Wednesday, 10 July 2013

4 trường hợp doanh nghiệp nhà nước bị giám sát tài chính đặc biệt


Chính phủ vừa ban hành "Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước". Theo quy chế này, có 4 trường hợp doanh nghiệp bị giám sát tài chính đặc biệt.
ANH MINH

Cụ thể, doanh nghiệp bị đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt nếu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm hoặc qua công tác giám sát tài chính, kiểm toán phát hiện có tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một trong 4 trường hợp sau:
Thứ nhất là kinh doanh thua lỗ, có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định.
Thứ hai là có số lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu.
Thứ ba là có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5.
Thứ tư là báo cáo không đúng thực tế về tài chính, làm sai lệch lớn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vẫn theo quy chế, doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt phải lập phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính để trình chủ sở hữu trong thời gian 20 ngày kể từ khi có quyết định giám sát đặc biệt.
Định kỳ hàng tháng, quý, năm, doanh nghiệp phải báo cáo chủ sở hữu, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp các chỉ tiêu như: Sản lượng, giá trị sản lượng sản phẩm,hàng hóa dịch vụ chủ yếu sản xuất, tiêu thụ, tồn kho trong kỳ; doanh thu hoạt động kinh doanh, thu nhập khác; chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí tiền lương...; tình hình thu hồi nợ, huy động vốn và trả nợ...
Doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt mà 2 năm liên tục (kể từ thời điểm có quyết địnhgiám sát đặc biệt) không còn có các chỉ tiêu thuộc diện giám sát đặc biệt và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giám sát thì được đưa ra khỏi danh sách giám sát đặc biệt.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt 2 năm liên tục vẫn thua lỗ thì phải thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể, phá sản theo quy định.
(Theo Vneconomy)

No comments:

Post a Comment

Popular Posts