Tuesday, 8 February 2011

Hé lộ tài sản “khủng” của Tổng thống Ai Cập

Ông Hosni Mubarak - Ảnh: Getty.

Trong khi 40% dân số Ai Cập sống dưới mức 2 USD/ngày, thì tài sản gia đình Tổng thống Hosni Mubarak có thể lên tới 70 tỷ USD
Theo báo Guardian của Anh, trong khi 40% dân số Ai Cập sống dưới mức 2 USD/ngày, thì tài sản của gia đình tổng thống nước này, ông Hosni Mubarak, có thể lên tới 70 tỷ USD.

Không chỉ có ông Mubarak, bà Susan - vợ ông và hai người con trai (Gamal và Alaa) cũng được biết đến như các tỷ phú của Ai Cập.

Dẫn lời các chuyên gia, báo trên cho hay, ông Mubarak đủ sức là người đàn ông giàu nhất thế giới. Theo bình chọn của tạp chí Forbes, người giàu nhất thế giới năm 2010, tỷ phú Mexico - Carlos Slim có tài sản 53,5 tỷ USD.

Dự tính mới đây nhất cho thấy, tài sản của tỷ phú Slim đã tăng 37% lên mức 70 tỷ USD trong năm 2010, giá trị cổ phần tại công ty viễn thông America Movil SAB khoảng 48,9 tỷ USD. Tuy nhiên, điều này vẫn được xác nhận.

Theo các chuyên gia được Guardian dẫn lời, phần lớn tài sản của ông Mubarak được cất giấu trong các ngân hàng nước ngoài như Thụy Sỹ hoặc được đầu tư vào bất động sản ở các thành phố lớn như Manhattan, New York, Los Angeles và London.

Một số người còn tin rằng, ông Mubarak có một vài biệt thự tráng lệ tại Ai Cập.

Ông Mubarak trở thành Phó tổng thống Ai Cập từ năm 1975. Năm 1981, ông Mubarak chính thức lên làm tổng thống sau khi người tiền nhiệm Anwar El Sadat bị ám sát.

Tính tới nay, ông Mubarak đã giữ cương vị này năm thứ 32 và là nhà lãnh đạo Ai Cập nắm quyền lâu nhất sau một nhân vật có tên là Muhammad Ali Pasha.

Các chuyên gia từ ABC News cho hay, gia tài của ông Mubarak tích lũy từ những khoản hối lộ các hợp đồng quân sự khi ông phục vụ trong không quân. Sau đó, gia đình ông tích lũy thêm nhờ hợp tác với những nhà đầu tư và công ty nước ngoài.

Ông Christopher Davidson, thuộc Đại học Durham (Anh), các nước vùng Vịnh yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài trao 51% cổ phần cho đối tác địa phương khi thành lập doanh nghiệp. Tại Ai Cập, con số chỉ khoảng 20% nhưng cũng đủ để các chính trị gia kiếm được những khoản lợi nhuận kếch xù.

“Có quá nhiều tham nhũng, lấy của công làm của riêng trong chế độ này. Nó tương tự như ở những nước Trung Đông khác”, giảng viên khoa học chính trị Amaney Jamal nhận xét.

(Theo Vneconomy)

No comments:

Post a Comment

Popular Posts