Sunday, 23 October 2011

Báo cáo kết quả kiểm toán nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Báo cáo tình hình quyết toán công trình quan trọng quốc gia dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Chính phủ gửi đến Quốc hội.
Chính phủ cho biết, công tác quyết toán dự án đã hoàn thành phần quyết toán chính của dự án, giá trị quyết toán được phê duyệt nằm trong tổng mức đầu tư được duyệt, đã được Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán và xác nhận.

Hiện nay nhà máy đang hoạt động an toàn, hiệu quả. Chính phủ đang chỉ đạo chủ đầu tư nghiên cứu việc mở rộng nhà máy và triển khai khi đủ điều kiện, báo cáo viết.

Hiệu quả của Nhà máy Dung Quất là một trong những vấn đề được nhiều vị đại biểu Quốc hội khóa 12 đặc biệt quan tâm khi thảo luận tại kỳ họp thứ tám vào cuối năm 2010.

Tại nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này, Quốc hội đã yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc thanh quyết toán dự án và thực hiện kiểm toán toàn bộ công trình theo quy định của pháp luật.

Theo báo cáo, toàn bộ nguồn vốn đầu tư của dự án đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán. Giá trị chênh lệch (giảm) giữa số kiểm toán (48.318.644.184.522 đồng) và số quyết toán (48.335.721.526.850 đồng) là 17.077.342.328 đồng.

Nguyên nhân được giải thích tại báo cáo là do đơn vị quy đổi của các khoản góp vốn phía Việt Nam vào liên doanh (giai đoạn liên doanh với Nga) và chuyển tiếp cho Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất chưa hoàn toàn chính xác.

Về thực hiện đầu tư, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, giá trị quyết toán giai đoạn 1 được chủ đầu tư phê duyệt giảm 20.015.472.375 đồng (tương đương 0,047% giá trị quyết toán).

Báo cáo kiểm toán dự án của Kiểm toán nhà nước ngày 19/9/2011được gửi kèm theo báo cáo của Chính phủ cũng đã chỉ rõ một số sai sót tại báo cáo quyết toán hoàn thành giai đoạn 1 đã được chủ đầu tư phê duyệt.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị Ban quản lý dự án xử lý về tài chính và giảm giá trị quyết toán tổng số tiền 50.344.028.566 đồng. Trong đó, thu hồi vốn đầu tư đã quyết toán sai quy định: 7.502.514.571 đồng; giảm thanh toán 12.234.493.959 đồng và xử lý khác 30.607.020.036 đồng.

Với chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đơn vị kiểm toán kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản lý các dự án lớn. Chính phủ cho biết, công tác quyết toán dự án đã hoàn thành phần quyết toán chính của dự án, giá trị quyết toán được phê duyệt nằm trong tổng mức đầu tư được duyệt, đã được Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán và xác nhận.

Hiện nay nhà máy đang hoạt động an toàn, hiệu quả. Chính phủ đang chỉ đạo chủ đầu tư nghiên cứu việc mở rộng nhà máy và triển khai khi đủ điều kiện, báo cáo viết.

Hiệu quả của Nhà máy Dung Quất là một trong những vấn đề được nhiều vị đại biểu Quốc hội khóa 12 đặc biệt quan tâm khi thảo luận tại kỳ họp thứ tám vào cuối năm 2010.

Tại nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này, Quốc hội đã yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc thanh quyết toán dự án và thực hiện kiểm toán toàn bộ công trình theo quy định của pháp luật.

Theo báo cáo, toàn bộ nguồn vốn đầu tư của dự án đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán. Giá trị chênh lệch (giảm) giữa số kiểm toán (48.318.644.184.522 đồng) và số quyết toán (48.335.721.526.850 đồng) là 17.077.342.328 đồng.

Nguyên nhân được giải thích tại báo cáo là do đơn vị quy đổi của các khoản góp vốn phía Việt Nam vào liên doanh (giai đoạn liên doanh với Nga) và chuyển tiếp cho Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất chưa hoàn toàn chính xác.

Về thực hiện đầu tư, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, giá trị quyết toán giai đoạn 1 được chủ đầu tư phê duyệt giảm 20.015.472.375 đồng (tương đương 0,047% giá trị quyết toán).

Báo cáo kiểm toán dự án của Kiểm toán nhà nước ngày 19/9/2011được gửi kèm theo báo cáo của Chính phủ cũng đã chỉ rõ một số sai sót tại báo cáo quyết toán hoàn thành giai đoạn 1 đã được chủ đầu tư phê duyệt.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị Ban quản lý dự án xử lý về tài chính và giảm giá trị quyết toán tổng số tiền 50.344.028.566 đồng. Trong đó, thu hồi vốn đầu tư đã quyết toán sai quy định: 7.502.514.571 đồng; giảm thanh toán 12.234.493.959 đồng và xử lý khác 30.607.020.036 đồng.

Với chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đơn vị kiểm toán kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản lý các dự án lớn.
Theo Nguyễn Lê

VnEconomy

No comments:

Post a Comment

Popular Posts