu áp lực lãi suất cao..., việc chia cổ tức bằng cổ phiếu đã được nhiều DN lựa chọn.

Lý do đây là cách huy động vốn hợp lý nhất từ chính cổ đông, do DN không phải bỏ tiền mặt ra trả cho cổ đông, dòng tiền trong DN không bị thiếu hụt, mà quyền lợi cổ đông vẫn được đáp ứng. Tuy nhiên, thực hiện hạch toán theo Chế độ kế toán DN thì phát sinh bất cập đối với khoản thuế TNDN khi chuyển nhượng số cổ phiếu được chia từ cổ tức, DN phải trả thuế TNDN đối với khoản thu nhập được hình thành từ lợi nhuận sau thuế. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh khó khăn, việc phát sinh thêm khoản thuế TNDN đã ảnh hưởng đến quyền lợi của những cổ đông là pháp nhân.

Từ năm tài chính 2009 trở về trước, khi DN nhận được cổ tức bằng cổ phiếu thì phải ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần tương đương với khoản cổ tức nhận được. Tuy nhiên, về giá trị làm căn cứ để hạch toán các DN thực hiện không giống nhau, có DN tính theo mệnh giá cổ phần, có DN hạch toán theo giá trị thực tế. Ngày 31/12/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 224/2009/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán DN đã có hướng dẫn khá cụ thể về trường hợp DN được nhận thêm cổ phiếu mà không phải trả tiền do công ty cổ phần chia cổ tức bằng cổ phiếu, áp dụng từ năm tài chính 2010 trở đi. Theo đó, DN chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh báo cáo tài chính, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần. Sở dĩ Thông tư số 224/2009/TT-BTC quy định không hạch toán giá trị cổ phiếu nhận được từ việc chia cổ tức, vì khi chia cổ tức bằng cổ phiếu thì tổng lợi ích của nhà đầu tư trên vốn chủ sở hữu không thay đổi và không làm thay đổi dòng tiền tại công ty cổ phần (công ty cổ phần chỉ hạch toán chuyển nguồn tăng vốn góp cổ đông từ khoản lợi nhuận sau thuế). Quy định này đã khắc phục được vấn đề thực hiện không thống nhất giữa các DN về giá cổ phiếu như đã nêu trên.

Số thuế TNDN phải nộp sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu

Từ 2009 trở về trước

Từ năm 2010 trở đi

(1) Cổ tức bằng cổ phiếu

100.000

100.000

(2) Ghi nhận giá trị đầu tư (giá vốn)

100.000

0

(3) Chuyển nhượng (bằng mệnh giá)

100.000

100.000

(4) Lợi nhuận trước thuế (3)-(2)

0

100.000

Thuế TNDN (25%) (4) x 25%

0

25.000

Theo quy định tại văn bản pháp luật về thuế, DN không phải kê khai, nộp thuế TNDN đối với khoản cổ tức bằng cổ phiếu được chia này, do đây là khoản thu nhập được chia từ lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty cổ phần nên DN được miễn thuế TNDN (Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN).

Tuy nhiên, khi áp dụng theo quy định của Chế độ kế toán DN (Thông tư số 224/2009/TT-BTC) thì từ năm tài chính 2010, DN sẽ phát sinh thêm khoản thuế TNDN khi chuyển nhượng với giá bằng mệnh giá số cổ phiếu được chia từ cổ tức, vì DN không phản ánh giá vốn đầu tư vào công ty cổ phần mà chỉ theo dõi về mặt số lượng cổ phiếu tăng thêm nên phát sinh thu nhập tính thuế đúng bằng giá trị chuyển nhượng. Trong khi từ năm 2009 trở về trước, DN không phải nộp thuế TNDN đối với số cổ phiếu này khi chuyển nhượng với giá bằng mệnh giá, vì DN đã phản ánh giá vốn đầu tư vào công ty cổ phần tương đương với giá trị cổ tức nhận được bằng cổ phiếu tính theo mệnh giá, nên không phát sinh thu nhập tính thuế TNDN do chênh lệch giữa giá bán và giá vốn là bằng 0.

Ngoài ra, việc không ghi nhận giá trị đầu tư tăng thêm vào công ty cổ phần sẽ phản ánh không đầy đủ giá trị đầu tư của DN tại công ty cổ phần, vì bản chất việc trả cổ tức bằng cổ phiếu không khác mấy việc trả cổ tức bằng tiền cho DN và sử dụng số tiền đó để mua cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần. Sự việc này đến nay chưa được nhiều người quan tâm, vì TTCK hiện rất ảm đạm, các DN ít phát sinh việc chuyển nhượng số cổ phiếu được chia từ cổ tức hoặc không phát sinh thuế TNDN vì đang kinh doanh thua lỗ.

Tuy nhiên, về lâu dài, để đảm bảo quyền lợi cho DN và để DN không bị thiệt hại khi mất thêm khoản thuế TNDN bất hợp lý khi chuyển nhượng số cổ phiếu được chia từ cổ tức, nên chăng Bộ Tài chính cần nghiên cứu điều chỉnh lại Chế độ kế toán DN theo hướng cho phép DN ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần, tương đương với giá trị cổ phiếu được chia từ cổ tức được nhận.



(Theo Phan Hoài Hiệp
ĐTCK)

Sunday, 23 October 2011

Báo cáo kết quả kiểm toán nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Báo cáo tình hình quyết toán công trình quan trọng quốc gia dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Chính phủ gửi đến Quốc hội.
Chính phủ cho biết, công tác quyết toán dự án đã hoàn thành phần quyết toán chính của dự án, giá trị quyết toán được phê duyệt nằm trong tổng mức đầu tư được duyệt, đã được Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán và xác nhận.

Hiện nay nhà máy đang hoạt động an toàn, hiệu quả. Chính phủ đang chỉ đạo chủ đầu tư nghiên cứu việc mở rộng nhà máy và triển khai khi đủ điều kiện, báo cáo viết.

Hiệu quả của Nhà máy Dung Quất là một trong những vấn đề được nhiều vị đại biểu Quốc hội khóa 12 đặc biệt quan tâm khi thảo luận tại kỳ họp thứ tám vào cuối năm 2010.

Tại nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này, Quốc hội đã yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc thanh quyết toán dự án và thực hiện kiểm toán toàn bộ công trình theo quy định của pháp luật.

Theo báo cáo, toàn bộ nguồn vốn đầu tư của dự án đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán. Giá trị chênh lệch (giảm) giữa số kiểm toán (48.318.644.184.522 đồng) và số quyết toán (48.335.721.526.850 đồng) là 17.077.342.328 đồng.

Nguyên nhân được giải thích tại báo cáo là do đơn vị quy đổi của các khoản góp vốn phía Việt Nam vào liên doanh (giai đoạn liên doanh với Nga) và chuyển tiếp cho Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất chưa hoàn toàn chính xác.

Về thực hiện đầu tư, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, giá trị quyết toán giai đoạn 1 được chủ đầu tư phê duyệt giảm 20.015.472.375 đồng (tương đương 0,047% giá trị quyết toán).

Báo cáo kiểm toán dự án của Kiểm toán nhà nước ngày 19/9/2011được gửi kèm theo báo cáo của Chính phủ cũng đã chỉ rõ một số sai sót tại báo cáo quyết toán hoàn thành giai đoạn 1 đã được chủ đầu tư phê duyệt.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị Ban quản lý dự án xử lý về tài chính và giảm giá trị quyết toán tổng số tiền 50.344.028.566 đồng. Trong đó, thu hồi vốn đầu tư đã quyết toán sai quy định: 7.502.514.571 đồng; giảm thanh toán 12.234.493.959 đồng và xử lý khác 30.607.020.036 đồng.

Với chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đơn vị kiểm toán kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản lý các dự án lớn. Chính phủ cho biết, công tác quyết toán dự án đã hoàn thành phần quyết toán chính của dự án, giá trị quyết toán được phê duyệt nằm trong tổng mức đầu tư được duyệt, đã được Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán và xác nhận.

Hiện nay nhà máy đang hoạt động an toàn, hiệu quả. Chính phủ đang chỉ đạo chủ đầu tư nghiên cứu việc mở rộng nhà máy và triển khai khi đủ điều kiện, báo cáo viết.

Hiệu quả của Nhà máy Dung Quất là một trong những vấn đề được nhiều vị đại biểu Quốc hội khóa 12 đặc biệt quan tâm khi thảo luận tại kỳ họp thứ tám vào cuối năm 2010.

Tại nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này, Quốc hội đã yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc thanh quyết toán dự án và thực hiện kiểm toán toàn bộ công trình theo quy định của pháp luật.

Theo báo cáo, toàn bộ nguồn vốn đầu tư của dự án đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán. Giá trị chênh lệch (giảm) giữa số kiểm toán (48.318.644.184.522 đồng) và số quyết toán (48.335.721.526.850 đồng) là 17.077.342.328 đồng.

Nguyên nhân được giải thích tại báo cáo là do đơn vị quy đổi của các khoản góp vốn phía Việt Nam vào liên doanh (giai đoạn liên doanh với Nga) và chuyển tiếp cho Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất chưa hoàn toàn chính xác.

Về thực hiện đầu tư, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, giá trị quyết toán giai đoạn 1 được chủ đầu tư phê duyệt giảm 20.015.472.375 đồng (tương đương 0,047% giá trị quyết toán).

Báo cáo kiểm toán dự án của Kiểm toán nhà nước ngày 19/9/2011được gửi kèm theo báo cáo của Chính phủ cũng đã chỉ rõ một số sai sót tại báo cáo quyết toán hoàn thành giai đoạn 1 đã được chủ đầu tư phê duyệt.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị Ban quản lý dự án xử lý về tài chính và giảm giá trị quyết toán tổng số tiền 50.344.028.566 đồng. Trong đó, thu hồi vốn đầu tư đã quyết toán sai quy định: 7.502.514.571 đồng; giảm thanh toán 12.234.493.959 đồng và xử lý khác 30.607.020.036 đồng.

Với chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đơn vị kiểm toán kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản lý các dự án lớn.
Theo Nguyễn Lê

VnEconomy

Kết quả kiểm toán Nhà nước Quỹ bình ổn xăng dầu

(Ảnh minh họa: Hà Thái/TTXVN)
Kiểm toán Nhà nước vừa cho biết kết quả kiểm toán chuyên đề về trích lập quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu giai đoạn 2009-2010.

Theo kết luận của báo cáo kiểm toán thì việc trích lập, sử dụng bình ổn giá xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thời gian qua được thực hiện khá nghiêm túc theo quy định của Nhà nước.

Số trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối cơ bản phù hợp với số phải trích lập và số được sử dụng Quỹ bình ổn giá.

Những số liệu chênh lệch giữa số liệu báo cáo và kiểm toán là do một vài văn bản hướng dẫn trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá của Tổ Giám sát Liên Bộ thiếu rõ ràng, cụ thể làm các doanh nghiệp đầu mối hiểu không đúng dẫn đến thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ.

10 doanh nghiệp và hai đơn vị đã được kiểm toán lần này bao gồm Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư (Petec), Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh, Công ty thương mại Dầu khí Đồng Tháp, Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên xăng dầu Hàng không, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội (Mipeco), Công ty Dầu khí Mê Kông, Công ty thương mại xăng dầu Đường Biển (Tổng Công ty Hàng hải - Vinaline), Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ.

Kết quả kiểm toán cho thấy việc trích lập Quỹ bình ổn giá qua 10 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trong 2 năm này là 5. 554 tỷ 661 triệu đồng.

Cụ thể năm 2009, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đã thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá (theo hướng dẫn TT 56/TT-BTC; 159/TT-BTC; TT 56/TT-BTC và các công văn hướng dẫn khác của Tổ Giám sát liên bộ Tài chính - Công Thương).

Kết quả kiểm toán đã xác định tổng số Quỹ bình ổn giá phải trích lập tại 10 đầu mối là 970.908 triệu đồng; trên thực tế 10 doanh nghiệp đầu mối đã trích là 1.006.881 triệu đồng. Số đã trích lớn hơn số phải trích về Quỹ bình ổn giá là 35.973 triệu đồng. Năm 2010, số phải trích là 4.583.753 triệu đồng trong khi đó 10 doanh nghiệp đã trích là 4.561.559 triệu đồng. Như vậy số phải trích bổ sung là 22.194 triệu đồng.

Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong quá trình điều hành, hướng dẫn cơ chế trích lập, quản lý, sử dụng và quyết toán Quỹ bình ổn giá làm cho doanh nghiệp lúng túng, một số yếu tố trong cơ cấu giá thực tế phát sinh như chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, lãi vay trong và sau thời gian lưu thông nhưng chưa đươc quy định trong cơ cấu giá cơ sở (Nghị định 84/2009 chưa có yếu tố này).

Bên cạnh đó, trong cơ chế trích lập, khi doanh nghiệp xăng dầu đầu mối tham gia thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá mà kết quả kinh doanh bị lỗ vẫn phải trích lập Quỹ bình ổn giá, doanh nghiệp phải lấy vốn của mình để trích lập Quỹ bình ổn giá. Vì giá bán lẻ thấp hơn giá cơ sở thì sẽ không có Quỹ bình ổn giá của người tiêu dùng.

Việc này dẫn đến làm tăng chi phí, tăng giá cơ sở; khi đó việc trích lập Quỹ bình ổn giá không có ý nghĩa, doanh nghiệp đã lỗ càng thêm lỗ và tạo ra Quỹ bình ổn giá nhưng không có thực vì giá bán đã thấp hơn giá cơ sở thì không có Quỹ.

Theo Kiểm toán Nhà nước, qua biên bản kiểm tra của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về cơ bản chấp hành tốt quy định về trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá (chỉ có một doanh nghiệp là chưa thực hiện chế độ báo cáo đầy là Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên XD Hàng Không)

Kiểm toán Nhà nước cho rằng mô hình Quỹ có ưu điểm là lập để tại doanh nghiệp, được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào bình ổn giá, nên khi Nhà nước cho phép các doanh nghiệp sử dụng Quỹ trên về cơ bản các doanh nghiệp đã sử dụng kịp thời để phản ứng với thị trường thế giới, giảm đuợc thủ tục hành chính (có nguồn lực tài chính nhập khẩu xăng dầu ngay).

Ngoài việc bình ổn giá xăng dầu trong nước, Quỹ bình ổn giá còn góp phần vào việc bình ổn giá nói chung, kiểm soát lạm phát, ổn đinh kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định an sinh xã hội.

Đối với người tiêu dùng, nhờ cơ chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá mà trong năm 2010, người tiêu dùng được sử dụng xăng dầu giá rẻ hơn các nuớc trong khu vực, giảm tần suất và mức độ điều chỉnh.

Tuy nhiên, Quỹ vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như dễ phát sinh rủi ro, không tách được số lãi do số dư Quỹ bình ổn giá khi chưa sử dụng mang lại. Việc để Quỹ tại doanh nghiệp có những hạn chế về tính minh bạch, dễ bị doanh nghiệp lạm dụng để sử dụng vào mục đích khác, rủi ro đối với Quỹ cao mà khong có biện pháp phòng ngừa, không tách bạch được các khoản lãi từ Quỹ mang lại.

Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị các doanh nghiệp được kiểm toán điều chỉnh số trích lập, sử dụng và tồn Quỹ bình ổn giá, báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh năm 2009, 2010 của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước; thực hiện nghiêm túc cơ chế trích lập, quản lý, sử dụng và quyết toán Quỹ bình ổn giá theo đúng quy định tại Nghị định 84/2009.ND-CP…/.

(Theo Vietnamplus)

Tuesday, 18 October 2011

10 doanh nghiệp sử dụng lao động nhiều nhất thế giới

picture "Đại gia" bán lẻ Wal-Mart có số nhân công thuộc hàng lớn nhất thế giới - Ảnh: CNBC.

Nền kinh tế toàn cầu lại đang phát đi những tín hiệu về sự giảm tốc tăng trưởng, kéo tỷ lệ thất nghiệp tại một loạt quốc gia phát triển lên ngưỡng hai con số, tạo ra một cuộc khủng hoảng việc làm.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới vẫn không cắt giảm việc làm trong bối cảnh này, thậm chí còn tuyển thêm nhân viên. Hãng tin CNBC đã đưa ra danh sách 10 nhà tuyển dụng lớn nhất thế giới, dựa trên số liệu từ hãng tin Reuters, các sàn giao dịch chứng khoán, website công ty, báo cáo thường niên của doanh nghiệp…

10. IBM


Tổng số nhân viên: 426.750
Doanh thu tính trên mỗi nhân viên: 234.000 USD
Lợi nhuận tính trên mỗi nhân viên: 34.750 USD

IBM là hãng công nghệ lớn thứ ba thế giới về giá trị vốn hóa thị trường, chỉ sau Apple và Microsoft. Đây là hãng công nghệ duy nhất lọt vào top 10 nhà tuyển dụng lớn nhất thế giới. IBM thành lập năm 1911 với cái tên Computing Tabulating Recording Company. Đến năm 1924, tên công ty mới được đổi thành International Business Machines (IBM) và duy trì tới ngày nay. Các mảng hoạt động của IBM bao gồm phần cứng, phần mềm, hạ tầng và tư vấn, trải rộng trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Mấy năm gần đây, IBM bị chỉ trích vì chính sách chuyển việc làm từ Mỹ sang châu Á và Nam Mỹ. Năm 2003, IBM chỉ có 9.000 nhân viên của Ấn Độ, đến nay đã tuyển dụng 75.000 nhân viên ở thị trường này. Trong khi đó, lực lượng lao động của hãng tại Mỹ giảm từ 135.000 người xuống còn 105.000 người.

9. Compass Group


Tổng số nhân viên: 428.000*
Doanh thu tính trên mỗi nhân viên: 53.000 USD
Lợi nhuận tính trên mỗi nhân viên: 2.500 USD

Compass Group là tập đoàn dịch vụ thực phẩm lớn nhất thế giới, hoạt động tại trên 50 quốc gia, phục vụ 4 tỷ bữa ăn mỗi năm. Công ty này được thành lập ở Anh vào năm 1941 với tên Factory Canteens, sau nhiều lần sáp nhập đã trở thành Compass Group vào năm 1987.

Trong thời gian 2005-2010, Compass Group đã tuyển thêm 18.000 nhân viên. Thị trường Anh và Ireland chiếm 20% lực lượng lao động của hãng, trong khi con số này ở thị trường Bắc Mỹ là 40%.

*Bao gồm nhân viên làm việc bán thời gian

8. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (AgBank)


Tổng số nhân viên: 444.440
Doanh thu tính trên mỗi nhân viên: 85.470 USD
Lợi nhuận tính trên mỗi nhân viên: 33.500 USD

Đây là nhà băng lớn nhất thế giới về số lượng khách hàng, số chi nhánh và số nhân viên. AgBank được thành lập vào năm 1979 để phục vụ cấp vốn tín dụng cho nông dân Trung Quốc và hiện đã nằm trong top 4 ngân hàng thương mại lớn nhất nước này. Năm 2010, AgBank ghi dấu vụ IPO lớn nhất trong lịch sử thế giới khi thu về 22,1 tỷ USD trong đợt phát hành lần đầu ở thị trường Hồng Kông và Thượng Hải.

Trong những năm gần đây, lực lượng nhân viên của AgBank đang thu hẹp dần khi ngân hàng này chuyển dần từ một ngân hàng 100% quốc doanh sang một nhà băng được niêm yết trên thị trường chứng khoán. So với nhiều ngân hàng khác ở Trung Quốc, AgBank có mức doanh thu và lợi nhuận tính trên mỗi nhân viên thấp hơn. Chẳng hạn, Ngân hàng Công thương Trung Quốc - ngân hàng lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa và tài sản - có mức doanh thu/nhân viên là 150.000 USD và mức lợi nhuận/nhân viên là 65.000 USD.

7. Deutsche Post DHL


Tổng số nhân viên: 467.000
Doanh thu tính trên mỗi nhân viên: 148.000 USD
Lợi nhuận tính trên mỗi nhân viên: 8.350 USD

Deutsche Post DHL là hãng thư tín và phát chuyển nhanh lớn nhất và một trong những công ty hậu cần lớn nhất thế giới. Hoạt động ở hơn 220 quốc gia, công ty của Đức này đã được tư nhân hóa vào năm 1995, nhưng vẫn do ngân hàng quốc doanh KfW nắm giữ 30% cổ phần.

Bộ phận vận chuyển thư tín của Deutsche Post DHL gần đây chịu ảnh hưởng bất lợi từ xu hướng sử dụng email thay cho thư viết tay. Vì thế, số nhân viên làm việc toàn thời gian của hãng từ năm 2005 đến nay đã giảm 7,5%. Tuy nhiên, bộ phận dịch vụ chuyển phát hàng hóa của hãng vẫn liên tục đạt lợi nhuận cao. Tháng 8 vừa qua, Deutsche Post DHL tuyên bố, lợi nhuận cả năm 2011 của hãng sẽ tăng 3,5%, đạt cao hơn mức dự báo 2,36 tỷ USD mà giới phân tích đưa ra.

6. Carrefour


Tổng số nhân viên: 471.750
Doanh thu tính trên mỗi nhân viên: 256.000 USD
Lợi nhuận tính trên mỗi nhân viên: 3.920 USD

Hãng Carrefour của Pháp là nhà bán lẻ lớn nhất châu Âu, đồng thời là tập đoàn bán lẻ lớn thứ nhì thế giới sau đối thủ Mỹ Wal-Mart. Được thành lập bởi hai nhà Fournier và Defforey tại miền Đông Nam nước Pháp vào năm 1958, Carrefour hiện hoạt động tại 32 quốc gia, trong đó các thị trường ngoài nước đóng góp 57% doanh thu của hãng.

Lực lượng lao động của Carrefour đã tăng từ 436.000 nhân viên vào năm 2005 lên 471.000 nhân viên vào cuối năm 2010. Gần đây, hãng gặp thách thức không nhỏ từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở Pháp, cùng với các cuộc đình công đòi tăng lương của nhân viên. Hồi tháng 9, hãng cảnh báo, lợi nhuận năm 2011 có thể giảm 15% do các hoạt động giảm giá bán hàng để tăng thị phần.

5. Tesco


Tổng số nhân viên: 492.700*
Doanh thu tính trên mỗi nhân viên: 194.000
Lợi nhuận tính trên mỗi nhân viên: 9.000

Tesco là nhà bán lẻ lớn thứ ba thế giới sau Wal-Mart và Carrefour. Tập đoàn Anh quốc này lần đầu mở siêu thị vào năm 1929 và giờ bán lẻ đủ mọi mặt hàng, từ sách, quần áo, tới hàng điện tử và dịch vụ tài chính.

Trong 5 năm qua, số nhân viên của Tesco tăng 19%. Lợi nhuận suy giảm ở thị trường Anh của hãng được bù đắp bởi sự tăng trưởng tích cực ở thị trường châu Á. Trong 6 tháng tính đến ngày 27/8 vừa qua, lợi nhuận của Tesco ở châu Á tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ tăng 4,5% ở Anh. Tuy nhiên, mới đây, Tesco đã phải rút lui hoàn toàn khỏi thị trường Nhật sau 8 năm liên tục gặp thất bại tại đây.

*Bao gồm nhân viên làm việc bán thời gian

4. PetroChina


Tổng số nhân viên: 592.700
Doanh thu tính trên mỗi nhân viên: 390.000 USD
Lợi nhuận tính trên mỗi nhân viên: 37.250 USD

PetroChina là hãng dầu khí lớn nhất Trung Quốc, với giá trị vốn hóa 274,3 tỷ USD. Đây cũng là công ty năng lượng có giá trị vốn hóa lớn thứ nhì thế giới sau Exxon Mobil. Thành lập năm 1999, PetroChina là bộ phận con của tập đoàn quốc doanh China National Petroleum Corp. (CNPC), với 86% do hãng mẹ này nắm giữ. Các mảng hoạt động của PetroChina bao gồm thăm dò, lọc hóa, bán lẻ xăng dầu. Hãng đang sở hữu 18.000 trạm bán xăng trên toàn Trung Quốc.

Từ 2005-2010, số nhân viên của PetroChina tăng 113.000 người, tương đương tăng 25%. Xét về doanh thu/nhân viên, PetroChina thua đối thủ đồng hương Sinopec khoảng 71.000 USD/nhân viên, nhưng xét về lợi nhuận/nhân viên, PetroChina lại vượt Sinopec 20.999 USD/nhân viên.

3. Hon Hai Precision Industry


Tổng số nhân viên: 836.000
Doanh thu tính trên mỗi nhân viên: 117.700 USD
Lợi nhuận tính trên mỗi nhân viên: 3.000 USD

Hon Hai Precision là hãng mẹ của Foxconn Technology, nhà sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới xét theo doanh thu đồng thời là nhà xuất khẩu lớn nhất ở Trung Quốc đại lục. Được CEO Terry Gou thành lập năm 1974, Honhai Precision Industry hiện lắp ráp hàng loạt sản phẩm, từ máy tính cá nhân, tới điện thoại di động thông minh tới màn hình cho những khách hàng lớn như Apple, Cisco, Dell, Nokia và Sony.

Khoảng một nửa tổng số nhân viên của Hon Hai hiện làm việc tại nhà máy của hãng ở Thâm Quyến. Tuy nhiên, hãng đang có kế hoạch giảm số nhân ở đây khoảng 170.000 người trong 5 năm tới và mở thêm nhà máy mới ở sâu bên trong đại lục để tiếp cận với nguồn lao động giá rẻ hơn. Đồng thời, Hon Hai cũng đang tăng cường sử dụng người máy và được cho là sẽ tăng số người máy từ mức 10.000 hiện nay lên 1 triệu trong vòng 3 năm.

2. McDonald’s


Tổng số nhân viên: 1,7 triệu*
Doanh thu tính trên mỗi nhân viên: 14.200 USD
Lợi nhuận tính trên mỗi nhân viên: 2.930 USD

McDonald’s là một trong những thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới, và là 1 trong số 3 doanh nghiệp Mỹ lọt top 10 nhà tuyển dụng lớn nhất. Được thành lập vào năm 1955 bởi doanh nhân Ray Kroc, McDonald’s hiện là chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới, với 33.000 nhà hàng ở 118 quốc gia. Hồi tháng 4 năm nay, McDonald’s đã khiến báo chí tốn mực khi tuyển 62.000 nhân viên chỉ trong có 1 ngày.

Thị trường lớn nhất của McDonald’s trong năm 2010 là châu Âu, khi thị trường này chiếm 41% tổng doanh thu toàn cầu của hãng. 34% doanh thu của McDonald’s năm 2010 là do thị trường Mỹ đóng góp, 21% còn lại là từ các thị trường khác. Năm nay, McDonald’s dự kiến đầu tư 2,5 tỷ USD để mở thêm 1.100 nhà hàng mới trên toàn thế giới.

*Bao gồm nhân viên làm việc bán thời gian

1. Wal-Mart


Tổng số nhân viên: 2,1 triệu*
Doanh thu tính trên mỗi nhân viên: 199.500 USD
Lợi nhuận tính trên mỗi nhân viên: 7.100 USD

Wal-Mart là hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, sở hữu 9.600 cửa hàng ở 28 quốc gia. Tập đoàn này được thành lập vào năm 1962 bởi doanh nhân Sam Walton. Nắm 48% cổ phần Wal-Mart, nhà Walton đang là một trong những gia tộc giàu có nhất thế giới.

Từ 2005-2010, số nhân viên của Wal-Mart tăng gần 17% từ 1,8 triệu người lên 2,1 triệu người. Trong tổng số nhân viên của Wal-Mart, hiện có khoảng 1,4 triệu nhân viên ở Mỹ. Sở hữu nhiều nhân viên hơn bất kỳ một tập đoàn thuộc khu vực tư nhân nào trên thế giới, Wal-Mart thường xuyên đối mặt sự giám sát chặt chẽ của các tổ chức công đoàn và liên tục bị chỉ trích là có chính sách chống công đoàn.

*Bao gồm nhân viên làm việc bán thời gian

(Theo VNECONOMY)

Công bố 1.000 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất Việt Nam năm 2011

picture Lễ công bố bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất Việt Nam năm 2011.
Trong bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam (V1000) năm 2011, vừa được công bố sáng 18/10, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chiếm vị trí số 1.

Nhìn từ bảng xếp hạng, top 10 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất năm 2011 đều thuộc về các doanh nghiệp Nhà nước, với phần đóng góp thuế tăng gấp đôi, từ 25.772 tỷ đồng năm 2010 lên đến 64.847 tỷ.

Chiếm đa số trong top 10 là các doanh nghiệp dầu khí (4) và viễn thông (3). Ngành ngân hàng góp mặt với hai đại diện. Vị trí còn lại thuộc về ngành than.

100 doanh nghiệp đóng góp nhiều thuế nhất trong V1000 chiếm tới 72,42% lượng thuế thu được từ 1.000 doanh nghiệp trong bảng xếp hạng, top 200 doanh nghiệp đầu tiên chiếm tới 81,86% tổng lượng thuế.

Khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm nay có sự bứt phá mạnh mẽ so với bảng xếp hạng năm ngoái, khi phần thuế đóng góp của khối này tăng gần gấp đôi so với năm 2010 (từ 19.842 tỷ đồng lên 38.914 tỷ đồng).

Trong khi đó, tỷ trọng của khối tư nhân giảm nhẹ, từ 20,62% xuống 17,80%.

So với năm ngoái, năm nay có khoảng 16% doanh nghiệp mới xuất hiện trong bảng xếp hạng. Trong số đó, các doanh nghiệp mới thuộc khối Nhà nước và tư nhân chiếm tỷ lệ lần lượt là 42,9% và 31,3%. Số doanh nghiệp mới thuộc khu vực FDI chiếm khoảng 25,8%.

V1.000 được xây dựng dựa trên kết quả điều tra, xử lý và kiểm chứng dữ liệu độc lập của Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report). Thông tin và dữ liệu của các doanh nghiệp xếp hạng được tham chiếu từ cơ sở dữ liệu VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; hệ thống cơ sở dữ liệu hơn 250.000 doanh nghiệp Việt Nam trên toàn quốc của Vietnam Report (VNR Biz Database), dữ liệu từ hai sàn chứng khoán HSX và HNX.

* Top 10 doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất:

1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
2. Công ty TNHH Một thành viên - Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí
3. Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt - Xô (Vietsopetro)
4. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
5. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
6. Công ty Thông tin di động MobiFone
7. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
8. Tổng công ty Khí Việt Nam
9. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
10. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

(Theo VNECONOMY)

Monday, 10 October 2011

Quy lỗi kiểm toán trong vụ DVD: Phải đợi sau ngày 27/10

Trách nhiệm của đơn vị kiểm toán với BCTC của DN cũng chỉ là hữu hạn

Nhiều cổ đông DVD cho rằng, vì tin vào số liệu kiểm toán mà giờ họ trắng tay. Tuy nhiên, thất bại của cổ đông DVD có phải do lỗi kiểm toán hay không thì cần xem xét lại.

>> Toàn cảnh vụ DVD

Không đợi đến phán quyết của tòa án, CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD) vừa tự tuyên bố chấm dứt hoạt động kể từ tháng 10/2011. Tuyên bố này đến thật bất ngờ và đã dập tắt luôn hy vọng "còn nước còn tát" của những cổ đông nắm giữ cổ phiếu DVD.

Với diễn biến này, theo những gì đã được phân tích trước đây, cổ đông DVD đành ngậm ngùi với thực tế trắng tay. Nhưng bao ấm ức trong lòng cổ đông lần nữa có dịp bùng nổ. Trên các diễn đàn lẫn phương tiện truyền thông cách đây không lâu, rất nhiều nhà đầu tư đòi phải truy cho ra "tội" của đơn vị kiểm toán. Theo họ, nếu không có Ernst & Young (E&Y), đơn vị kiểm toán cho DVD, xác nhận những con số kinh doanh ấn tượng ở công ty này, thì làm gì nhà đầu tư "dính bẫy"!

Kiểm toán vô can?

Cho đến lúc này, chưa có bằng chứng gì để kết luận E&Y có lỗi hay không trong vụ việc ở DVD. Vì căn cứ vào các báo cáo tài chính (BCTC) của DVD, giới chuyên môn không phát hiện ra điểm gì đáng ngờ vực.

Nhìn tổng thể, BCTC ở DVD đã tuân thủ đúng những quy định về kiểm toán như đưa thông tin rõ ràng về các công ty con, công ty liên kết, nêu các sự kiện quan trọng của DN và có thuyết minh chi tiết về giao dịch của các bên liên quan. Những con số đáng ngờ như khoản phải thu, trả trước cho người bán, các khoản vay, đầu tư dài hạn, khoản phải trả khác… đều có thuyết minh cụ thể. Thậm chí, BCTC gần nhất của DVD là BCTC soát xét 6 tháng 2010 còn đưa thông tin chi tiết về chương trình "cổ phiếu hạt giống" ở DVD.

Như vậy, nếu có gì sai phạm ở E&Y, các chuyên gia đánh giá, chỉ có khả năng hoặc đơn vị kiểm toán không đảm bảo quy trình kiểm tra, yêu cầu xác nhận đối với các khoản mục nghi ngờ, dẫn đến bỏ sót và không phân định được các số liệu giả mạo. Hoặc nghiêm trọng hơn, đã xảy ra trường hợp thông đồng giữa kiểm toán và DN. Tuy nhiên, vì uy tín - vị thế big 4 của mình, khả năng E&Y "đổi trắng thay đen" rất khó xảy ra trong vụ việc này.

Giả thiết mà nhiều người trong ngành nghĩ đến là DVD đã quá tinh vi. Và E&Y, với vai trò kiểm toán chứ không phải cơ quan điều tra đã không thể nào phát hiện được gian lận.

Mới đây, UBCK đã yêu cầu thành lập đoàn kiểm tra hồ sơ kiểm toán DVD tại các công ty kiểm toán A&C và E&Y với thành phần bao gồm Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán (Bộ Tài chính), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA); thời gian kiểm tra dự kiến kéo dài từ ngày 20/10 đến 27/10/2011. Sau khi kiểm tra và có kết quả, UBCK sẽ có thông tin ra thị trường. Nghĩa là, ít nhất phải đợi sau ngày 27/10 tới, việc E&Y có liên đới hay không trong vụ việc ở DVD mới hy vọng được sáng tỏ.

Đọc kỹ thuyết minh BCTC

Cho dù kết quả thế nào, Trưởng bộ môn Kế toán kiểm toán tại một trường đại học ở TP. HCM cho biết, nhà đầu tư vẫn không thể đổ hết lỗi cho đơn vị kiểm toán. Chẳng hạn, dù kiểm toán có nghi ngờ về các giao dịch giữa DN với các đơn vị liên quan thì giải pháp duy nhất mà họ có thể làm chỉ là yêu cầu DN khai rõ nghiệp vụ các giao dịch liên quan. Với những điểm nghi vấn khác, trách nhiệm của kiểm toán cũng chỉ dừng ở việc yêu cầu DN tăng cường thuyết minh. Do đó, trên thực tế, thông tin quan trọng trong BCTC không phải nằm ở bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh hay báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mà chủ yếu nằm ở phần mục thuyết minh BCTC. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng nhà đầu tư bỏ thời gian xem và biết đọc hiểu thuyết minh BCTC lại không nhiều.

Liên hệ lại trường hợp ở DVD, có nhiều thông tin tại phần thuyết minh BCTC mà nếu lưu tâm, giới đầu tư có thể giật mình. Chẳng hạn, trong BCTC năm 2009, có đến 304 tỷ đồng trong tổng 371 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn là tiền trả trước cho người bán. Và thuyết minh BCTC chỉ rõ, DVD ứng trước tiền chủ yếu cho EU Pharm Trading, Lily Pháp, Công ty Hoàn Thiện. Người tinh ý sẽ đặt câu hỏi, 3 công ty này là ai? Hay trong thuyết minh số 24 BCTC 6 tháng 2010, DVD đã tạm ứng cho ông Lê Văn Dũng - lúc đó là Chủ tịch Công ty, hơn 484 tỷ đồng. Với số tiền lớn đó, ông Dũng đã dùng để làm gì? Cũng trong khoảng thời gian này, khoản phải thu khách hàng đã tăng 7,5 lần và tiền ứng trước cho người bán cũng tăng gần 100% so với thời điểm cuối năm 2009, trong khi không có một khoản nào dành trích lập dự phòng rủi ro khoản phải thu. Điều đáng nói là theo thuyết minh thì cũng chỉ có EU Pharm Trading, Lily Pháp, Công ty Hoàn Thiện là những đơn vị có giao dịch lớn với DVD.

Rõ ràng, những thông tin trên đủ để bất cứ nhà đầu tư nào đọc được cũng cảm thấy phải suy xét thêm. Đó phải chăng là lý do để các chuyên gia khuyến nghị, kể cả khi đọc hiểu BCTC và số liệu BCTC luôn đúng, BCTC không phải là kênh duy nhất đem lại thông tin cho nhà đầu tư.

(Theo ĐTCK)

Thông báo về đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2012

BỘ TÀI CHÍNH
VỤ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
_________________
THÔNG BÁO VỀ ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN
NĂM 2012
Bộ Tài chính đã có Công văn số 13421/BTC-CĐKT ngày 6/10/2011 thông báo về việc đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2012, theo đó việc đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2012 sẽ thực hiện tại Bộ Tài chính.
Thủ tục, hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2012 thực hiện tương tự như đã thực hiện năm 2011 trở về trước cho đến khi có văn bản hướng dẫn mới.
Việc đăng ký hành nghề được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 284/VACPA ngày 15/10/2007của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam đã được Bộ Tài chính chấp thuận tại Công văn số 13785/BTC-CĐKT ngày 12/10/2007. Cụ thể như sau:
1. Mẫu “Danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2012” thực hiện theo Mẫu tại Phụ lục số 02a kèm theo. Những lần đăng ký hành nghề bổ sung trong năm 2012, các công ty lập Mẫu “Danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán bổ sung năm 2012” theo Mẫu tại Phụ lục số 02b kèm theo.
2. Đối với các công ty mới thành lập, sáp nhập, chia tách… khi đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu phải nộp hồ sơ pháp lý công ty bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy đăng ký nộp thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc; Biên bản hoặc Hợp đồng sáp nhập… (Bản sao công chứng hoặc có chữ ký và dấu xác nhận của Giám đốc công ty).
3. Trường hợp công ty đăng ký hành nghề sau ngày 31/12/2011 - sau khi Bộ Tài chính đã có công văn lần thứ 2 công khai “Danh sách các công ty kiểm toán đủ điều kiện thực hiện kiểm toán năm 2012” gửi tới các cơ quan liên quan thì “Danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2012” được thực hiện theo Mẫu tại Phụ lục số 02c kèm theo.
4. Đối với kiểm toán viên đăng ký hành nghề lần đầu tại công ty kiểm toán thì phải có hồ sơ cá nhân bao gồm:
a) Đơn xin đăng ký hành nghề kiểm toán tại công ty kiểm toán độc lập theo Mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo;
b) Bản sao có công chứng Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc có chữ ký và dấu xác nhận của Giám đốc công ty;
c) Bản sao có công chứng hoặc có chữ ký và dấu xác nhận của Giám đốc công ty hợp đồng lao động (ghi rõ làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian);
d) Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ở công ty cũ.
Trường hợp kiểm toán viên đăng ký làm việc bán thời gian tại công ty kiểm toán thì phải có đơn xin làm việc bán thời gian có sự chấp thuận của đơn vị mà kiểm toán viên đang làm việc.
5. Trường hợp kiểm toán viên đăng ký từ lần thứ 2 trở đi tại công ty thì không phải nộp hồ sơ cá nhân kiểm toán viên tại mục 4 trừ mục 4a.
6. Hàng năm, các công ty phải nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký hành nghề từ ngày 01/10 đến trước ngày 31/10. Các công ty mới thành lập phải lập 03 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề, các công ty đăng ký từ lần thứ 2 trở đi lập 01 bộ hồ sơ và ít nhất 03 bản “Danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán năm…” để Bộ Tài chính xác nhận và lưu hành.
7. Để ổn định tổ chức và tránh quá nhiều xáo trộn, kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề ở một công ty kiểm toán thì phải ít nhất 6 tháng sau, sau khi có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ thì mới được đăng ký hành nghề ở công ty kiểm toán khác. Những kiểm toán viên làm bán thời gian nhưng thực tế không tham gia kiểm toán, không ký báo cáo kiểm toán ở công ty đã đăng ký hành nghề thì năm sau không được tiếp tục đăng ký hành nghề kiểm toán ở công ty đó nữa.
8. Bộ Tài chính không xác nhận đăng ký hành nghề đối với kiểm toán viên chưa học đủ 40 giờ cập nhật trừ trường hợp nghỉ thai sản; đi học nước ngoài… thì phải có đơn trình bày của kiểm toán viên và xác nhận của công ty.
Đề nghị các công ty thực hiện việc đăng ký hành nghề kiểm toán theo đúng những quy định và hướng dẫn hiện hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các công ty phản ánh về Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán (Bộ Tài chính) để kịp thời giải quyết./.
Tệp đính kèm: CV 13421 ngay 6_10_2011.doc

(Theo www.mof.gov.vn)

Thu nhập của tổng thống, thủ tướng thời khủng hoảng

Thu nhập của Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Nga Putin bị giảm sút do kinh tế khủng hoảng hoặc lạm phát, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long được điều chỉnh theo chính sách tăng lương bù lạm phát chung.

Tờ “Kinh tế tài chính đó đây” ngày 8/10 đăng bài “Tiền lương lãnh đạo thời khủng hoảng”, trong đó nói thu nhập của Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Nga bị giảm sút do kinh tế khủng hoảng hoặc lạm phát.

Tờ báo dẫn só liệu của Cục thuế vụ Nhà trắng cho biết thu nhập năm 2010 của vợ chồng Tổng thống Barack Obama bị suy giảm. Thu nhập năm 2010 của hai vợ chồng trước khi nạp thuế là 1,72 triệu USD, giảm tới 3,78 triệu USD so với thu nhập 5,5 triệu USD năm 2009. Trong số thu nhập trên, tiền lương tổng thống là 400.000 USD, còn lại là tiền nhuận bút xuất bản hai cuốn sách tự thuật có tên “Hy vọng không bao giờ tắt” và cuốn “Ước mơ của cha tôi” được bạn đọc ưa thích và xuất bản ra nhiều thứ tiếng. Đó là chưa kể cuốn sách viết cho thiếu nhi cũng được xuất bản năm 2010.

Năm 2010, ông Obama nộp 52.000 USD tiền thuế cho bang Illinois và 430.600 USD cho chính phủ liên bang. Ngoài ra ông quyên góp toàn bộ số tiền nhuận bút 131.000 USD thu được do xuất bản cuốn sách “Tôi hát cho bạn nghe” để giúp đỡ những gia đình quân nhân gặp khó khăn. Năm 2010, gia đình Tổng thống Barack Obama đã quyên góp tới 245.000 USD cho 36 quỹ từ thiện ở nước Mỹ.

Cục thuế vụ Nhà trắng cho biết thu nhập của Phó Tổng thống Mỹ Joshep R. Biden là 379.000 USD, cũng bị giảm đáng kể so với năm 2009.

Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joshep R. Biden cũng nằm trong diện được hưởng chính sách giảm thuế do cựu Tổng thống Bush phê chuẩn khi đang giữ chức. Theo quy định, gia đình ông Obama được giảm 26%, gia đình ông Biden được giảm 23%. Nhà trắng cho biết trong tình hình thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, nhà nước giảm chi tiêu ngân sách, nhất là chi tiêu hành chính, tiền lương thì thu nhập của các công chức - kể cả tổng thống và phó tổng thống - đều bị cắt giảm theo.

Tại Nga, thu nhập năm 2010 của Thủ tướng Putin là 5,04 triệu Rúp, so với thu nhập 3,89 triệu Rúp của năm 2009 đã tăng lên đáng kể. Ngoài tiền lương, Thủ tướng Putin được nhà nước đãi ngộ về nhà ở như đã cấp quyền sử dụng vô thời hạn ngôi nhà rộng 153 mét vuông và 18 mét vuông bãi đỗ xe.

Thu nhập tăng lên, nhưng do kinh tế suy thoái và lạm phát, nên thu nhập của ông Putin trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 bắt đầu bị giảm sút. Tình trạng lạm phát của nước Nga tăng lên cũng khiến cho thu nhập trên thực tế của Thủ tướng Putin giảm sút so với trước đây.

Trong khi đó thu nhập năm 2010 của Bộ trưởng Năng lượng Nga Trutnev tới 114 triệu Rúp, chủ yếu do giá dầu tăng cao. Ông Trutnev là người có thu nhập cao nhất trong các công chức Nga, cao hơn cả tổng thống và thủ tướng.

Tại Châu Á, thu nhập năm 2010 của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long được điều chỉnh theo chính sách tăng lương bù lạm phát chung của cả nước, nên đã từ 1,62 triệu USD lên 2,18 triệu USD/năm, tăng 28%. Các quan chức chính phủ cũng được điều chỉnh theo, với mức lương bộ trưởng bình quân tới 1,26 triệu USD. Ông Lý Hiển Long tuyên bố ông chuyển toàn bộ phần lương được điều chỉnh tăng cao vào quỹ từ thiện và chỉ hưởng lương như trước. Thu nhập của Thủ tướng Singapore có lẽ cao nhất trong số nguyên thủ quốc gia thế giới. Tính ra lương của ông gấp 5 lần lương của cựu Tổng thống Bush trước đây.

Theo Tầm nhìn

Friday, 7 October 2011

Những Cầu thủ và Huấn luyện viên bóng đá giàu nhất thế giới 2011/12

Theo thống kê của tạp chí Four Four Two, David Beckham là cầu thủ giàu nhất thế giới năm 2011/12 với tổng tài sản lên 135 triệu bảng. HLV Capello với 38 triệu bảng, là HLV giàu nhất thế giới năm 2011/12



Michael Owen - cầu thủ giàu nhất bóng đá Anh

Michael Owen đang sở hữu khối tài sản trị giá 40 triệu bảng -
giàu nhất trong giới cầu thủ xứ sương mù

Cầu thủ dẫn đầu danh sách Những cầu thủ giàu nhất thế giới năm 2011/12 là David Beckham với tổng tài sản lên 135 triệu bảng, vượt xa người đứng vị trí thứ hai là Michael Owen (40 triệu bảng). Nhưng hiện tại tiền vệ điển trai đã chuyển sang LA Galaxy thi đấu cho giải nhà nghề Mỹ, vì vậy đương nhiên Cầu thủ giàu nhất ở nước Anh thuộc về Owen. Có thể dễ dàng nhận thấy các cầu thủ đang khoác áo Quỷ Đỏ và Chelsea chiếm thế thượng phong trong danh sách này.

Danh sách 10 cầu thủ giàu nhất thế giới năm 2011/12:

1. David Beckham (LA Galaxy) - 135 triệu bảng

2. Michael Owen (MU) - 40 triệu bảng

3. Rio Ferdinand (MU) - 36 triệu bảng

4. Ryan Giggs (MU) - 30 triệu bảng

5. Wayne Rooney (MU) - 30 triệu bảng

6. Steven Gerrard (Liverpool) - 27 triệu bảng

7. Frank Lampard (Chelsea) - 26 triệu bảng

8. John Terry (Chelsea) - 22 triệu bảng

9. Didier Drogba (Chelsea) - 19 triệu bảng

10. Fernando Torres (Chelsea) - 18 triệu bảng

Bảng danh sách Những HLV giàu nhất thế giới năm 2011/12 cũng gây chú ý. Khác với thống kê trên, hai chiến lược gia dẫn đầu không có sự chênh lệch quá nhiều về tổng tài sản. Cụ thể, Fabio Capello đứng ở vị trí thứ 1 được xác định đang nắm giữ khối tài sản trị giá 38 triệu bảng, hơn người thứ hai là Sir Alex Ferguson có 11 triệu bảng.

Michael Owen - cầu thủ giàu nhất bóng đá Anh
HLV Capello sở hữu khối tài sản 38 triệu bảng, đang là HLV giàu nhất thế giới năm 2011/12

Danh sách 10 HLV giàu nhất thế giới năm 2011/12:

1. Fabio Capello (ĐT Anh) - 38 triệu bảng

2. Sir Alex Ferguson (MU) - 27 triệu bảng

3. Arsene Wenger (Arsenal) - 20 triệu bảng

4. Roberto Mancini (Man City) - 19 triệu bảng

5. Sven-Goran Eriksson (Leicester City) - 15 triệu bảng

6. Harry Redknapp (Tottenham) - 10 triệu bảng

7. Steve Bruce (Sunderland) - 9 triệu bảng

8. Kenny Dalglish (Liverpool) - 8 triệu bảng

9. Andre Villa-Boas (Chelsea) - 7 triệu bảng

10. Alex McLeish (Aston Villa) - 6 triệu bảng

Theo Thu Trang
Tầm nhìn

Thursday, 6 October 2011

Đề xuất chỉ khấu trừ thuế một lần đối với giao dịch repo trái phiếu

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 124/2008/NĐ-CP, trong đó, đề xuất chỉ khấu trừ thuế tại nguồn một lần đối với giao dịch repo trái phiếu.

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 124/2008/NĐ-CP, trong đó, đề xuất chỉ khấu trừ thuế tại nguồn một lần đối với giao dịch repo trái phiếu.

“Sẽ chỉ khấu trừ thuế một lần đối với giao dịch repo trái phiếu”

Ông Nguyễn Văn Phụng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính

Theo thông lệ quốc tế, khi repo trái phiếu thì trái phiếu đó không chuyển quyền sở hữu sang chủ mới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do hạ tầng của Sở GDCK chưa đáp ứng được hoạt động repo chuẩn, nên đây là hoạt động mua đứt, bán đoạn.

Do vậy, việc áp dụng quy định thuế nhà thầu hiện hành đối với nhà thầu nước ngoài (khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ%/doanh thu chịu thuế mỗi khi chuyển nhượng), thì sẽ bị đánh thuế hai lần đối với cả người bán và người mua.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 124/2008/NĐ-CP, trong đó, đề xuất chỉ khấu trừ thuế tại nguồn một lần đối với giao dịch repo trái phiếu.

"Thuế chưa bình đẳng giữa NĐT nước ngoài và NĐT trong nước"

Ông Nguyễn Minh Đăng Khánh, Phó tổng giám đốc CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam

Theo quy định hiện hành, khi chuyển nhượng cổ phần, chứng chỉ quỹ, trái phiếu, thì tổ chức trong nước tạm thời chưa phải nộp thuế thu nhập DN tại thời điểm chuyển nhượng, đồng thời, thực hiện quyết toán và nộp thuế theo năm tài chính với thuế suất là 25%. Tổ chức trong nước được cộng gộp khoản lãi với khoản lỗ và chỉ nộp thuế trên phần chênh lệch lãi là số dương.

Thế nhưng, các tổ chức nước ngoài phải nộp thuế 0,1% trên doanh thu đối với khoản chuyển nhượng chứng khoán (kể cả chuyển nhượng lỗ). Đối với khoản vốn chuyển nhượng, họ phải nộp thuế 25% trên thu nhập tính thuế theo từng lần chuyển nhượng.

Theo đó, tổ chức nước ngoài luôn phải nộp thuế cho trường hợp chuyển nhượng chứng khoán dù bị lỗ và không được cộng gộp khoản lãi với khoản lỗ cho các trường hợp chuyển nhượng vốn trong cùng năm tài chính.

Theo Tân Văn
ĐTCK

Wednesday, 5 October 2011

Bà Pip McCrostie của công ty Ernst & Young trả lời phỏng vấn

Pip McCrostie là nữ Phó Chủ tịch toàn cầu về dịch vụ giao dịch & tư vấn của công ty dịch vụ chuyên nghiệp Ernst & Young. Là người đứng đầu một trong bốn doanh nghiệp toàn cầu và lãnh đạo hơn 7.500 nhân viên trên khắp 80 quốc gia, bà đã tư vấn những giao dịch lớn cho các nhà đầu tư tư nhân và các doanh nghiệp.


Facing the questions: Pip McCrostie of Ernst & Young

Bà Pip McCrostie của công ty Ernst & Young trả lời phỏng vấn

Pip McCrostie is global vice-chairwoman of transaction advisory services at Ernst & Young, the professional services company. Heading one of its four global businesses and leading more than 7,500 people across 80 countries, she has advised private equity houses and corporate clients on major transactions.

Trained as a lawyer, she entered accountancy because, as she readily admits, she was “bored”. A New Zealander, she lives in London with her husband and grown-up son.

What kind of a childhood did you have in Christchurch?

I grew up with my elder sister and my parents, and had a very pleasant childhood. I loved going to school and loved sports. My sister and my mother were the really bright ones in the family. You couldn’t get me off a tennis court, or off a horse, or out of the pool. I played squash for the New Zealand juniors. I was always doing athletics, training, getting a cup. I loved it ... sporty girl.

My mother read physics at university, which was unusual at the time, but when I went to university, she went back to study medieval French – and she got a straight A+ grade average. That’s what I was up against.

Are you competitive?

Yes, very much so, but honestly more with myself. I am one of those ghastly people who can go to the gym and doesn’t need a trainer. I can self-motivate. If someone’s next to me on the running machine I do speed up, though.

Why law?

My parents’ friends all advised me not to do law, and that made me decide I would do it. I’m like that.

What made you switch from law to accountancy?

I was doing commercial law and realised I could do it with one hand tied behind my back, which meant I had my midlife crisis at about 27. I completed a very intensive bachelor of commerce course over 18 months, working seven days a week. Of 21 starters, six of us finished – and four people had break­downs. I thrived on the pressure. I have been stretched, stressed and out of my depth. But with accountancy I’ve never been bored.

What brought you to the UK?

I wanted international experience, but I was in tax. So before I moved to the UK, I spent the whole of a holiday in Turkey by the pool with a textbook on English tax law.

Is London home?

London is home but I will always be a New Zealander. A lot of the attributes of Kiwis have helped me get to where I am. We are doers, we have courage – what you see is what you get.


Is money important to you?

What I get to do is much more important. I’d never take a job for the money. But I’m not going to do a job for nothing, and I’d negotiate if I felt the pay was unfair.

Which three words would your PA use to describe you?

She would say I was focused, hard-working and fair. She’s been with me for 20 years, a real friend.

Corporate finance and private equity are still very male dominated -- was it hard being a woman?

What attracted me was the business angle, and the fact that I don’t tend to see barriers. It was a nascent business 15 years ago – and, yes, very male dominated. However, I was aware that being a woman was an advantage as clients never forgot you; if they got on with you, it was a positive advantage.

What do you drive?

I love cars. I’ve driven the same car for 20 years – a Mini Cooper. But when I went to order my new Cooper S, I didn’t like the colours. The only other car I’d really ever wanted was an Aston Martin, so now I’m driving an Aston Martin Vantage.

BlackBerry or iPhone?

BlackBerry.

Do you find it easy to switch off?

No. I don’t care about that, but my family do.

Who have been major influences?

My headmistress, Molly Mullen at St Margaret’s College, had a big impact on me. In those days, girls were going to do teaching, nursing or physio – but not in her school.

My husband has been the biggest influence on my life and has been hugely encouraging and proud of me. Even though he had a demanding career in private equity and then as an investment banker, my career was never to go behind his. If there were networking things to go to, he’d always support them.

What would your 12-year-old self think of you?

She would be gobsmacked. She’d never have envisaged me leading a global business and in such a male-orientated field. I would have seen myself in a much more traditional role: doing a lot of sport and being a part-time working mum.

Why aren’t there more women in global leadership positions?

The situation is complex. While not overt, there is a very male, very white business model that is prevalent. It demands you are able to go anywhere, anytime – and that doesn’t suit all women.

Are you good at throwing your hat in the ring?

In sport I’d put my hand up, but for this role, no. I was approached.

Does anything keep you awake at night?

Yes, but not business issues. What keeps me awake at night is my family in Christchurch after the earthquake. My mother lost her home. They haven’t got water or a phone. A highly developed, wonderful city, and what they have been asked to live through is just incredible.

Has the success come at a sacrifice?

Without question. It is extremely difficult to balance a career and a family. But the message I really want to convey is that it is still possible.

Have you got there yet?

Absolutely not. I’m 53 and I could retire – I could have retired years ago. But I love this business and I’m not done yet. It is stimulating and exciting.

Pip McCrostie là nữ Phó Chủ tịch toàn cầu về dịch vụ giao dịch & tư vấn của công ty dịch vụ chuyên nghiệp Ernst & Young. Là người đứng đầu một trong bốn doanh nghiệp toàn cầu và lãnh đạo hơn 7.500 nhân viên trên khắp 80 quốc gia, bà đã tư vấn những giao dịch lớn cho các nhà đầu tư tư nhân và các doanh nghiệp.

Mặc dù theo học ngành luật song khi đi làm bà lại chọn nghề kế toán bởi vì, bà sẵn sàng thừa nhận, bà đã "không còn hứng thú" với nghề luật sư. Sinh ra tại New Zealand, nhưng hiện bà đang sống ở London cùng với chồng và con trai lớn.


Thời thơ ấu của bà ở thành phố Christchurch như thế nào?

Tôi lớn lên cùng chị gái và bố mẹ tôi, với một tuổi thơ rất êm ái. Tôi thích đi học và các môn thể thao ưa thích. Em gái và mẹ tôi thực sự là những người hoạt bát trong gia đình. Bạn không thể làm cách nào kéo tôi ra khỏi sân tennis, hoặc xuống ngựa, hay ra khỏi hồ bơi. Tôi chơi bóng quần với các em lớp dưới ở New Zealand. Tôi thường tham gia chạy điền kinh, tập luyện và giành được cúp. Tôi yêu thích thể thao ... có thể nói, tôi là cô gái của thể thao.

Mẹ tôi dạy Vật lý ở trường đại học. Vào thời điểm đó, đây được coi là không bình thường, nhưng khi tôi đi học đại học, bà quay lại trường để nghiên cứu môn người Pháp thời trung cổ - và bà đã đạt điểm trung bình A+. Còn tôi thì hoàn toàn trái ngược.

Bà có thấy ganh tị không?

Có chứ, thậm chí là rất nhiều, nhưng thú thật là nhiều hơn với chính bản thân mình. Tôi là một trong những người có thể đến phòng tập thể dục và không cần huấn luyện viên. Tôi có thể tự động viên mình. Nếu có ai đó bên cạnh khi tôi đang tập chạy trên máy, thì tôi thậm chí còn chạy nhanh hơn.

Tại sao bà lại chọn ngành luật?

Bạn bè của bố mẹ tôi đều khuyên tôi không nên theo ngành luật, song đó lại chính là động lực khiến tôi chọn ngành này. Tôi là người như vậy đấy.

Nguyên nhân gì khiến bà chuyển từ ngành luật sang kế toán?

Tôi đã theo học luật thương mại và nhận ra rằng tôi có thể làm việc này quá dễ dàng, tức là, tôi đã rơi vào tình trạng hoài nghi và lo lắng ở tuổi trung niên; lúc đó tôi khoảng 27 tuổi. Tôi đã kết thúc khóa học cử nhân thương mại chuyên sâu trong hơn 18 tháng, làm việc bảy ngày trong tuần. Trong số 21 người, có 6 người, kể cả tôi, đã hoàn thành còn bốn người thất bại. Tôi trưởng thành hơn nhờ áp lực. Tôi đã phải gồng mình lên, căng thẳng và choáng ngợp. Nhưng với kế toán, tôi chưa bao giờ chán.

Điều gì đã đưa bà đến Vương quốc Anh?

Tôi muốn học hỏi những kinh nghiệm quốc tế, nhưng tôi lại chuyên về thuế. Vì vậy, trước khi tôi chuyển đến Vương quốc Anh, tôi đã dành toàn bộ thời gian của kỳ nghỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ bên hồ bơi với một cuốn sách về luật thuế của Anh.

Bà có coi London là nhà của bà không?

Có chứ, nhưng tôi sẽ mãi là người New Zealand. Mang trong mình những đặc trưng của loài Kiwi giúp tôi luôn nhớ về nơi đã sinh ra tôi. Chúng tôi là người luôn hành động, chúng tôi đầy lòng can đảm - những gì bạn quan sát được là những gì bạn học được.

Tiền có quan trọng đối với bà hay không?

Những gì tôi phải làm còn quan trọng hơn gấp nhiều lần. Tôi không bao giờ muốn làm việc chỉ vì tiền. Nhưng tôi cũng không làm không công, và tôi sẽ phải thương lượng nếu tôi cảm thấy đồng lương không tương xứng.

Nếu được chọn ba từ, PA (Trợ lý riêng) sẽ dùng từ nào để miêu tả bà?

Cô ấy sẽ nói rằng tôi là người tập trung, chăm chỉ và công tâm. Cô ấy làm việc với tôi 20 năm nay, và là một người bạn thật sự.

Tài chính doanh nghiệp và cổ phần tư nhân vẫn còn rất nhiều nam giới thống trị - Liệu đó có phải thách thức đối với phụ nữ?

Điều thu hút tôi là góc độ kinh doanh, và thực tế là tôi không định bới tìm các rào cản. Đó là một kiểu doanh nghiệp mới ra đời cách đây 15 năm - và, đúng vậy, nam giới thống trị. Tuy nhiên, tôi nhận thức được rằng là phụ nữ cũng là một lợi thế vì khách hàng không bao giờ quên bạn, nếu họ có quan hệ tốt với bạn thì đó thực sự là một lợi thế tuyệt vời.

Hiện bà đang dùng phương tiện gì?

Tôi thích xe ô tô. 20 năm nay, tôi chỉ lái chiếc xe Mini Cooper duy nhất. Nhưng khi tôi đến mua chiếc xe Cooper S, tôi lại không thích màu của nó. Chiếc xe duy nhất tôi thực sự muốn là xe Aston Martin, vì vậy hiện tôi đang lái chiếc xe Aston Martin Vantage.

Bà dùng BlackBerry hay iPhone?

BlackBerry.

Bà có thấy chiếc điện thoại này có dễ tắt nguồn không?

Tôi không quan tâm về điều đó, nhưng gia đình tôi thì có.

Ai có ảnh hưởng lớn nhất đối với bà?

Cô Molly Mullen, Hiệu trưởng trường Cao đẳng St Margaret rất quan trọng đối với tôi. Trong những ngày đó, cô vừa công tác làm giảng dạy, điều dưỡng và vừa làm vật lý trị liệu - nhưng không phải trong trường học của cô.

Người có ảnh hưởng lớn nhất với cuộc sống của tôi là chồng tôi. Anh đã luôn động viên và tự hào về tôi. Mặc dù anh đã có một sự nghiệp đòi hỏi khắt khe về vốn sở hữu tư nhân rồi sau đó là một chủ ngân hàng đầu tư nhưng sự nghiệp của tôi chưa bao giờ bước theo sau anh. Nhưng nếu có những điểm tương đồng, anh sẽ luôn ủng hộ.

Cô con gái 12 tuổi nghĩ gì về bà?

Cô bé sẽ vô cùng kinh ngạc. Nó sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng ​​mẹ nó lại dẫn đầu một tập đoàn kinh doanh toàn cầu và hoạt động trong lĩnh vực vốn dành cho phái mạnh. Tôi còn tìm thấy mình trong vai trò truyền thống nhiều hơn nữa: Luyện tập nhiều môn thể thao và là người mẹ làm việc bán thời gian.

Theo bà tại sao lại không có nhiều phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo toàn cầu?

Vấn đề này vô cùng phức tạp. Không công khai mà nói thì dạng kinh doanh vẫn thường thấy là phù hợp với đàn ông. Nó yêu cầu bạn phải đi được mọi lúc, mọi nơi - mà điều này không hề phù hợp với phụ nữ.

Bà có hay tuyên chiến với ai không?

Trong thể thao, tôi rất muốn, nhưng trong vai trò kinh doanh, thì không.

Có điều gì khiến bà thức giấc vào ban đêm không?

Có, nhưng không phải là vấn đề kinh doanh. Việc khiến tôi trằn trọc lúc nửa đêm là việc gia đình tôi sau trận động đất ở Christchurch. Mẹ tôi bị mất nhà, mất nước hay điện thoại. Sống giữa một thành phố phát triển cao và tuyệt vời, nhưng những gì họ phải trải qua quả thật là không thể tin được.

Liệu có thể cân bằng sự nghiệp và gia đình?

Tất nhiên. Để cân bằng sự nghiệp và gia đình là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, thông điệp mà tôi thực sự muốn truyền tải là nó vẫn còn có thể.

Bà đã đến đích chưa?

Chưa hề. Tôi 53 và tôi đã có thể nghỉ hưu hưu từ năm ngoái. Nhưng tôi yêu thích kinh doanh và tôi chưa muốn dừng lại vì nó thực sự thú vị.



(Theo Tamnhin)

Popular Posts