Tuesday, 8 November 2011

Sự khác biệt phương pháp luận đối với Báo cáo tài chính hợp nhất và kinh nghiệm của các quốc gia

Sự khác biệt phương pháp luận đối với

Báo cáo tài chính hợp nhất và kinh nghiệm của các quốc gia

So với lịch sử ra đời của bút toán kép - nền tảng của kế toán hiện đại, thì Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTCHN) ra đời muộn hơn, vì BCTCHN gắn với sự hình thành của các tập đoàn kinh tế (TĐKT). BCTCHN đầu tiên được lập vào năm 1982 tại tập đoàn Steel Corporation – Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, sau đó được luật hóa vào năm 1933. Việc luật hóa BCTCHN tại Anh và Đức lần lượt vào các năm 1948 và 1966. Hợp nhất BCTC là vấn đề khá phức tạp nên chuẩn mực BCTCHN của mỗi một quốc gia đều có những điểm khác biệt. Bài viết sẽ tổng kết một số khác biệt cơ bản và một số kinh nghiệm của các quốc gia (Mỹ, Úc, Trung Quốc và Nhật Bản) về Chuẩn mực BCTCHN.

Đoàn Thị Dung - Công ty CP Tập đoàn Hoàng Hà

Những điểm khác biệt

BCTCHN giữa các quốc gia có nhiều điểm tương đồng như: mục đích, đơn vị lập, kỳ hạn lập. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt về một số khía cạnh giữa các quốc gia và giữa các quốc gia với chuẩn mực (CM) quốc tế về kế toán. Những điểm khác biệt nổi bật có thể liệt kê:

Một là, Hệ thống BCTCHNHệ thống BCTCHN có thể bao gồm: BCTCHN, Báo cáo kết quả HĐKD hợp nhất, Báo cáo LCTT hợp nhất và báo cáo lợi nhuận chưa phân phối hợp nhất kèm theo thuyết minh BCTC bổ sung hoặc chỉ bao gồm Bảng CĐTK hợp nhất, Báo cáo KQHĐKD hợp nhất, Báo cáo LCTT hợp nhất và thuyết minh BCTCHN.

Hai là, áp dụng tính trọng yếu để loại trừ công ty con ra khỏi phạm vi hợp nhất. Theo chuẩn mực kế toán (CMKT) Nhật Bản, một công ty con không trọng yếu (mức độ tài sản, doanh thu, lợi nhuận thuần và lợi nhuận chưa phân phối chiếm tỷ trọng nhỏ) có thể được loại trừ ra khỏi phạm vi hợp nhất. Tổng mức các chỉ tiêu của công ty con loại trừ ra khỏi phạm vi hợp nhất khoảng từ 3% đến 5% trên tổng số chỉ tiêu tương ứng của các công ty con thuộc phạm vi hợp nhất và công ty mẹ theo quan điểm hợp nhất. Tuy nhiên tiêu chuẩn này cũng không được quy định trong CMKT Quốc tế cũng như CMKT Hoa Kỳ.

Ba là, Phương pháp xử lý lợi thế thương mại. Khi hợp nhất BCTC, Nhật Bản, Trung Quốc chọn chính sách phân bổ lợi thế thương mại dần vào chi phí trong vòng 20 năm, trong khi Mỹ và Úc lại áp dụng chính sách đánh giá tổn thấy giảm. CM BCTC quốc tế (IFRS 03) – Hợp nhất kinh doanh có quyền lựa chọn hoặc phân bổ lợi thế thương mại dần vào chi phí trong vòng 10 năm hoặc đánh giá tổn thất giảm.

Bốn là, Phương pháp xác định và trình bày lợi ích cổ đông thiểu số. Lợi ích cổ đông thiểu số có thể xác định tại thời điểm quyền kiểm soát giữa công ty mẹ và công ty con được thiết lập theo nhiều cách khác nhau:

Cách 1: Lợi ích cổ đông thiểu số được xác định căn cứ vào tài sản ròng của công ty con theo giá vốn thực tế và tỷ lệ lợi ích kinh tế của cổ đông thiểu số trong công ty con. Các xác định này được quy định trong CMKT doanh nghiệp của Nhật Bản.

Cách 2: Lợi ích cổ đông thiểu số được xác định căn cứ vào tài sản ròng của công ty con theo giá hợp lý và tỷ lệ lợi ích kinh tế của cổ đông thiểu số trong công ty con. Cách xác định này được quy định trong IAS, GAAP, CMKT Nhật Bản, CMKT Úc.

Cách 3: Lợi ích cổ đông thiểu số được xác định căn cứ vào tài sản ròng của công ty con theo giá hợp lý và tỷ lệ lợi ích kinh tế của cổ đông thiểu số trong công ty con, có phân bổ cả lợi thế thương mại. CMKT quốc tế và CMKT Úc áp dụng cách xác định này.

Phương pháp trình bày lợi ích cổ đông thiểu số cũng rất khác biệt giữa quốc gia. Lợi ích cổ đông thiểu số có thể được trình bày một chỉ tiêu riêng trong mục Vốn chủ sở hữu (VCSH) của BCĐKTHN (CMKT Hoa Kỳ, Úc) hoặc được trình bày thành một khoản tách biệt, nằm giữa phần nợ phải trả và VCSH (CMKT Nhật Bản và IAS).

Bài học kinh nghiệm trên thế giới

Qua nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hình thành, sự thay đổi khung pháp lý liên quan đến BCTCHN của một số nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất: Cần phải có thời gian khá dài để các TĐKT tiếp cận, hiểu các quy định của pháp luật về BCTCHN. Thực tế cho thấy, từ khi xuất hiện loại BCTC này đến khi chính thức luật hóa, Hoa Kỳ phải mất đến gần 41 năm, Nhật Bản cũng phải mất 16 năm, từ năm 1961 với BCTCHN đầu tiên của tập đoàn Sony đến năm 1977 mới luật hóa chính thức.

Thứ hai: Tính nhất quán giữa các văn bản pháp lý liên quan, tránh tình trạng không rõ ràng, mâu thuẫn giữa các quy định. Hơn nữa cần phải có các tài liệu bổ sung của các tổ chức nghề nghiệp, các học giả nghiên cứu nhằm đảm bảo cho việc thực thi các quy định pháp lý một cách nhất quán. Ví dụ minh họa như Nhật Bản, ngoài CMKT về BCTCHN được soạn thảo, đưa ra những nội dung căn bản có liên quan thì Hiệp hội kiểm toán Nhật Bản còn ban hành các tài liệu liên quan, hướng dẫn một cách khá chi tiết việc áp dụng CM trong thực tế. Ngoài ra, đông đảo các chuyên gia hành nghề, các học giả bổ sung thêm tài liệu, tạo điều kiện đưa CM dễ dàng đi vào cuộc sống thực của các TĐKT. Một ví dụ khác, là Hoa Kỳ, ngoài CM BCTCHN được FASB soạn thảo thì cơ quan này cũng ban hành kèm theo tài liệu giải thích CM, sau đó là các tổ chức nghề nghiệp kế toán bổ sung các tài liệu liên quan, phục vụ cho các tập đoàn áo dụng một các dề dàng CMKT đã ban hành.

Thứ ba: Tính phù hợp của khung pháp lý trong điều kiện kinh doanh của từng nước theo từng thời kỳ và phù hợp với xu hướng hội nhập kế toán quốc tế. CM BCTCHN ở các quốc gia luôn được bổ sung, sửa đổi theo xu hướng hòa hợp CMKT quốc tế. Bời vì, TĐKT thường có quy mô lớn, thu hút vốn cũng như đầu tư vốn liên quan đến các quốc gia. Chi phí tổ chức hệ thống BCTCHN thường lớn. Tuy nhiên, trong quá trình thay đổi, mỗi quốc gia có môi trường kinh doanh khác biệt nên vẫn có một số khác biệt về BCTCHN giữa các quốc gia này.

Thú tư: Xu hướng chung của BCTCHN là lý thuyết thực thể kế toán được áp dụng. Lý do chủ yếu cho xu hướng này là:

+ BCTCHN được lập theo quan điểm hợp nhất này bao gồm toàn bộ tài sản và nợ phải trả của tập đoàn, điều này phù hợp với tiêu chuẩn công ty con là quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con.

+ Lợi ích cổ đông thiểu số không thỏa đáng là khoản nợ phải trả, quyền pháp lý về tài sản của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con cũng giống như quyền pháp lý của công ty mẹ.

(Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán.)

Nguon: VACPA

No comments:

Post a Comment

Popular Posts