Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị chuẩn mực 400 (VSA 400).
Th.S Hoàng Thị Hồng Vân Học viện Ngân hàng
ột hệ thống KSNB mạnh, phát huy hiệu quả trong hoạt động là mong muốn của nhiều doanh nghiệp (DN), tổ chức. Khi thiết kế hệ thống KSNB cần phải đảm bảo các nguyên tắc toàn diện, phân công phân nhiệm, phân chia trách nhiệm thích hợp Một trong những nguyên tắc quan trọng trong thiết kế hệ thống KSNB và các thủ tục kiểm soát đó là nguyên tắc cân nhắc lợi ích và chi phí. Theo đó, yêu cầu của nhà quản lý trong thiết kế và hoạt động kiểm soát là những chi phí cho kiểm tra phải hiệu quả, nghĩa là phải ít hơn tổn thất do những sai phạm gây ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải lúc nào chi phí cũng nhỏ hơn lợi ích mà các hoạt động kiểm soát mang lại nên nhiều nhà quản lý DN có thể không chấp nhận với bất kỳ phương án kiểm soát nào nếu chi phí lớn hơn lợi ích mà các hoạt động kiểm soát đó mang lại. Tính hiệu của hoạt động của một tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào các nhà quản lý. Các nhà quản lý DN có thể là những người chú trọng hoặc không quan tâm nhiều tới các hoạt động kiểm soát trong DN, điều này có ảnh hưởng lớn tới việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB của DN, thể hiện thông qua việc tạo ra môi trường kiểm soát lành mạnh và các thủ tục kiểm soát thích hợp, hiệu quả. Mong muốn có một hệ thống KSNB mạnh trong cả tổ chức và trong hoạt động là nhu cầu cấp thiết của hầu hết các DN không kể quy mô hay lĩnh vực hoạt động của DN. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có được một hệ thống KSNB mạnh. Một hệ thống KSNB được coi là mạnh khi hệ thống đó được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và do đó có thể phát huy được hiệu quả và hiệu lực trong quá trình hoạt động. Điều quan trọng hơn là hệ thống đó có thể kiểm soát một cách tốt nhất các hoạt động trong chính đơn vị. Tuy nhiên, khi tổ chức và vận hành hệ thống KSNB, vấn đề mà các nhà quản trị DN gặp phải, cần cân nhắc và đưa lên bàn cân đó là vấn đề về chi phí và lợi ích của mỗi hoạt động, mỗi chốt kiểm soát được thiết lập. Thiết kế thêm các chốt kiểm soát trong một số hoạt động cũng là một phương án mà nhiều nhà quản lý DN quan tâm. Với các đơn vị kinh doanh bán lẻ nhiều mặt hàng như siêu thị, các hoạt động kiểm soát hiện tại như tạo khu vực gửi đồ của khách hàng, thiết lập cửa ra, cửa vào riêng rẽ, thực hiện kiểm kê hàng hóa khi kết thúc ca vẫn chưa làm cho các nhà quản lý yên tâm trong việc kiểm soát tốt nhất đối với tài sản DN, tránh được tối đa sự tổn thất cho DN từ phía khách hàng và nhân viên của DN. Giả sử, để có thể kiểm soát tốt hơn đối với hàng hóa bán ra, ngoài các quy định đã có, các nhà quản lý lên phương án thiết kế thêm một số chốt kiểm soát. Theo đó, các nhà quản lý sẽ bố trí thêm một nhân viên kiểm soát tại cửa ra siêu thị. Khi khách hàng đã thanh toán xong, trước khi ra cửa, nhân viên kiểm soát này sẽ thực hiện công việc kiểm tra lại số lượng, chủng loại hàng trong giỏ hàng của khách, so sánh với hóa đơn do bộ phận thu ngân in ra. Chốt kiểm soát này có thể kiểm soát tốt hoạt động bán hàng của siêu thị, ngăn chặn gian lận cả từ phía khách hàng và nhân viên thu ngân. Tuy nhiên, thêm chốt kiểm soát này, các nhà quản lý DN phải đối mặt với bài toán về chi phí cho công tác kiểm soát và lợi ích mà hoạt động kiểm soát đó mang lại. Rõ ràng các nhà quản lý DN có thể nhận thấy vai trò, tác dụng của chốt kiểm soát nêu trên đối với hoạt động bán hàng nhưng không phải nhà quản lý nào cũng có thể đưa ra quyết định tăng cường hoạt động kiểm soát này. Hay với một DN khác, có hoạt động sản xuất đặc thù với các sản phẩm nhỏ như những đồ chơi trẻ em, các con vật, con thú với kích thước nhỏ, việc thất thoát những sản phẩm, tài sản là không tránh khỏi. DN mong muốn kiểm soát đối với những tài sản của mình, tránh bị các nhân viên, người lao động trong DN lấy mang ra ngoài DN. Ban lãnh đạo DN đưa ra nhiều phương án tạo chốt kiểm soát tại khu vực bảo vệ tại cửa ra vào của công ty. Chốt kiểm soát có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra mỗi nhân viên khi ra khỏi cửa công ty. Cách làm này có thể gặp phải sự phản ứng từ những người lao động và có thể DN cũng cần phải chi trả thêm một khoản tiền cho việc bổ sung nhân sự nam hoặc nữ để thực hiện công tác kiểm soát trên. Một phương án khác có thể được đưa ra đó là DN sẽ bố trí một thiết bị có thể giúp phát hiện những tài sản bị lấy trộm mang ra ngoài. Tuy nhiên, chi phí cho việc đầu tư thiết bị có thể giúp phát hiện những tài sản bị lấy trộm mang ra ngoài. Tuy nhiên, chi phí cho việc đầu tư thiết bị này là không nhỏ. Khi đó các nhà quản lý DN lại một lần nữa phải cân nhắc về chi phí cho hoạt động kiểm soát trong ngắn hạn, các phương án này có thể không được thực thi. Thực tế cho thấy, để kiểm soát tốt các hoạt động ngoài việc lập hàng loạt các thủ tục kiểm soát, DN cũng cần phải bố trí nhân sự một cách khoa học, không để một nhân viên thực hiện đồng thời nhiều công việc thực hiện đồng thời nhiều công việc có liên quan vơi snhau để tránh tạ ra các hành vi gian lận. Ví như với hoạt động bán hàng và hoạt động thu ngân càn phải tách biệt. Tuy nhiên để tạo được sự tách biệt này có thể DN phải tăng thêm nhân viên thông qua tuyển dụng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc DN phải đối mặt với những khoản chi phí tăng thêm. Trong trường hợp này, ban lãnh đạo DN cũng sẽ phải cân nhắc lại phương án tăng thêm nhân sự, mặc dù biết rằng điều đó có thể giúp DN hạn chế được các hành vi gian lận đối với các tài sản của DN. Do đó, trong điều kiện hạn chế, DN có thể vẫn sẽ duy trì hoạt động kiểm soát như cũ và có nghĩa là các sai phạm vẫn sẽ tiếp diễn. Rõ ràng một hệ thống KSNB mạnh, hiệu quả là mong muốn của mọi DN. Một hệ thống KSNB mạnh, hiệu quả sẽ giúp DN kiểm soát tốt các hoạt động, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, bảo vệ an toàn cho tài sản, thông tin của DN không bị lạm dụng. Hơn ai hết, các nhà quản lý DN là người nhận thức rõ vai trò quan trọng của một hệ thống KSNB mạnh, hiệu quả. Mặc dù vậy, khi thiết kế và vận hành hệ thống này, các nhà quản lý DN phải đối mặt với nhiều vấn đề như quy mô, đặc thù ngành nghề của DN; trình độ, năng lực của nhân viên, người lao động, trong đó quan trọng hơn cả đó là vấn đề chi phí cần thiết trang trải cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống KSNB. Trong ngắn hạn, chi phí cho các hoạt động kiểm soát có thể lớn hơn lợi ích mà hoạt động kiểm soát này mang lại, điều đó lý giải cho sự băn khoăn của các nhà quản lý DN khi muốn thiết kế thêm các chốt kiểm soát mới. Để có một hệ thống KSNB mạnh, xét trong dài hạn, các nhà quản lý cũng cần có sự quyết toán và mạnh tay trong vấn đề thiết kế các hoạt động kiểm soát trong DN, ngay cả khi chi phí mà DN phải trang trải lớn hơn lợi ích mà các hoạt động kiểm soát này mang lại. Bởi những hoạt động kiểm soát này không chỉ hát huy vai trò ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các sai phạm, bảo vệ tài sản và thông tin của DN, làm lành mạnh hóa các hoạt động trong chính DN, làm lành mạnh hóa các hoạt động trong chính DN mà còn góp phần làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, nâng cao ý thức, thay đổi nếp nghĩa, thói quen của một số lượng lớn người lao động nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. (Theo TCKT)
| |
Cập nhật liên tục các thông tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, giá vàng, cổ phiếu, xăng dầu, bất động sản, dự án đầu tư, quy hoạch...trong nước và thế giới.
Saturday, 26 May 2012
Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân th
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
Mẫu A310: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá...
-
Vấn đề chuyển giá của doanh nghiệp FDI được đại biểu Quốc hội xem như là một trong những lỗ hổng quản lý tài chính lớn nhất hiện nay - Min...
-
Mẫu A620: Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận Chuẩn mực và người thực hiện Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của ...
-
Mẫu A260, A270 và A280: tính độc lập của KTV Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - ...
-
Vàng miếng trong nước sáng nay đi xuống và đang rời xa đỉnh cao 31,35 triệu đồng được xác lập hôm qua. Trong khi giá USD tại TP HCM đã tăng ...
-
Xuất thân từ một cậu bé bán báo rong, ông đã trở thành một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới. Có thời điểm, với tổng tài sản 20,5 tỉ U...
-
Ông Jim Quiley - Tổng giám đốc Deloitte (tập đoàn Kiểm toán và Tư vấn Thuế – Tài chính tư nhân lớn nhất toàn cầu) vừa hoàn...
-
ông Prajeesh Mukundan "Áp dụng chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế phù hợp với thực tế DN bảo hiểm Việt Nam không khó, vấn đề là ý t...
-
Việc yêu cầu báo cáo tình hình lương thưởng giúp cơ quan quản lý nắm rõ các thông tin nhằm phục vụ cho việc xây dựng cơ chế quản lý tiền l...
-
Chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh việc ban hành hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRSs), Ủy ban Chuẩ...
No comments:
Post a Comment