Friday, 25 February 2011

Quy định mới về điều kiện dự thi kiểm toán viên và các nội dung cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi về điều kiện dự thi kiểm toán viên

QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI KIỂM TOÁN VIÊN

VÀ CÁC NỘI DUNG CẦN TIẾP TỤC BỔ SUNG, SỬA ĐỔI

VỀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI KIỂM TOÁN VIÊN

TS. Hà Thị Ngọc Hà

Phó Vụ trưởng Vụ CĐKT và Kiểm toán

Bộ Tài chính

Hà Thị Ngọc Hà

I. Quy định mới bổ sung về điều kiện dự thi KTV theo Nghị định số 16/2011/NĐ-CP ngày 22/02/2011 của Chính phủ.

Trong quá trình tổ chức thi và cấp chứng chỉ KTV, kế toán viên hành nghề có phát sinh một số bất cập liên quan đến các quy định về điều kiện dự thi và đối tượng dự thi. Cụ thể, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập thì một trong những tiêu chuẩn dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên (KTV) là có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán. Do vậy các đối tượng có bằng thạc sĩ, tiến sĩ về kế toán kiểm toán nhưng chưa có bằng cử nhân về các chuyên ngành trên sẽ không được dự thi lấy chứng chỉ KTV.

Để khắc phục hạn chế nêu trên, ngày 22/02/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 16)

Nội dung quy định tại Điều 1, Nghị định số 16 là chỉ sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 1, Điều 13 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP như sau: “Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên tính từ năm ghi trên bằng tốt nghiệp đại học đến năm đăng ký dự thi”.

Nghị định số 16 có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 4 năm 2011.

II. Các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi về điều kiện dự thi KTV và đăng ký hành nghề kiểm toán

Trên thực tế số lượng KTV hiện có so với nhu cầu vẫn còn quá thiếu. Tính đến ngày 31/12/2009, cả nước có gần 10.000 người làm việc trong các doanh nghiệp kiểm toán, nhưng cả nước cũng mới chỉ có 1811 người được cấp chứng chỉ KTV. Trong đó chỉ có 1117 KTV đăng ký hành nghề trong 156 doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện đã hành nghề, số còn lại gần 700 KTV có chứng chỉ nhưng không hành nghề kiểm toán mà làm trong các ngành nghề khác như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán...Do số lượng doanh nghiệp kiểm toán trong những năm qua tăng nhanh nhưng số lượng KTV tăng không đáng kể nên có sự dàn trải số lượng KTV giữa các công ty. Do số lượng KTV còn quá thiếu nên hàng năm thường xuyên có trên 10 công ty đã thành lập nhưng không đủ điều kiện hoạt động kiểm toán do không đủ tối thiểu 3 KTV theo quy định hiện hành. Số lượng KTV hiện có so với nhu cầu vẫn còn quá thiếu như một phần nêu trên là do các quy định về điều kiện dự thi lấy chứng chỉ KTV chưa phù hợp, cần được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu thực tế và hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể như sau:

1. Quy định hiện hành và những hạn chế về điều kiện dự thi lấy chứng chỉ KTV và điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán

Theo quy định hiện hành (Quyết định 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 ban hành Quy chế thi và cấp Chứng chỉ KTV và Chứng chỉ hành nghề kế toán và Thông tư số 171/2009/TT-BTC ngày 24/8/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi và cấp chứng chỉ KTV và Chứng chỉ hành nghề kế toán), người dự thi lấy Chứng chỉ KTV phải có đủ các điều kiện về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác sau đây: a) Có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán; hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích tài chính, Thuế từ 10% tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên; b) Thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên tính từ năm ghi trên bằng tốt nghiệp đại học đến năm đăng ký dự thi; hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên tính từ năm ghi trên bằng tốt nghiệp đại học đến năm đăng ký dự thi.

Quy định hiện hành trên thực tế qua 16 kỳ thi, cấp chứng chỉ KTV và điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán, ngoài tồn tại đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 16 nêu trên còn bộc lộ các bất hợp lý như:

Thứ nhất, nhiều đối tượng không đủ điều kiện dự thi mặc dù có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học về Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích tài chính, Thuế trên 10% tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên nhưng do chuyên ngành học ghi trên bằng tốt nghiệp đại học của các đối tượng này không thuộc chuyên ngành kinh tế, quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh. Ví dụ: Các đối tượng học thuộc các chuyên ngành như tài vụ thương mại, công nghiệp, xây dựng cơ bản,.. hay thuế, thu quốc doanh - là các chuyên ngành đào tạo khá phổ biến của các trường đại học kinh tế trong thời kỳ trước năm 1985 đều không được dự thi. Đồng thời các đối tượng có chuyên ngành học là kinh doanh quốc tế, kinh tế đầu tư, kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế...không được dự thi. Các đối tượng không đủ điều kiện dự thi KTV như đã nêu trên đều được phần lớn các công ty kiểm toán tuyển dụng do có trình độ tốt và có nhiều đóng góp cho ngành kiểm toán. Các đối tượng trên muốn dự thi KTV muốn đăng ký hành nghề phải tham dự học và thi để lấy các chứng chỉ KTV do các Hội nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán được phép hoạt động tại Việt Nam như Hiệp Hội kế toán công chứng Anh (ACCA), Hội kế toán công chứng Australia (CPAA) tổ chức, sau đó tham dự kỳ thi sát hạch, đạt yêu cầu mới được cấp chứng chỉ KTV.

Thứ hai, về điều kiện kinh nghiệm công tác thì người muốn dự thi để được cấp chứng chỉ KTV phải có ít nhất 4 năm thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán hoặc 5 năm làm kế toán, tài chính trở lên tính từ năm ghi trên bằng tốt nghiệp đại học đến năm đăng ký dự thi. Theo quy định hiện hành người dự thi có chứng chỉ KTV sẽ được đăng ký hành nghề kiểm toán ngay, từ đó dẫn đến tình trạng người có chứng chỉ KTV nhưng chưa có thực tế kiểm toán (do mới chỉ làm công tác tài chính, kế toán) đã được hành nghề và ký báo cáo kiểm toán sẽ không đảm bảo chất lượng kiểm toán. Ngược lại người dự thi KTV đã có ít nhất 4 năm thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán, đạt yêu cầu sau 3 năm dự thi theo quy định, được cấp chứng chỉ KTV mới được đăng ký hành nghề và ký báo cáo kiểm toán là quá lâu nên chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm toán độc lập là rất lớn trong khi số lượng KTV còn hạn chế.

2. Thông lệ quốc tế về thi KTV và điều kiện được đăng ký hành nghề kiểm toán

2.1) Các Hội nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPAA:

Các Hội nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPAA… có chức năng tổ chức các khoá đào tạo, tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận đạt kỳ thi cho các cá nhân đạt kết quả thi do Hội nghề nghiệp tổ chức ở tất cả các nước mà các Hội nghề nghiệp quốc tế có văn phòng đại diện. Điều kiện dự thi và nội dung thi của từng Hội nghề nghiệp cũng khác nhau: (1) Với ACCA người tốt nghiệp phổ thông trung học là được tham gia học và thi theo 3 giai đoạn trong 10 năm gồm: Nguyên lý, kiến thức cơ bản và nâng cao. Những người tốt nghiệp đại học có các môn học mà ACCA yêu cầu dự thi sẽ được xét miễn giảm. (2) Với CPAA người tốt nghiệp đại học mới được tham gia học và thi với số môn học và thi ít hơn. Các cá nhân đạt kết quả thi do Hội nghề nghiệp tổ chức chỉ được tham gia là hội viên liên kết. Các Hội nghề nghiệp quốc tế cấp chứng chỉ Hội viên chính thức cho các đối tượng sau khi đạt kỳ thi và đủ tiêu chuẩn gia nhập hội viên khi có đủ số năm kinh nghiệm (từ 3-5 năm) thực tế làm kiểm toán hoặc làm trong các lĩnh vực, ngành nghề theo danh mục do các Hội công nhận. Hội nghề nghiệp quốc tế với chức năng đào tạo, xác nhận năng lực, cung cấp thông tin và quản lý đạo đức nghề nghiệp cho những người hành nghề kế toán, kiểm toán đã làm cho uy tín, danh tiếng của những người hành nghề kế toán, kiểm toán ngày càng được nâng cao, được không chỉ từng nước mà nhiều nước thừa nhận như ACCA hiện có 131.000 Hội viên, 80 văn phòng đại diện trên 64 nước trên thế giới, đã có văn phòng và 300 hội viên ở Việt Nam; CPAA hiện có 129.000 Hội viên, 10 văn phòng đại diện trên thế giới, có văn phòng và 180 Hội viên ở Việt Nam.

2.2) Tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán và việc thừa nhận chứng chỉ hội viên của các Hội nghề nghiệp quốc tế của các nước:

- Về tổ chức thi: Việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán có sự khác nhau giữa các nước theo 2 cách thức triển khai: Giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện hoặc Cơ quan Nhà nước tổ chức thực hiện có sự phối hợp của Hội nghề nghiệp.

- Về điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán: Phần lớn các nước quy định các cá nhân được đăng ký hành nghề kiểm toán khi có đủ điều kiện là hội viên chính thức của các Hội nghề nghiệp được Nhà nước thừa nhận hoặc khi có đủ các điều kiện sau: (i) có bằng đại học kinh tế hoặc luật được Nhà nước chính thức công nhận; (ii) đạt kỳ thi KTV; (iii) Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác về kế toán, kiểm toán (hoặc trong ngành kinh tế hoặc luật). Thông lệ chung ở các nước, chỉ những người đạt kỳ thi KTV, là hội viên Hội nghề nghiệp và có đủ 3-5 năm kinh nghiệm thực tế làm kiểm toán hoặc các ngành được các Hội nghề nghiệp thừa nhận mới đủ điều kiện được đăng ký và được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán. Quy định về điều kiện phải có đủ 3-5 năm kinh nghiệm thực tế ở từng quốc gia là khác nhau, có thể là trước hoặc sau khi đã thi đạt kỳ thi KTV.

- Việc thừa nhận chứng chỉ Hội viên của các Hội nghề nghiệp quốc tế có sự khác nhau giữa các quốc gia, cụ thể: (i) Nhiều nước cho phép hội viên chính thức của các Hội nghề nghiệp quốc tế được phép hành nghề với điều kiện bắt buộc đồng thời phải là Hội viên của Hội nghề nghiệp của nước đó. Ví dụ ở Vương quốc Anh có 4 Hội nghề nghiệp quốc tế (The Association of Chartered Certified Accountants (ACCA), The Institute of Chartered Accountants in England and Wales (ICAEW), The Institute of Chartered Accountants of Scotland, The chartered Institute of Management Accountants (CIMA)). Hội viên của các Hội nghề nghiệp ở Vương quốc Anh không chỉ được phép hành nghề ở Vương quốc Anh mà còn được phép hành nghề ở nhiều nước Châu Âu và một số nước trước đây là thuộc địa của Anh, như ở Châu Á có Singapore, Malaixia... do được luật pháp các nước thừa nhận với điều kiện bắt buộc phải là Hội viên của Hội nghề nghiệp của nước đó; (ii) Nhiều nước ở Châu Á, Châu Đại dương…quy định Hội viên của các Hội nghề nghiệp quốc tế muốn hành nghề kiểm toán ở nước mình phải tham dự kỳ thi sát hạch (thi chuyển đổi) hoặc thi đầy đủ các môn như người dự thi KTV của nước sở tại. Luật pháp ở một số nước không phổ biến nói tiếng Anh như Nhật Bản, Trung quốc, Thái lan, Ba lan, Lào… quy định người nước ngoài muốn hành nghề kiểm toán ở các nước này phải đạt kỳ thi KTV và phải thành thạo kỹ năng nói và viết ngôn ngữ của nước sở tại.

3. Các nội dung liên quan đến điều kiện dự thi KTV và điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán cần được nghiên cứu để quy định trong Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam sẽ có được nhiều lợi ích lớn nếu người hành nghề kiểm toán của Việt Nam được các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế công nhận. Các lợi ích này bao gồm: Chất lượng kiểm toán và độ tin cậy đối với kết quả kiểm toán sẽ được nâng cao, cơ hội cho các KTV Việt Nam có thể hành nghề tại các nước khác đồng thời năng lực của KTV Việt Nam sẽ không ngừng được nâng cao. Để phù hợp với thông lệ quốc tế, khắc phục hạn chế của các quy định hiện hành về điều kiện dự thi KTV và điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán, đồng thời để mở rộng đối tượng được dự thi KTV nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng và đạt được các lợi ích như đã nêu trên, Việt Nam cần nghiên cứu để quy định trong Luật KTĐL các nội dung liên quan đến điều kiện dự thi KTV và điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán cụ thể như sau:

Thứ nhất, về điều kiện dự thi KTV: Dự thảo Luật nên nghiên cứu, xem xét để quy định các cá nhân có đủ 2 điều kiện sau sẽ được tham dự kỳ thi KTV: (1) Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; (2) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán và các chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính.

Theo định hướng trên các cá nhân có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán sẽ được tham dự kỳ thi KTV; các cá nhân có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc tất cả các chuyên ngành khác với các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học phù hợp với các chuyên đề dự thi KTV (như tài chính, kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, thuế, luật kinh tế) từ 5-10% tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên đều được tham dự kỳ thi KTV. Để mở rộng đối tượng được dự thi KTV, tỷ lệ % tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên do Bộ Tài chính quy định cho phù hợp với từng thời kỳ.

Đồng thời với các ngành học không có đủ % các môn học phù hợp với chuyên đề dự thi thì cho phép được tham dự các khóa học chuyển đổi/ hỗ trợ các chuyên đề dự thi cho đủ điều kiện dự thi.

Với quy định trên, đối tượng tham gia thi KTV sẽ tăng mạnh do (1) người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc tất cả các chuyên ngành khác như kinh doanh quốc tế, kinh tế đầu tư, kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế, quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, luật kinh tế, thẩm định giá…có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học phù hợp với các chuyên đề dự thi KTV có thể từ 5-10% tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên được quy định cho phù hợp với từng thời kỳ đều được tham dự kỳ thi KTV; (2) người tốt nghiệp đại học được tham dự kỳ thi KTV ngay mà không cần phải có thời gian thực tế làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán. Theo đó sinh viên sẽ có định hướng nghề nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp đại học nếu muốn dự thi KTV để hành nghề kiểm toán. Khả năng đạt kỳ thi KTV sẽ cao hơn nhiều so với yêu cầu phải có thời gian thực tế làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán như quy định hiện hành. Trong điều kiện chuyên ngành học ghi trên bằng tốt nghiệp đại học còn nhiều khác biệt giữa các cơ sở đào tạo nên quy định trên sẽ rất thuận lợi, rõ ràng cho Hội đồng thi xét duyệt hồ sơ đủ điều kiện dự thi và những cá nhân xem xét điều kiện dự thi khi có nhu cầu thi KTV.

Thứ hai, về điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán: Dự thảo Luật nên nghiên cứu, xem xét để quy định các cá nhân có chứng chỉ KTV ngoài các điều kiện theo quy định hiện hành, cần bổ sung 2 quy định: (1) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ 36 tháng trở lên ở doanh nghiệp kiểm toán hoặc tổ chức kiểm toán khác tại Việt Nam; (2) Là hội viên của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán của Việt Nam.

Với quy định trên, để được đăng ký hành nghề kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán thì yêu cầu người đạt kỳ thi KTV phải có 3 năm thực tế làm kiểm toán (tại các doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ…) để tích luỹ kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ năng thực tế để đảm bảo chất lượng kiểm toán. Việc mở rộng đối tượng được dự thi KTV sẽ tăng đáng kể số lượng KTV nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng đồng thời quy định người đạt kỳ thi KTV phải làm kiểm toán thực tế 3 năm (Trước hoặc sau khi đạt kỳ thi KTV) sẽ góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, khắc phục được tình trạng chất lượng kiểm toán chưa tốt do các KTV đã đạt kỳ thi KTV mà chưa hề làm thực tế kiểm toán thực hiện. Để thừa nhận chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán của các tổ chức quốc tế và các nước, Dự thảo Luật nên quy định: Người có chứng chỉ nước ngoài được Bộ Tài chính thừa nhận (bao gồm người có chứng chỉ hội viên của các Hội nghề nghiệp quốc tế được Việt Nam thừa nhận, đủ điều kiện hành nghề kiểm toán ở các nước) đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán Việt Nam và là hội viên của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán của Việt Nam sẽ được đăng ký hành nghề kiểm toán.

Về điều kiện KTV phải là hội viên của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán mới được đăng ký hành nghề cũng còn ý kiến khác nhau nhưng trên thực tế kinh nghiệm của hầu hết các nước trên thế giới: Khi KTV đủ điều kiện là hội viên của tổ chức nghề nghiệp kiểm toán được Nhà nước thừa nhận thì chính là đủ điều kiện kiểm toán. Vì rằng, là hội viên, KTV sẽ được Hội đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên hàng năm; được Hội tư vấn và cung cấp thông tin; được Hội kiểm tra chất lượng dịch vụ, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp… giúp Hội viên bảo vệ uy tín, danh tiếng, giúp chất lượng KTV, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Do đó, Việt Nam cũng cần học tập và làm theo kinh nghiệm của quốc tế. Hội quản lý, giám sát hội viên chính là giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn đội ngũ KTV ngày càng đông đảo mà Nhà nước không có điều kiện quản lý như khi còn ít hiện nay.

Cùng với việc đổi mới, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về điều kiện dự thi KTV và điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán như đã nêu trên, để xác lập vị thế quan trọng của nghề nghiệp kiểm toán, nâng cao giá trị ở tầm quốc gia và để đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế, theo lộ trình phù hợp Việt Nam cần đổi mới toàn diện nội dung chương trình học ôn, thi, ra đề, tổ chức thi và cấp chứng chỉ KTV. Trong đó quan trọng nhất là đổi mới nội dung, chương trình học, ôn thi phải đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế, mang tính thực tiễn và sát với các tình huống thực tế nghề nghiệp hơn. Quá trình xây dựng nội dung, chương trình học, ôn thi KTV cần xem xét tới khả năng kết nối chương trình đào tạo, thi KTV với việc đào tạo sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Căn cứ vào chương trình đào tạo chuyên sâu về kế toán, kiểm toán ở các trường đại học để nghiên cứu điều kiện, cách thức và công việc phải làm để hướng tới việc kết nối đào tạo, thi KTV với việc đào tạo ở bậc đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán./.

Nguon: www.vacpa.org.vn

Thursday, 24 February 2011

Không được 'ngoại trừ' những nội dung trọng yếu khi kiểm toán

KHÔNG ĐƯỢC "NGOẠI TRỪ"

NHỮNG NỘI DUNG TRỌNG YẾU KHI KIỂM TOÁN

Ảnh minh họa

Sau nhiều phiên thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tại phiên họp sáng 17/02 quyết định bỏ quy định "giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty TNHH kiểm toán buộc phải góp tối thiểu 10% vốn điều lệ" như nội dung dự thảo Luật Kiểm toán độc lập, do cơ quan soạn thảo trình trước đó.

Bảo Cầm

Tại kỳ họp trước, Thường trực UB Kinh tế cũng bày tỏ quan điểm không tán thành quy định trên với lý do: theo Luật Doanh nghiệp (DN), chủ tịch hội đồng thành viên của DN TNHH 2 thành viên trở lên có thể thuê tuyển chức danh giám đốc hoặc tổng giám đốc để quản lý, điều hành DN. Vì vậy, yêu cầu giám đốc hoặc tổng giám đốc DN TNHH phải góp tối thiểu 10% vốn điều lệ là không phù hợp.

Một nội dung khác vừa được bổ sung trong dự luật này là luật phải quy định rõ những nội dung trọng yếu của báo cáo kiểm toán tài chính của DN không được ngoại trừ khi xác định trách nhiệm của cơ quan kiểm toán. Theo Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền, quy định trên xuất phát từ thực tế "chất lượng báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính ở không ít DN thời gian qua còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do đơn vị kiểm toán vì nhiều lý do đã không đi sâu xem xét, đánh giá một hay một số nội dung trọng yếu của báo cáo tài chính. Do vậy, báo cáo tài chính không phản ánh được một cách đầy đủ và xác thực. Thông thường, những trường hợp như vậy, các đơn vị kiểm toán đưa ra những yếu tố ngoại trừ để không chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo kiểm toán và qua đó không chịu trách nhiệm về pháp lý".

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quy định nội dung trọng yếu không được ngoại trừ khi lập báo cáo kiểm toán tài chính theo quy định trên của dự luật Kiểm toán độc lập.

Theo kế hoạc Luật Kiểm toán độc lập sẽ được biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, diễn ra vào tháng 3 tới.

(Theo Báo TN - 18/2/2011)

BBT: Trong quá trình tham gia thảo luận dự thảo Luật Kiểm toán độc lập, VACPA cũng đã nhiều lần có ý kiến: "Quy định về việc không được "ngoại trừ" những nội dung trọng yếu trong khi kiểm toán" là không phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế, cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế phổ biến.

Theo VACPA, dù là chủ quan của Nhà quản lý hay quyền lực của cơ quan ban hành văn bản pháp luật thì cũng chỉ có thể cho doanh nghiệp, tổ chức được kiểm toán phải bảo đảm các điều kiện để hạn chế việc tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ các nội dung trọng yếu - việc này không thể quy định thuộc trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán thực hiện. Tuy nhiên kiểm toán viên và công ty kiểm toán cũng cần thấy rõ trách nhiệm của mình trước thực tế các năm qua đã làm cho nhà đầu tư có ấn tượng xấu về việc quá nhiều báo cáo có ý kiến ngoại trừ, mà ngoại trừ rất lớn đến mức báo cáo kiểm toán không còn giá trị nữa (ví dụ: ngoại trừ số dư hàng tồn kho có giá trị đến 70-80% tổng tài sản trong báo cáo tài chính) mà không thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, cũng không đưa ra mức độ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của các điểm ngoại trừ...

Các kiểm toán viên, bạn đọc và công ty kiểm toán cần có ý kiến về vấn đề này trên diễn đàn giúp đại biểu Quốc hội có cơ sở thông qua Luật Kiểm toán độc lập dự kiến trong tháng 3/2011 tới.


Nguồn: www.vacpa.org.vn

Giá xăng lên 19.300 đồng từ 10h sáng

Bộ Tài chính sáng nay quyết định cho phép doanh nghiệp được tăng giá bán mỗi lít xăng A92 từ 16.400 đồng lên 19.300 đồng, vượt cả kỷ lục năm 2008. Một số người biết tin sớm đang kéo đến các cây xăng để mua.

Lần giá xăng lên mức 19.000 đồng năm 2008, khi giá thế giới vọt ngưỡng kỷ lục 147 USD một thùng và trong nước lạm phát leo thang. Ảnh: Hoàng Hà
Lần giá xăng lên mức 19.000 đồng năm 2008, khi giá thế giới vọt ngưỡng kỷ lục 147 USD một thùng và trong nước lạm phát leo thang. Ảnh: Hoàng Hà

Ngoài giá xăng tăng 2.900 đồng một lít, dầu diezel tăng 3.550 đồng một lít lên 18.300 đồng. Dầu hỏa tăng từ 15.100 lên 18.200 đồng. Còn dầu mazuts tăng từ 12.690 đồng lên 14.800 đồng mỗi kg.

Quyết định tăng giá có hiệu lực thi hành ngay 10h sáng nay.

Tại Hà Nội, một số người dân, đặc biệt là các tài xế taxi đã biết được tin giá tăng nên vội vã đến các cây xăng đổ đầy bình. Nhân viên ở cây xăng cũng đã được thông báo giá tăng và bán hàng bình thường cho khách. Trong khi đó, nhiều người đi xe máy ngỡ ngàng với thông tin này.

Tại cây xăng số 1 Láng Hạ lúc 9h15 sáng nay, có người còn mang theo can nhựa đi mua tích trữ, thậm chí mua vài can.

Giá xăng được chấp thuận tăng sau nhiều tháng doanh nghiệp xăng dầu chịu lỗ vì giá thế giới lên mà trong nước phải giữ nguyên. Lần đầu tiên trong vòng hai năm rưỡi, hôm qua, giá dầu thô tại New York lên 100 USD mỗi thùng vì những bất ổn chính trị tại Libya. Còn dầu Brent biển Bắc tại London cũng vọt lên 111 USD một thùng dầu.

Tại thị trường trong nước, nhiều ngày qua, các doanh nghiệp nhập khẩu đã chịu cảnh lỗ nặng khi mỗi lít xăng dầu cơ sở chênh với giá bán tới vài nghìn đồng. Từ tháng 12/2010 đến nay, Bộ Tài chính đã liên tục áp dụng các biện pháp giảm thuế nhập khẩu, bù lỗ bằng quỹ bình ổn. Thế nhưng, tính đến ngày 23/2, số lỗ mỗi lít xăng theo tính toán của doanh nghiệp vào khoảng 3.000 đồng. Còn mỗi lít dầu mức lỗ xấp xỉ 4.000 đồng.

Việc tăng giá bán lẻ lần này được Bộ Tài chính nhìn nhận là không thể đừng vì thuế nhập khẩu đã giảm xuống mức thấp nhất 0%, quỹ bình ổn giá cũng dốc đến đồng cuối cùng. Trong khi đó, nạn đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá đã xuất hiện khắp nơi, gây tâm lý bất an cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, do mức chênh lệch giá bán xăng dầu của VN với thế giới khiến cho nạn xuất lậu cũng diễn biến phức tạp tại các khu vực vùng biên.

Hôm qua, Tổng cục Thống kê công bố giá tiêu dùng tháng 2 tăng 2,09%, cao nhất trong vòng 2 năm rưỡi trở lại đây.

21/7/2008, giá xăng tăng 30% từ 14.500 đồng một lít lên 19.000 đồng một lít. Khi đó, giá dầu thô thế giới vào khoảng 130 USD một thùng, giảm so với mức kỷ lục 147,27 USD một thùng 10 ngày trước đó.

(Theo Vnexpress)

Không thể cắt 'Ý kiến ngoại trừ' trong báo cáo kiểm toán

KHÔNG THỂ CẮT "Ý KIẾN NGOẠI TRỪ"

TRONG BÁO CÁO KIỂM TOÁN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến xung quanh dự thảo Luật Kiểm toán độc lập. Một trong nhiều nội dung được bổ sung vào Dự thảo là phải quy định rõ những nội dung trọng yếu của báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán của DN không được ngoại trừ khi xác định trách nhiệm của cơ quan kiểm toán. Điều này đang gây ra những ý kiến bức xúc từ các công ty kiểm toán (CTKT) và bản thân DN niêm yết.

Thanh Đoàn

Ông Bùi Văn Mai, Tổng thư ký Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cho biết, hiện có khoảng 60 - 65% BCTC được chấp thuận toàn phần, 1 - 2% CTKT đưa ra ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối đưa ra ý kiến, phần còn lại (gần 40%) đưa ra ý kiến ngoại trừ. Trong ý kiến ngoại trừ có nhiều nội dung trọng yếu.

Theo ông Mai có nhiều nguyên nhân khiến CTKT phải ngoại trừ khi thực hiện kiểm toán BCTC. Trước hết là CTKT bị giới hạn về thời gian kiểm toán (không đủ thời gian kiểm toán nên ngoại trừ). Khi gặp vấn đề khúc mắc, kiểm toán viên (KTV) yêu cầu DN cung cấp thông tin, nhưng DN không cộng tác thì CTKT phải ngoại trừ. Ba là quan điểm giữa KTV và lãnh đạo DN không đồng nhất về một vấn đề thì KTV cũng phải ngoại trừ.

Theo ghi nhận của ĐTCK, nhiều NĐT và thành viên thị trường cho rằng, với quy định CTKT không được ngoại trừ một số nội dung trọng yếu sẽ làm cho chất lượng BCTC tốt hơn. Việc KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ dễ dàng hơn ý kiến chấp thuận và đỡ tốn thời gian công sức kiểm tra, đối chứng... Tuy nhiên, theo nhiều CTKT, định lượng những nội dung nào là trọng yếu trong BCTC của DN mà CTKT không được ngoại trừ là việc không đơn giản. Đó là chưa kể chuẩn mực kiểm toán hiện nay và thông lệ quốc tế đều cho phép KTV được phép ngoại trừ trong BCTC kiểm toán.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc CTKT AASC cho rằng, nếu quy định như vậy sẽ không thể làm được vì hai lý do. Một là, chuẩn mực kiểm toán hiện hành theo chuẩn quốc tế, nếu Việt Nam thay đổi thì tự tách ra trong khi hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Hai là, hiện có quá nhiều điểm khác nhau giữa thực tiễn và quy định (những vấn đề phát sinh từ thực tiễn hoạt động của DN nhưng chưa được quy định, khi kiểm toán DN phải ngoại trừ), khác nhau ngay tại các quy định về cùng một vấn đề của cơ quan nhà nước, khác nhau về quan điểm giữa CTKT và DN được kiểm toán và CTKT buộc phải đưa ra ý kiến ngoại trừ trước mỗi vấn đề đó. Trong trường hợp Luật quy định như vậy thì cũng không thể liệt kê những vấn đề được xem là trọng yếu và không trọng yếu để CTKT không được ngoại trừ.

Ông Phan Xuân Vạn, Tổng giám đốc CTKT AAC nói một cách hình ảnh: "Khi kiểm toán, CTKT như bác sĩ và DN là bệnh nhân. Bác sĩ không thể nói DN này khỏe mạnh khi họ mang nhiều bệnh ở trong người. Kiểm toán không phải là người quyết định mọi thứ, mà chỉ đưa ra ý kiến độc lập về chuyên môn. Khi sử dụng BCTC, NĐT, cơ quan quản lý cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng (nội dung ngoại trừ, nguyên nhân dẫn đến ý kiến ngoại trừ đó, đánh giá tác động của ý kiến ngoại trừ đến BCTC của DN)". Theo ông Vạn, từ thực tiễn hoạt động kiểm toán kiểm toán có rất nhiều vấn đề phát sinh, nếu Luật quy định CTKT không được ngoại trừ (ngay cả những vấn đề không trọng yếu) thì không thể ra được báo cáo kiểm toán.

Dưới góc độ DN niêm yết, ông Nguyễn Trung Kiên, Kế toán trưởng CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong nhận xét, hiện nay, số lượng CTKT hạn chế và số DN có nhu cầu kiểm toán lớn nên việc các KTV không có thời gian, cơ hội tham gia vào các sự kiện của DN là điều dễ hiểu. Trong trường hợp này thì KTV có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ. Tuy nhiên, những nội dung trọng yếu, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN thì CTKT phải sử dụng các biện pháp để khẳng định vấn đề đó.

Ông Lê Văn Điệp, Phó Tổng giám đốc CTCP Thủy sản Minh Phú cho rằng, giữa DN và CTKT đôi khi không có sự thống nhất về một vấn đề. Đơn cử như vấn đề trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. CTKT cho rằng cần trích lập, nhưng DN lại bảo không vì dự đoán giá sẽ lên trong thời gian tới. Trong trường hợp như vậy, CTKT sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ và nói rõ vì sao lại ngoại trừ. Nếu CTKT không được ngoại trừ thì sẽ là một khó khăn đối với họ trong quá trình hành nghề. Bản thân DN cũng có cái khó nếu tuân thủ theo quy định này, vì có những vấn đề đặc thù, DN có những quan điểm khác với CTKT.

Một chuyên gia kiểm toán cho biết, theo Chuẩn mực kiểm toán số 700, căn cứ kết quả kiểm toán, KTV đưa ra một trong các loại ý kiến về BCTC: ý kiến chấp nhận toàn phần; ý kiến chấp nhận từng phần; ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến); ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược). Nếu Luật Kiểm toán độc lập tới đây quy định CTKT không được đưa ra ý kiến ngoại trừ trọng yếu (ý kiến chấp nhận từng phần), CTKT buộc phải đưa ra những ý kiến khác "nặng" hơn (không chấp nhận hoặc ý kiến từ chối) sẽ càng khiến NĐT, người sử dụng báo cáo kiểm toán không yên tâm.

Ông Mai đề xuất, thay vì hạn chế CTKT đưa ra ý kiến ngoại trừ, cơ quan quản lý cần có chế tài đối với các DN niêm yết. Chẳng hạn, những DN có báo cáo kiểm toán bị ngoại trừ không được phát hành cổ phiếu tăng vốn hoặc bao nhiêu năm có báo cáo ngoại trừ sẽ bị hủy niêm yết. Bởi lẽ, chất lượng BCTC kiểm toán ra sao phụ thuộc chủ yếu vào việc các DN cung cấp tài liệu, thông tin, hợp tác với CTKT như thế nào.

(Theo ĐTCK)

Nguồn: www.vacpa.org.vn

Wednesday, 16 February 2011

Chi phí khấu hao TSCĐ: Sự khác biệt giữa quy định của thuế và kế toán

Chi phí khấu hao TSCĐ:

Sự khác biệt giữa quy định của thuế và kế toán

Th.s Nguyễn Thị Diệu Thu

M

ặc dù chi phí khấu hao TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên chi phí của DN, nhưng sự khác biệt giữa kế toán và thuế đang khiến cho các DN lung túng trong vấn đề ghi nhận chi phí khấu hao TSCĐ.

Chi phí khấu hao TSCĐ không sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ.

Theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, mọi TSCĐ hiện có của DN có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác.

Theo quy định của thuế, tại Khoản 2, Điều 9, Phần C, Thông tư số 203/2009TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, "2. Các khoản chi phí khấu hao TSCĐ quy định tại Điểm 2.2, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp."

Tại điểm 2.2, Mục IV, Phần C- Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi khấu hao TSCĐ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

"2.2. Chi khấu hao TSCĐ thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi khấu hao đối với TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Riêng TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại DN như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do DN đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế."

Chi phí KH TSCĐ chưa đứng tên sở hữu của DN.

Theo quy định của thuế, Phần C, Mục IV Thông tư 130, điểm b): Chi phí khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của DN (trừ TSCĐ thuê mua tài chính) thì không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, chi phí khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của DN trong một số trường hợp cụ thể vẫn được ghi nhận vào chi phí của DN.

Ví dụ 1: DN X mua căn hộ để làm văn phòng, nhưng vì lý do nào đó chưa chuyển được tên trong sổ đỏ theo tên DN, nghĩa là DN chưa chứng minh được văn phòng làm việc đã mua thuộc quyền sở hữu của mình. Theo quy định của thuế, chi phí khấu hao văn phòng làm việc đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lý của DN. Nhưng trên thực tế, rõ ràng, văn phòng làm việc là thuộc quyền sở hữu của DN, nên theo quy định của kế toán chi phí khấu hao, văn phòng làm việc vẫn được ghi nhận vào chi phí của DN.

Chi phí khấu hao TSCĐ là ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống ứng với nguyên giá trên 1.6 tỷ và TSCĐ là du thuyền, máy bay.

Theo quy định của thuế, Phần C, Mục IV, Thông tư 130, Điểm e, phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1.6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chờ người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao TSCĐ từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với TSCĐ là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch.

Ô tô chở khách từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn.

Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các DN đăng ký và hạch toán trích khấu hao TSCĐ nhưng trong Giấy chứng nhận ĐKKD của DN không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, du lịch.

Theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, chí phí khấu hao TSCĐ là ô tô vẫn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để xác định chi phí kế toán, dù tài sản ấy có trị giá là 2-3 tỷ hay hơn nữa vẫn tính khấu hao cho đối tượng và bộ phận sử dụng tài sản đó.

Đồng thời, tàu bay, du thuyền nếu là tài sản hiện có của DN đều phải trích khấu hao và chi phí khấu hao được ghi nhận bình thường.

Ví dụ 2: Tháng 3/2009, Công ty A mua một chiếc xe 5 chỗ ngồi, trị giá 2,3 tỷ đồng. Thời hạn sử dụng khấu hao TSCĐ do Bộ Tài chính quy định đối với thiết bị phương tiện vận tải đường bộ là 10 năm. Theo đó, mức trích khấu hao trung bình hàng năm là 230 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thì nguyên giá làm cơ sở tính trích khấu hao TSCĐ được trừ chỉ là 1.6 tỷ đồng. Như vậy, DN chỉ được trừ chi phí KHTSCĐ là 160 triệu đồng/năm thay vì 230 triệu đồng/năm. Khoản chi phí chênh lệch 70 triệu đồng phải hạch toán vào thu nhập sau thuế TNDN.

Ví dụ 3: DN B trong năm 2009 có mua 01 chiếc xe ô tô 7 chỗ ngồi giá trị xe là 1,5 tỷ đồng, thuế GTGT là 75 triệu đồng, lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký xe là 100 triệu đồng. Do DN B mua chiếc xe ô tô này bằng tiền mặt mà không thực hiện thanh toán qua ngân hàng nên không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà thuế GTGT đầu vào được tính vào nguyên giá TSCĐ. Như vậy, tổng nguyên giá TSCĐ của chiếc xe ô tô lúc này sẽ là 1,675 tỷ đồng (1,5 + 0,075 + 0,1). Vậy, DN B chỉ được trích khấu hao TSCĐ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế theo nguyên giá của xe với mức khống chế là 1,6 tỷ đồng.

Trên đây là một số điểm khác nhau trong vấn đề ghi nhận chi phí khấu hao TSCĐ giữa kế toán và thuế. Đây cũng là một trong những vấn đề vướng mắc của các DN hiện nay. Nên chăng, phần chi phí khấu hao TSCĐ được kế toán ghi nhận nhưng không được thuế coi là chi phí hợp lý thì trừ thẳng vào phần lợi nhuận sau thuế thu nhập DN. Như vậy, sẽ giúp cho kế toán vẫn xác định đúng chi phí theo quy định của kế toán, còn lợi nhuận chịu thuế thì vẫn được xác định đúng theo quy định của thuế.

Hy vọng, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế sẽ xem xét vấn đề này để có những quy định phù hợp giúp cho các DN nói chung và người làm công tác kế toán nói riêng có được sự thuận lợi trong việc hạch toán nói riêng có được sự thuận lợi trong việc hạch toán chi phí, xác định lợi nhuận chịu thuế. Đồng thời, để trách việc kế toán lách luật thuế, trốn thuế đưa thêm các chi phí vào DN để bù đắp những chi phí của kế toán mà không được thuế ghi nhận. Mặt khác, sự thống nhất giữa kế toán và thuế sẽ giúp cho những người quản lý thuế được thuận lợi hơn trong vấn đề thanh tra, quyết toán thuế./.

(Theo TC Kế toán và Kiểm toán)

Nguồn: www.vacpa.org.vn

Thursday, 10 February 2011

Giá vàng, USD bật tăng sau quyết định điều chỉnh tỷ giá

Giới kinh doanh vàng cho biết, giá vàng tăng mạnh sáng nay chủ yếu là kết quả của việc giá USD tự do tăng cao.

Giá vàng trong nước tăng 150.000-200.000 đồng mỗi lượng, giá USD tự do cũng đội thêm 130 đồng sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá tham chiếu và thu hẹp biên độ tỷ giá. Trên thị trường thế giới, giá vàng chưa có nhiều thay đổi quanh ngưỡng 1.365 USD/oz.

Từ lúc mở cửa tới hơn 9h sáng nay, giá vàng miếng các thương hiệu đã liên tục được điều chỉnh tăng. Lúc 9h, Công ty Phú Quý tại Hà Nội nâng giá vàng SJC thu mua lên mức 35,95 triệu đồng/lượng và giá bán ra lên mức 36,05 triệu đồng/lượng, tăng tương ứng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. 10 phút sau đó, giá vàng bán ra tại doanh nghiệp này tiếp tục được đẩy lên mức 36,1 triệu đồng/lượng.

Lúc mở cửa, giá vàng SJC do Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết cho thị trường Tp.HCM là 35,82 triệu đồng/lượng (mua vào) và 35,89 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 80.000 đồng/lượng so với mức đóng cửa chiều qua. Đến khoảng 9h10, doanh nghiệp này báo giá vàng ở mức 35,9 triệu đồng/lượng và 35,96 triệu đồng/lượng.

Giới kinh doanh vàng cho biết, giá vàng tăng mạnh sáng nay chủ yếu là kết quả của việc giá USD tự do tăng cao, sau quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, vì giá vàng thế giới đêm qua và sáng nay hầu như không có thay đổi nào đáng kể.

Lúc hơn 9h, nhiều điểm giao dịch ngoại tệ tự do tại Hà Nội thông báo thu mua USD ở mức 21.350 đồng (mua vào) và 21.450 đồng (bán ra), tăng tương ứng 70 đồng và 130 đồng mỗi USD so với sáng qua.

Đầu giờ sáng nay (11/2), Ngân hàng Nhà nước công bố cơ chế điều hành tỷ giá mới.

Theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được nâng lên mức 20.693 VND/USD (tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó). Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1%. Với điều chỉnh trên, mức giá trần bán ra theo biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại ngày 11/2 sẽ ở mức 20.900 VND, mức sàn là 20.486 VND.

Sau khi quyết định trên được đưa ra, Ngân hàng Vietcombank đã nâng giá thu mua USD lên 20.690 đồng, giá bán ra lên mức 20.890 đồng. Tại Ngân hàng Eximbank, giá mua và bán USD cũng được nâng lên tương ứng 20.830 đồng và 20.900 đồng.

Như vậy, giá USD kịch trần tại các ngân hàng thương mại vẫn thấp hơn giá USD ngoài thị trường tự do 550 đồng.

Trong phiên giao dịch đêm qua tại New York, giá vàng giao ngay đã có thời điểm giảm về ngưỡng 1.350 USD/oz sau khi có tin cho thấy, cuộc khủng hoảng chính trị ở Ai Cập sắp được giải quyết. Tuy nhiên, khi chốt phiên, giá vàng chỉ giảm 0,3 USD/oz so với phiên trước, còn 1.364,5 USD/oz, do xuất hiện những lo ngại mới về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực châu Âu.

Tại thị trường châu Á sáng nay, giá vàng dao động yếu quanh ngưỡng 1.365 USD/oz. Ở mức này, giá vàng thế giới quy đổi tương đương khoảng 35,5 triệu đồng/lượng, rẻ hơn giá vàng bán lẻ trong nước 500.000-600.000 đồng/lượng. Ngày hôm qua, mức chênh giá vàng trong nước và thế giới còn là 900.000-1 triệu đồng/lượng.

Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak hôm quy tuyên bố sẽ trao quyền lại cho Phó tổng thống, nhưng sẽ tại vị cho tới thời điểm bầu cử tới.

Trong khi đó, tại châu Âu, lợi suất trái phiếu chính phủ Bồ Đào Nha tăng lên mức cao nhất kể từ khi đồng Euro ra đời vào năm 1999, làm dấy lên những lo ngại nước này sẽ phải cầu viện sự cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU), tương tự như những gì Ireland đã làm.

Tuy nhiên, đồng Euro đã mất giá so với USD trước thông tin trên, cản trở sự tăng giá của vàng. Đồng USD còn được hỗ trợ sau khi có thống kê cho thấy số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần qua giảm mạnh hơn dự báo, xuống mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi.

Tỷ giá Euro/USD tại Tokyo sáng nay đứng dưới mức 1,36 USD đổi 1 Euro, từ mức trên 1,37 USD đổi 1 Euro vào sáng qua.

Áp lực giảm giá đối với vàng đang có chiều hướng tăng trở lại khi cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập dần tìm ra lối thoát và đồng USD mạnh lên. Quỹ SPDR Gold Trust hôm qua tiếp tục bán vàng ra, với lượng bán 0,9 tấn, giảm khối lượng nắm giữ còn 1.225,5 tấn. Tuy nhiên, nỗi lo lạm phát vẫn được giới phân tích cho là sẽ hỗ trợ cho giá vàng trong dài hạn.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 tại New York hôm qua tăng 0,02 USD/thùng, chốt phiên ở mức 86,73 USD/thùng. Lúc 9h45 sáng nay theo giờ Việt Nam, giá dầu tăng gần 0,9 USD/thùng, giao dịch quanh ngưỡng 87,6 USD/thùng.

(Theo Vneconomy)

Tăng tỷ giá USD/VND, rút biên độ

picture

Như vậy những dự tính về điều chỉnh tỷ giá USD/VND thời gian qua đã cụ thể.

Ngân hàng Nhà nước đã chính thức điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND, đồng thời rút biên độ xuống còn +/-1%.

Đầu giờ sáng nay (11/2), Ngân hàng Nhà nước công bố cơ chế điều hành tỷ giá mới.

Thông báo cho biết, thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 VND/USD (tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó) và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1% áp dụng cho ngày 11/2/2011.

Với điều chỉnh trên, mức giá trần bán ra theo biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại ngày 11/2 sẽ ở mức 20.900 VND, mức sàn là 20.486 VND.

Một điểm đáng chú ý là Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng tương đối linh hoạt trong thời gian tới, thay vì cố định kéo dài như trong thời gian qua.

“Các biện pháp này sẽ tạo điều kiện để điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn”, Ngân hàng Nhà nước lý giải.

(Theo Vneconomy)

THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BIG 4 TRONG NĂM 2010

TÓM TẮT TỔNG QUÁT Sau một thời gian tăng trưởng doanh thu vượt bậc liên tục từ đầu những năm 2000 đến năm 2008, tổng doanh thu quy đổi ra USD của Các hãng Big 4 năm 2009 giảm 7% so với năm 2008. Doanh thu quy đổi ra USD của Deloitte giảm -5%, của Ernst & Young và PricewaterhouseCoopers giảm -7%, và của KPMG giảm tới -11%.

Trong năm 2010, tình hình được cải thiện đáng kể, tổng doanh thu quy đổi ra USD của Các hãng Big 4 đạt 95 tỷ USD, tăng 1,4% so với 94 tỷ USD đạt được năm 2009. Doanh thu quy đổi ra USD giảm -0,9% đối với Ernst & Young, tăng 1,5% đối với PwC, tăng 1,8% đối với Deloitte và 2,6% đối với KPMG, hãng có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhất. Doanh thu của KPMG cũng tăng trong cả ba lĩnh vực hoạt động của mình và thu hẹp khoảng cách về với E&Y. E&Y là hãng duy nhất có doanh thu toàn năm giảm, mặc dù hãng này đã công bố rằng trong sáu tháng cuối năm tài khóa, hãng đã có những tiến triển tính cực, đặc biệt trong lĩnh vực Tư vấn Quản trị Rủi ro va Tư vấn Giao dịch.

Deloitte đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong năm 2010, với mức tăng trưởng 1,8%, đã vượt qua PricewaterhouseCoopers với mức tăng trưởng 1,5% để giành vị trí đứng đầu và trở thành hãng kế toán kiểm toán lớn nhất thế giới. Trong năm 2009, doanh thu của PwC hơn Deloitte một mức rất nhỏ, nhưng doanh thu của Deloitte năm 2010 (26,578 tỷ USD) lại cao hơn doanh thu của PwC năm 2010 (26,569 tỷ USD), một mức nhỏ (9 triệu USD) nhưng là con số rất quan trọng. E&Y chiếm vị trí thứ 3 với doanh thu 21,3 tỷ USD, và KPMG giữ vị trí thứ 4 với doanh thu thấp nhất trong Các hãng Big 4 là 20,6 tỷ USD, nhưng đã thu hẹp được khoảng cách so với E&Y.

Doanh thu

- Năm 2010 đánh dấu sự trở lại của tốc độ tăng trưởng vừa phải đi đôi với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

(Biểu đồ 1)

- Sau khi giảm 7% trong năm 2009, tổng doanh thu của Các hãng Big 4 tăng 1,4% trong năm 2010, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

- Các hãng kiểm toán lớn này đã công bố một vài con số lớn trong năm 2010, tổng doanh thu của họ là 95 tỷ USD, một con số gây choáng ngợp. (Biểu đồ 1)

- Câu chuyện lớn của năm 2010: Deloitte vượt qua PwC để giành vị trí dẫn đầu và trở thành công ty kiểm toán lớn nhất thế giới. Mức chênh lệch doanh thu - chỉ là 9 triệu USD.

- Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của tổng doanh thu của Các hãng Big 4 tăng 14% từ 2004 đến 2008 và 8% từ 2004 đến 2010. (Biểu đồ 2)

(Biểu đồ 2)

Tỷ USD

2007

2008

2009

2010

Deloitte

23.1

27.4

26.1

26.6

E&Y

21.1

23.0

21.4

21.2

KPMG

19.8

22.7

20.1

20.7

PwC

25.1

28.2

26.2

26.6

Tổng doanh thu

89.1

101.3

93.8

95.1

Kết quả hoạt động năm 2010

Nhìn chung, kết quả của Các hãng Big 4 đã đạt được mức kỳ vọng. KPMG đã có tốc độ tăng trưởng cao nhất. E&Y là công ty duy nhất có doanh thu bị sụt giảm. (Biểu đồ 3)

(Biểu đồ 3)


* PricewaterhouseCoopers PwC

- Doanh thu PwC tăng 1,5% trong năm 2010, nhưng không đủ để duy trì vị trí là hãng cung cấp dịch vụ chuyên ngành lớn nhất thế giới.

- PwC cho biết sau bước khởi đầu chậm chạp, hoạt động tổng thể đã được cải thiện nhất quán hơn theo tiến trình của năm tài khóa.


* Deloitte

- Deloitte cho biết khối lượng công việc tăng so với năm trước, trong khi mức phí vẫn còn bị hạn chế do các điều kiện kinh tế khó khăn.

- Doanh thu tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng 8.5%. Đây là khu vực có mức tăng trưởng cao nhất trong sáu năm liên tiếp.

- Hoạt động kinh doanh ấn tượng này đã giúp Deloitte vượt qua PwC và trở thành Hãng lớn nhất trên thế giới.


* Ernst & Young

- Ernst & Young là công ty duy nhất có doanh thu giảm từ năm 2009 đến năm 2010

- Doanh thu của Ernst & Young hồi phục trong nửa sau năm 2010, tăng 5,3% tính theo đồng USD.

- Ernst & Young đã thực hiện một thay đổi quan trọng liên quan đến phương pháp báo cáo doanh thu trong năm 2009, thể hiện doanh thu tổng hợp, không phải doanh thu hợp nhất.

- Theo phương pháp hợp nhất năm 2008, doanh thu toàn cầu của Ernst & Young đạt 24.5 tỷ USD và đã được điều chỉnh xuống 23 tỷ USD theo phương pháp lập báo cáo mới.


* KPMG

- Doanh thu của KPMG giảm nhiều nhất từ 2008 đến 2009 và đạt mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2009 đến 2010.

- Năm tài khóa của KPMG kết thúc vào tháng 9/2010, và nhờ đó có thêm một vài tháng kinh doanh trong sự tăng trưởng toàn cầu.

- KPMG là công ty duy nhất đã báo cáo tỷ lệ tăng trưởng tích cực của tất cả ba khu vực - Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

Doanh thu theo mảng dịch vụ

(Biểu đồ Tăng trưởng doanh

thu hàng năm % theo khu vực)


- Dịch vụ kiểm toán, mảng doanh thu lớn nhất của các hãng, chiếm gần 47% tổng doanh thu, những tỉ lệ này qua các năm đã bị giảm dần.


- Thuế: Doanh thu từ dịch vụ tư vấn thuế, chiếm khoảng 1/4 doanh thu của Các hãng Big 4 và tỷ lệ này ổn định qua các năm.


- Dịch vụ tư vấn: Tỷ lệ doanh thu từ dịch vụ tư vấn tăng. Năm 2004, doanh thu của dịch vụ này chiếm 22% của tổng doanh thu và đã tăng mạnh lên mức 29% trong năm 2010.


- Phân tích cơ hội việc làm:

+ Hơn 610.000 nhân viên đang làm việc cho các hãng Big 4 trên toàn thế giới

+ Trong năm 2010, chúng tôi ước tính chỉ có khoảng 34.000 Partners làm việc tại các hãng của Big 4, với 460.000 chuyên gia

Kết luận:

+ Năm 2010 đánh dấu tốc độ tăng trưởng ổn định trở lại và nền kinh tế vĩ mô toàn cầu vào thời điểm này đang tạo thuận lợi cho Các hãng Big 4.

+ Nửa cuối của năm tài khóa 2010 đã có sự tăng trưởng tốt hơn. Tất cả các hãng đã có những cải tiến mạnh mẽ thông qua nửa cuối năm 2010.

+ Trong năm 2011, chúng tôi nhận định tăng trưởng lợi nhuận của Các hãng Big 4 đều tốt hơn, nhiều khả năng tăng ở mức 4% tới 7%.

+ Đối với năm 2011 và xa hơn nữa, chúng ta có thể thấy một sự tăng trưởng về doanh thu một cách vững chắc, mặc dù người ta vẫn còn tranh cãi về việc liệu một vài năm tới có đạt được một chuỗi tăng trưởng hai con số hay không.

+ 2011 cũng sẽ là một năm thú vị để quan sát bất kỳ thay đổi trong bảng xếp hạng bốn hãng Big 4: PwC liệu có thể giành lại vị trí trước Deloitte hay không, và liệu khoảng cách giữa E&Y, KPMG có thu hẹp hơn nữa không./.

Theo "Phân tích hoạt động của Big 4 trong năm 2010 bởi www.big4.com"

(Trich nguon: www.vacpa.org.vn)

Tuesday, 8 February 2011

Chuyển đổi ngân hàng Agribank thành công ty TNHH Một thành viên

Ảnh minh họa.
Thống đốc NHNN vừa ký quyết định chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) thành công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, với tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development; tên viết tắt bằng tiếng Anh là Agribank.

Agribank có trụ sở chính tại Lô 2B.XV, Khu đô thị mới Mỹ Đình I, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ngành, nghề kinh doanh là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ hơn 20.000 tỷ đồng (con số chính xác là 20.708.736.216.715 đồng). 100% vốn điều lệ do Nhà nước sở hữu.

Thủ tướng Chính phủ và các Bộ theo sự uỷ quyền của Chính phủ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH MTV, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam kế thừa các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp và xử các vấn đề tồn tại, phát sinh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trước khi chuyển đổi.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; có con dấu và tài khoản riêng; tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Thống đốc NHNN yêu cầu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hoàn tất các thủ tục theo quy định để chuyển đổi thành công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu theo đúng các quy định tại Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 của Chính phủ, bao gồm: Sửa đổi, bổ sung điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; Điều chỉnh cơ cấu, tổ chức để phù hợp với quy định của Luật các TCTD và các quy định của pháp luật có liên quan; Đăng ký doanh nghiệp và đăng ký lại quyền sở hữu tài sản đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Xử lý tài sản, tài chính để xác định chính xác số vốn Nhà nước thực có đến thời điểm 30/06/2010 để làm căn cứ xác định mức vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam khi thực hiện chuyển đổi theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP. Sau khi xác định mức vốn điều lệ thực có, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc điều chỉnh mức vốn điều lệ theo quy định hiện hành


(Theo Efinance)

Popular Posts