Wednesday, 18 January 2012

SIẾT ĐIỀU KIỆN THAM GIA XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn, điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn.

Theo đó, để được cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, các đơn vị trong nước như CTCK, Công ty kiểm toán, công ty thẩm định giá phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về một trong các lĩnh vực thẩm định giá, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp , thay vì 2 năm như hiện hành.

Các quy định mới khác là trong thời gian 3 năm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ xin việc thực hiện dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, mỗi năm, tổ chức phải thực hiện cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực trên được ít nhất 30 hợp đồng, hoặc tổng giá trị các hợp đồng dịch vụ thực hiện trong năm lớn hơn 3 tỷ đồng... Tổ chức tư vấn định giá bị loại khỏi danh sác các tổ chức tư vấn định giá không được phép đăng ký lại trong thời hạn 3 năm liền kề tiếp theo, thay vì 2 năm như hiện tại.

(Theo ĐTCK)
Nguon: VACPA

Thông báo THÔNG BÁO CÔNG KHAI DANH SÁCH CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐƯỢC CHẤP THUẬN KIỂM TOÁN NĂM 2012


Ngày 15/01/2012, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam(VACPA) nhân được Công văn số 100/UBCK-QLPH của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc thông báo danh sách công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán BCTC năm 2012 cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán, như sau:

Chi tiết xin vui lòng xem file đính kèm!

BBT - Web

Danh sách công ty kiểm toán được chấp thuận năm kiểm toán 2012
(THeo VACPA)

VACPA: Góp phần công khai, minh bạch thị trường tài chính Việt Nam

Ông Trần Văn Tá -

Chủ tịch VACPA

Được thành lập theo quyết định số 15/2005/QĐ – BNV, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) được xây dựng theo mô hình tổ chức của hội nghề nghiệp chuyên nghiệp, độc lập mới ở Việt Nam theo kinh nghiệm từ các hội nghề nghiệp quốc tế có uy tín trên thế giới. Với phương châm hoạt động “VACPA – Độc lập – Trung thực – Minh bạch”, đến nay Hội đã gặt hái nhiều thành công trong các hoạt động chuyên môn, đóng góp đáng kể cho việc duy trì và phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở Việt Nam đồng thời góp phần công khai minh bạch thị trường tài chính Việt Nam…

Ngọc Anh

T

rong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và đa dạng, có thể nói sự ra đời của VACPA không chỉ là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn mà còn góp phần quan trọng lành mạnh thị trường tài chính, vừa giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đồng thời cũng đem lại những lợi ích thiết thức đối với quyền lợi của hội viên.

Là một tổ chức nghề nghiệp như nhiều hội khác, nhưng VACPA có những nét đặc thù riêng. Không đơn thuần ở việc quy tụ hội viên làm nghề, VACPA còn là “địa chỉ đỏ” giúp hội viên hoàn thiện kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp. Theo đó, các hội viên khi đã tham gia VACPA đều phải được đào tạo, bổ sung cập nhật kiến thức theo đúng quy chuẩn để được cấp chứng chỉ hành nghề. Ngoài chuyên môn ra, hội viên còn được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo tính khách quan, công tâm, trung thực trong hoạt động kiểm toán, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ theo đúng quy trình chuẩn của kiểm toán. Trên cơ sở đó, ngay từ năm 2006, Hội đã chủ động phối hợp với Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính tổ chức các lớp cập nhật kiến thức tập trung cho hội viên là KTV Việt Nam và cho các KTV người nước ngoài. Hàng năm hội đều phối hợp với các Hội Nghề nghiệp quốc tế như: Hội kế toán công chứng Anh (ACCA), Hội Kế toán công chứng Úc (CPA Australia), ĐH Swinburne, các trường đại học, các Vụ, Viện của Bộ Tài chính và các công ty kiểm toán lớn để mời các chuyên gia, giảng viên chất lượng cao, đặc biệt là giảng viên có đẳng cấp quốc tế tổ chức các lớp học tập trung, các lớp chuyên đề cho KTV Việt Nam và người nước ngoài.

Với phương châm VACPA – Gia tăng giá trị hội viên, VACPA rất quan tâm đến hoạt động tư vấn, coi đó là quyền lợi của hội viên, là động lực thu hút hội viên. Mỗi năm Hội đều chủ động hợp tác với Tổng cục Thuế, UBCK Nhà nước, Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính và các công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam để tổ chức được nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm và hàng trăm lượt ý kiến trao đổi, giải đáp các vướng mắc chuyên môn nghề nghiệp cho các hội viên.

Là Hội nghề nghiệp chuyên nghiệp, VACPA đã đặc biệt quan tâm và coi trọng việc tham gia xây dựng cơ chế chính sách tài chính, kế toán, kiểm toán với Bộ Tài chính. Trong thời gian 6 năm qua, Hội đã tham gia soạn thảo quy chế Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán ban hành năm 2007; Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán công ty niêm yết, chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông tu hướng dẫn 16 chuẩn mực kế toán…đặc biệt là đã tham gia ban soạn thảo Luật Kiểm toán độc lập, đóng góp nhiều ý kiến thực tiễn để hoàn thiện Luật này. Từ năm 2009, VACPA cũng đã thành lập Ban soạn thảo, ký kết thỏa thuận với Hiệp hội Kiểm toán Quốc tế (IFAC); tổ chức dịch, đang nghiên cứu, soạn thảo hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam gồm 38 chuẩn mực để trình Bộ Tài chính ban hành vào giữa năm 2012.

VACPA đã không ngừng thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế và triển khai thực hiện nhiều hoạt động đối ngoại tích cực, hiệu quả. VACPA đã trở thành hội viên chính thức của Liên hiệp Hội Kế toán và Kiểm toán Châu Á Thái Bình Dương (CAPA), đã ký Biên bản hợp tác và có quan hệ hợp tác với nhiều Hội nghề nghiệp của các nước trên thế giới. Hội đã tổ chức được một số chuyến học tập, khảo sát kinh nghiệm tổ chức và hoạt động hội nghề nghiệp tại Hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA), CPA Australia và Hội Kế toán Công chứng Singapore để tham khảo kinh nghiệm hoạt động và định hướng mô hình phát triển cho VACPA. Bên cạnh đó, Hội cũng chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ từ Ngân hàng Thế giới (WB) và các Hội nghề nghiệp quốc tế để nhằm nâng cao năng lực của VACPA cả về nhân lực và cơ sở vật chất. Với sự tài trợ của WB, VACPA đã xây dựng và công bố ban hành Chương trình kiểm toán mẫu, Hội đang tổ chức triển khai thực hiện cho các công ty kiểm toán và kiểm toán viên.

Ngoài các hoạt động chuyên môn, liên tục trong những năm qua, VACPA đã tổ chức thành công nhiều hoạt động từ thiện, xã hội như chương trình Vì người nghèo, cứu trợ vùng lũ lụt, nhà tình thương. Qua 6 năm hoạt động, VACPA đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3. Hội và nhiều cán bộ của Hội đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác tặng Bằng khen. Nhiều công ty kiểm toán và hội viên đã nhận được các giải thưởng xứng đáng như giải : “Dịch vụ thương mại hàng đầu”, giải thưởng “Sao Vàng đất Việt”, giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu”…

(Theo Báo Kinh tế Việt Nam)

Nguon: VACPA

Nhìn lại vụ DVD để rút ra bài học

Trước khi CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD) bị UBCK đình chỉ phát hành chứng khoán vào tháng 11/2010, Tổng giám đốc của DVD là Lê Văn Dũng bị bắt tháng 11/2010, có ai ngờ cổ phiếu DVD lại nhanh chóng trở thành giấy vụn, khi cổ phiếu này có nhiều yếu tố cơ bản đáng để đầu tư.

Nguyễn Đức Toàn

Cụ thể:

- Độ tin cậy cao của báo cáo tài chính (BCTC): BCTC năm 2007, 2008, 2009 của DVD đều được kiểm toán; trong đó năm 2007, 2009 được kiểm toán bởi Ernst&Young; năm 2008 được kiểm toán bởi công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C. Các công ty kiểm toán đã đồng ý với các khía cạnh trọng yếu trong BCTC, mà không có ý kiến loại trừ.

- Tình hình tài chính công ty tốt: trong 3 năm 2007, 2008, 2009, khả năng thanh toán hiện hành> 1, khả năng thanh toán nhanh >1, tỷ lệ nợ phải trả/nguồn vốn từ 38-41%, hệ số ROE từ 19-25%, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 20 -50%, không bị mất cân đối vốn, lợi nhuận sau thuế tăng qua các năm.

- Về thương hiệu và uy tín công ty: DVD được thành lập và hoạt động hơn 5 năm kể từ năm 2004, niêm yết trên HOSE và đưa cổ phiếu vào giao dịch ngày 22/12/2009. Năm 2009, Tổng giám đốc Lê Văn Dũng đứng thứ 60 trong Top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán, nắm giữ số cổ phiếu trị giá trên 240 tỷ đồng. Công ty được nhiều tổ chức tín dụng tài trợ vốn như ABBank, Indovina, HSBC.

- Lĩnh vực hoạt động tiềm năng: DVD kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm, ngành này có tốc độ phát triển trung bình hàng năm từ 6%-18%.

Tuy nhiên, sau sự đổ vỡ của DVD, NĐT có thể rút ra một số bài học sau:

- Mặc dù BCTC được kiểm toán, nhưng không phải luôn đáng tin cậy. Do đó, NĐT cần thận trọng trong việc đọc và đánh giá BCTC.

- Khi công ty hoạt động kinh doanh gian lận, thì các số liệu trong BCTC không phản ánh đúng tình hình tài chính của công ty, việc phân tích các chỉ số tài chính sẽ không có nhiều ý nghĩa. Vì thế, NĐT cần phân tích kỹ danh sách khách hàng, danh sách khoản phải thu, phải trả..., để có thể tìm ra các điểm nghi ngờ, qua đó cẩn trọng khi quyết định đầu tư.

- Phân tích BCTC để nắm rõ bức tranh tổng thể của doanh nghiệp là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. NĐT cần phải cập nhật thông tin, theo dõi biến động thị trường để kịp thời ứng phó với những thay đổi liên quan đến tình hình của công ty. Thông tin không tốt liên quan đến công ty thường xuyên xuất hiện, nhân sự cấp cao của công ty bị thay đổi... là những dấu hiệu về sự bất ổn trong công ty.

- Công ty niêm yết trên HOSE, nhưng không công bố BCTC kiểm toán năm 2010, không công bố BCTC hàng quý năm 2011, công ty đã vi phạm nghiêm trọng về công bố thông tin. Một công ty liên tiếp vi phạm qui định pháp luật chứng khoán như vậy báo hiệu công ty đang gặp rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Hệ quả phá sản không chỉ là lời cảnh tỉnh cho những ông chủ công ty đã, đang và có ý định kinh doanh gian lận, mà còn nhắc nhở NĐT muốn kinh doanh thành công một cách bền vững thì phải bắt đầu từ năng lực thực sự. Thành công từ việc kinh doanh chụp giật, dựa vào uy tín để lừa đảo không sớm thì muộn cũng sẽ bị phát hiện và xử lý.

- UBCK, sở CDCK gọi chung là cơ quan quản lý để các DN vi phạm công bố thông tin mà lại không có những cảnh báo kịp thời đến NĐT, không có những biện pháp mạnh tay để xử lý là thiếu trách nhiệm. Nếu TTCK xảy ra nhiều vụ tương tự như DVD thì niềm tin của NĐT sẽ ngày càng sụt giảm. Mặc dù vậy, NĐT cũng phải tự chịu trách nhiệm cho các khoản đầu tư của mình, không nên nương nhờ tuyệt đối cơ quan quản lý.

(Theo ĐTCK)
Nguon: VACPA

Kiểm toán doanh nghiệp niêm yết: Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!

Khi mọi người chuẩn vị chào đón một năm mới thì cũng là lúc các kiểm toán viên danh nghiệp niêm yết (DNNY) bắt đầu một "mùa" bận rộn. Sức ép phải hoàn thành kiểm toán BCTC năm đúng hạn khiến những ngày giáp Tết, nhiều người trong số họ vẫn phải bù đầu với lịch làm việc. "Đoạn trường" mà họ trải qua đâu chỉ có sự vất vả cơ học.

Phan Hằng Phương

Có phải đến hẹn... lại lên?

Từng có ý kiến cho rằng, ngành kiểm toán độc lập dường như "miễn nhiễm" hay chịu ảnh hưởng ít nhất của khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Trong giới "Cổ cồn trắng", học mặc nhiên có một "sân" riêng, bất chấp "thời tiết" kinh tế và sức khỏa DN ra sao. Chẳng phải các DNNY một khi đã đưa cổ phiếu ngất ngưởng mươi chấm hay lùi về còn phân nửa mệnh giá, một năm chí ít vẫn phải mời công ty kiểm toán (CTKT) hai lần (!) Đấy là chưa kể các DN lớn, đã huy động vốn từ các tổ chức quốc tế, thì dù khó khăn đến mấy, vẫn phải "nghiến răng" thuê CTKT thuộc nhóm big 4 kiểm toán BCTC với mức phí khá cao.

Bởi vậy, có người từng nghĩ đơn giản, một khi hợp đồng giữa CTKT và DNNY đã ký, là cứ ngày đó, tháng đó, các kiểm toán viên điềm nhiên xách cặp tới phòng kế toán của đối tắc, yêu cầu cung cấp đầy đủ những chứng từ liên quan; áp dụng một loạt chuẩn mực kế toán, kiểm toán phức tạp rồi kiêu hãnh chứng nhận sự trung thực (hoặc không) của các BCTC... Có lẽ, chỉ người trong nghề mới thấu hiểu rằng để được kiểm toán DNNY, bản thân các CTKT trước đó đã phải vượt qua "cửa ải" xét duyệt tương đối khó khăn của Ủy ban Chứng khoán. Với những tiêu chí đó, ở Việt Nam hiện nay, chỉ có khoảng 1/4 số CTKT đủ chuẩn.

Tuy nhiên, việc ký được hợp đồng kiểm toán cho DNNY mới thực sự là một "cuộc đua" khốc liệt đối với nhiều CTKT, khi mà sự cạnh tranh đã khiến giá phí kiểm toán bị hạ "xuống đáy". Không hào nhoáng, sang trọng như nhiều người tưởng, để có được hợp đồng kiểm toán, CTKT phải "chăm sóc" khách hàng rất kỹ, với những khoản hoa hồng không nhỏ dù lãnh đạo các CTKT đều né tránh đều này! Lãnh đạo một CTKT trong nước, có thâm niên 5 năm kiểm toán DNNY chia sẻ, không ít lần công ty anh đã đưa ra một báo giá phí kiểm toán mà theo anh thì các khoản chi phí đã được tính toán hợp lý, chi li, nhưng lập tức, kế toán trưởng DNNY nọ chê đắt và cho anh xem báo giá của ba bốn công ty khác với mức phí thấp hơn khá nhiều. "DNNY thường quan niệm chi phí kiểm toán là chi phí bắt buộc phải bỏ ra thay vì mang lại giá trị hay lợi ích nào đó nên nếu giảm thiểu được chi phí này càng nhiều càng tốt, nhất là trong điều kiện khó khăn hiện nay". Và việc DNNY chuyển sang CTKT khác với mức phí thấp hơn mà không gặp trở ngại đáng kể nào khiến nhiều CTKT tưởng chừng như đã nắm chắc hợp đồng trong tay vẫn "thất lạc" khách hàng!

Theo ông Phan Lê Thành Long, Phó TGĐ Công ty TNHH Kiểm toán quốc gia Việt Nam, khái niệm "khách hàng trung thành" và "có vấn đề khi đổi công ty kiểm toán" vốn dĩ rất phổ biến trên thế giới, dường như không tồn tại trên TTCK Việt Nam. Điều này càng tạo sức ép lớn hơn cho các CTKT, và có thể có những hành động thỏa hiện với DNNY, tạo rủi ro kiểm toán rất cao.

Sức ép lớn, rủi ro cao


Năm 2011 là một năm thực sự khó khăn đối với cộng đồng DN. Bởi vậy, theo những kiểm toán viên có kinh nghiệm, các DNNY có thể sẽ vận dụng rất nhiều thủ thuật kế toán để "đánh bóng" BCTC...

Kiểm toán viên không phải là điều tra viên, nên khi DN đã cố tình gian lận, "chế biến" số liệu kế toán thì sức ép công việc và rủi ro nghề nghiệp là rất lớn. Sau những vụ đổ vỡ hay mất thanh khoản của các DNNY nhưng CTCP Dược Viễn Đông (DVD), CTCK SME, nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại đã quy trách nhiệm cho CTKT vì họ quá tin tưởng vào các số liệu BCTC sáng láng đã được kiểm toán viên chấp nhận toàn phần và dư luận trở nên mất niềm tin vào dịch vụ kiểm toán. Có thể nói, những sai sót trên không thể "đổ" hoàn toàn lên đầu kiểm toán viên khi ban lãnh đạo DNNY đã cố tình che giấu, gian lận, nhưng kiểm toán viên cũng không thể hoàn toàn vô can!

Vì thế, trong giai đoạn này, một số CTKT chú trọng đến chính sách quản lý rủi ro, ngay từ khâu chấp nhận khách hàng. Đại điện một CTKT có 100% vốn đầu tư nước ngoài cho biết, Công ty đã xây dựng hẳn một quy trình đánh giá rủi ro rất chặt chẽ, trong đó, việc đánh giá tính chính trực của ban lãnh đạo DN là khâu đặc biệt quan trọng. Việc thực hiện quy trình này còn được tính vào hiệu quả hoạt động của trưởng nhóm kiểm toán. Sức ép tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp và giữ chân khách hàng khiến công việc kiểm toán niêm yết thực sự nặng nề đối với các kiểm toán viên. "Kiểm toán là nghề bán dịch vụ niềm tin. Trên vai mỗi giám đốc kiểm toán, mỗi kiểm toán viên là uy tín của hãng mình và việc bảo đảm uy tín của hãng gói gọn trong việc giải quyết cụm từ "có rủi ro ay không có rủi ro?", "trọng yếu hay không trọng yếu". Nghe thì đơn giản nhưng gặp những trường hợp nhạy cảm, kiểm toán viên sẽ ăn không ngon, ngủ không yên vì cụm từ này", vị đại diện CTKT chia sẻ.

Chọn hướng đi nào?

Để tồn tại và phát triển, CTKT không có lựa chọn nào khác là phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này tùy thuộc vào "ý thức chất lượng" của lãnh đạo CTKT và đạo đức, kiến thức, kinh nghiệm của mỗi kiểm toán viên. Ở Việt Nam hiện nay, các kiểm toán viên mới chú trọng nhiều hơn đến tính "chuẩn tắc" trong công việc, trong khi, công việc kiểm toán chỉ có thể mang lại giá trị gia tăng cho DN khi kiểm toán viên phải là nhà từ vấn độc lập đích thực.

Một kiểm toán viên tâm huyết với nghề bày tỏ, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển, đó là trước khi công bố thông tin tài chính dự báo, DNNY phải chuyển kiểm toán viên đánh giá tính hợp lý của các giả định mà DN áp dụng. Điều này trước mắt có thể tăng thêm chi phí cho DNNY nhưng trong tình trạng "tùy hứng" công bố thông tin thiếu căn cứ xác định như hiện nay, đây có thể là một công cụ để UBCK thanh lọc và nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường. Quy định này có thể giúp các kiểm toán viên giỏi giữ được khách hàng thông qua đa dạng hóa và tạo khác biệt về số lượng và chất lượng dịch vụ, giảm cạnh tranh về phí, tạo sự lành mạnh cho thị trường kiểm toán DNNY, giảm thiểu rủi ro kiểm toán và rủi ro về thông tin cho tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Hy vọng rằng, hướng đi này được các cấp hữu quan xem xét trong quá trình tái cấu trúc toàn diện thị trường tài chính Việt Nam.

(Theo ĐTCK)

Nguon: VACPA

Wednesday, 11 January 2012

UBCKNN CÔNG BỐ DANH SÁCH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ ĐƯỢC CHẤP THUẬN NĂM 2012 (đợt 4)

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố Danh sách các Công ty kiểm toán và kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2012 (đợt 4):

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố Danh sách các Công ty kiểm toán và kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2012 (đợt 4):

1. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội với Danh sách Kiểm toán viên như sau:

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨNG CHỈ KTV

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨNG CHỈ KTV

1

Nguyễn Ngọc Tỉnh

Đ.0132/KTV

5

Hồ Đình Phúc

1268/KTV

2

Lê Văn Dò

0231/KTV

6

Tống Thị Bích Lan

Đ.0060/KTV

3

Nguyễn Thị Gấm

1082/KTV

7

Nguyễn Thị Thuý Nga

0925/KTV

4

Tô Quang Tùng

0270/KTV

8

Hoàng Thị Thái Hà

0677/KTV

(Theo UBCK)
Nguon: VACPA

Xử lý sai phạm kiểm toán: Nặng cá nhân, nhẹ tổ chức

Lần đầu tiên, UBCK xử phạt hành chính 3 kiểm toán viên (KTV) vì có sai phạm trong quá trình kiểm toán. Nhưng với NĐT và thị trường, như vậy là chưa đủ, bởi với đặc thù của hoạt động kiểm toán, không thể bỏ qua trách nhiệm của công ty kiểm toán (CTKT).

Hữu Đạo

S

au vụ nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD) cùng các đồng phạm bị phạt tù do thao túng giá chứng khoán, cổ đông, NĐT vẫn chưa hết bàng hoàng do giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu DVD... đương nhiên bị mất trắng. Khi đối mặt với sự thật không muốn tin này, NĐT vẫn "để bụng" trách nhiệm của đơn vị kiểm toán cho DVD, bởi kết quả kiểm toán là một trong những cơ sở quan trọng để họ đưa ra quyết định đầu tư. Vụ án đã có hồi kết, nhưng đến nay cơ quan quản lý vẫn nợ NĐT và thị trường câu trả lời cho nghi vấn, sai phạm của DVD có trách nhiệm của KTV và CTKT không, nếu có thì mức độ đến đâu, trách nhiệm của hộ với cổ đông và NĐT thế nào?

Đặt trong bối cảnh như vậy để thấy việc ngày 04/01, lần đầu tiên UBCK ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 KTV của Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội, Công ty TNHH BDO Việt Nam và Công ty Kiểm toán Mỹ AA là bước tiến đáng ghi nhận. Điều này mở ra hy vọng sẽ góp phần giải tỏ những bức bối lâu nay của NĐT và thị trường về những "nghi án" liên quan đến chất lượng kiểm toán tại các DN niêm yết, CTCK, nhất là sau vụ DVD.

Tuy nhiên, việc phạt nặng các nhân KTV có phải là lựa chọn ổn thỏa nhằm phòng ngừa và khắc phục những bất ổn phát sinh trong quá trình kiểm toán tổ chức phát hành, DN niêm yết, CTCK, khi đặc thù của hoạt động kiểm toán mang tính tập thể cao?

Một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán nhìn nhận, phạt cá nhân KTV là bước tiến, nhưng không nên dừng lại ở đó. Lý do là bởi khi tiến hành một cuộc kiểm toán, ngoài KTV trực tiếp thực hiện, còn có bộ phận soát xét chất lượng, thực hiện đánh giá rủi ro, đại diện ban giám đốc CTKT ký báo cáo kiểm toán..., nên cần xử lý trách nhiệm liên đới của CTKT. Có thêm biện pháp này mới tăng tính răn đe, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, giảm thiểu rủi ro cho cổ đông, NĐT.

"Nếu chỉ xử phạt cá nhân KTV, thì cùng lắm CTKT cho các KTV đó nghỉ việc là ổn, mà không ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán của công ty. Tiếp diễn tình trạng này là không ổn, vì gây rủi ro cho cổ đông, NĐT, mà trường hợp DVD là điển hình. Ngoài xử lý KTV, cần quy trách nhiệm cụ thể đối với CTKT theo hướng vi phạm đến mức độ nào thì bị phạt ra sao; trong một khoảng thời gian bao lâu mà có nhiều KTV bị xử lý vi phạm hành chính, thì trách nhiệm của CTKT đến đâu?", vị chuyên gia trên nói.

Theo ông Bùi Văn Mai, Tổng Thư ký Hội kiểm toán viên hành nghề Việt nam, về hình thức, 3 KTV trong vụ DVD bị xử phạt, nhưng nội bộ các CTKT sẽ phải làm rõ trách nhiệm của KTV, cũng như các bộ phận liên quan. Điều này không quá phức tạp, bởi trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán, ý kiến của KTV được thể hiện cụ thể trong hồ sơ kiểm toán. Thậm chí, KTV có những ý kiến khác với bộ phận soát xét, ban giám đốc, mà nếu kết quả kiểm toán đưa ra theo ý kiến đó có thể không dẫn tới lỗi bị xử phạt, thì trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về KTV. Khi đó, về hình thức, KTV bị xử phạt, nhưng có thể CTKT phải bỏ tiền ra nộp phạt. Tuy nhiên, đó là việc nội bộ CTKT. Về lâu dài, cần có quy định rõ ràng về xử lý trách nhiệm của CTKT, bởi đặc thù của hoạt động hành nghề kiểm toán là một sản phẩm kiểm toán luôn có tính tập thể cao.

Ông Mai cho biết, theo thông lệ quốc tế, khai sai phạm xảy ra tại các DN lớn được xác định có liên quan đến trách nhiệm của KTV thường không đủ sức đứng ra đền bù thiệt hại cho DN được kiểm toán cũng như cổ đông, NĐT. Vì thế ngoài xử phạt KTV, cơ quan có thẩm quyền đồng thời xử phạt CTKT tùy theo tính chất và mức độ sai phạm.

Trong bối cảnh dịch vụ kiểm toán còn hạn chế về nguồn cung, ông Mai cho rằng, việc áp dụng các hình thức xử phạt nặng như đình chỉ hoạt động CTKT trước mắt cho phù hợp. Thay vào đó, nên xem xét áp dụng hình thức phạt tiền, hoặc trong một khoảng thời gian nếu CTKT có nhiều KTV bị xử phạt hành chính thì bị loại khỏi danh sách CTKT được phép kiểm toán tổ chức phát hành, niêm yết, CTKT. Cùng với đó, cơ quan quản lý cần sớm hoàn chỉnh các quy định pháp lý để khi nguồn cung dịch vụ kiểm toán đa dạng hơn sẽ áp dụng các hình thức xử phạt nặng như đình chỉ hoạt động đối với CTKT, cấm tham gia kiểm toán DN niêm yết trong một khoảng thời gian nhất định.

(Theo ĐTCK)
Nguon: VACPA

Saturday, 7 January 2012

Lần đầu tiên Ủy ban Chứng khoán phạt tiền Kiểm toán viên

Ngày 4/1/2012, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành các Quyết định số 05/QĐ-UBCK, 06/QĐ-UBCK và 07/QĐ-UBCK về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Kiểm toán viên Nguyễn Hồng Quang (Công ty TNHH BDO Việt Nam), Nguyễn Phương Lan Anh (Công ty kiểm toán Mỹ AA) và Nguyễn Thị Phấn (Công ty kiểm toán và Kế toán Hà Nội).

Cụ thể: Trên Báo cáo tài chính năm 2009 của Công ty Cổ phần Kim Tín Hưng Yên có sai phạm: Nhầm lẫn, sai sót một số chỉ tiêu trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính. Chưa trình bày về các bên liên quan và giao dịch giữa các bên có liên quan, chi phí sản xuất theo yếu tố trên Thuyết minh Báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, tại Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2009 của Công ty Cổ phần Kim Tín Hưng Yên ký ngày 15/3/2010 do Kiểm toán viên Nguyễn Hồng Quang (Chứng chỉ KTV số 0576/KTV) của Công ty TNHH BDO Việt Nam lập đã không ghi ý kiến về các sai phạm nêu trên của Công ty Cổ phần Kim Tín Hưng Yên theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 24/10/2007 ban hành Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán (Quyết định 89/2007/QĐ-BTC), vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 12 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC.

Tại Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nam An do Kiểm toán viên Nguyễn Phương Lan Anh (Chứng chỉ KTV số 0673/KTV) của Công ty Kiểm toán Mỹ AA lập đã không ghi đầy đủ ý kiến về những sai phạm của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nam An trong việc cho các cổ đông nội bộ và người có liên quan vay tiền (Khoản phải thu nội bộ chiếm 99% khoản phải thu) theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC; sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, các sai phạm nêu trên cũng không được thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC, vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 12 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC.

Tại Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Chiến Thắng do Kiểm toán viên Nguyễn Thị Phấn (Chứng chỉ Kiểm toán viên số 0928/KTV) của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội lập đã không ghi ý kiến về các sai phạm của Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Chiến Thắng về việc cho các bên liên quan vay tiền và không thuyết minh các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng lớn, theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC; sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán, các sai phạm nêu trên cũng không được thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC, vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 12 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC.

Do đó, xét tính chất và mức độ vi phạm, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính đối với ba kiểm toán trên là 60 triệu đồng/một kiểm toán viên trên theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 35 Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 85/2010/NĐ-CP);

Đồng thời, đình chỉ có thời hạn tư cách được chấp thuận của kiểm toán viên theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.

(Theo Vneconomy)

Thursday, 5 January 2012

Thông tư 175/2011/TT-BTC ngày 05/12/2011 hướng dẫn kế toán áp dụng đối với DN môi giới bảo hiểm

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 175/2011/TT-BTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003;

Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định một số Tài khoản, mẫu Báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

2. Những nội dung kế toán không hướng dẫn trong Thông tư này, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (dưới đây gọi là Quyết định 15/2006/QĐ-BTC); các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp.

File kèm theoFile kèm theo
NGUON: VACPA

Danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán năm 2012 - Đợt 2 - Cập nhật đến ngày 30/12/2011


Ngày 04/01/2011, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) nhân được Công văn số 18008/BTC-CĐKT ngày 30/12/2011 về Công khai danh sách các doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán năm 2012.

Chi tiết vui lòng xem file đính kèm!

Hoặc tại đường link dưới đây!

Danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán năm 2012 - Đợt 1 - Cập nhật đến ngày 30/12/2011

Danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán năm 2012 - Đợt 2 - Cập nhật đến ngày 30/12/2011


NGUON: VACPA

BBT - Web

File kèm theo

Wednesday, 4 January 2012

Top phụ nữ giàu nhất trên TTCK: Những gương mặt bí ẩn

Hơn một nửa trong top 10 phự nữ giàu nhất trên TTCK là những người con người “bí ẩn” đối với phần lớn mọi người.
Số ít những nữ doanh nhân được nhiều người biết đến
Trong khi ông Phạm Nhật Vượng có 2 năm liên tiếp dẫn đầu top những người giàu nhất trên TTCK Việt Nam thì vợ ông Vượng cũng có năm thứ 2 liên tiếp là người phụ nữ giàu nhất.

Bà Phạm Thu Hương sở hữu hơn 29 triệu cổ phiếu VIC, tương đương gần 2.900 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ đồng so với năm 2010. Bà Hương (sinh năm 1969) mới được bầu lại vào Hội đồng quản trị của Vincom và hiện giữ chức Phó Chủ tịch.

Em gái bà Hương là bà Phạm Thúy Hằng (sinh năm 1974), đứng ở vị trí thứ 3 với hơn 1.900 tỷ đồng. Bà Hằng là thành viên HĐQT Vincom từ khi công ty này lên sàn.

Dù đứng thứ hạng cao trong top những người giàu, tham gia ban lãnh đạo Vincom nhưng cả bà Hương và bà Hằng đều khá “bí ẩn”. Những thông tin về 2 người này hầu như chỉ đến từ bản cáo bạch của Vincom.

“Bí ẩn” có lẽ là đặc điểm chung đối với phần lớn những người đứng trong top 50 phụ nữ giàu nhất trên TTCK, do phần lớn họ là vợ của những ông chủ doanh nghiệp, không tham gia kinh doanh; hoặc có tham gia kinh doanh thì cũng rất ít xuất hiện.

Trong số 10 người giàu nhất chỉ có 2 người là người đứng đầu doanh nghiệp: đó là bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai (QCG) và bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch Vĩnh Hoàn (VHC).

Một số nữ doanh nhân nổi tiếng khác trong top những người giàu là Bà Đặng Thị Hoàn Yến (#17), bà Cao Thị Ngọc Dung (PNJ), bà Mai Kiều Liên (#25)…

Bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch kiêm TGĐ Vinamilk – là một trong số ít những người “làm công ăn lương” nắm giữ lượng cổ phiếu có giá trị lớn.

Tuesday, 3 January 2012

Nghị định 122/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Xem hình

Ngày 27/12/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, trong điều khoản quy định “Thu nhập chịu thuế” được sửa đổi và bổ sung thêm một số loại thu nhập. Đáng chú ý là trong đó có bổ sung loại thu nhập từ lãi tiền gửi.

Cụ thể, thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bao gồm lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong trường hợp đồng cho vay vốn đều phải chịu thuế thu nhập.

Thu nhập từ bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có nguồn gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (trừ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định mà tài sản cố định này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh).

Ngoài những thu nhập trên, Nghị định cũng quy định các loại thu nhập khác phải chịu thuế là từ hoàn nhập các khoản dự phòng (trừ khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa tại doanh nghiệp; hoàn nhập khoản trích lập quỹ dự phòng tiền lương). Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập cũng phải chịu thuế.

Tương tự là các khoản thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác; thu nhập từ bản quyền dưới mọi hình thức, thu về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật; cho thuê tài sản dưới mọi hình thức; thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật…

Ngay cả các khoản thu từ các khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được cũng thuộc diện phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nghị định này cũng hướng dẫn chi tiết việc xác định các khoản thu nhập nói trên và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2012, áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2012 trở đi.

Tải Nghị định 122 mới tại đây

(Theo vneconomy.vn)

9 sự kiện kinh tế Việt Nam năm 2011

Năm 2011 đánh dấu năm thành công của nước ta trong công tác chỉ đạo đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đưa ra nhiều quyết sách tái cấu trúc nguồn vốn để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh.

1. Thay đổi nhân sự cấp cao nhiệm kỳ mới

Ông Trương Tấn Sang đắc cử Chủ tịch nước; Ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ 2011-2016.

Quốc hội cũng đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh làm 4 phó thủ tướng.


22 Bộ trưởng trúng cử. Trong đó, Bộ trưởng Ngoại giao là ông Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Tài chính là ông Vương Đình Huệ; Bộ trưởng Công thương là ông Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư là ông Bùi Quang Vinh; Bộ trưởng Giao thông là ông Đinh La Thăng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ông Nguyễn Văn Bình.





2. Cả nước tập trung kiềm chế lạm phát

Sau những cú sốc đột ngột của giá cả năm 2010, đầu năm 2011, các chuyên gia nhận định đường đi của giá cả - lạm phát nhìn chung phức tạp và khó lường.

Năm 2011,trước vấn đề nợ công, đầu tư dàn trải, áp lực phá giá đồng tiền và sức ép tăng giá của hàng loạt mặt hàng quá lớn, Chính phủ đã ra Nghị quyết 11 ngày 24/2 với hàng loạt vấn đề đồng bộ liên quan đến điều hành kinh tế vĩ mô như tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15- 16%; ưu tiên vốn tín dụng cho phát triển sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi xuống dưới 5%; nhập siêu không quá 10% tổng kim ngạch XK...Nghị quyết là kim chỉ nam điều hành chính sách kinh tế cả năm.

Điện điều chỉnh tăng 2 lần, xăng tăng mạnh 2 lần và giảm nhỏ giọt 1 lần gây áp lực lên chỉ số giá khiến CPI cả nước cả năm 2011 dù đã đi theo xu hướng giảm dần và bình quân 12 tháng kiểm soát ở mức 18,12%, cao hơn so với trần lạm phát đầu năm nhưng xoay quanh mức 18% mà Quốc hội đã điều chỉnh.

CPI cả nước qua các tháng và các sự kiện ảnh hưởng đến chỉ số giá


3. Xuất khẩu cao kỷ lục

Kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước năm 2011 đạt hơn 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm ngoái. Một phần nhờ đón đầu đợt phá giá tiền đồng, giá trị xuất khẩu tăng vọt và đây là điểm sáng của nền kinh tế năm nay.

Tổng kim ngạch Nhập khẩu cả năm ước đạt hơn 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước. Nhập siêu cả năm nước ta ước đạt hơn 9,5 tỷ USD. Việc kiểm soát nhập siêu bằng 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu là một thành công của nước ta năm nay khi ban đầu kế hoạch khống chế nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu là 16% và kế hoạch phấn đấu là 10% mà Nghị quyết 11 đưa ra.

Nhờ tăng mạnh xuất khẩu, năm 2011 Việt Nam đã giảm mạnh nhập siêu. Năm 2012, Việt Nam quyết tâm kiểm soát nhập siêu năm 2012 là 12% so với xuất khẩu.

4. FDI, ODA giảm, giải ngân tăng

Tính đến 15/12/2011, nước ta thu hút được 14,7 tỷ USD vốn FDI (cả đăng ký mới và tăng thêm), giảm 26% so với năm 2010. Tình hình hút vốn FDI được đánh giá là có những chuyển biến theo hướng tích cực khi 76,4% tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Tuy thu hút giảm nhưng chất lượng giải ngân FDI đã cải thiện đáng kể với 11 tỷ USD năm 2011, bằng mức thực hiện năm 2010 và đóng góp 25,9% vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ, mức cam kết ODA cho Việt Nam trong năm 2012 đạt tới 7,386 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức 7,88 tỉ USD năm 2011. Tuy mức cam kết giảm nhưng mức thu hút này là một thành công của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế Quốc tế khó khăn. Việt Nam cam kết sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của cộng đồng tài trợ quốc tế. Trước mắt, chính phủ sẽ thúc đẩy việc giải ngân các dự án ODA nhanh hơn, hiệu quả hơn.

5. Bội chi dưới trần kế hoạch

Bội chi ngân sách nhà nước cả năm 2011 bao gồm chi trả nợ gốc ước đạt 111.500 tỷ đồng, tương đương 4,9%, loại chi trả nợ gốc bội chi ngân sách cả năm đạt 2,11%. Mức bội chi này giảm so với dự trù đầu năm là 5,3%. Thành công này đã tạo tiền đề để Chính phủ đặt mục tiêu tiếp tục kiểm soát giảm bội chi ngân sách năm 2012 dưới 4,8%.

Tổng thu và viện trợ ước đạt 674.500 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2010 (số ước thực hiện lần 2). Trong đó thu từ thuế 586.151 tỷ đồng, tăng 21,8% so với năm 2010; thu từ dầu tho đạt 100.000 tỷ đồng. Tổng chi cân đối ngân sách năm 2011 ước đạt 710.160 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên đạt 535.160 tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm 2010.

6. Giãn, giảm gánh nặng thuế cho nhiều đối tượng

Năm 2011, Chính phủ đã có nhiều quyết định giãn, giảm thuế cho nhiều đối tượng. Ước khoảng 15 - 19,5 nghìn tỷ đồng tiền thuế được giãn và miễn giảm trong năm 2011.

Chính sách hỗ trợ đột xuất 250.000 đồng cho các đối tượng có thu nhập thấp; giãn thời hạn nộp thuế TNDN đối với DNNVV và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; giảm 30% số thuế TNDN phải nộp trong năm 2011 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; miễn 5% thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ cổ tức của nhà đầu tư chứng khoán; miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân; miễn thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần...đã làm nhẹ gánh nặng cho nhiều đối tượng để họ có thêm nguồn trang trải cho nhu cầu thiết yếu trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng.

Việc miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp năm 2012 cũng đang được đệ trình và Quốc hội xem xét tại kỳ họp đầu năm 2012.

7. Nhà nước vào cuộc thanh tra nhiều bộ ngành, tập đoàn kinh tế lớn

Kiểm toán 2 siêu Bộ Tài chính và Công Thương. 27 tập đoàn kinh tế, tổng công ty và ngân hàng thương mại nằm trong danh sách kiểm toán trong năm 2011 như Vinashin, EVN, TKV, Vinalines…

Việc Nhà nước vào cuộc thanh tra hoạt động của nhiều tập đoàn kinh tế lớn và bước đầu có những kết quả như EVN đầu tư tài chính dài hạn lên tới gần 50.000 tỉ đồng và lỗ luỹ kế đến hết năm 2011 lên tới trên 35.000 tỉ đồng; Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu tư ngoài ngành chưa hiệu quả; kết luận về việc kiểm toán Quỹ bình ổn xăng dầu…đã thể hiện quyết tâm của Nhà nước trong việc cơ cấu lại nền kinh tế.

8. Điểm sáng tái cấu trúc nguồn vốn toàn xã hội

Ngày 8/7/2011, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP được ban hành đã tạo tiền đề tái cấu trúc hàng loạt DNNN. Mục tiêu hàng đầu của CPH là huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Khá nhiều chủ trương CPH được nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm như cổ phần hóa 10 DN thuộc Bộ Công Thương; 6 DN thuộc Vinachem; các DN thuộc Vietnam Airlines; 6 doanh nghiệp thuộc TCT đường sắt; Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị; Các đơn vị thành viên của Tập đoàn Sông Đà; BIDV; VNSteel; CPH Mobifone; PV Oil, Điện Nhơn Trạch...

9. Tài nguyên khoáng sản được đưa vào quy hoạch

Trước tình hình khai thác khoáng sản bừa bãi, xuất khẩu thô quá nhiều, Chính phủ đã có Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chiến lược đã nêu rõ khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, phải điều tra nắm chắc trữ lượng từng loại khoáng sản để xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác đảm bảo hiệu quả cao nhất ở cả ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

Chính phủ không khuyến khích xuất khẩu tài nguyên và dứt khoát không xuất khẩu thô khoáng sản. Việc cấp phép mới dự án phải chặt chẽ, nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt và được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

(Theo Ban Biên tập CafeF)

Thách thức nâng cao chất lượng ngành kiểm toán

PGS.TS Đặng Văn Thanh

Trước thềm mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho rằng, thách thức lớn nhất của doanh nghiệp kiểm toán độc lập trong nước khi hội nhập là nâng cao chất lượng dịch vụ.

Bùi Trang

Từ ngày 1/1/2012, Việt Nam phải thực hiện cam kết WTO về việc mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Ông đánh giá thế nào vè cơ hội và thách thức của thị trường dịch vụ kiểm toán Việt Nam khi mở cửa thị trường?

Từ 1/1/2012, theo cam kết với Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam phải mở cửa thị trường dịch vụ kiểm toán. Theo đó, thị trường dịch vụ kiểm toán Việt Nam sẽ "mở" hơn trước đây với việc cho phép các hang kiểm toán nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Nam và cung cấp dịch vụ qua biên giới.

Hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán là cơ hội để các công ty kiểm toán (CTKT) tiếp cận các chuẩn mực, phương pháp và kinh nghiệm kiểm toán. Nhưng cùng với đó, các hãng nước ngoài sẽ vào tìm kiếm khách hàng trong nước và điều đó sẽ đẩy các doanh nghiệp trong nước vào một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Không chỉ bị cạnh tranh về thị phần, các CTKT trong nước còn đứng trước nguy cơ rất lớn bị chảy máu chất xám. Mà đối với loại hình dịch vụ xác nhận niềm tin như kiểm toán, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thương hiệu và sự thành công.

Nhưng sự cạnh tranh này sẽ tạo ra cơ hội cho các đơn vị được kiểm toán, có thêm sự lựa chọn các hãng kiểm toán cung cấp dịch vụ cho mình. Ngoài việc xác nhận sự trung thực, chính xác của BCTC, các đơn vị được kiểm toán có cơ hội được tư vấn, được hưởng giá trị gia tăng của dịch vụ kiểm toán.

Trước áp lực cạnh tranh từ bên ngoài như vậy, ông đánh giá thế nào về khả năng cạnh tranh, hội nhập của các CTKT?

Đến nay, có gần 150 CTKT đang hoạt động ở Việt Nam, trong đó có mặt của hầu hết CTKT lớn trên thế giới (Big 4), với đội ngũ kiểm toán viên hành nghề gần 2.000 người. Các CTKT, các kiểm toán viên đã cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cho nền kinh tế, trong đó có dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC), kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, cũng như cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán, tài chính, tư vấn thuế, đầu tư, tái cấu trúc DN... Các dịch vụ này đã hỗ trợ tích cực cho các Dn trong hoạt động kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, công khai, minh bạch, hỗ trợ trực tiếp và có hiệu quả cho Nhà nước trong kiểm kê, kiểm soát và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.

Tuy nhiên, dịch vụ kiểm toán Việt Nam vẫn còn non trẻ, mới chỉ có lịch sử phát triển 20 năm. Trong khi đó, ở các quốc gia phát triển, kiểm toán độc lập đã có bề dày hàng thế kỷ. So với yêu cầu và kỳ vọng của xã hội, của các nhà đầu tư, thì chất lượng kiểm toán và chất lượng đội ngũ KTV còn một khoảng cách khá xa. Hoạt động kiểm toán độc lập mới chỉ cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn cho một số rất ít trong số hơn 500.000 DN và hàng vạn dự án. Ngoài ra, việc tuân thủ quy trình, quy tắc, thủ tục kiểm toán cũng còn nhiều vấn đề. Kiểm toán là hoạt động đặc thù, độc lập, khách quan và đòi hỏi rất cao ở tính kỷ luật, ở sự tôn trọng quy định, quy tắc và thủ tục, cũng như đạo đức nghề nghiệp. Hiện tượng vi phạm hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động kiểm toán vẫn diễn ra. Không ít trường hợp dịch vụ do kiểm toán cung cấp có chất lượng thấp, mang nặng tính kinh tế và tính đối phó.

Chính vì vậy, thách thức lớn nhất của CTKT khi mở cửa, hội nhập chính là chất lượng dịch vụ, là năng lực hành nghề của các KTV. Nếu không có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này, các CTKT Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà.

Vậy trước mắt, các CTKT đã phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hay chưa, thưa ông?

Trong năm 2011, hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đã ghi nhận một số chuyên thăm của các hội nghề nghiệp quốc tế và của một số công ty kiểm toán nước ngoài nhằm tìm hiểu về thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam.

Tôi được biết, ngoài hình thức đầu tư 100% vốn thì hình thức phổ biến hiện nay mà các hãng kiểm toán nước ngoài đang thâm nhập thị trường kiểm toán Việt Nam là tìm kiến các CTKT trong nước đủ điều kiện làm công ty thành viên của hãng. Cho nên, trong ngắn hạn, áp lực cạnh tranh với hãng kiểm toán nước ngoài chưa lớn. Nhưng về dài hạn, nếu không nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ kiểm toán, các CTKT sẽ không thể trụ vững trước sự cạnh tranh từ bên ngoài cũng như đáp ứng được kỳ vọng của công chúng.

(Theo ĐTCK)

Nguon: VACPA

Top 30 gia đình giàu nhất trên thị trường chứng khoán

Theo bảng xếp hạng người giàu năm 2011, có 11 cá nhân nắm giữ khối tài sản có trị giá hơn 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính theo gia đình thì chỉ có 9 gia đình có tổng tài sản trên 1.000 tỷ đồng.

Danh sách chi tiết 30 gia đình giàu nhất sàn chứng khoán năm 2011

Song song với việc công bố top 200 người giàu nhất trên TTCK, CafeF/CafeBiz cũng công bố top 30 gia đình giàu nhất trên TTCK. Danh sách này được xây dựng dựa trên tổng tài sản của những cá nhân giàu nhất trên TTCK và những người có liên quan.

Với việc có 3 người đứng trong top 5 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam năm 2011, gia đình ông Phạm Nhật Vượng cũng chính là gia đình giàu nhất trên thị trường chứng khoán. Tổng lượng cp VIC của 3 người này cùng các thành viên khác đạt gần 21.800 tỷ đồng (xấp xỉ 1 tỷ USD).

Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng – người giàu nhất thị trường chứng khoán trong 2 năm 2010 và 2011 – có khối tài sản 16.764 tỷ đồng.

Bà Phạm Thu Hương – vợ ông Vượng – đứng vị trí thứ 3 và đồng thời cũng là người phụ nữ giàu nhất trên TTCK với 2.891 tỷ đồng. Em bà Hương là bà Phạm Thúy Hằng đứng vị trí thứ 5 với 1.919 tỷ đồng.

Cả ba người trên đều là thành viên HĐQT của CTCP Vincom

Đứng vị trí thứ 2 là gia đình ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) với 4.437 tỷ đồng, bao gồm lượng cổ phiếu do ông Đoàn Nguyên Đức và em trai là ông Đoàn Nguyên Thu nắm giữ.

Bầu Đức trong năm vừa qua vẫn là người giàu thứ 2 trên TTCK dù đã mất đi gần 2/3 giá trị tài sản (mất gần 7.500 tỷ đồng) do sự giảm giá mạnh của cổ phiếu HAG.

Đứng vị trí thứ 3 là gia đình ông Đặng Thành Tâm-bà Đặng Thị Hoàng Yến, đạt gần 2.700 tỷ đồng.

Dù không phải là gia đình giàu nhất nhưng gia đình này có khá nhiều điểm đặc biệt: như cả 2 chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo - và ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch Saigon Invest - đều là đại biểu quốc hội khóa XIII.

Gia đình này cũng là cổ đông chính của 5 công ty đang niêm yết gồm: Tân Tạo (ITA), Ngân hàng Nam Việt (NVB), Kinh Bắc City (KBC), Khoáng sản Sài Gòn –Quy Nhơn (SQC) và Saigontel (SGT).
10 gia đình giàu nhất trên TTCK năm 2011

Đứng thứ 4 là gia đình ông Nguyễn Đăng Quang-bà Nguyễn Hoàng Yến (Masan Group) với 1.971 tỷ đồng.

Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Masan Group – chỉ trực tiếp sở hữu 10 cổ phiếu MSN nên hầu như con số 1.971 tỷ đồng kia là lượng cổ phiếu mà vợ ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến nắm giữ. Bà Yến là người giàu thứ 4 và là phụ nữ giàu thứ 2 trên TTCK.

Các lãnh đạo của ngân hàng ACB đóng 2 vị trí trong top 10 gia đình giàu nhất đó là gia đình ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) ở vị trí thứ 5 với 1.971 tỷ đồng và gia đình ông Trần Mộng Hùng ở vị trí thứ 9 với 1.154 tỷ đồng.

Ông Hùng và ông Kiên hiện là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập của ACB.

Gia đình ông Đặng Văn Thành ở vị trí thứ 8 với 1.269 tỷ đồng.

Gia đình ông Đặng Văn Thành là một gia đình doanh nhân thành đạt trong các lĩnh vực Ngân hàng, Bất động sản và Mía đường.

Ông Thành là Chủ tịch của Ngân hàng Sacombank (STB), con trai ông Thành là ông Đặng Hồng Anh là Thành viên HĐQT của Sacombank và Chủ tịch Sacomreal (SCR).

Vợ ông Thành là bà Huỳnh Bích Ngọc được mệnh danh là “nữ hoàng ngành mía đường”. Thông qua công ty Thành Thành Công, bà Ngọc trực tiếp hoặc gián tiếp lãnh đạo rất nhiều công ty lớn trong ngành mía đường như Bourbon Tây Ninh (SBT), Đường Biên Hòa (BHS), Đường Ninh Hòa (NHS)…

Popular Posts