Thursday, 6 June 2013

8 ĐIỂM MỚI TRONG CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Ngày 25/04/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 45/2013/TT-BTC (Thông tư 45) về hướng dẫn Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) có hiệu lực từ 10/06/2013 và áp dụng từ năm tài chính 2013, thay thế cho Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 (Thông tư 203). Ban tư vấn VACPA xin nêu ra vấn đề để bạn đọc tọa đàm, như sau:
ảnh minh họa
Thông tư 45 có 8 điểm sửa đổi, bổ sung mới gồm:
Thứ nhất, về tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ, Thông tư 45 quy định nguyên giá TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên trong khi Thông tư 203 quy định là 10 triệu đồng. Đối với TSCĐ doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư 203 nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá là 30 triệu thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.
Thứ hai, giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp tài sản và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định được phân bổ không quá 10 năm theo quy định tại Điều 2, Thông tư 138//2012/TT-BTC ngày 20/08/2012, có hiệu lực từ ngày 05/10/2012. Các trường hợp khác, lợi thế kinh doanh không phải là TSCĐ vô hình được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không quá 3 năm.
Thứ ba, về xác định nguyên giá TSCĐ, Thông tư 45 quy định rõ các trường hợp Quyền sử dụng đất (QSD đất) được ghi nhận và không được ghi nhận là TSCĐ vô hình như sau:
-          QSD đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình bao gồm: QSD đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng QSD hợp pháp và QSD đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSD đất.
-          QSD đất không được ghi nhận là TSCĐ vô hình bao gồm: QSD đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất; Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận QSD đất); Thuê đất trả tiền thuê hàng năm; Nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản.
Thứ tư, về khấu hao TSCĐ, Thông tư 45 quy định không phải trích khấu hao đối với TSCĐ vô hình là QSD đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài, hợp pháp trong khi Thông tư 203 quy định chung chung là không phải trích khấu hao đối với TSCĐ vô hình là QSD đất (mà QSD đất thì bao gồm cả QSD đất không có thời hạn và có thời hạn).
Thứ năm, đối với các công trình XDCB hoàn thành đưa vào sử dụng đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính, sau khi quyết toán có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại nguyên giá TSCĐ theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán TSCĐ được phê duyệt trừ (-) số đã trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán TSCĐ chia (:) thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ theo quy định.
Thứ sáu, về phương pháp trích khấu hao TSCĐ, theo Thông tư 45, Doanh nghiệp được tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện. Thông tư 203 chỉ quy định về việc đăng ký phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Thứ bảy, Thông tư 45 quy định một trong các điều kiện để doanh nghiệp áp dụng phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm là công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính của máy móc, thiết bị không thấp hơn 100% công suất thiết kế. Trong khi đó, Thông tư 203 quy định là không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
Thứ tám, về khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ, Thông tư 45 có sự điều chỉnh tăng thời gian trích khấu hao tối đa đối với một số tài sản là máy móc, thiết bị lên đến 15 năm hoặc 20 năm thay vì Thông tư 203 chỉ tối đa là 10 hoặc 12 năm.
Trên đây là tóm tắt 8 nội dung cơ bản tại Thông tư 45 có thay đổi trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hiện hành. Rất mong các bạn kiểm toán viên và độc giả tham gia ý kiến và trao đổi về các vướng mắc khi áp dụng các quy định mới này.

HV –VACPA

LỜI KẾT CỦA BAN TƯ VẤN VACPA VỀ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ VÀ HẠCH TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ

Phải nói, Thông tư 179 ra đời đã giải quyết được phần lớn những vướng mắc xung quanh vấn đề xử lý chênh lệch tỷ giá. Từ các vấn đề đã được các bạn trao đổi trên Website VACPA liên quan đến chênh lệch tỷ giá hối đoái, Ban Tư vấn VACPA xin kết lại một số điểm như sau:
Ảnh minh họa
Thứ nhất, về việc giải thích các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, Thông tư 179 đã đưa ra cách giải thích mới về khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trên cơ sở tham khảo Đoạn 16, Chuẩn mực kế toán Quốc tế số 21 có giải thích về các khoản mục tiền tệ và phí tiền tệ, như sau: “The essential feature of a monetary item is a right to receive (or an obligation to deliver) a fixed or determinable number of units of currency. Examples include: pensions and other employee benefits to be paid in cash; provisions that are to be settled in cash; and cash dividends that are recognised as a liability. Similarly, a contract to receive (or deliver) a variable number of the entity’s own equity instruments or avariable amount of assets in which the fair value to be received (or delivered) equals a fixed or determinable number of units of currency is a monetary item. Conversely, the essential feature of a non-monetary item is the absence of a right to receive (or an obligation to deliver) a fixed or determinable number of units of currency. Examples include: amounts prepaid for goods and services (eg prepaid rent); goodwill; intangible assets; inventories; property, plant and equipment; and provisions that are to be settled by the delivery of a non-monetary asset.” tạm dịch: “Một đặc tính quan trọng của khoản mục tiền tệ là quyền được nhận (hoặc nghĩa vụ phải trả) một số lượng đơn vị tiền tệ cố định hoặc xác định được. Ví dụ: quỹ lương hưu hoặc phúc lợi nhân viên khác phải trả bằng tiền mặt; các khoản dự phòng phải thanh toán bằng tiền mặt; và cổ tức trả bằng tiền đang được ghi nhận là khoản phải trả…Ngược lại, đặc tính quan trọng của một khoản mục phi tiền tệ là không có quyền được nhận (hoặc nghĩa vụ phải trả) một số lượng đơn vị tiền tệ cố định hoặc xác định được. Ví dụ: các khoản trả trước cho hàng hóa dịch vụ (chẳng hạn tiền thuê nhà trả trước); lợi thế thương mại; tài sản vô hình; hàng tồn kho; nhà cửa, máy móc thiết bị; và các khoản dự phòng được thanh toán bằng các tài sản phi tiền tệ”. Như vậy, theo đoạn nêu trên của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 21 thì các khoản nhận trước và trả trước được coi là khoản mục phi tiền tệ. Do vậy, Thông tư 179 đã ngoại trừ các khoản nhận trước và trả trước bằng ngoại tệ ra khỏi các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
Thứ hai, về việc quy định tỷ giá hối đoái sử dụng để đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính (tỷ giá cuối kỳ của ngân hàng nơi DN mở TK ngoại tệ), quy định như vậy là sát với thực tế. Khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính (tỷ giá bình quân liên ngân hàng) làm phát sinh 1 khoản chênh lệch tỷ giá lớn (nếu số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là lớn) do tỷ giá bình quân liên ngân hàng thông thường còn có sự chênh lệch đáng kể với tỷ giá thực tế. Do vậy, nếu DN giao dịch bằng ngoại tệ với giá trị lớn, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh sẽ là nhỏ hơn nhiều nếu đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá cuối kỳ của ngân hàng nơi DN mở TK khoản. Điểm mới này của Thông tư đã giải quyết được vướng mắc mà các văn bản trước đây đã tạo ra ảnh hưởng không nhỏ đến số liệu tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, việc áp dụng tỷ giá để đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo Thông tư 179 sẽ là phù hợp với thực tế hơn.
Thứ ba, về cách dùng từ trong Khoản 2, Điều 3 và Khoản 1, Điều 8 (cụm từ “số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán” và “số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ”) có thể hiểu là “số dư các khoản mục tiền tệ bằng ngoại tệ cuối kỳ kế toán” và các số dư này đều phải được đánh giá lại vào cuối mỗi kỳ kế toán. Như vậy, số dư các khoản mục tiền tệ bằng ngoại tệ cuối kỳ kế toán phải được đánh giá lại theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại ở đây thông thường là tỷ giá mua vào chuyển khoản vì DN không được phép giao dịch ngoại tệ bằng tiền mặt. Nếu DN giao dịch ngoại tệ tại nhiều ngân hàng khác nhau thì theo khoản 2, Điều 4 Thông tư 179, DN phải tính toán tỷ giá bình quân gia quyền theo số dư giữa các ngân hàng để sử dụng làm tỷ giá khi đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ bằng ngoại tệ cuối kỳ kế toán. Trường hợp ngân hàng thương mại không công bố tỷ giá quy đổi tại ngày kết thúc năm tài chính thì lấy theo tỷ giá mua vào chuyển khoản của ngân hàng thương mại tại ngày công bố gần nhất.
Thứ tư, theo khoản 2, Điều 1, Thông tư 179 “Việc xác định thu nhập, chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Văn bản hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành là Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 (Thông tư 123). Theo Khoản 2.20, Điều 6 và Khoản 8, Điều 7 Thông tư 123 thì chỉ có lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá do việc đánh giá lại số dư các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ mới được tính vào thu nhập chịu thuế hoặc khấu trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN. Như vậy theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, khi đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ kế toán (trừ các khoản nợ phải trả) theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi DN mở TK thì không được tính vào thu nhập, chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Thứ năm, tại điều 10, Thông tư 179 cho phép ghi nhận các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ nợ phải trả cuối năm (theo Thông tư 201) của những năm trước vào chi chí trong kỳ báo cáo, việc ghi nhận như vậy là chưa phù hợp với quy định của Đoạn 12 (b) Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 (CMKT 10) là: thu nhập, chi phí của kỳ nào thì hạch toán ngay vào kỳ đó. Tuy nhiên, theo thời gian thì sự mâu thuẫn với CM KT 10 sẽ giảm dần và hết mâu thuẫn.
Thứ sáu, nhất trí với ý kiến của bạn Tú Uyên trong bài viết “Bàn về phạm vi điều chỉnh của Thông tư 179//2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 về xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp”, để thuận tiện cho việc áp dụng các quy định có liên quan đến tỷ giá quy đổi ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng nên xem xét, nghiên cứu theo hướng quy định đầy đủ các nội dung có liên quan đến chênh lệch tỷ giá hối đoái trong nội dung chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp. Và như vậy, sẽ không còn cần thiết phải có một thông tư riêng như Thông tư 179.
Ban Tư vấn VACPA xin trân trọng cảm ơn các bạn đã nhiệt tình tham gia cũng như tham khảo chuyên mục này. Mong cá bạn tiếp tục ủng hộ Ban Tư vaabs trong chuyên mục trao đổi tiếp theo.
Ban TV - VACPA

HƯỚNG TỚI TIỆM CẬN CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN

Ông Đặng Văn Thanh
Đó là ý kiến của ông Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam trong cuộc trao đổi với phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam bên lề Hội thảo "Tổng kết thực tiễn thi hành và đánh giá Luật Kế toán 2003" mới diễn ra tại Hà Nội.
Diệu Thiện

PV: Xin ông cho biết sự cần thiết và yêu cầu của việc rà soát, sửa đổi Luật Kế toán 2003?
Ông Đặng Văn Thanh: Năm 2003, Quốc hội Việt Nam đã thông qua và công bố Luật Kế toán, thay thế cho Pháp lệnh Kế toán thống kê ban hành năm 1988. Sau khi có hiệu lực, Luật đã đi vào cuộc sống và góp phần tích cực điều chỉnh cũng như chế tài các hành vi liên quan đến tổ chức thông tin tài chính nói chung, thông tin về hoạt động của doanh nghiệp (DN) nói riêng. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, Luật Kế toán xuất hiện nhiều bất cập, cần sớm sửa đổi, bổ sung.
Trước hết, các quy định về nội dung kế toán nhiều điểm không còn phù hợp trong nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới. Thứ hai, quy định về tổ chức bộ máy kế toán, con người làm kế toán, cần có quy định mới thích hợp hơn, đặc biệt khi chúng ta thừa nhận kế toán không chỉ thuần túy là công cụ quản lý kinh tế mà còn là nghề nghiệp, là lĩnh vực dịch vụ mà Nhà nước đã chấp nhận và cho phép các tổ chức kinh tế, DN được thuê người làm kế toán, thậm chí là thuê kế toán trưởng, giám đốc. Thứ ba, vấn đề liên quan đến tổ chức nghề nghiệp kế toán, Luật cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của Hội Kế toán và Kiểm toán trong việc quản lý hành nghề, đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng kế toán, kiểm toán viên. Cuối cùng, cần phải quy định chế tài cho nghề nghiệp kế toán phù hợp, thích ứng, hội nhập hơn với thông lệ quốc tế. Chúng ta phải thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có các quy định về nghề nghiệp kế toán, dịch vụ kế toán, kiểm toán, thừa nhận về chứng chỉ hành nghề giữa các thành viên trong khu vực…
PV: Những bất cập của Luật Kế toán 2003 gây khó khăn như thế nào đối với hoạt động của DN, thưa ông?
Ông Đặng Văn Thanh: Thứ nhất, hiện nay có rất nhiều vấn đề mới nảy sinh mà Luật Kế toán 2003 chưa có quy định điều chỉnh, hoặc quy định chưa đầy đủ. Có thể lấy ví dụ, như: Dịch vụ kế toán, tổ chức bộ máy kế toán; có rất nhiều DN tổ chức công tác kế toán trong điều kiện không có bộ máy kế toán… Thứ hai, sau 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều biến đổi, ngày càng đi sâu vào kinh tế thị trường và đang trong lộ trình thực hiện những cam kết với thế giới. Vì vậy, những điều khoản quy định về bộ máy kế toán cần sửa đổi bổ sung như về chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán… Ngoài ra, trong chừng mực nào đó, sự can thiệp của Nhà nước, cũng như chế tài của Nhà nước sẽ ở mức độ nào, đối với những đối tượng nào cũng cần phải làm rõ. Cuối cùng, những điều khoản liên quan đến bộ máy kế toán, con người kế toán phải tính toán sao cho hợp lý hơn. Luật cũng cần quy định chặt chẽ hơn, có tính ràng buộc hơn về trách nhiệm pháp lý của người tổ chức và cung cấp thông tin để đảm bảo rằng thông tin từ kế toán đủ tin cậy để người sử dụng thông tin có cơ sở đưa ra quyết định hợp lý, đúng đắn.
PV: Để Luật Kế toán tiệm cận hơn với những chuẩn mực quốc tế, theo ông dự thảo luật mới cần phải có những đột phá nào?
Ông Đặng Văn  Thanh: Việt Nam đã gia nhập WTO, có nghĩa chúng ta đã chấp nhận các điều khoản, cam kết và quyết tâm thực hiện. Luật Kế toán 2003 đã bước đầu đưa vào các chế tài, điều khoản phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, Luật chưa bao quát, chưa sâu, chưa toàn diện, chưa hình dung hết các việc phải thực hiện theo cam kết quốc tế. Vì vậy, dự thảo luật mới cần được xem xét và điều chỉnh các nội dung: Minh bạch thông tin, chấp nhận và thừa nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế, thừa nhận các chứng chỉ hành nghề kế toán của các nước trong khu vực… Đặc biệt, phải dần dần từng bước thống nhất chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán viên theo chuẩn quốc tế để có thể hành nghề tốt không chỉ trong nước mà còn tiến tới trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, Hội Kế toán có trách nhiệm quản lý, kiểm soát đạo đức hành nghề, thường xuyên thông tin cho Hiệp hội Kế toán các nước trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu cuối cùng, phải xây dựng một hệ thống đầy đủ, trung thực, công khai và minh bạch, tiệm cận gần nhất với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, được quốc tế thừa nhận.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
(Theo Thời báo Tài chính)

Những nghề phụ nữ kiếm tiền giỏi hơn đàn ông

 
Ảnh minh họa
Người mẫu, chuyên viên nhân sự, hay thậm chí cả kiểm toán, môi giới chứng khoán hay thám tử cũng là những công việc giúp nữ giới kiếm bộn.

Kiểm toán nữ trên thế giới kiếm được nhiều hơn đồng nghiệp nam 13,7%, với lương trung bình năm 61.114 USD, theo GlassDoor. Theo nhà nghiên cứu Allyson Willoughby của GlassDoor, phụ nữ làm trong ngành tài chính thường có mức lương cao hơn, có lẽ là bởi họ biết cách thương lượng hơn.
2. Người mẫu
Với mức lương trung bình 41.300 USD mỗi năm, người mẫu nữ kiếm được gấp gần 2,5 lần nam giới, theo PayScale.com. Chuyên gia nghiên cứu Katie Bardaro của PayScale giải thích: "Chúng ta không thể kiểm soát những thứ di truyền, như sắc đẹp chẳng hạn".
3. Bác sĩ chuyên khoa ung thư
Mức lương trung bình năm 226.000 USD của bác sĩ nữ nhỉnh hơn 10% so với bác sĩ nam, theo PayScale. Với những người có cùng kinh nghiệm và trình độ, khoảng cách này là 0,8%.
4. Nhân viên môi giới bất động sản
Nữ giới làm nghề này có lương trung bình hơn 42.000 USD, cao hơn gần 3.000 USD so với nam giới. Theo Willoughby, việc này có lẽ là do trong một số công việc đòi hỏi tương tác lớn với người khác, phụ nữ có xu hướng làm tốt hơn.
5. Nhân viên môi giới chứng khoán
Các ngành tài chính, bảo hiểm không phải chỉ là sân chơi của cánh đàn ông. Ngược lại, theo PayScale, nữ giới chiếm tới 55% lĩnh vực này. Mức lương mỗi nhân viên môi giới chứng khoán nhận được là 55.000 USD, cao hơn 13,2% so với nam.
6. Chăm sóc cá nhân
Theo Bộ thống kê Lao động Mỹ (BLS), các ngành này bao gồm trang điểm, chăm sóc móng, gội đầu và chăm sóc da. Trung bình, mỗi nhân viên trong ngành kiếm được 427 USD một giờ. Riêng nhân viên nữ là 430 USD một giờ.
7. Thám tử
Thám tử nữ kiếm được nhiều hơn nam giới tới 21,8% với lương trung bình năm 67.500 USD, theo PayScale. Với những người có cùng nền tảng và kinh nghiệm, khoảng cách này là 10%.
8. Chuyên viên nhân sự
Phần lớn chuyên viên nhân sự (khoảng 90%) của các công ty là nữ, Bardaro cho biết. Lương trung bình những người ở cấp giám đốc nhận được là hơn 113.000 USD, theo GlassDoor, nhiều hơn nam giới khoảng 1,8%.
9. Tư vấn viên
Nữ giới làm nghề này kiếm được trung bình 855 USD mỗi tuần nhờ tư vấn về tinh thần, sử dụng thuốc và các vấn đề sức khỏe - xã hội khác, theo BLS. Mức lương này cao hơn 2,6% các đồng nghiệp nam.
10. Nhà hóa học
Các nhà hóa học nữ kiếm được trung bình 55.671 USD mỗi năm, cao hơn 2,5% so với nam giới, theo GlassDoor.
(Dựa trên số liệu của Cục thống kê Lao động Mỹ (BLS), website nghiên cứu lương PayScale và GlassDoor, CNBC đã chọn ra danh sách những nghề phụ nữ kiếm được nhiều hơn nam giới.
(Theo Thùy Linh-Vnexpress)

Sunday, 2 June 2013

Một số điểm mới Thông tư 64/2013/TT-BTC khác biệt so với TT 153/2010 quy định về hóa đơn

Một số điểm mới Thông tư 64/2013/TT-BTC khác biệt so với TT 153/2010/TT-BTC quy định về hóa đơn:

 Lưu ý : Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013.

Tiết b, Khoản 1, Điều 14, TT 64/2013/TT-BTC : Nguyên tắc lập hóa đơn. Thông tư quy định rõ hơn đối với trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì gạch chéo bằng bút mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ.
Tiết c, Khoản 2, Điều 14, TT 64/2013/TT-BTC hướng dẫn chi tiết cách lập 1 số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn ( TT 153/2010/TT-BTC ko nêu rõ) :
c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì gạch chéo bằng bút mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ.
Trường hợp người bán quy định mã hàng hoá, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hoá đơn phải ghi cả mã hàng hoá và tên hàng hoá.
Các loại hàng hoá cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi trên hoá đơn các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hoá mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc căn hộ…
Các loại hàng hoá, dịch vụ đặc thù như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, bảo hiểm…được bán theo kỳ nhất định thì trên hoá đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
*** Về thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng có thay đổi so với thông tư cũ.:
Điều 25. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4;
Quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7,
Quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và
Quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Chắc chắn Tổng Cục Thuế phải ban hành phiên bản mới HTKK thuế cập nhật mẫu biểu mới báo cáo sd hóa đơn theo TT mới này.
Ngoài ra, tại Điều 25- TT 64/2013/TT-BTC có bổ sung thêm quy định mới khác với TT cũ :
Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải báo cáo đến từng số hoá đơn mà báo cáo theo số lượng (tổng số) hoá đơn. Cơ sở kinh doanh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số lượng hoá đơn còn tồn đầu kỳ, tổng số đã sử dụng, tổng số xoá bỏ, mất, huỷ và phải đảm bảo cung cấp được số liệu hoá đơn chi tiết (từ số…đến số) khi cơ quan thuế yêu cầu.

Thông tư 65/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài Chính

Ngày 17/05/2013 Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 65/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính Phủ.
Theo đó,
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 06/2012/TT-BTC
+ Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 8 Điều 4 Chương I như sau:
Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
- Các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản sử dụng để đảm bảo tiền vay của người nộp thuế GTGT hoặc đã được chuyển quyền sở hữu sang bên cho vay khi bán phải chịu thuế GTGT, trừ trường hợp là hàng hoá không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 4 Thông tư này.
+ Sửa đổi bổ sung điểm a Khoản 11 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC như sau:
Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư cung cấp cho tổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân trong và ngoài khu công nghiệp) bao gồm các hoạt động thu, dọn, vận chuyển, xử lý rác và chất phế thải; thoát nước, xử lý nước thải; bơm hút, vận chuyển và xử lý phân bùn, bể phốt; thông tắc công trình vệ sinh, hệ thống thoát nước thải; quét dọn nhà vệ sinh công cộng; duy trì vệ sinh tại các nhà vệ sinh lưu động và thu gom, vận chuyển xử lý chất thải khác.
Trường hợp cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ như dịch vụ lau dọn văn phòng, lau dọn nhà cửa thì dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
+ Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Chương I như sau:
Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ thì cơ sở bồi thường phải lập hoá đơn như đối với bán hàng hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
….
 Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
♦ Trường hợp từ ngày 01/3/2012 bên cho thuê xưởng đã lập hóa đơn, tính thuế GTGT khi cho doanh nghiệp chế xuất thuê xưởng thì các bên lập hóa đơn GTGT điều chỉnh lại hóa đơn đã lập với mức thuế suất thuế GTGT là 0%.
♦ Trường hợp từ ngày 01/3/2012 cơ sở kinh doanh không phải là tổ chức tín dụng đã lập hóa đơn, tính thuế GTGT đối với khoản lãi cho tổ chức, cá nhân khác vay vốn thì các bên lập hóa đơn điều chỉnh và thực hiện điều chỉnh lại khoản lãi tiền vay về đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp các bên không thực hiện điều chỉnh hóa đơn đã lập, nếu tổ chức vay vốn sử dụng vốn vay phục vụ hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định căn cứ hóa đơn GTGT của bên cho vay.
♦ Trường hợp hợp đồng cung cấp dịch vụ số hóa cho phía nước ngoài được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thuế GTGT tiếp tục thực hiện như hướng dẫn tại văn bản quy phạm pháp luật tương ứng tại thời điểm ký kết hợp đồng. Trường hợp hợp đồng cung cấp dịch vụ số hóa cho phía nước ngoài được ký kết từ ngày 01/3/2012 thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nay thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 0% theo quy định tại Thông tư này thì áp dụng theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày 01/3/2012.
♦ Các nội dung không hướng dẫn tại Thông tư này và các nội dung không trái với nội dung hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính về thuế giá trị gia tăng.
 Xem toàn bộ thông tư và tải về tại đây

Popular Posts