Saturday, 4 August 2012

Thuế nhà thầu - Quy định mới theo Thông tư 60/2012/TT-BTC

Thuế nhà thầu

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 60/2012/TT-BTC thay thế các quy định trước về thuế nhà thầu nước ngoài (“NTNN”) bao gồm Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008, Thông tư số 197/2009/TT-BTC ngày 9/10/2009 và Thông tư số 64/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính. Thông tư 60/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 5 năm 2012.

Việt Nam áp dụng chính sách thuế nhà thầu đối với các công ty nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam mà không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu:

Theo quy định hiện hành về thuế NTNN thì trường hợp hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng dưới hình thức điểm giao nhận hàng hoá nằm trong lãnh thổ Việt Nam sẽ thuộc đối tượng chịu thuế NTNN. Thông tư 60/2012 vẫn giữ nguyên quy định này & mở rộng cho một số đối tượng chịu thuế:

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo điều kiện DDP, DAT, DAP (theo các điều khoản thương mại Quốc tế - Incoterms 2011 hiệu lực từ 01/01/2011, quy tắc cho bất kỳ cách thức hoặc phương thức vận tải) phải chịu thêm 1% thuế nhà thầu.

+ DDP (Delivered Duty Paid, named place of destination) : Người bán giao hàng, chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan, chịu mọi chi phí & rủi ro trong việc vận chuyển hàng đến điểm đến bao gồm cả việc thanh toán phí hải quan, thuế.
Rủi ro/ bảo hiểm theo incoterm : Người bán mua bảo hiểm cho hàng hóa đối với toàn bộ quá trình vận chuyển cho đến chỗ trong điểm đích nơi mà hàng hóa được giao vào quyền định đoạt của người mua, đã làm thủ tục nhập khẩu, hàng vẫn nằm trên phương tiện vận tải đến, sẵn sàng để dỡ.

+ DAT (Delivered At Terminal, named, terminal at port or place of destination), việc giao hàng diễn ra tại điểm đích đã xác định.) : thay thế cho DEQ. việc giao hàng diễn ra khi hàng hóa được giao vào quyền định đoạt của người mua tại ga/trạm xác định tại cảng hoặc tại điểm đích chưa được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải đến. Điều khoản DAT của Incoterm 2010 thay thế cho điều khoản DEQ trước đó của Incoterms 2000 (Delivered Ex Quay) vốn chỉ phù hợp cho hàng nguyên liệu. Incoterms 2000 không có giải pháp thỏa đáng cho các điều khoản “D” đối với trường hợp hàng hóa được giao mà chưa dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải đến tại trạm/ga. Điều khoản DAT của Incoterm 2010 đã giải quyết được vấn đề này và bao gồm tất cả các trường hợp trước đó được qui định bởi điều khoản DEQ. “Trạm xác định” trong điều khoản DAT có thể là cầu cảng tại cảng dỡ hoặc trạm container tại cảng dỡ.
Rủi ro/ bảo hiểm theo incoterm: Người bán mua bảo hiểm cho đến khi hàng hóa được dỡ tại ga ở cảng. Người mua mua bảo hiểm cho hàng hóa từ điểm hàng được dỡ xuống tại ga ở cảng hay ở điểm đích. Các bên cũng có thể thống nhất là phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm của người bán sẽ bao gồm toàn bộ quá trình vận chuyển.

+ DAP (Delivered At Place, named place of destination) : việc giao hàng diễn ra tại điểm đích đã xác định. Người bán chịu tất cả mọi rủi ro liên quan trong việc đưa hàng đến nơi quy định. Qui tắc mới DAP trong Incoterm 2010 (Delivery at Place) bao gồm tất cả các trường hợp người bán giao hàng cho người mua trên phương tiện vận tải đến mà chưa dỡ hàng xuống, là những trường hợp trước đó được qui định bởi các điều khoản DAF, DES cũng như tất cả các trường hợp giao hàng tại cơ sở của người mua hay điểm đích nào khác tại nước của người mua mà trước đó được qui định bởi điều khoản DDU. Đối với điều khoản DAP, “phương tiện vận tải đến” cũng có thể là một con tàu, và “điểm đích xác định” có thể là cảng dỡ. (được sử dụng thay cho DAF, DES và DDU).
Rủi ro/ bảo hiểm theo incoterm: Người bán mua bảo hiểm cho hàng hóa cho đến trạm hải quan được nêu ở nước nhập khẩu nếu là ở ngoài khối EU hoặc cho đến điểm đích được nêu trong EU sẵn sàng để dỡ.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp nhập khẩu tại chỗ để gia công), kể từ ngày 27/5/2012 (ngày Thông tư có hiệu lực thi hành) cũng thuộc đối chịu thuế nhà thầu. Bên nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của nước ngoài chịu trách nhiệm nộp thay khoản thuế này (1%).

Theo Điều 4, Chương 1, thông tư 60/2012: Quảng cáo, tiếp thị trên internet, đào tạo trực tuyến cũng thuộc đối tượng chịu thuế NTNN mặc dù trước đây có ý kiến cho rằng các dịch vụ này được cung cấp ngoài Việt Nam và vì thế không thuộc đối tượng chịu thuế NTNN.

Ngoài các khoản quy định tại Nghị định 124/2008, Nghị định 122/2011 & Thông tư 60/2012 thêm rằng hoạt động môi giới bán dịch vụ ở nước ngoài sẽ không chịu thuế nhà thầu.

Thuất suất thuế nhà thầu:

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng “”GTGT”) ấn định đối với dịch vụ khoan dầu khí, theo tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế tăng từ 50% lên 70%

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) ấn định đối với một số hoạt động kinh doanh như sau:

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

Bổ sung cung cấp hàng hoá theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài); cung cấp hàng hoá theo điều kiện giao hàng DDP, DAT, DAP (Các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms)

1%

Bổ sung dịch vụ cho thuê dàn khoan

5%

Bổ sungDịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino (tăng từ 5% theo NĐ124/2008 lên 10%)

10%

Xây dựng, Nêu rõ lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng

2%

Bổ sung Tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

(Giảm từ 2% theo NĐ124/2008 xuống còn 0.1% theo NĐ122/2010 & Thông tư 60/2012)

0,1%

Bổ sung dịch vụ tài chính cá nhân

2%

Thuế suất lãi tiền vay (giảm từ 10% theo NĐ124/2008 xuống còn 5% theo NĐ122/2010 & Thông tư 60/2012)

5%
(Còn tiếp ...)

Xin mời tham khảo chi tiết thuế nhà thầu tại trang tư vấn kế toán


Thuế nhà thầu

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 60/2012/TT-BTC thay thế các quy định trước về thuế nhà thầu nước ngoài (“NTNN”) bao gồm Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008, Thông tư số 197/2009/TT-BTC ngày 9/10/2009 và Thông tư số 64/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính. Thông tư 60/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 5 năm 2012.

Việt Nam áp dụng chính sách thuế nhà thầu đối với các công ty nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam mà không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu:

Theo quy định hiện hành về thuế NTNN thì trường hợp hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng dưới hình thức điểm giao nhận hàng hoá nằm trong lãnh thổ Việt Nam sẽ thuộc đối tượng chịu thuế NTNN. Thông tư 60/2012 vẫn giữ nguyên quy định này & mở rộng cho một số đối tượng chịu thuế:

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo điều kiện DDP, DAT, DAP (theo các điều khoản thương mại Quốc tế - Incoterms 2011 hiệu lực từ 01/01/2011, quy tắc cho bất kỳ cách thức hoặc phương thức vận tải) phải chịu thêm 1% thuế nhà thầu.

+ DDP (Delivered Duty Paid, named place of destination) : Người bán giao hàng, chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan, chịu mọi chi phí & rủi ro trong việc vận chuyển hàng đến điểm đến bao gồm cả việc thanh toán phí hải quan, thuế.
Rủi ro/ bảo hiểm theo incoterm : Người bán mua bảo hiểm cho hàng hóa đối với toàn bộ quá trình vận chuyển cho đến chỗ trong điểm đích nơi mà hàng hóa được giao vào quyền định đoạt của người mua, đã làm thủ tục nhập khẩu, hàng vẫn nằm trên phương tiện vận tải đến, sẵn sàng để dỡ.

+ DAT (Delivered At Terminal, named, terminal at port or place of destination), việc giao hàng diễn ra tại điểm đích đã xác định.) : thay thế cho DEQ. việc giao hàng diễn ra khi hàng hóa được giao vào quyền định đoạt của người mua tại ga/trạm xác định tại cảng hoặc tại điểm đích chưa được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải đến. Điều khoản DAT của Incoterm 2010 thay thế cho điều khoản DEQ trước đó của Incoterms 2000 (Delivered Ex Quay) vốn chỉ phù hợp cho hàng nguyên liệu. Incoterms 2000 không có giải pháp thỏa đáng cho các điều khoản “D” đối với trường hợp hàng hóa được giao mà chưa dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải đến tại trạm/ga. Điều khoản DAT của Incoterm 2010 đã giải quyết được vấn đề này và bao gồm tất cả các trường hợp trước đó được qui định bởi điều khoản DEQ. “Trạm xác định” trong điều khoản DAT có thể là cầu cảng tại cảng dỡ hoặc trạm container tại cảng dỡ.
Rủi ro/ bảo hiểm theo incoterm: Người bán mua bảo hiểm cho đến khi hàng hóa được dỡ tại ga ở cảng. Người mua mua bảo hiểm cho hàng hóa từ điểm hàng được dỡ xuống tại ga ở cảng hay ở điểm đích. Các bên cũng có thể thống nhất là phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm của người bán sẽ bao gồm toàn bộ quá trình vận chuyển.

+ DAP (Delivered At Place, named place of destination) : việc giao hàng diễn ra tại điểm đích đã xác định. Người bán chịu tất cả mọi rủi ro liên quan trong việc đưa hàng đến nơi quy định. Qui tắc mới DAP trong Incoterm 2010 (Delivery at Place) bao gồm tất cả các trường hợp người bán giao hàng cho người mua trên phương tiện vận tải đến mà chưa dỡ hàng xuống, là những trường hợp trước đó được qui định bởi các điều khoản DAF, DES cũng như tất cả các trường hợp giao hàng tại cơ sở của người mua hay điểm đích nào khác tại nước của người mua mà trước đó được qui định bởi điều khoản DDU. Đối với điều khoản DAP, “phương tiện vận tải đến” cũng có thể là một con tàu, và “điểm đích xác định” có thể là cảng dỡ. (được sử dụng thay cho DAF, DES và DDU).
Rủi ro/ bảo hiểm theo incoterm: Người bán mua bảo hiểm cho hàng hóa cho đến trạm hải quan được nêu ở nước nhập khẩu nếu là ở ngoài khối EU hoặc cho đến điểm đích được nêu trong EU sẵn sàng để dỡ.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp nhập khẩu tại chỗ để gia công), kể từ ngày 27/5/2012 (ngày Thông tư có hiệu lực thi hành) cũng thuộc đối chịu thuế nhà thầu. Bên nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của nước ngoài chịu trách nhiệm nộp thay khoản thuế này (1%).

Theo Điều 4, Chương 1, thông tư 60/2012: Quảng cáo, tiếp thị trên internet, đào tạo trực tuyến cũng thuộc đối tượng chịu thuế NTNN mặc dù trước đây có ý kiến cho rằng các dịch vụ này được cung cấp ngoài Việt Nam và vì thế không thuộc đối tượng chịu thuế NTNN.

Ngoài các khoản quy định tại Nghị định 124/2008, Nghị định 122/2011 & Thông tư 60/2012 thêm rằng hoạt động môi giới bán dịch vụ ở nước ngoài sẽ không chịu thuế nhà thầu.

Thuất suất thuế nhà thầu:

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng “”GTGT”) ấn định đối với dịch vụ khoan dầu khí, theo tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế tăng từ 50% lên 70%

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) ấn định đối với một số hoạt động kinh doanh như sau:

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

Bổ sung cung cấp hàng hoá theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài); cung cấp hàng hoá theo điều kiện giao hàng DDP, DAT, DAP (Các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms)

1%

Bổ sung dịch vụ cho thuê dàn khoan

5%

Bổ sungDịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino (tăng từ 5% theo NĐ124/2008 lên 10%)

10%

Xây dựng, Nêu rõ lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng

2%

Bổ sung Tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

(Giảm từ 2% theo NĐ124/2008 xuống còn 0.1% theo NĐ122/2010 & Thông tư 60/2012)

0,1%

Bổ sung dịch vụ tài chính cá nhân

2%

Thuế suất lãi tiền vay (giảm từ 10% theo NĐ124/2008 xuống còn 5% theo NĐ122/2010 & Thông tư 60/2012)

5%
(Còn tiếp ...)

Xin mời tham khảo chi tiết thuế nhà thầu tại trang tư vấn kế toán

No comments:

Post a Comment

Popular Posts