Wednesday, 29 June 2011

SỨC MẠNH DELOITTE: CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ HÓA NHÂN VIÊN

Søc m¹nh deloitte

CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ HÓA NHÂN VIÊN

Bà Hà Thu Thanh

“Nếu bạn hỏi tôi điều gì tạo nên sức mạnh, sự phát triển thành công và bền vững cho Deloitte trong suốt 20 năm qua thì tôi không ngần ngại mà trả lời đó chính là đội ngũ nhân viên của Deloitte Việt Nam được tôi luyện, rèn rũa trong một môi trường chuyên nghiệp dưới một chiến lược mà chúng tôi gọi là “Chiến lược quốc tế hóa nhân viên”.

Bà Hà Thu Thanh

TGĐ - Công ty Deloitte Việt Nam

T

háng 5 năm 2011 là một năm có ý nghĩa đặc biệt với Deloitte Việt Nam, khi Bộ Tài chính và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức Hội nghị tổng kết và Lễ kỷ niệm 20 kiểm toán độc lập, thì cũng là lúc Công ty Deloitte Việt Nam tổ chức kỷ niệm 20 năm chặng đường phát triển và thành công. Nhìn lại suốt 20 năm đó, một trong những thành công cốt lõi, giá trị lớn lao và tài sản vô hình của Công ty chính là đội ngũ nhân viên với chiến lược đào tạo nhân viên bền bỉ - Chiến lược Quốc tế hóa nhân viên.

Là công ty kiểm toán độc lập đầu tiên thành lập ở Việt Nam, hoạt động chuyên ngành dịch vụ tư vấn Tài chính – Kế toán – Quản trị doanh nghiệp và Kiểm toán độc lập, Deloitte Việt Nam (tiền thân là Công ty kiểm toán Việt Nam - VACO) đã và luôn xác định rằng danh tiếng và uy tín của công ty được tạo dựng bởi đội ngũ nhân viên, chất lượng của đội ngũ nhân viên chính là chất lượng dịch vụ đem lại sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng. Vì vậy, ngay từ khi thành lập, Deloitte Việt Nam đã thiết lập hệ thống quản trị nhân sự và hoàn thiện hệ thống này qua từng năm phát triển nhằm tạo ra các động lực khuyến khích nhân viên bao gồm từ khâu tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và phát triển nhân viên, phát triển văn hóa công ty.

“Đạo tạo và phát triển như là một phần tất yếu trong “cuộc sống – sự phát triển của Deloitte”, nó vừa là mục tiêu mà công ty đề ra nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, vừa là phương tiện để nhân viên phát triển nghề nghiệp, tạo được sự cam kết cao của nhân viên và qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ban Lãnh đạo của VACO – tiền thân của Deloitte ngày này đã sớm xác định rằng, xu thế hội nhập quốc tế và kinh tế toàn cầu hóa là tất yếu và yêu cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu vì đó chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Do đó, “ Quốc tế hóa đội ngũ nhân viên” mà biện pháp chủ yếu là tăng cường các khóa đào tạo nhân viên theo cấp bậc khác nhau nhằm tạo dựng một đội ngũ nhân viên có đủ năng lực và kiến thức để cung cấp các dịch vụ với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các chương trình đào tạo được xây dựng theo chiến lược cho mỗi 5 năm, và cụ thể hóa theo các khóa đào tạo từng năm. Các chương trình đào tạo dài hạn ở nước ngoài được xác định cùng với việc xác định các nhân viên tài năng của công ty có thể tham gia các chương trình này. Các khóa đào tạo hàng năm được xây dựng cụ thể theo định hướng phát triển dịch vụ của Deloitte Việt Nam, theo hướng dẫn thống nhất của Deloitte toàn cầu, ngoài các chương trình cơ bản như đào tạo về chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán, kế toán và kỹ thuật nghiệp vụ kế toán, kiểm toán và nâng cao kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực tài chính, Thuế, quản trị, ... Deloitte Vietnam còn tập trung nhiều vào các chương trình đào tạo kỹ năng mềm bao gồm cả kỹ năng phát triển nghề nghiệp và kỹ năng sống cho mọi cấp bậc nhân viên. Chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư cho công tác đào tạo nhân viên. Chi phí đào tạo của Deloitte Việt Nam tăng lên hàng năm, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí của Công ty và có lẽ chi phí đào tạo của chúng tôi luôn cao nhất trong các công ty kiểm toán và tư vấn .

Có thể nói Deloitte Việt Nam hiện nay đã và vẫn là công ty lớn nhất và duy nhất cho tới thời điểm này có được đội ngũ lãnh đạo được đào tạo và tôi luyện trong môi trường chuyên nghiệp Quốc tế. Nhìn trước được xu hướng phát triển của thị trường Kiểm toán, Ban lãnh đạo VACO đã vạch ra Chiến lược “Quốc tế hóa nhân viên” và kiên trì, bền bỉ với chiến lược đó trong suốt 20 năm qua. Mốc năm 1995, khi liên doanh kiểm toán VACO- Deloitte Touche Tohmatsu được thành lập, cùng với sự tham gia quản lý và điều hành đầy đủ và sâu rộng của ban lãnh đạo Công ty đánh dấu bước khởi đầu của chiến lược Quốc tế hóa nhân viên. Mốc lịch sử này của Công ty có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó không chỉ đánh dấu bước ngoặt của VACO mà là với cả ngành KTĐL non trẻ của Việt Nam, nó đánh dấu giai đoạn hội nhập đầu tiên của KTĐL Việt Nam, tạo điều kiện cho các kiểm toán viên người Việt Nam có cơ hội nhiều nhất được đào tạo một cách toàn diện khi làm việc ở một mô hình công ty liên doanh kiểm toán và cũng chính là mốc đánh dấu bước khởi đầu cho Chiến lược “Quốc tế hóa nhân viên” của Deloitte. Có thể nói Chiến lược quốc tế hóa nhân viên là một kết quả tất yếu của sự hội nhập của Deloitte, của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam với thế giới. Chiến lược Quốc tế hóa bắt đầu bằng một loạt các chuyến đi học tập, làm việc tại các văn phòng của Deloitte tại Hoa Kỳ của các cấp lãnh đạo của Deloitte Việt Nam mà tôi chính là người Việt Nam đầu tiên được cử sang Mỹ để học kiểm toán, làm kiểm toán và mang những kinh nghiệm, kiến thức tích lũy được về để đóng góp vào sự phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam nói chung và để xây dựng Deloitte Việt Nam nói riêng.

Trải qua một chặng đường dài bền bỉ với Chiến lược quốc tế hóa nhân viên, Ban Giám đốc Deloitte Việt Nam có thể tự hào khi nhìn lại 20 năm thành lập và phát triển với một niềm tin mãnh liệt rằng chiến lược Ban lãnh đạo công ty đưa ra đã không hề lệch hướng, chiến lược đó đã và đang mang lại cho chúng tôi một sức mạnh to lớn để giúp Deloitte Việt Nam phát triển ngày càng lớn mạnh và bền vững. Có chăng, chiến lược này đang ngày càng được củng cố hơn, sâu rộng hơn. Chúng tôi không chỉ cử các cấp lãnh đạo đi đào tạo, mà các nhân viên xuất sắc của chúng tôi đã và đang được cử tới học tập và làm việc ở các môi trường khác nhau trên thế giới, không chỉ là thị trường Mỹ mà còn là các thị trường mới, các văn phòng Deloitte trên toàn cầu như Canada, Trung Quốc, Singapore, Malaysia…Với việc tập trung quốc tế hóa đội ngũ nhân viên, chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi đã và đang tạo dựng nên một thế hệ nhân viên mới của Deloitte có đủ tài, đủ trí, đủ lực để có thể cọ xát với môi trường quốc tế và một đội ngũ lãnh đạo kế cận cho sự phát triển bền vững của Deloitte Việt Nam.

Gần 30 lượt nhân viên được cử đi học kiểm toán và tư vấn dài hạn (18 tháng) tại Mỹ, Canada theo chương trình Phát triển nhân viên Toàn cầu của Deloitte nhằm thu được những kinh nghiệm và kiến thức kiểm toán quốc tế; hơn 50 lượt người mỗi năm tham gia các khóa học ngắn hạn (1-2 tháng) tại các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Châu Âu nhằm cập nhật các chuẩn mực hoặc kỹ thuật mới nhất về kế toán, kiểm toán của các Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế và của Hãng Deloitte Touche Tohmatsu quốc tế là những con số ấn tượng trong chiến lược quốc tế hóa nhân viên của Deloitte mà không phải công ty kiểm toán nào cũng có được.

Ngoài ra, Bảng vàng thành tích trong chiến lược quốc tế hóa nhân viên còn ghi nhận hơn 100 nhân viên chuyên nghiệp đã và đang tham gia học chương trình kiểm toán viên Công chứng Anh (ACCA) và hàng chục người có bằng cấp quốc tế được công nhận như CPA Mỹ, hoặc ACCA Anh, MBA Mỹ, Australia, Singapore…

Tuy nhiên, nếu chỉ cử người đi đào tạo theo các Chương trình quốc tế thì chưa đủ. Một trong những điểm khác biệt trong chiến lược quốc tế hóa nhân viên này là việc sử dụng chính những nhân viên được cử đi đào tạo này để đào tạo lại cho những nhân viên khác theo chương trình “Train the Trainers” (Chương trình đào tạo giảng viên nội bộ). Đây là một điểm đáng tự hào của chúng tôi bởi thông qua việc chia sẻ nội bộ và tự đào tạo lẫn nhau, chúng tôi đã đồng thời triển khai được luôn “văn hóa chia sẻ” (sharing culture), vốn là niềm tự hào không chỉ của Deloitte toàn cầu mà còn là niềm tự hào của mỗi nhân viên Deloitte Việt Nam chúng tôi, một đặc điểm riêng có của Deloitte và một trong những điểm mang tới danh tiếng của Deloitte nói chung và của Deloitte Việt Nam nói riêng.

Đồng thời, Ban đào tạo của Deloitte là trung tâm xử lý thông tin và các chương trình đào tạo quốc tế để thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với tình hình Việt Nam. Mặt khác, Deloitte đã thực hiện việc kiểm soát chất lượng nhân viên và chất lượng các khóa đào tạo bằng việc soát xét của các chuyên gia Deloitte quốc tế làm việc tại Deloitte Việt Nam. Deloitte Việt Nam thường xuyên có 5 chuyên gia quốc tế của Deloitte toàn cầu tại công ty để thực hiện nhiệm vụ chính là soát xét chất lượng kiểm toán, thông qua đó cũng là thực hiện đào tạo nhân viên.

Bước sang chặng đường phát triển mới, “chiến lược quốc tế hóa nhân viên” cũng cần có những đổi mới mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn và bền vững hơn, đó chính là tạo dựng Deloitte Việt Nam trở thành một “Doanh nghiệp học tập” (Learning organisation) và xây dựng thành công một tinh thần ham học, hay nói văn hoa hơn là một “Văn hóa học tập” (Learning culture). Vì vậy, từ các thành viên Ban Giám Đốc đến nhân viên mới của Deloitte đều đã và đang theo đuổi những khóa học của mình với một mong muốn luôn luôn phát triển chính bản thân mình, vượt lên trên những gì mình đang có. Thêm vào đó, bằng những tiêu chí khi đánh giá nhân viên hàng năm và trong từng hợp đồng kiểm toán, mỗi nhân viên có kinh nghiệm hơn đều phải có trách nhiệm làm giảng viên hoặc hướng dẫn viên cho nhân viên ít kinh nghiệm hơn, đó là một phần nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để đánh giá khả năng phát triển cùng Công ty.

Năm 2011, một năm đặc biệt đánh dấu 20 năm thành lập và phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam và cũng là đánh dấu 20 năm phát triển và thành công của Deloitte Việt Nam; “chiến lược Quốc tế hóa nhân viên” của Deloitte Việt Nam trong 20 năm qua đã giúp khẳng định được trình độ và chất lượng nhân viên kiểm toán và tư vấn Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiếp thêm lòng tin và sức mạnh cho ngành kiểm toán của Việt Nam, tăng cường năng lực cạnh tranh với các hãng kiểm toán khác trên thị trường Việt Nam và trong khu vực, hướng đến mục tiêu được quốc tế công nhận hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam./.

************

(Nguồn: VACPA)

Thursday, 23 June 2011

Thông tư số 78/2011/TT-BTC ngày 8/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản hỗ trợ khám chữa

Theo đó, doanh nghiệp được lấy từ nguồn thu nhập sau thuế TNDN; từ nguồn quỹ phúc lợi, khen thưởng để hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo gồm: Doanh nghiệp Việt Nam; Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; Tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.


Đối tượng được hưởng khoản hỗ trợ của doanh nghiệp là người bị mắc bệnh hiểm nghèo bao gồm người lao động làm việc tại doanh nghiệp và thân nhân người lao động (Bố, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp).

Mức hỗ trợ có thể là một phần hoặc toàn bộ số tiền khám chữa bệnh cho người lao động và thân nhân người lao động nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.

Doanh nghiệp chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của doanh nghiệp (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm y tế trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của doanh nghiệp (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, cơ quan bảo hiểm y tế trả tiền bảo hiểm y tế cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/07/2011.

Xem file đính kèm
TT 78.2011.BTC.doc

TT liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA h/dẫn chế độ h/đơn, c/từ đối với h/hoá nhập khẩu lưu thông trên thị truờng

Ngày 12/05/2011, Bộ Tài Chính - Bộ Công Thương và Bộ Công An đã ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ hoá đơn chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường bao gồm: hàng hoá nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhập khẩu hoặc tại địa điểm khác (gọi chung là hàng hoá nhập khẩu); xử lý vi phạm quy định về hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

DOWNLOAD TẠI TAICHINH247.COM

Wednesday, 22 June 2011

KỶ NIỆM 20 NĂM KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (1991-2011)

NH×N NHËN VÒ 20 N¡M HO¹T §éng kiÓm to¸n ®éc lËp ë

viÖt nam vµ vai trß cña c«ng ty kiÓm to¸n n­íc ngoµi

Ông Trần Đình Cường

20 năm qua là một chặng đường không dài nhưng đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc của ngành Kiểm toán độc lập còn non trẻ của Việt Nam. Với số lượng gần 200 công ty Kiểm toán đang hoạt động trong lĩnh vực này tính đến cuối năm 2010, quả thực chưa bao giờ hoạt động kiểm toán độc lập lại sôi động như hiện nay. Số lượng các công ty hoạt động trong ngành tăng lên nhanh chóng cùng với các dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp cho thấy hoạt động kiểm toán độc lập là một nhu cầu rất thiết thực của nền kinh tế, nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Trần Đình Cường - CPAVN, CPA Mỹ

TGĐ - Công ty Ernst & Young Việt Nam (E&Y)

Phó Chủ tịch VACPA

Đ

iểm lại những thành tựu nổi bật của ngành kiểm toán độc lập trong nước, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các công ty kiểm toán nước ngoài. Nhớ lại đầu những năm 90, khi Bộ Tài chính thành lập 2 công ty kiểm toán đầu tiên là DNNN làm kiểm toán vào năm 1991, thì Ernst & Young (EY) cũng là công ty Big 6 đầu tiên lúc bấy giờ được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam vào năm 1992. Song hành cùng với các doanh nghiệp kiểm toán trong nước qua chặng đường gần 20 năm qua, các công ty kiểm toán nước ngoài đã và đang đóng vai trò rất tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam.

Phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực kiểm toán có trình độ quốc tế

Trong số gần 200 công ty kiểm toán, tuy chiếm số lượng nhỏ hơn so với các công ty trong nước, các công ty kiểm toán nước ngoài lại sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lớn nhất. Chỉ tính riêng bốn công ty Big 4 hiện nay (EY, Deloitte, KPMG và PwC) đã chiếm tới gần 30% tổng số nhân lực của các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam. Với ưu thế về nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là với kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài đến từ các nền kinh tế phát triển trong và ngoài khu vực như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, v.v, có thể nói nguồn nhân lực của các công ty kiểm toán nước ngoài đóng vai trò “dẫn dắt”, thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực kiểm toán trong nước nói chung. Các công ty này cũng là nơi đào tạo, nuôi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo tiềm năng cho ngành kiểm toán độc lập trong nước. Ngoài việc cung cấp các chương trình đào tạo lấy chứng chỉ nghề nghiêp trong nước cũng như quốc tế như CPA Việt Nam, ACCA (Vương quốc Anh), CPA (Úc), CPA (Hoa Kỳ), các công ty này cũng thường xuyên cung cấp các khóa đào tạo chuyên đề về kế toán (chuyên sâu về ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, viễn thông, dầu khí v.v.) hoặc về kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng mềm trong quản lý doanh nghiệp, giao tiếp v.v. Hiện nay, trong bốn công ty nước ngoài có thị phần lớn nhất, phần lớn các cán bộ lãnh đạo trung-cao cấp là người Việt Nam. Họ đều là những người tham gia rất tích cực vào các hoạt động đào tạo, phát triển các hội nghề nghiệp ở Việt Nam như Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Hội kế toán Việt Nam (VAA).

Góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập

Một trong những thách thức của hội nhập kinh tế chính là hiểu biết về khuôn khổ pháp lý, các thông lệ quốc tế tốt nhất và khả năng vận dụng vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Với lợi thế về nguồn nhân lực có kinh nghiệm quốc tế được đào tạo, cập nhật thường xuyên với các vấn đề kế toán-kiểm toán quốc tế, thêm vào đó, lại được kết nối liên thông với các văn phòng ở khắp các quốc gia trên thế giới, các công ty kiểm toán nước ngoài ở Việt Nam chính là những hạt nhân chủ chốt tham gia vào quá trình hoàn thiện khung pháp lý về quản lý hoạt động kế toán-kiểm toán tại Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với một số công ty kiểm toán nước ngoài lớn, Ernst & Young đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) giới thiệu và đưa vào áp dụng một số Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế (ISA), Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS), Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), góp phần đưa các chuẩn mực kế toán-kiểm toán của Việt Nam gần hơn với quốc tế. Các công ty này cũng đã tích cực tham gia góp ý, hoàn thiện Dự thảo Luật kiểm toán độc lập được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011 .

Thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập

Một đóng góp cần ghi nhận khác là hoạt động của các công ty kiểm toán nước ngoài đã tạo động lực mạnh mẽ nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung của các công ty kiểm toán độc lập trong nước. Với các quy trình kiểm toán chuẩn xác, chặt chẽ, thống nhất với quốc tế, các công ty này cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng như các tập đoàn kinh tế nhà nước và tư nhân lớn nhất. Điều đó có tác dụng “lan tỏa” bởi trong thị trường có tính cạnh tranh cao như hiện nay, nếu không đảm bảo chất lượng dịch vụ cao nhất, các công ty kiểm toán sẽ khó có thể “giữ chân” được khách hàng.

Đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ mới

Xét về khả năng cung cấp dịch vụ, có thể nói các công ty kiểm toán nước ngoài cung cấp được nhiều dịch vụ mới, phức tạp và đòi hỏi tính chuyên nghiệp ở tầm quốc tế rất cao, ví dụ như các nghiệp vụ về công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh, chuyển đổi báo cáo tài chính theo IFRS; tư vấn về mặt kế toán-kiểm toán hỗ trợ doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu hay phát hành trái phiếu chuyển đổi ở các thị trường nước ngoài; kiểm toán theo các chuẩn mực của Mỹ (US GAAP) v.v. Ngoài các dịch vụ kế toán, kiểm toán truyền thống, các công ty kiểm toán quốc tế còn đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao như tư vấn thuế, tư vấn quản lý, kinh doanh và tư vấn giao dịch kinh doanh. Như vậy, sự tham gia của các công ty kiểm toán nước ngoài đã mở rộng các loại hình dịch vụ liên quan để các doanh nghiệp Việt Nam có sự lựa chọn phong phú và đa dạng hơn rất nhiều. Đồng thời, chính điều này cũng góp phần để hoạt động kiểm toán độc lập ngày càng được doanh nghiệp trong nước nhận thức như là một phần tất yếu, không chỉ mang tính tuân thủ mà con mang tính hỗ trợ rất cao cho công tác điều hành, quản lý.

Gia tăng “sức hút” của kiểm toán độc lập với các thành phần kinh tế

Một điểm đáng ghi nhận khác là các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ chất lượng cao đã góp phần tăng “sức hút” của ngành kiểm toán độc lập nói chung. Nhiều năm trước, chúng ta đều thấy ít doanh nghiệp trong nước hiểu và mong muốn sử dụng các dịch vụ kiểm toán-tư vấn độc lập. Hiện nay, khi nền kinh tế đã phát triển hơn, các khuôn khổ pháp lý điều tiết hoạt động doanh nghiệp cũng chặt chẽ, phức tạp hơn. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam với các yêu cầu ngày càng cao về tuân thủ, minh bạch thông tin tài chính, quản lý của doanh nghiệp cũng là cơ hội nhưng cũng là thách thức với hoạt động kiểm toán độc lập. Các dự án đầu tư, các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển (ODA) song phương và đa phương, v.v cũng có yêu cầu cao hơn đối với hoạt động kiểm toán độc lập. Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ, các công ty kiểm toán nước ngoài đã tạo nên thương hiệu riêng và giành được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, bao gồm cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tính về tỷ trọng khách hàng của bốn công ty kiểm toán nước ngoài lớn nhất trong tổng số khách hàng của các công ty kiểm toán tại Việt Nam, tại thời điểm cuối năm 2010, con số này là gần 16 %, nhưng trong đó bao gồm hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trong nền kinh tế. Còn tính về tỷ trọng doanh thu, con số này thậm chí đạt tới hơn 55%.

Đóng góp thiết thực cho phát triển Thị trường chứng khoán, thị trường vốn và hội nhập tài chính quốc tế

Hiện nay tính toán cho thấy 4 công ty kiểm toán Big 4 chiếm tới 55% trên tổng số 100 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa thị trường lớn nhất trên hai sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam, tính đến cuối năm 2010. Nếu xét trên tổng giá trị vốn hóa thị trường thì tỷ lệ này là 84%. Các con số này cho thấy sự tham gia tích cực của các công ty kiểm toán quốc tế đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường vốn Viêt Nam cũng như phản ánh sự tín nhiệm và kỳ vọng chất lượng của các công ty niêm yết, các cổ đông và các nhà đầu tư đối với dịch vụ của các công ty kiểm toán quốc tế. Ngoài ra, các công ty kiểm toán quốc tế còn tích cực tham gia các hoạt động kiểm toán, tư vấn về mặt kế toán-kiểm toán hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam niêm yết cổ phiếu hay phát hành, niêm yết trái phiếu chuyển đổi ở các thị trường nước ngoài, giúp các doanh nghiệp này hội nhập thành công vào thị trường chứng khoán và thị trường vốn của khu vực và quốc tế.

Đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội

Rõ ràng, với tất cả vai trò tích cực nêu trên, các công ty kiểm toán nước ngoài đã và đang đóng góp rất thiết thực cho phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Cũng cần nhấn mạnh là các đóng góp kể trên không chỉ do các Công ty Kiểm toán quốc tế đem lại. Đạt được những thành tựu và phát triển vượt bậc như vậy là sự nỗ lực của cả ngành kế toán – kiểm toán Việt Nam, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước hữu trách như Bộ Tài chính, Tổng Kiểm toán nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và toàn thể các công ty kiểm toán, các kiểm toán viên đã và đang hành nghề ở Việt Nam.

Trong thời gian tới, với yêu cầu minh bạch, tuân thủ ngày càng cao của khuôn khổ pháp lý trong nước cũng như quốc tế, nhất là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần chú trọng hơn đến công tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị kế toán-tài chính. Đó sẽ tiếp tục là điều kiện thuận lợi để các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam, trong đó có các công ty kiểm toán nước ngoài, phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Là công ty kiểm toán nước ngoài có bề dày hoạt động gần 20 năm tại Việt Nam, Ernst & Young cam kết sẽ phát huy tối đa nguồn lực để góp phần hiệu quả vào sự phát triển của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam./.

(Nguồn VACPA)

10 người trẻ kiếm tiền giỏi nhất thế giới

Theo thống kê của tạp chí Forbes, Lady Gaga là người đứng đầu danh sách những người dưới 30 tuổi kiếm tiền giỏi nhất thế giới, tính từ tháng 5 năm ngoái đến tháng 5 năm nay.
1. Lady Gaga (25 tuổi)
10 người trẻ tuổi kiếm tiền giỏi nhất thế giới
Số tiền kiếm được: 90 triệu USD.

Kể từ tháng 5 năm ngoái đến tháng 5 năm nay, Lady Gaga đã có 137 show diễn ở 22 nước trên thế giới, bán được khoảng 15 triệu album. Ngoài ra, cô còn quảng cáo cho các thương hiệu nổi tiếng như Polaroid, Virgin Mobile, Monster Cable, Viva Glam và PlentyOfFish.com.

2. Justin Bieber (17 tuổi)

10 người trẻ tuổi kiếm tiền giỏi nhất thế giới

Số tiền kiếm được: 53 triệu USD.

Nguồn tiền mang lại cho ca sĩ trẻ tuổi này chủ yếu là từ album My Life 2.0, bài hát Baby và các show diễn vòng quanh thế giới.

3. LeBron James (26 tuổi)

10 người trẻ tuổi kiếm tiền giỏi nhất thế giới

Số tiền kiếm được: 48 triệu USD.

James là ngôi sao bóng rổ người Mỹ. Mặc dù không được nhiều người yêu thích nhưng vé vào xem các trận đấu của anh vẫn rất “hot”. Anh có thu nhập đứng thứ 3 trong danh sách của tạp chí Forbes.

4. Roger Federer (29 tuổi)

10 người trẻ tuổi kiếm tiền giỏi nhất thế giới

Số tiền kiếm được: 47 triệu USD.

Roger Federer hiện được coi là vận động viên tennis xuất sắc nhất mọi thời đại. Anh đã vượt qua cả hai đối thủ Rafael Nadal và Novak Djokovic - những người đang xếp trên anh trong bảng xếp hạng các tay vợt nam hàng đầu thế giới - về khoản kiếm tiền, theo thống kê của Forbes. Anh thu được khoản tiền khổng lồ từ việc quảng cáo cho các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Credit Suisse, Rolex và Wilson.

5. Taylor Swift (21 tuổi)
10 người trẻ tuổi kiếm tiền giỏi nhất thế giới
Số tiền kiếm được: 45 triệu USD.

Nhiều người ví Taylor Swift giống như một chiếc máy kiếm tiền. Gần đây cô mới cho ra đời album Speak Now và được hưởng ứng rất nồng nhiệt.

6. Katy Perry (26 tuổi)

10 người trẻ tuổi kiếm tiền giỏi nhất thế giới

Số tiền kiếm được: 44 triệu USD.

Album Teenage Dream mang lại rất nhiều thành công và lợi nhuận cho cô ca sĩ này. Thêm vào đó, cô còn quảng cáo cho các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Ubisoft và có hãng sản xuất nước hoa riêng, đó là nước hoa Purr.

7. Cristiano Ronaldo (26 tuổi)

10 người trẻ tuổi kiếm tiền giỏi nhất thế giới

Số tiền kiếm được: 38 triệu USD.

Ngôi sao của Real Madrid rất hấp dẫn với các nhà sản xuất Nike, Castrol, dầu gội đầu Clear, Banco Espirito. Trên mạng xã hội, cầu thủ lừng danh này có tới 25 triệu fan.

8. Beyoncé Knowles (29 tuổi)

10 người trẻ tuổi kiếm tiền giỏi nhất thế giới

Số tiền kiếm được: 35 triệu USD.

Mặc dù trong suốt một năm qua, ca sĩ Beyoncé Knowles không có tour diễn nào và cũng không ra album, nhưng cô vẫn đứng ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng này của Forbes. Một phần trong nguồn thu của cô đến từ việc quảng cáo cho các thương hiệu như Dereon, L'Oréal, DirecTV, General Mills.

9. Lionel Messi (23 tuổi)
10 người trẻ tuổi kiếm tiền giỏi nhất thế giới
Số tiền kiếm được: 32 triệu USD.

Lionel Messi là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong thế giới túc cầu thời gian gần đây. Anh được coi là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay, với hai năm liền sở hữu danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Ngoài chơi bóng đá, anh còn có khoản thu lớn từ quảng cáo cho các thương hiệu như Adidas, PepsiCo, Konami, Audemars Piguet, Chery, AirEuropa và Dolce & Gabbana.

10. Rafael Nadal (25 tuổi)

10 người trẻ tuổi kiếm tiền giỏi nhất thế giới

Số tiền kiếm được: 31 triệu USD.

Rafael Nadal hiện đang giữ vị trí tay vợt nam số 1 thế giới. Bộ sưu tập danh hiệu của Nadal hiện đã có 10 Grand Slam, huy chương vàng đơn nam tại Olympic 2008, 19 chức vô địch ATP World Tour Masters 1000, 3 chức vô địch Davis Cup cùng đội tuyển Tây Ban Nha, cùng một số danh hiệu khác. Ngoài ra, anh còn xuất hiện trong các quảng cáo của Nike, Babolat và Kia Motor.

Theo BĐVN

Tuesday, 21 June 2011

Thu nhập trên 9 triệu đồng mới phải nộp thuế

Đó là một trong hai phương án vừa được Bộ Tài chính báo cáo lên Thường trực Ban Bí thư nhằm hỗ trợ cấp bách người nộp thuế trong khi chờ đợi sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Các phương án này cũng sẽ được Bộ Tài chính trình Chính phủ trong cuộc họp thường kỳ tháng 6 và sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp diễn ra trong tháng 7.

Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế cho các đối tượng nộp thuế ở bậc thuế đầu tiên 5% (phương án 1). Tức là sẽ đóng thuế từ bậc thứ hai với thuế suất 10%. Như vậy, người độc thân có thu nhập từ 9 triệu đồng trở xuống sẽ không phải nộp thuế TNCN. Nếu có một người phụ thuộc thì cũng chỉ phải đóng thuế nếu có tổng thu nhập trên 10,6 triệu đồng…

Theo phương án này, số thuế tối đa mỗi người được miễn sẽ là 250.000 đồng/tháng. Đề xuất này sẽ tạo công bằng cho tất cả đối tượng đang nộp thuế TNCN và phần nào chia sẻ được khó khăn của những người đang nộp thuế có mức thu nhập trung bình. Theo nguồn tin riêng, đề xuất này của Bộ Tài chính đã được Thường trực Ban Bí thư đánh giá cao và rất đồng tình.

Tuy nhiên, bên cạnh phương án trên, Bộ Tài chính cũng báo cáo thêm phương án miễn thuế TNCN đối với người làm công ăn lương không có người phụ thuộc và có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở xuống, có một người phụ thuộc và có thu nhập không quá 6,6 triệu đồng/tháng, có hai người phụ thuộc và thu nhập không quá 8,2 triệu đồng/tháng (phương án 2).

Với phương án này, số tiền thuế tối đa được miễn cho mỗi đối tượng là 50.000 đồng/tháng. Khoảng 250.000 người sẽ được thụ hưởng chính sách này và giảm thu ngân sách khoảng 3.000 tỉ đồng.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề xuất miễn thuế TNCN đối với đầu tư chứng khoán từ ngày 1/8 năm nay đến hết năm 2012. Thu nhập nhận được từ cổ tức cũng sẽ được miễn thuế TNCN nhằm tạo sự công bằng với người gửi tiết kiệm.

Ngoài những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được giãn thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2011, Bộ Tài chính có đề xuất mở rộng đối tượng giãn thuế là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may, da giày…

Theo Bộ LĐ-TB&XH, đời sống công nhân đang rất khó khăn. Để chia sẻ, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh cung cấp bữa ăn giữa ca cho công nhân ở KCN, KCX… Điều kiện là các cơ sở này không tăng giá so với mức giá của tháng 12/2010 và không điều chỉnh giảm số lượng, chất lượng suất ăn.

Tương tự, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế TNCN đối với hộ cho thuê nhà có doanh thu dưới 20 triệu đồng/tháng với điều kiện các hộ này cam kết không tăng giá thuê nhà cho công nhân trong năm 2011.

Theo PL TP.HCM

Monday, 13 June 2011

Tạm đình chỉ một phần hoạt động của “đại gia” kiểm toán

Bộ Tài chính vừa ban hành quyết định số 1295/2011 tạm thời đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp phục vụ cổ phần hóa của 17 tổ chức tư vấn do không chấp hành chế độ báo cáo năm 2010 theo quy định của pháp luật..

Trong danh sách bị tạm đình chỉ có hàng loạt tên tuổi lớn như: Công ty kiểm toán Ernst&Young, Công ty KPMG, Công ty kiểm toán và kế toán AAC, Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán phía Nam AASCS, Công ty cổ phần thông tin và định giá VN Vietvalue, Công ty cổ phần Đầu tư và thẩm định giá dầu khí PIV, Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Công ty cổ phần Chứng khoán Vincom… Đây được coi như cú sốc lớn đối với lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, kiểm toán vì các công ty này chuyên đi tư vấn cho doanh nghiệp nghiệp vụ kế toán, báo cáo tài chính và cả việc tuân phủ pháp luật.

Theo một quan chức Bộ Tài chính, sau một thời gian nhắc nhở, bộ này buộc phải thực hiện biện pháp trên.

Theo quyết định số 1295/2011, Bộ Tài chính nêu rõ trong thời hạn 30 ngày, các công ty trên sẽ phải báo cáo việc cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp năm 2010 để Bộ Tài chính xem xét cho tiếp tục thực hiện dịch vụ. Riêng Công ty TNHH Kiểm toán ASNAF Việt Nam đã bị Bộ Tài chính ký riêng quyết định loại khỏi danh sách cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp do không khắc phục sai sót, không báo cáo sau khi đã bị tạm đình chỉ.

(Theo Tuoitreonline)

Sunday, 12 June 2011

Báo cáo kiểm toán: Nội dung nào không được ngoại trừ?

Báo cáo kiểm toán:

Nội dung nào không được ngoại trừ?

Mặc dù đến ngày 1/1/2012, Luật Kiểm toán độc lập (KTĐL) mới có hiệu lực, nhưng đã xuất hiện một số băn khoăn trong việc thi hành.

Phạm Quốc Hưng
Phó tổng giám đốc Công ty TNHH

Kiểm toán và tư vấn NEXIA ACPA

Chẳng hạn, theo điểm 2 Điều 48 của Luật, "Bộ Tài chính quy định nội dung không được ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán phù hợp với chuẩn mực kiểm toán". Vậy Bộ Tài chính sẽ quy định nội dung này thế nào? Theo quy định của Luật, có thể suy đoán 2 khả năng:

Thứ nhất, Bộ Tài chính quy định nội dung không được ngoại trừ một cách tổng thể thông qua áp dụng các chuẩn mực kiểm toán có liên quan và các đối tượng chịu sự điều chỉnh chỉ cần áp dụng các chuẩn mực kiểm toán này (các chuẩn mực có liên quan đã được Bộ ban hành và hướng dẫn thực hiện) là có thể được coi là tuân thủ điểm 2 Điều 48 Luật KTĐL.

Thứ hai, Bộ Tài chính quy định chi tiết từng nội dung không được ngoại trừ trong một văn bản hướng dẫn Luật KTĐL và các đối tượng chịu sự điều tiết sẽ phải tuân thủ theo văn bản hướng dẫn này.

Trong trường hợp thứ nhất, việc áp dụng chuẩn mực kiểm toán để đưa ra ý kiến kiểm toán (trong đó có trường hợp sử dụng ý kiến ngoại trừ) đã được các kiểm toán viên (KTV) và công ty kiểm toán (CTKT) áp dụng từ nhiều năm và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, khả năng áp dụng cũng như tính tuân thủ chuẩn mực kiểm toán của một số KTV và CTKT còn chưa tốt, dẫn đến tình trạng sử dụng ý kiến ngoại trừ chưa phù hợp và làm cho báo cáo kiểm toán mất đi giá trị về mặt thông tin và tư vấn đối với người sử dụng.

Theo đánh giá chủ quan của người viết, có tình trạng sử dụng ý kiến ngoại trừ chưa phù hợp chủ yếu là do trình độ KTV chưa cao, chưa biết cách lựa chọn các thủ tục bổ sung để không đưa ra ý kiến ngoại trừ, hoặc do phí kiểm toán thấp không đủ để tiến hành các thủ tục bổ sung, hoặc do KTV thiếu trách nhiệm bỏ qua sai sót cho khách hàng.

Để khắc phục được vấn đề này, cần có sự phối hợp của nhiều bên như Bộ Tài chính, UBCK, Hội KTV hành nghề Việt Nam trong việc kiểm tra và xử lý chất lượng kiểm toán một cách thường xuyên. UBCK khi xét duyệt các CTKT đủ điều kiện kiểm toán cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng cần có quy trình đánh giá kỹ lưỡng và cụ thể hơn, thay vì chỉ dựa vào bộ hồ sơ do các CTKT nộp lên như hiện nay.

Trong trường hợp thứ hai, Bộ Tài chính quy định chi tiết từng nội dung không được ngoại trừ trong ý kiến kiểm toán. Điều này sẽ hạn chế việc lạm dụng ý kiến ngoại trừ, nhưng áp dụng trong thực tiễn sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, ngoài việc thực hiện các thủ tục kiểm toán thông thường, KTV hành nghề còn phải sử dụng một công cụ rất quan trọng là xét đoán nghề nghiệp để thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trước khi đưa ra ý kiến về bất kỳ một khoản mục nào của báo cáo tài chính. Điều đó cũng có nghĩa là bất cứ nội dung nào không có đủ bằng chứng kiểm toán đều có thể bị ngoại trừ.

Tuy nhiên, KTV hành nghề cần vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán và phải chịu trách nhiệm về những công việc mình đã làm và ý kiến kiểm toán đưa ra. Ví dụ, ý kiến kiểm toán về hàng tồn kho trong trường hợp CTKT được bổ nhiệm sau khi kết thúc năm tài chính. KTV không thể tham gia quan sát việc kiểm kê hàng tồn kho của đơn vị được kiểm toán, nhưng không được phép mặc nhiên đưa ra ý kiến ngoại trừ về tính hiện hữu của hàng tồn kho, mà sẽ phải dùng xét đoán của mình để quyết định liệu có nên thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế, chẳng hạn yêu cầu khách hàng thực hiện một cuộc kiểm kê bổ sung.

Ở đây, nếu cuộc kiểm kê bổ sung được thực hiện không xa sau ngày kết thúc năm tài chính và biến động của hàng tồn kho là không nhiều, thì các bằng chứng từ việc quan sát kiểm kê sau ngày kết thúc năm tài chính có thể đáng tin cậy. Do đó, không cần thiết phải sử dụng ý kiến ngoại trừ cho tính hiện hữu của hàng tồn kho. Ngược lại, nếu việc thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế là không hiệu quả (việc quan sát kiểm kê hàng tồn kho bổ sung được thực hiện quá xa sau ngày kết thúc năm tài chính và hàng tồn kho đã có nhiều biến động) trong việc thu thập được các bằng chứng kiểm toán phù hợp, thì KTV có thể áp dụng ý kiến ngoại trừ.

Ngay cả khi xác định cuộc kiểm kê bổ sung thế nào là không quá xa sau ngày kết thúc năm tài chính hay mức độ biến động của hàng tồn kho thế nào là nhiều cũng cần có những xét đoán nghề nghiệp của KTV đối với từng đơn vị được kiểm toán, chứ không thể chỉ dựa vào một con số chung cố định nào.

Phân tích trên cho thấy, việc quy định cụ thể từng khoản mục không được ngoại trừ có thể gặp nhiều khó khăn, mà cuối cùng vẫn không bao trùm hết được hết các vấn đề, vì thực tiễn của hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động kế toán, tài chính luôn biến động và thay đổi.

(Theo ĐTCK)-Nguồn VACPA

Những điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Những điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

Ngày 26/05/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2011/NĐ-CP (Nghị định 39) có hiệu lực thi hành từ 1/8/2011, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP (Nghị định 185) ngày 04/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

Cao Việt Hồng - VACPA

Các điểm sửa đổi, bổ sung được tóm tắt theo 4 nội dung sau:

Thứ nhất về Phạm vi áp dụng: Nghị định 39 bổ sung hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán bao gồm cả các hành vi vi phạm quy định về báo cáo quyết toán và các vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.

Thứ hai về sửa đổi các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán lên đến 30 triệu đồng thay vì mức cao nhất là 20 triệu đồng theo Nghị định 185. Các mức xử phạt sửa đổi cao hơn mức trước đây đối với từng loại hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính, công khai báo cáo tài chính và hành nghề kế toán. Ví dụ: Đối với hành vi lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán; lập hóa đơn bán hàng nhưng không giao hóa đơn bán hàng cho khách hàng theo quy bị phạt tiền từ 2-10 triệu đồng thay vì từ 1-5 triệu đồng như trước đây. Hành vi bán hàng không lập hóa đơn bán hàng theo quy định bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng thay vì từ 5-20 triệu đồng như trước đây. Với hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán, mức phạt tiền từ 10-30 triệu đồng thay vì mức phạt từ 5-20 triệu đồng. Mức phạt từ 15-30 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi giả mạo sổ kế toán, cố ý để ngoài tài sản của đơn vị hoặc tài sản có liên quan đến đơn vị. Mức phạt từ 20-30 triệu đồng cũng được áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định về hành nghề kế toán…

Thứ ba, bổ sung mức xử phạt cho một số hành vi vi phạm trước đây chưa quy định như: Phạt tiền từ 5-15 triệu đối với hành vi sổ kế toán không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in sổ; Không lập báo cáo tài chính bị phạt tiền từ 5-15 triệu đồng; Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán bị phạt tiền từ 15-30 triệu đồng; Vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng bị phạt tiền từ 5-30 triệu đồng.

Thứ tư về thẩm quyền xử phạt: Thanh tra viên Tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500 nghìn đồng; Chánh thanh tra Sở Tài chính, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền phạt tiền đến 30 triệu đồng; Chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh cũng có quyền phạt tiền đến 30 triệu đồng thay vì mức 20 triệu đồng như trước đây.

Ngoài ra Nghị định 39 cũng còn một số điểm mới như: Bổ sung hình thức xử phạt bổ sung là “không công nhận báo cáo tài chính” đối với hành vi giả mạo báo cáo tài chính, khai man báo cáo tài chính; Ban hành mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

Hy vọng rằng Nghị định 39 khi thi hành sẽ phù hợp với tình hình thực tế và đạt được mục đích hạn chế các hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán./.

(Nguồn VACPA)

Saturday, 11 June 2011

KẾ TOÁN NHẬN CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU

Sáng 07/06/2011 tại Hà Nội, Bộ Tài chính - Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán tổ chức thảo luận về dự thảo thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào nội dung “Kế toán trường hợp nhà đầu tư được nhận cổ tức bằng cổ phiếu (không nhận bằng tiền)” .

Tham gia thảo luận có đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và đại diện một số Công ty kiểm toán, một số Tổng Công ty lớn.

Trên cơ sở tập hợp ý kiến của bộ phận chuyên môn và một số hội viên, Bà Cao Việt Hồng - Phó trưởng ban Kiểm soát chất lượng VACPA đã tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến trong buổi họp.

Có 2 luồng ý kiến đóng góp:

Luồng ý kiến thứ nhất (ý kiến của UBCK, VACPA và các công ty kiểm toán): Trường hợp nhà đầu tư được nhận cổ tức bằng cổ phiếu (không nhận bằng tiền) thì nhà đầu tư không ghi nhận doanh thu tài chính là phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam vì khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu không có sự chuyển giao về lợi ích kinh tế nên không đạt đủ tiêu chuẩn, điều kiện để ghi nhận doanh thu theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hơn nữa, Chế độ kế toán Việt Nam hiện nay khác với quy định của Chuẩn mực Kế toán quốc tế ở điểm là Chế độ kế toán Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc giá gốc nên việc không ghi nhận doanh thu tài chính đối với trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu vẫn là phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán.

Luồng ý kiến thứ hai (ý kiến của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và các Tổng công ty lớn khác): Trường hợp nhà đầu tư được nhận cổ tức bằng cổ phiếu (không nhận bằng tiền) thì nhà đầu tư cần phải ghi nhận doanh thu tài chính. Nếu không ghi nhận doanh thu thì Báo cáo tài chính sẽ phản ánh không trung thực vì rõ ràng doanh nghiệp có hoạt động đầu tư, được chia lợi nhuận nhưng lại không được phản ánh trên Báo cáo tài chính, hơn nữa nếu không ghi nhận thì sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp, quỹ lương của doanh nghiệp...

Ông Đặng Thái Hùng – Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, chủ trì cuộc thảo luận đã tiếp thu toàn bộ các ý kiến đóng góp và nhấn mạnh: Việc sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn phải được xây dựng trên nguyên tắc giá gốc và đề cao nguyên tắc thận trọng.

HV-VACPA

(Nguồn: VACPA)

Sunday, 5 June 2011

Thu nhập vãng lai trên 1 triệu đồng mới bị khấu trừ thuế

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, thay cho mức thu nhập từ 500.000 đồng bị khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân (TNCN), sắp tới những người có thu nhập vãng lai trên 1 triệu đồng mới bị khấu trừ thuế.

Để hạn chế những phiền hà cho người nộp thuế khi đi hoàn thuế, theo ông Tuấn, về nguyên tắc cơ quan chi trả không khấu trừ tiền thuế của cá nhân nộp thuế. Khi khấu trừ thì cá nhân có thu nhập phải kê khai xem họ có đang nộp thuế hay không.
Do đó, hướng dẫn sắp tới sẽ rất chi tiết. Theo đó, đối tượng thu nhập vãng lai sẽ được chia ra làm hai loại. Thứ nhất, đối tượng có thu nhập chưa đến mức nộp thuế (4 triệu đồng/tháng) thì không khấu trừ tiền thuế vãng lai, tuy nhiên họ phải cam kết; đối tượng đang nộp thuế TNCN thì đương niên sẽ phải khấu trừ trước khi chi trả.
Dự kiến trong tháng 6 Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư hướng dẫn nội dung này.

(Theo DDDN)

Luật Kiểm toán độc lập nâng tầm hoạt động kiểm toán

Luật Kiểm toán độc lập

nâng tầm hoạt động kiểm toán

Bà Hà Thị Ngọc Hà

Luật Kiểm toán độc lập (Luật KTĐL) số 67/2011/QH12 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011 và ngày 8/4/2011 đã được Chủ tịch nước ký Lệnh số 06/L-CTN công bố Luật. Việc ban hành Luật KTĐL tạo ra khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, góp phần nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tăng cường quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán (DNKT), kiểm toán viên (KTV) hành nghề và đơn vị được kiểm toán cũng như của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập. Luật cũng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là đơn vị có lợi ích công chúng, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, Nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan.

TS. Hà Thị Ngọc Hà,

Phó Vụ trưởng, Vụ Chế độ KT

và kiểm toán, Bộ Tài chính

L

uật KTĐL gồm 8 chương, 64 điều, quy định về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động kiểm toán độc lập; quyền, nghĩa vụ của KTV hành nghề, DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán. Luật cũng quy định một số nội dung liên quan đến kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng; quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kiểm toán độc lập.

Luật KTĐL có nhiều điểm đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, mở rộng đối tượng dự thi KTV và quy định đăng ký hành nghề kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế, khắc phục hạn chế của các quy định hiện hành về điều kiện dự thi KTV và điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng.

Về mở rộng đối tượng dự thi KTV, Theo Điều 14, những người không có bằng đại học chuyên ngành nhưng có bằng thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành trên, những người có bằng đại học chuyên ngành khác có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, thuế, luật kinh tế… chiếm khoảng 10% học trình (hoặc tiết học) cả khóa học cũng được dự thi. Sinh viên thuộc các đối tượng trên ngay sau khi tốt nghiệp đại học đã được dự thi.

Về đăng ký hành nghề kiểm toán (Điều 15), trước hết chỉ cần đăng ký hành nghề cho người cần ký báo cáo kiểm toán. Đó là những người đã được cấp chứng chỉ KTV và đã có 36 tháng thực tế làm kiểm toán ở DNKT, Kiểm toán Nhà nước, hoặc kiểm toán nội bộ và đã tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định. Người đủ điều kiện đăng ký hành nghề sẽ được Bộ Tài chính cấp "Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán" và phải nộp lệ phí theo quy định. Giấy này chỉ có giá trị khi người có tên có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một DNKT. Những người được cấp chứng chỉ KTV trước ngày 01/01/2012 không phải tuân thủ điều kiện 36 tháng thực tế làm kiểm toán.

Thứ hai, quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Trước đây, khi thành lập, DNKT chỉ thực hiện đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT) các tỉnh, thành phố và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nay là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Luật KTĐL (Điều 14) quy định Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký, cấp và thu hồi "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán". Theo đó, sau khi tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh như đối với các doanh nghiệp khác tại Sở KH&ĐT, DNKT chỉ được cung cấp dịch vụ kiểm toán khi đủ điều kiện được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Quy định trên là hết sức cần thiết nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ kiểm toán.

Thứ ba, về thi chuyển đổi của người có chứng chỉ KTV nước ngoài. Khoản 2 Điều 14 quy định người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, muốn được công nhận là KTV để được đăng ký hành nghề kiểm toán ở Việt Nam thì phải tham gia và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam.

Thứ tư, về thành lập chi nhánh DNKT hoặc chi nhánh của DNKT nước ngoài (Điều 20), phải có 2 người đủ điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán không bao gồm 5 KTV hành nghề đã đăng ký ở doanh nghiệp, trong đó giám đốc chi nhánh DNKT phải là KTV hành nghề.

Thứ năm, về loại hình DNKT. Luật KTĐL (Điều 20) quy định DNKT được thành lập và hoạt động theo 3 hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có từ 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, trừ các DNKT TNHH một thành viên có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động đến hết thời hạn của Giấy phép đầu tư.

Thứ sáu, về tổ chức được góp vốn thành lập DNKT. Khoản 1 Điều 21 quy định: Các tổ chức được góp vốn với các cá nhân để thành lập DNKT TNHH có 2 thành viên trở lên, nhưng mức vốn đóng góp không được vượt quá mức do Chính phủ quy định và phải cử người đại diện là KTV hành nghề. DNKT không được góp vốn vào DNKT khác, trừ góp vốn để thành lập Liên doanh kiểm toán với nước ngoài.

Thứ bảy, đối tượng kiểm toán bắt buộc được mở rộng (Điều 37). Trước đây, Nghị định số 105/2004/NĐ-CP chỉ yêu cầu 2 đối tượng bắt buộc phải được DNKT kiểm toán là BCTC hàng năm của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và báo cáo quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành từ nhóm A trở lên. Theo quy định của Luật KTĐL, đối tượng bắt buộc phải kiểm toán được mở rộng hơn, Điều 37 quy định BCTC hàng năm của DNNN và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước (trừ DNNN, các dự án hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước) và BCTC hàng năm của DNKT phải được DNKT kiểm toán. Ngoài ra khoản 2 Điều 37 quy định: doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với BCTC hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Điều 53 quy định các đơn vị có lợi ích công chúng phải được kiểm toán BCTC hàng năm như tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, công ty đại chúng, tổ chức phát hành...doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến lợi ích công chúng do tính chất và quy mô hoạt động…

Thứ tám, việc bắt buộc phải được DNKT kiểm toán BCTC (Điều 37) và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức theo quy định không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng bắt buộc phải được DNKT kiểm toán đối với BCTC hàng năm và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành nhưng vẫn có thể nằm trong kế hoạch kiểm toán sau đó của Kiểm toán Nhà nước.

Thứ chín, về ý kiến kiểm toán. Luật KTĐL (Khoản 2, Điều 48) quy định: "Bộ Tài chính quy định nội dung không được ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán phù hợp với chuẩn mực kiểm toán". Theo đó, đơn vị được kiểm toán có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của KTV hành nghề và DNKT về việc điều chỉnh các sai sót để báo cáo kiểm toán không có ý kiến ngoại trừ đối với các nội dung không được ngoại trừ theo quy định nói trên.

Thứ mười, về kiểm toán BCTC của các đơn vị có lợi ích công chúng (từ Điều 53 đến Điều 58). Luật KTĐL dành cả Chương VII, với 6 điều để quy định về kiểm toán BCTC của đơn vị có lợi ích công chúng, đó là các doanh nghiệp, tổ chức mà tính chất và quy mô hoạt động có liên quan nhiều đến lợi ích công chúng nên phải được kiểm toán, như tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, công ty đại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp, tổ chức khác liên quan đến lợi ích công chúng do tính chất và quy mô hoạt động… Theo các quy định tại Chương VII, các đơn vị có lợi ích công chúng, bắt buộc phải thiết kế phù hợp, vận hành có hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm toán nội bộ. Các đơn vị này chỉ được lựa chọn DNKT đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Bộ Tài chính do cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để kiểm toán BCTC.

Thứ mười một, quy định tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán (hay còn gọi là Hội nghề nghiệp - Điều 12). Lần đầu tiên, Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán được quy định trong văn bản pháp luật cao và là một đối tượng điều chỉnh của Luật KTĐL. Các nội dung quy định tại Điều 12 Luật KTĐL và các công việc Bộ Tài chính đã và tiếp tục xem xét để chuyển giao cho Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán thể hiện rõ quan điểm về quản lý hoạt động kiểm toán độc lập của Việt Nam được triển khai thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán, bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của KTV, KTV hành nghề và DNKT theo quy định của Luật này, của Chính phủ và của Bộ Tài chính.

Kiểm toán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có phạm vi ảnh hưởng rộng, không chỉ cơ quan quản lý nhà nước sử dụng báo cáo kiểm toán mà công chúng đầu tư và mọi tổ chức, cá nhân có lợi ích trực tiếp, gián tiếp với doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC). Việc ban hành khuôn khổ pháp lý cao, chặt chẽ, sẽ tạo điều kiện cho công tác giám sát chất lượng, phòng ngừa thiệt hại cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp, nhà đầu tư và quan trọng là đáp ứng mục tiêu góp phần tăng cường quy mô, chất lượng dịch vụ và tính độc lập của ngành nghề này.

(Theo ĐTCK)

Nguồn VACPA

TRUNG QUỐC: Sẽ tạo ra 10 hãng kiểm toán Siêu tăng trưởng

TRUNG QUỐC: Sẽ tạo ra 10 hãng kiểm toán

Siêu tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng như vũ bão, nghề kế toán kiểm toán của Trung Quốc cũng có những bước phát triển thần tốc. Dù còn tương đối non trẻ, nhưng sự phát triển của nghề kế toán, kiểm toán Trung Quốc đã đáp ứng những nhu cầu càng ngày càng tăng mà nền kinh tế phát triển nhanh chóng đặt ra.

Quế Chi

M

ới đây, Hội Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) đã bổ nhiệm Douglas Lau làm Giám đốc khu vực Trung Quốc đại lục (văn phòng ICAEW đặt tại Bắc Kinh). Douglas Lau đã rất lạc quan khi nhìn nhận về tương lai ngành kế toán kiểm toán tại Trung Quốc với tất cả những cơ hội và thách thức mà nghề kế toán phải đối mặt trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Viện Kế toán công chứng Trung Quốc (CICPA) được thành lập năm 1988 nhưng nghề kế toán đã phát triển nhanh chóng trước xu hướng quốc tế hóa của các công ty lớn. Khi các doanh nghiệp kế toán nhà nước được tái cơ cấu các chuẩn mực nghề nghiệp đã được sử dụng, dịch chuyển từ việc áp dụng một hệ thống “kế toán quỹ” dựa trên các quy tắc cứng nhắc sang việc áp dụng rộng rãi các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

Những năm gần đây, nghề kế toán, kiểm toán ở Trung Quốc phát triển đồng đều cả về quy mô và chất lượng. Nhìn lại năm 1993, tổng doanh thu lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán chỉ là 80 triệu nhân dân tệ (tương đương 12 triệu USD). Con số đó đã tăng vọt lên 32 tỉ nhân dân tệ (4.8 tỉ USD) vào cuối năm 2009. Đến đầu tháng 10 năm 2010, Trung Quốc đã có 92.000 kế toán viên hành nghề và 7.200 hãng dịch vụ kế toán kiểm toán.

Chính phủ Trung Quốc đang tham vọng quốc tế hóa nghề kế toán, kiểm toán, các kế toán viên có được những phẩm chất và kinh nghiệm tầm quốc tế, có đầu óc phân tích và các kinh nghiệm quản lý cao cấp. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Trung Quốc đang tập trung vào kế hoạch phát triển đội ngũ khoản 1.000 “tài năng lãnh đạo”, những người sẽ được trang bị để giải quyết các nhu cầu của các doanh nghiệp nhà nước sau khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.

Năm 2006, ICAEW đã ký một Biên bản ghi nhớ với CICPA mà theo đó, các thành viên hiện có của CICPA có đủ tư cách như là của ACA. Họ được miễn 10 trong số các bài kiểm tra của ICAEW, nhưng vẫn cần phải thông qua 5 bài thi, tất cả đều viết bằng tiếng Anh. Hiện tại, có khoản 92.000 kế toán viên được đào tạo tại Trung Quốc và 500 sinh viên Trung Quốc đang học tập để lấy văn bằng ICAEW.

Ở Trung Quốc, Big Four chiếm được thị phần chủ yếu. Các hãng thuộc Big Four đã quan tâm tới thị trường Trung Quốc kể từ khi đất nước bắt đầu mở cửa vào những năm 1980, hoạt động thông qua một hệ thống các công ty liên doanh với các hang trong nước. Trước đó, không được phép tiến hành công việc kiểm toán.

Cho tới đầu những năm 1990 nhưng điều đó đã không thể ngăn cản họ trở thành những hãng lớn nhất tại thị trường này. Năm 2009, Big Four chiếm tới 44% doanh thu của 100 hãng kiểm toán, kế toán đứng đầu của Trung Quốc với hàng chục ngàn nhân viên. Doanh thu của nhóm từ dịch vụ kế toán lên tới 9 tỉ nhân dân tệ, từ dịch vụ kiểm toán – tư vấn lên tới khoảng 7.5 tỉ nhân dân tệ. Richard Reid, Giám đốc KPMG tại London đã từng đánh giá Trung Quốc là một thị trường rất hấp dẫn đối với nghề kế toán – kiểm toán. KPMG gần đây đã mở văn phòng thứ 13 tại Hạ Môn, thành phố ở phía Đông Nam Trung Quốc.

Tuy nhiên, còn rất nhiều cơ hội cho các hãng của dịch vụ kế toán, kiểm toán nội địa. Trong Top10 hãng kiểm toán đứng đầu Trung Quốc, có thể bắt gặp những cái tên quen thuộc, đó là các mạng lưới quốc tế của BDO, RSM và Crown Horwath, PKF Quốc tế ( năm ngoái đã trở thành hãng lớn thứ 10), Daxin CPA (hứa hẹn có doanh thu trên 600 triệu nhân dân tệ vào năm tài chính này và có tham vọng vượt mốc 1 tỉ nhân dân tệ trong vòng ba năm tới). Nhưng cũng có những hãng như ShineWing, đứng thứ bảy vẫn độc lập với các mạng lưới và có thể kịp thời trở thành một sức mạng trên toàn cầu. Thông qua sự tăng trưởng có tổ chức và việc sáp nhập, hãng có 2800 nhân viên, 90 đối tác, 14 văn phòng tại Trung Quốc và bốn hãng thành viên ở nước ngoài tại Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản bà Australia. Một loạt các hoạt động sáp nhập trong năm 2009 đã giúp hãng phát triển đáng kể và đạt doanh thu khoảng 517 triệu nhân dân tệ ngay trong năm này. Mặc dù hãng là một thành viên của Leading Edge Alliance, hãng đang phát triển tầm vóc của riêng mình, có thể trở thành một đối thủ với Big Four.

Sự tăng trưởng của ShineWing phản ánh tham vọng của Chính Phủ Trung Quốc nhằm tảo a 10 hãng “siêu tăng trưởng” trong nước có năng lực quốc tế vào năm 2015. Có những tiêu chí nghiêm ngặt cần phải đáp ứng để trở thành một hãng “siêu tăng trưởng”, chẳng hạn như doanh thu hàng năm ít nhất là 300 triệu nhân dân tệ, có 400 kế toán viên công chứng, hoặc là một hãng thành viên tại Hồng Kông hoặc là thành viên của một mạng lưới quốc tế với một hãng của Hồng Kông. Kế hoạch phát triển này của Trung Quốc được xem như một cơ hội lớn cho các hãng và đối tác của họ. Giai đoạn này, các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán của Trung Quốc đang nỗ lực mạnh mẽ để ghi danh vào danh sách 10 hãng “siêu tăng trưởng”. Họ sẽ có cơ hội ngang nhau.

Tất nhiên, có nhiều thách thức mà nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Trung Quốc phải đối mặt nhưng hiện tài nghề kế toán, kiểm toán đang trên chuyến xe lửa tốc hành của cả đất nước Trung Quốc./.

MƯỜI HÃNG KIỂM TOÁN ĐỨNG ĐẦU TẠI TRUNG QUỐC

Hãng

Doanh thu 2009 (triệu nhân dân tệ)

Số kế toán viên

PwC Zhong Tian

2,578

678

Deloitte Touche Tohmatsu

2,370

715

KPMG Huazhen

2,221

648

E&Y Hua Ming

1,961

866

Kế toán công chứng RSM Trung Quốc

872

1,228

Kế toán công chứng BDO Trung Quốc Shu Lun Pan

663

674

Kế toán công chứng ShineWing

519

1,016

Kế toán công chứng Pan -Trung Quốc

503

705

Kế toán công chứng Crown Horwath Trung Quốc

532

864

Kế toán công chứng Daxin (giờ đây là PKF)

517

527

(Nguồn: CICPA, tháng 4/2010)



Nguồn: VACPA

Popular Posts