Monday, 29 August 2011

Dự kiến bổ sung 4 trường hợp không tính thuế giá trị gia tăng

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), trong đó có bổ sung về đối tượng không tính thuế GTGT.



Cụ thể, dự thảo bổ sung nội dung quy định cơ sở kinh doanh không phải tính thuế GTGT đối với 4 trường hợp.

Thứ nhất, hàng hoá, dịch vụ được đối tượng nộp thuế tại Việt Nam cung cấp ngoài Việt Nam.

Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa 2 doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì dịch vụ này phải chịu thuế GTGT đối với phần giá trị hợp đồng thực hiện tại Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hoá nhập khẩu.

Trao đổi với Bộ Tài chính được biết, trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, thực tế đã phát sinh nhiều giao dịch hàng hoá, dịch vụ ở ngoài Việt Nam do tổ chức, cá nhân là người nộp thuế GTGT tại Việt Nam thực hiện, như: Doanh nghiệp Việt Nam mua bán hàng hoá quốc tế với khách hàng ở các nước mà hàng hoá mua bán không đi qua lãnh thổ Việt Nam; Hoạt động vận tải của các hãng tàu Việt Nam mà điểm nhận hàng và điểm giao hàng đều ở nước ngoài; Giao dịch hàng hoá giữa 2 doanh nghiệp Việt Nam là người nộp thuế GTGT tại Việt Nam nhưng việc chuyển giao và tiêu dùng hàng hoá thực hiện hoàn toàn ở nước ngoài; Doanh nghiệp nhập khẩu hàng mua theo giá FOB và mua phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam.

Các trường hợp hoạt động thương mại, dịch vụ nói trên (trừ trường hợp mua phí bảo hiểm) tuy do người nộp thuế tại Việt Nam thực hiện nhưng việc chuyển giao, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chủ yếu là ở nước ngoài, do đó theo Luật thuế GTGT thì hàng hoá, dịch vụ mua bán trong các hoạt động nói trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thuế GTGT. Tuy nhiên nội dung này chưa thể hiện rõ tại Nghị định và các văn bản hướng dẫn.

Riêng đối với trường hợp mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cho hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, tại khâu nhập khẩu cơ quan hải quan đã tính thu thuế GTGT khâu nhập khẩu trên giá trị hàng hoá, chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm (còn gọi là giá CIF) nên nếu tính thuế GTGT tại khâu doanh nghiệp bán bảo hiểm sẽ dẫn đến tính trùng thuế GTGT tại khâu nhập.

Từ tình hình thực tế trên, để nâng cao tính minh bạch trong chính sách thuế và bảo đảm thống nhất trong thực hiện, Bộ Tài chính đã đề xuất bổ sung trường hợp này vào đối tượng không tính thuế GTGT.

Thứ hai, các khoản thu tài chính về bồi thường do hợp đồng bị huỷ, tiền thưởng do hoàn thành hợp đồng trước hạn, tiền hỗ trợ nhận được và các khoản thu tài chính tương tự không dẫn đến trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam; tiền chuyển nhượng quyền phát thải.

Giải thích lý do bổ sung trường hợp này vào đối tượng không tính thuế GTGT, Bộ Tài chính cho biết, thực tế nhiều doanh nghiệp nhận được các khoản tiền bồi thường, đền bù thiệt hại do bị huỷ hợp đồng, nhận tiền thưởng do thực hiện tốt hợp đồng hoặc nhận tiền hỗ trợ từ công ty mẹ ở nước ngoài cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (như hỗ trợ chi phí thương mại), nhận tiền hỗ trợ từ đối tác nước ngoài để rút khỏi dự án đầu tư đã được cấp phép, chuyển nhượng quyền phát thải (bán chứng chỉ giảm phát thải). Các khoản tiền nhận được này không có tính chất đối khoản như giao dịch hàng hoá, dịch vụ thông thường (không phát sinh hàng hoá, dịch vụ đối ứng).

Do đó căn cứ Điều 3 Luật thuế GTGT thì tiền bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải nói trên không phải là doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thuế GTGT (là thu nhập khác của doanh nghiệp).

Tuy nhiên do Luật Thuế GTGT mới chỉ quy định về phạm vi điều chỉnh, chưa có điều khoản về đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh nên vẫn có ý kiến cho rằng phải tính thuế GTGT đối với các khoản thu nhập khác nói trên.

Vì vậy, để bảo đảm thống nhất trong thực hiện, trong dự thảo của Bộ Tài chính đã quy định rõ đây là đối tượng không tính thuế GTGT.

Thứ ba, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam như: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hoá; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

Trường hợp này hiện đã được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP, theo đó, tổ chức, cá nhân mua dịch vụ không phải nộp thuế GTGT nhưng lại phải kê khai, tính thuế GTGT đối với vật tư, phụ tùng, thiết bị thay thế.

Thực tế việc đem máy móc, thiết bị ra nước ngoài sửa chữa là những loại máy móc, thiết bị mà Việt Nam chưa sản xuất được, không đủ trình độ hoặc không có công nghệ để sửa chữa (phần lớn phải thuê chính hãng cung cấp sửa chữa), như máy bay, tàu biển, dàn khoan. Những loại này (kể cả động cơ máy bay) khi nhập khẩu đã được miễn thuế GTGT quy định tại khoản 17 Điều 5 Luật thuế GTGT nên việc không thu thuế GTGT đối với vật tư, phụ tùng thay thế là hoàn toàn phù hợp với chính sách thuế quy định tại Luật thuế GTGT.

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 2 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP theo hướng làm rõ dịch vụ sửa chữa ở nước ngoài không tính thuế GTGT bao gồm cả vật tư, phụ tùng, thiết bị thay thế nếu giá trị hợp đồng không tách riêng được giá trị vật tư, phụ tùng, thiết bị thay thế.

Thứ tư, tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT không phải kê khai, tính thuế GTGT khi thanh lý tài sản, không phải sử dụng hoá đơn bán hàng mà sử dụng biên lai, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính.

Phân tích lý do bổ sung thêm trường hợp này, Bộ Tài chính cho biết, thực tế có nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân không kinh doanh có bán (thanh lý) tài sản, như văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh của tổ chức nước ngoài kết thúc hoạt động tại Việt Nam, các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước thanh lý tài sản...

Những đối tượng này không phải là người nộp thuế GTGT, không phải kê khai tính thuế GTGT khi bán tài sản nhưng hiện nay chưa có quy định cụ thể. Do vậy, Bộ Tài chính đã bổ sung trường hợp này vào dự thảo.

Theo Chính phủ

Theo DDDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Hồi hộp chờ sửa Nghị định 124

Sau hơn hai năm thực hiện, Nghị định 124 được xem là đã “phát huy tác dụng”, trong đó việc thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông hạ từ 28% xuống 25% đã góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh - Ảnh: Reuters.

Bộ Tài chính vừa chính thức trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.



Nhiều doanh nghiệp đang hết sức hồi hộp với dự thảo sửa đổi, vì nếu được thông qua, mức thuế phải đóng có thể sẽ thay đổi đáng kể.



Sau hơn hai năm thực hiện, Nghị định 124 được xem là đã “phát huy tác dụng”, trong đó việc thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông hạ từ 28% xuống 25% đã góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.



Nghị định cũng quy định thu hẹp diện ưu đãi theo ngành nghề, lĩnh vực, chỉ áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn cần đặc biệt khuyến khích đầu tư và những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, qua đó tập trung được nguồn lực tài chính phát triển những ngành nghề mũi nhọn và phát triển kinh tế, xã hội của những địa bàn có điều kiện khó khăn, giảm sức ép đầu tư từ ngân sách nhà nước.



Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trong quá trình thực hiện Nghị định 124 đã phát sinh một số vướng mắc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.



Quy định chi tiết về chuyển nhượng chứng khoán



Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, Nghị định 124 quy định nguyên tắc về việc xác định thu nhập của hoạt động chuyển nhượng vốn được trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng, tuy nhiên chưa có quy định về các khoản thặng dư vốn cổ phần phát sinh khi công ty cổ phần phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn.



Trên thực tế có trường hợp có hoạt động chuyển nhượng vốn nhưng không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ có phát sinh thu nhập. Câu hỏi đặt ra là khoản thu nhập này có phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay không.



Bên cạnh đó, cũng có trường hợp doanh nghiệp cổ phần tiến hành chia tách, hợp nhất, sáp nhập mà phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì cổ đông của các doanh nghiệp này có cổ phiếu bị hoán đổi có phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần chênh lệch do hoán đổi cổ phiếu ngay tại thời điểm hoán đổi không cũng cần được quy định rõ để tránh vướng mắc trong quá trình thực hiện.



Về vấn đề này, hướng xử lý của Bộ Tài chính là trường hợp công ty cổ phần thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn thì phần chênh lệch lớn hơn giữa giá phát hành và mệnh giá được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần và không tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thặng dư vốn cổ phần.



Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ....) có phát sinh thu nhập thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.



Trong khi đó, trường hợp doanh nghiệp cổ phần tiến hành chia tách, hợp nhất, sáp nhập mà phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì cổ đông (là tổ chức) của các doanh nghiệp này nếu có phát sinh thu nhập do hoán đổi cổ phiếu thì phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện hoán đổi cổ phiếu.



Thuê đất “lỏng” hơn, chuyển nhượng “chặt” hơn



Một trong những nội dung được các doanh nghiệp bất động sản đặc biệt quan tâm là cách tính doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê lại đất đã trả tiền một lần cho nhiều năm



Nghị định 124 quy định: trong trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước.



Theo Bộ Tài chính, có ý kiến cho rằng quy định nêu trên là cứng nhắc và chưa phản ánh đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên cho thuê trong trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản, bởi vì số tiền thu được một lần của nhà đầu tư khi thực hiện phân bổ cho từng năm sẽ thấp hơn nhiều so với việc thu tiền từng năm của nhà đầu tư dẫn đến công ty sẽ bị lỗ trong thời gian đầu do phải đầu tư nhiều.



Ngoài ra, có những trường hợp doanh nghiệp cho thuê tài sản thu tiền một lần, toàn bộ chi phí do bên thuê chịu, sau đó doanh nghiệp bị phá sản hoặc trường hợp doanh nghiệp tư nhân có nhà cho thuê thu tiền một lần sau đó ra nước ngoài sinh sống thì quy định phân bổ doanh thu thu tiền trước theo số năm trả tiền trước như hiện hành sẽ phát sinh vướng mắc.



Về vấn đề này, dự thảo nghị định mới đã bổ sung quy định trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản thì được lựa chọn xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc tính toàn bộ số tiền cho thuê thu trước cho nhiều năm vào năm thu tiền; trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của số năm trả tiền trước chia cho số năm bên thuê trả tiền trước.



Vẫn theo Nghị định 124, tại điều 13 quy định "thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất".



Tuy nhiên Nghị định 124 chỉ đề cập đến bất động sản là quyền sử dụng đất, quyền thuê đất mà chưa có quy định bất động sản bao gồm cả tài sản gắn liền với đất như nhà, công trình xây dựng...



Vì vậy, theo Bộ Tài chính, việc bổ sung khái niệm bất động sản theo pháp luật về dân sự để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của chính sách thuế là cần thiết.



Để phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, dự thảo nghị định đã bổ sung “thu nhập từ chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó không phân biệt có hay không có chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; thu nhập từ chuyển nhượng các tài sản khác gắn liền với đất đai” vào khái niệm về thu nhập từ bất động sản quy định tại điều 13 Nghị định 124.



(Theo VNE)

Thursday, 25 August 2011

Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam

Mặc dù báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng quan trọng trong việc phân tích, đánh giá, dự báo khả năng tạo ra tiền, khả năng đầu tư, khả năng thanh toán,… nhằm giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những ai có nhu cầu sử dụng thông tin có những hiểu biết nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng nhận thức về tầm quan trọng cũng như lượng thông tin được chuyển tải từ các báo cáo này vẫn còn thực sự chưa rõ ràng thậm chí còn rất mơ hồ đối với nhiều người, ngay cả với những người làm công tác kế toán.



Bài viết này nhằm giải quyết một trong những thách thức đối với người đọc và người lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đó là việc nhận diện các chỉ tiêu và phương pháp lập các chỉ tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam.



Như chúng ta đều biết, để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì doanh nghiệp có thể lập theo một hoặc cả hai phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Tương ứng với mỗi phương pháp có mẫu báo cáo riêng, nhưng mẫu báo cáo của hai phương pháp chỉ khác nhau ở phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.



Sau đây lần lượt đi vào tìm hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo từng phương pháp.



- Theo phương pháp trực tiếp: Đặc điểm của phương pháp này là các chỉ tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào hoặc ra liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong các loại hoạt động của doanh nghiệp. Tần số phát sinh và độ lớn của loại nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến lưu chuyển tiền trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.



+ Đối với hoạt động kinh doanh thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp thuế….



+ Đối với hoạt động đầu tư thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; xây dựng cơ bản, hoạt động cho vay, mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác, hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác. Do vậy, các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư thường bao gồm: thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu nợ cho vay, thu hồi các khoản vốn đầu tư vào đơn vị khác, chi mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi cho vay, chi đầu tư vào các đơn vị khác.



+ Đối với hoạt động tài chính thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ nhận vốn, rút vốn từ các chủ sỡ hữu và các nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính thường bao gồm: tiền thu do chủ sở hữu góp vốn, tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, tiền vay nhận được, tiền trả nợ vay…



Ngoài ra nếu doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và tương tiền bằng ngoại tệ khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là một chỉ tiêu nằm trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Có thể mô tả dòng tiền vào, ra từ các hoạt động khác nhau qua sơ đồ tài khoản tổng quát như sau:



Qua sơ đồ trên có thể thấy rằng dòng tiền vào hoặc ra đồng thời liên quan đến cả 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Nên để phân tích dòng tiền vào, ra gắn với từng hoạt động cần thiết phải phân loại nội dung của từng khoản thu, chi theo từng loại hoạt động. Đây chính là đặc điểm của phương pháp lập báo cáo theo phương pháp trực tiếp mà chúng ta đang đề cập. Theo chúng tôi, để thuận lợi và dễ dàng khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, cần phân loại nội dung các dòng tiền vào, ra theo các bước:



Bước 1: Phân loại dòng tiền vào, ra gắn với các nhóm tài khoản theo sơ đồ trên.



Bước 2: Từ Bước 1 xác định dòng tiền vào, ra liên quan đến hoạt động tài chính – Đây là hoạt động có tần suất về nghiệp vụ liên quan đến tiền không nhiều và rất dễ nhận diện.



Bước 3: Nhận diện và xác định dòng tiền vào, ra liên quan đến hoạt động đầu tư – Các nghiệp vụ liên quan đến tiền của hoạt động đầu tư cũng có tần suất thấp, dễ nhận diện do tính đặc thù của nó.



Bước 4: Sau khi loại trừ dòng tiền vào ra của 2 hoạt động nêu trên, sẽ xác định nhanh chóng dòng tiền vào, ra của hoạt động kinh doanh.



Một vấn đề cần lưu ý đối với các doanh nghiệp nhỏ có khối lượng nghiệp vụ liên quan đến tiền phát sinh không nhiều thì dựa vào cách xác định như trên để thực hiện một lần vào cuối tháng; Đối với những doanh nghiệp lớn có khối lượng nghiệp vụ liên quan đến tiền phát sinh nhiều thì định kỳ 10 ngày nên dựa vào cách xác định như trên để thực hiện một lần, sau đó đến cuối tháng sẽ cộng dồn để xác định lưu chuyển tiền cho tháng (quý, năm).



- Theo phương pháp gián tiếp: báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp theo quy định hiện nay chỉ thực sự gián tiếp ở phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, còn 2 phần, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính được xác định theo phương pháp trực tiếp – Việc xác lập như vậy cũng tỏ ra phù hợp bởi mục tiêu của phương pháp này là xác lập mối liên hệ giữa lợi nhuận với lưu chuyển tiền để giúp người nhận thông tin thấy rằng không phải doanh nghiệp có lãi là có tiền nhiều, doanh nghiệp bị lỗ thì có tiền ít hoặc không có tiền. Vấn đề là tiền nằm ở đâu, ở đâu ra và dùng cho mục đích gì, mà đã đặt trong mối liên hệ với lợi nhuận thì hầu hết lợi nhuận lại được tạo ra từ hoạt động kinh doanh.



Các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp có thể nhận diện dễ dàng qua công thức sau:



Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Chi phí tạo ra doanh thu



= (Tiền + Nợ phải thu) - (Tiền + Hàng tồn kho + Chi phí trả trước phân bổ + Nợ phải trả + Khấu hao + Dự phòng + Chi phí lãi vay).



= Tiền (lưu chuyển) + Nợ phải thu – Hàng tồn kho – Chi phí trả trước phân bổ - Nợ phải trả – Khấu hao – Dự phòng – Chi phí lãi vay.



® Lưu chuyển tiền = Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao + Dự phòng + Chí phí lãi vay + Hàng tồn kho – Nợ phải thu + Nợ phải trả + Chi phí trả trước phân bổ.



Qua công thức này thấy rằng, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh nếu được xác định bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế thì các chỉ tiêu điều chỉnh bao gồm: Khấu hao (điều chỉnh tăng), Dự phòng (điều chỉnh tăng), Chi phí lãi vay (điều chỉnh tăng), con các chỉ tiêu: Hàng tồn kho, Nợ phải thu, Nợ phải trả và Chi phí trả trước thì việc điều chỉnh tăng, giảm phụ thuộc vào số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản nằm trong các chỉ tiêu này:



+ Đối với hàng tồn kho:



° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền được chuyển thành hàng tồn kho).



° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận hàng tồn kho được chuyển thành tiền).



+ Đối với Nợ phải thu:



° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền được chuyển thành nợ phải thu).



° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận nợ phải thu được chuyển thành tiền).



+ Đối với Chi phí trả trước:



° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộ phận tiền được chuyển thành chi phí trả trước).



° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộ phận chi phí trả trước đã chuyển hóa thành tiền).



+ Đối với Nợ phải trả:



°Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận nợ phải trả được chuyển thành tiền).



° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền được dùng để thanh toán nợ phải trả).



Qua lý giải trên có thể thấy rằng, lưu chuyển tiền nghịch biến với sự biến động của hàng tồn kho, nợ phải thu, chi phí trả trước và đồng biến với sự biến động của nợ phải trả.



Ngoài ra do chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế bao gồm cả lợi nhuận của hoạt động đầu tư và lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện nên các chỉ tiêu này cũng được dùng để điều chỉnh khi xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc nếu lãi thì điều chỉnh giảm, ngược lại lỗ thì điều chỉnh tăng. Đồng thời lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh còn liên quan đến một số nghiệp vụ khác không ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận trong mối quan hệ với lưu chuyền tiền nên cần được xác định thành các chỉ tiêu thu, chi khác nằm trong lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.



Từ việc nhận diện các chỉ tiêu và lý giải cơ sở xác định từng chỉ tiêu như nói trên cho thấy rằng việc hiểu và lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thật ra không quá khó như nhiều người lầm tưởng, thậm chí có thể nói là khá đơn giản. Hơn nữa do hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp chỉ khác nhau ở phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh nên nếu doanh nghiệp cùng một lúc lập theo cả hai phương pháp thì việc xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh càng có điều kiện để đối chiếu, tạo ra được cân đối đúng đắn.



Vấn đề cần được đặt ra hiện nay là tự thân báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như sự kết hợp báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các báo cáo tài chính khác sẽ cung cấp cho người nhận thông tin các chỉ tiêu phân tích gì để nó có thể chứng tỏ và phát huy được tính hữu dụng của mình trong thực tiễn quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng tôi sẽ nghiên cứu và đề cập vấn đề này trong các số báo tiếp theo.

(Theo Tạp chí KTP)



Hướng dẫn lập bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo

  1. Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
  2. Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

2. Các khoản giảm trừ doanh thu - Mẫu số 02

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 511 và TK 512 đối ứng với bên Có các TK 521, TK 531, TK 532, TK 333 (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 10

Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02

4. Giá vốn hàng bán - Mã số 11

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

5. Lợi tức gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20

Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11

6. Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 21

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 "Doanh hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

7. Chi phí tài chính - Mã số 22

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

Chi phí lãi vay - Mã số 23

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính".

8. Chi phí bán hàng - Mã số 24

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 641 "Chi phí bán hàng", đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp - Mã số 25

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" đối ứng với Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Mã số 30

Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 24 - Mã số 25

11. Thu nhập khác - Mã số 31

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

12. Chi phí khác - Mã số 32

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

13. Lợi nhuận khác - Mã số 40

Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32

14. Tổng lợi tức trước thuế - Mã số 50

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Mã số 51

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211.

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Mã số 52

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212.

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã số 60

Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52)

18. Lãi trên cổ phiếu – Mã số 70

Chỉ tiêu được hướng dẫn tính toán theo thông tư hướng dẫn chuẩn mực số 30 “Lãi trên cổ phiếu”

Wednesday, 24 August 2011

Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán

Những thông tin chung về doanh nghiệp

Trong báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin chung sau:

  • Tên và địa chỉ của doanh nghiệp báo cáo
  • Ngày kết thúc kỳ kế toán năm
  • Ngày lập báo cáo tài chính
  • Đơn vị tiền tệ dùng để lập báo cáo tài chính

Hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính – Bảng cân đối kế toán(mẫu biểu B 01- DNN)

Mục đích của Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “trình bày báo cáo tài chính” từ đọan15 đến đọan32, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thu các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính.

Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn cuả chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
    • Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hsy thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào lọai ngắn hạn.
    • Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ trên 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào lọai dài hạn.
  • Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
    • Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào lọai ngắn hạn;
    • Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.

Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán

    • Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
  • Căn cứ váo sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;
  • Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng Cân đối kế toán năm

Phần tài sản

A: TÀI SẢN NGẮN HẠN - Mã số 100

Phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác cỏ thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp có đến thời điểm báo cáo, gồm: tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150

I. TIỀN - Mã số 110

Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112

1. Tiền - Mã số 111:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là số dư Nợ của tài khoản 111 "Tiền mặt" , 112 "Tiền gửi ngân hàng", 113 "Tiền đang chuyển" trên sổ cái.

2. Các khoản tương đương tiền - Mã số 112:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của tài khoản 121 "Đầu tư chứng khoán ngắn hạn" trên Sổ chi tiết TK 121, gồm các loại chứng khoán có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.

II. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN - Mã số 120:

Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129

1. Đầu tư ngắn hạn - Mã số 121:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 121 "Đầu tư chứng khoán ngắn hạn" và 128 "Đầu tư ngắn hạn khác" trên sổ cái sau khi trừ đi phần đã ghi vào mục “Các khoản tương đương tiền”.

2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - Mã số 129

Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” là số dư Có của tài khoản 129 "Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn" trên sổ cái.

III. Các khoản phải thu NGẮN HẠN - Mã số 130

Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139

1. Phải thu khách hàng - Mã số 131

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của tài khoản 131 "Phải thu của khách hàng" mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn.

2. Trả trước cho người bán - Mã số 132

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu trả trước cho người bán căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết tài khoản 331 "Phải trả cho người bán" mở theo từng người bán trên sổ chi tiết TK 331.

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - Mã số 133

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu nội bộ ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết Tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn.

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - Mã số 134

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 337 "Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng" trên sổ cái.

5. Các khoản phải thu khác - Mã số 135

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu các khoản phải thu khác là số dư Nợ của các TK 1385, TK 1388, TK 334, TK 338 trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản 1385, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn.

5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi - Mã số 139

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết tài khoản 139 trên sổ kế toán chi tiết TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.

V. HÀNG TỒN KHO - Mã số 140

Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149

1. Hàng tồn kho - Mã số 141

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 151 "Hàng mua đang đi đường", 152 "Nguyên liệu, vật liệu", 153 "Công cụ, dụng cụ", 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang", 155 "Thành phẩm", 156 "Hàng hóa", 157 "Hàng gửi đi bán" và 158 “Hàng hóa kho bảo thuế” trên sổ cái.

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Mã số 149

Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số dư Có của tài khoản 159 "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho" trên sổ cái.

V. TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC - Mã số 150

Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158

1. Chi phí trả trước ngắn hạn - Mã số 151

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 142 "Chi phí trả trước ngắn hạn" trên sổ cái.

2. Thuế GTGT được khấu trừ - Mã số 152

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" trên sổ cái.

3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước - Mã số 154

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước" trên sổ chi tiết TK 333.

4. Tài sản ngắn hạn khác - Mã số 158

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này số dư Nợ tài khoản 1381 "Tài sản thiếu chờ xử lý”, 141 “Tạm ứng”, 144 “Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trên sổ cái.

B. TÀI SẢN DÀI HẠN - Mã số 200

Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260

I. CÁC KHOẢN PHẢI THU DÀI HẠN - Mã số 210

Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219

1. Phải thu dài hạn của khách hàng - Mã số 211

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn của khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của tài khoản 131 "Phải thu của khách hàng" mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn.

2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc – Mã số 212

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên sổ kế toán chi tiết TK 136

3. Phải thu dài hạn nội bộ – Mã số 213

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ của TK 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn.

4. Phải thu dài hạn khác – Mã số 218

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của TK 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên sổ kế toán chi tiết TK 1388, 331,338.

5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi – Mã số 219

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 139.

II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Mã số 220

Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230

1. Tài sản cố định hữu hình - Mã số 221

Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223

1.1. Nguyên giá - Mã số 222

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ của tài khoản 211 "Tài sản cố định hữu hình" trên sổ cái.

1.2. Giá trị hao mòn lũy kế - Mã số 223

Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2141 "Hao mòn TSCĐ hữu hình" trên sổ cái.

2. Tài sản cố định thuê tài chính - Mã số 224

Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226

2.1. Nguyên giá - Mã số 225

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ tài khoản 212 "Tài sản cố định thuê tài chính" trên sổ cái.

2.2. Giá trị hao mòn lũy kế - Mã số 226

Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2142 "Hao mòn TSCĐ thuê tài chính" trên sổ cái.

3. Tài sản cố định vô hình - Mã số 227

Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229

3.1. Nguyên giá - Mã số 228

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ của tài khoản 213 "Tài sản cố định vô hình" trên sổ cái.

3.2. Giá trị hao mòn lũy kế - Mã số 229

Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2143 "Hao mòn TSCĐ vô hình" trên sổ cái.

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang – Mã số 230

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 241 "Xây dựng cơ bản dở dang" trên sổ cái.

III. BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ – Mã số 240

Mã số 240 = Mã số 241 - Mã số 242

1.1 Nguyên giá - Mã số 241

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ của tài khoản 217 "Bất động sản đầu tư" trên sổ cái.

3.2. Giá trị hao mòn lũy kế - Mã số 242

Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2147 "Hao mòn bất động sản đầu tư" trên sổ kế toán chi tiết TK 2147.

IV. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN - Mã số 250

Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259

1. Đầu tư vào công ty con - Mã số 251

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 221 "Đầu tư vào công ty con" trên sổ cái.

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh - Mã số 252

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Nợ của tài khoản 222 "Vốn góp liên doanh" và TK 223 “Đầu tư vào công ty liên kết”, trên sổ cái.

3. Đầu tư dài hạn khác - Mã số 258

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu đầu tư dài hạn khác là số dư Nợ của tài khoản 228 "Đầu tư dài hạn khác" trên sổ cái.

4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn - Mã số 259

Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, là số dư Có của tài khoản 229 "Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn" trên sổ cái.

V. TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC - Mã số 260

Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268

1. Chi phí trả trước dài hạn - Mã số 261

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 242 "Chi phí trả trước dài hạn" trên sổ cái.

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - Mã số 262

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 243 "Tài sản thuế thu nhập hoãn lại" trên sổ cái.

3. Tài sản dài hạn khác - Mã số 268

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ của tài khoản 244 "Ký quỹ, ký cược dài hạn" và các tài khoản khác có liên quan trên sổ cái.

TỔNG CỘNG TÀI SẢN - Mã số 270

Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200

Phần nguồn vốn

A - NỢ PHẢI TRẢ - Mã số 300

Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330

I. NỢ NGẮN HẠN - Mã số 310

Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320

1. Vay và nợ ngắn hạn - Mã số 311

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 311 "Vay ngắn hạn" và 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên sổ cái.

2. Phải trả cho người bán - Mã số 312

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải trả cho người bán là tổng các số dư Có chi tiết của tài khoản 331 "Phải trả cho người bán" được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 331.

3. Người mua trả tiền trước - Mã số 313

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu người mua trả tiền trước căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 "Phải thu của khách hàng" mở cho từng khách hàng trên sổ chi tiết TK 131 và số dư Có TK 3387 ”Doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết TK 3387.

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Mã số 314

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước" trên sổ kế toán chi tiết TK 333.

5. Phải trả người lao động - Mã số 315

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của tài khoản 334 "Phải trả người lao động" trên sổ kế toán chi tiết TK 334 (Chi tiết còn phải trả người lao động).

6. Chi phí phải trả - Mã số 316

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 335 "Chi phí phải trả " trên sổ cái.

7. Phải trả nội bộ - Mã số 317

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải trả nội bộ là số dư Có chi tiết của tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" trên sổ chi tiết TK 336 (Chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn).

8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - Mã số 318

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 337 "Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng" trên sổ cái.

9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác - Mã số 319

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có của TK 338 "Phải trả, phải nộp khác", Tài khoản 138 “Phải thu khác”, trên sổ kế toán chi tiết của các TK 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn).

10. Dự phòng phải trả ngắn hạn - Mã số 320

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết của TK 352 "Dự phòng phải trả" trên sổ kế toán chi tiết của TK 352 (chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn).

II. NỢ DÀI HẠN - Mã số 330

Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337

1. Phải trả dài hạn người bán - Mã số 331

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải trả cho người bán là tổng các số dư Có chi tiết của tài khoản 331 "Phải trả cho người bán", mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn.

2. Phải trả dài hạn nội bộ - Mã số 332

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Có của tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" trên sổ chi tiết TK 336 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại Nợ dài hạn).

3. Phải trả dài hạn khác - Mã số 333

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết của tài khoản 338 và tài khoản 344 trên sổ cái TK 344 và sổ chi tiết TK 338 (chi tiết phải trả dài hạn).

4. Vay và nợ dài hạn - Mã số 334

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của của tài khoản 341, tài khoản 342 và kết quả tìm được của số dư Có TK 3431 – dư Nợ TK 3432 + dư Có TK 3433 trên sổ kế toán chi tiết TK 343.

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - Mã số 335

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có tài khoản 347 trên sổ cái TK 347.

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm - Mã số 336

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có tài khoản 351 trên sổ cái TK 351.

7. Dự phòng phải trả dài hạn - Mã số 337

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết tài khoản 352 trên sổ kế toán chi tiết TK 352.

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU - Mã số 400

Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430

I. VỒN CHỦ SỞ HỮU - Mã số 410

Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu - Mã số 411

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 4111 "Vốn đầu tư của chủ sở hữu" trên sổ kế toán chi tiết TK 4111.

2. Thặng dư vốn cổ phần - Mã số 412

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 4112 "Thặng dư vốn cổ phần" trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu tài khoản này có số dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

3. Vốn khác của chủ sở hữu - Mã số 413

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 4118 "Vốn khác" trên sổ kế toán chi tiết TK 4118.

4. Cổ phiếu quỹ - Mã số 414

Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 419 "Cổ phiếu quỹ" trên sổ cái.

5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - Mã số 415

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chênh lệch đánh giá lại tài sản là số dư Có tài khoản 412 "Chênh lệch đánh giá lại tài sản" trên sổ cái. Trường hợp tài khoản 412 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái - Mã số 416

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chênh lệch tỷ giá là số dư Có tài khoản 413 "Chênh lệch tỷ giá" trên sổ cái. Trường hợp tài khoản 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)

7. Quỹ đầu tư phát triển - Mã số 417

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu quỹ phát triển kinh doanh là số dư Có của tài khoản 414 "Quỹ phát triển kinh doanh" trên sổ cái.

8. Quỹ dự phòng tài chính - Mã số 418

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 415 "Quỹ dự phòng tài chính" trên sổ cái.

9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - Mã số 419

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 418 "Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu" trên sổ cái.

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối - Mã số 420

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu LN sau thuế chưa phân phối là số dư Có của tài khoản 421 "Lãi chưa phân phối" trên sổ cái. Trường hợp tài khoản 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)

11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Mã số 421

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 441 trên sổ cái.

II. NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUỸ KHÁC - Mã số 430

Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi - Mã số 431

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu quỹ khen thưởng, phúc lợi là số dư Có tài khoản 431 "Quỹ khen thưởng, phúc lợi" trên sổ cái.

2. Nguồn kinh phí - Mã số 432

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa số dư Có tài khoản 461 với số dư Nợ tài khoản 161 trên sổ cái. Trường hợp số dư Nợ tài khoản 161 lớn hơn số dư Có tài khoản 461 thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - Mã số 433

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có tài khoản 466 "Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ" trên sổ cái.

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN - Mã số 440

Mã số 430 = Mã số 300 + Mã số 400

Các chỉ tiêu ngoài Bảng Cân đối kế toán

1. Tài sản thuê ngoài

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 001 - "Tài sản thuê ngoài" trên sổ cái.

2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 002 "Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công" trên sổ cái.

3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 003 "Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi" trên sổ cái.

4. Nợ khó đòi đã xử lý

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" trên sổ cái.

5. Ngoại tệ các loại

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 007 "Ngoại tệ các loại" trên sổ cái.

6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 008 "Dự toán chi sự nghiệp, dự án" trên sổ cái.

Thursday, 18 August 2011

KỶ NIỆM ĐỜI KIỂM TOÁN VIÊN (Phần 3)

KỶ NIỆM ĐỜI KIỂM TOÁN VIÊN

BBT: Trong sách kỷ yếu "Hội nghị Tổng kết và Lễ kỷ niệm 20 năm Kiểm toán độc lập (05/2011) đã đăng bài viết này. Tuy nhiên theo yêu cầu của đông đảo KTV và bạn đọc, BBT đăng lại bài này để bạn đọc gần xa tham khảo, có thêm thông tin về nghề nghiệp kiểm toán độc lập".

Các bạn thân mến!

Trong quá trình chuẩn bị tài liệu cho Hội nghị tổng kết và Lễ kỷ niệm 20 năm kiểm toán độc lập, tôi bồi hồi nhớ lại những sự việc – những kỷ niệm không quên trong 20 năm làm kiểm toán viên. Nghĩ rằng sẽ không còn dịp khác để kể lại với các bạn nên đã viết lại trong bài này. Do mới có ý định và viết trong mấy ngày nghỉ lễ nên bài viết này có thể còn sai sót, mong bạn đọc thứ lỗi và hãy chắt lọc lấy những ý nghĩa có lợi ích cho nghề nghiệp.

Nhân dịp này tôi trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, công ty kiểm toán đồng nghiệp, các kiểm toán viên và bạn đọc đã hỗ trợ, giúp đỡ và cùng cộng tác, giúp tôi hoàn thành trách nhiệm cũng như thực hiện được các nguyện vọng cho nghề nghiệp cũng như cuộc sống.

Kính chúc các bạn vui khỏe, thành đạt và hạnh phúc!

Bùi Văn Mai

Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký VACPA

(Nguyên Giám đốc Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) từ 5/1991 đến 6/1998; Nguyên Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính từ 7/1998 đến 9/2008; Nguyên Chủ tịch VACPA từ 4/2005 đến 5/2008)

  1. TỘI TỪ CÁI MÁY VI TÍNH

Từ những năm làm giám đốc công ty kiểm toán cho đến nay tôi vẫn giữ một thói quen là chỉ dùng một loại bút mực xanh. Ngoài chữ ký chính thức, tôi thường còn ký nháy trên các trang tài liệu gốc phát hành, đặc biệt là BCTC, báo cáo kiểm toán. Thói quen này giúp tôi phát hiện được nhiều sự cố, trong đó có một sự cố mà “tội lỗi từ cái máy vi tính”.

Nếu bạn đã làm việc từ 25 năm trở về trước, khi đó còn chưa có máy vi tính, mọi tài liệu dự thảo đều phải sửa trực tiếp bằng tay. Nếu sửa nhiều thì nhân viên phải chép lại trước khi gửi cho phòng hành chính đánh máy, hai nhân viên phải đọc và soát lại từng câu chữ, từng dấu chấm, phẩy…sau đó mới đưa đi in rônêô.

Ngày nay, chúng ta phải cảm tạ các nhà khoa học đã phát minh, phát triển kỹ thuật số, đã sản xuất ra máy vi tính, email, internet…Các chương trình phần mềm thật là tuyệt diệu. Bạn hãy thử nghĩ: Nếu không có máy vi tính, không có các phần mềm thì KTV sẽ làm kiểm toán như thế nào?

Tuy nhiên máy vi tính cũng có nhiều tội lỗi đấy. Số là thế này, KTV thường lập báo cáo kiểm toán năm nay bằng cách chèn thông tin mới vào bản mềm báo cáo kiểm toán năm trước. Và rồi râu ông nọ cắm cằm bà kia, sai ngày, tháng, họ tên người có liên quan trong báo cáo. Thậm chí có chuyện không phát hành bản BCTC đã duyệt mà phát hành bản còn dự thảo lần trước…

Có một lần tôi ngạc nhiên khi nhận được một bộ BCTC có báo cáo kiểm toán, ký tên, đóng dấu đầu đủ do khách hàng gửi lại sau khi ký chính thức. Vì là việc thông thường nên tôi cũng xem rất nhanh, nhưng tự nhiên chững lại. Tôi phát hiện các trang báo cáo không có chữ ký nháy của tôi. Tôi giữ lại tài liệu đó chờ KTV đi khách hàng về mới hỏi rõ lý do. KTV lúng túng, xin lỗi tôi rồi mới nói rõ sự việc là đã in nhầm bản BCTC chưa hoàn chỉnh, khi gửi sang khách hàng ký đã phát hiện nên phải về làm lại, không dám trình lại tôi ký nháy.

Trong một cuộc họp giao ban sau đó, tôi đã kể lại “tội của cái máy vi tính” và nhắc nhở tất cả mọi KTV. Không biết các bạn đã có lần nào phải chịu lỗi từ “tội của máy vi tính chưa”?

19. TRANG NÀY CÓ 3 LỖI

Tôi có thói quen hay sửa tài liệu rất chi tiết, thậm chí chữa là lỗi chính tả cho nhân viên. Cách làm này giúp cho việc phát hành tài liệu rất nhanh, nhưng cũng làm cho một số KTV ít suy nghĩ về các sai sót của mình, sửa lại tài liệu như một nhân viên hành chính. Đối với các tài liệu không quá gấp, tôi lại soát xét theo cách khách: Ngoài các phần phải viết bổ sung hoặc chữa lại lời văn, số liệu…đối với các lỗi do KTV thiếu cẩn thận, tôi không sửa trực tiếp mà ghi chú lại: “Trang này có 3 lỗi”…

Trường hợp này, KTV phải tự đọc lại rất kỹ. Có lúc các bạn cùng phòng phải chụm đầu vào để cùng kiểm tra, soát xét đi soát xét lại. Nhiều lần, nhân viên mang tài liệu lên phòng tôi, gãi đầu, gãi tai: “Chú ơi! Chúng cháu chỉ tìm ra có 2 lỗi.” Tôi xem lại và bảo: “Hai lỗi, đúng rồi nhưng chưa đủ.” Các bạn mang về phòng xem lại vài lần, có lúc còn cá cược nhau tìm ra sai sót, bình luận câu văn…đã giúp cho khả năng soát xét tốt lên rất nhiều. Có trường hợp các bạn còn tìm ra thậm chí là 4 lỗi, 5 lỗi chứ không chỉ là 3 lỗi do tôi chỉ ra…

Tôi nhớ mãi, một chuyên gia nước ngoài đã nói với tôi từ những năm 1992/1993: “Báo cáo kiểm toán không được sai sót dù chỉ là một dấu phẩy.” Tôi cũng đã nhắc lại điều này nhiều lần với nhân viên của mình. Không biết cách làm này có giúp ích gì cho bạn không?

20. MỘT CÁI SÂN, HAI TẤM LÒNG

Vào một ngày gần ngày rằm trung thu năm 1995, có hai bác tự giới thiệu là tổ trưởng tổ dân phố khu vực văn phòng công ty chúng tôi đến xin gặp. “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Tôi luôn nhớ và ứng xử như vậy dù mình sống ở đâu. Vì thế tôi kéo ghế mời ngồi, gọi cho nhân viên hành chính mang nước đến mời hai bác.

“Thật không phải, nhưng xin lỗi anh, chúng tôi muốn mượn sân công ty để tổ chức đêm trung thu cho các cháu tổ dân phố”. Tôi hỏi thêm mấy chi tiết nữa và nói: “Sân công ty hơi chật, nếu các bác thấy lo cho các cháu được thì tốt. Thế bác tổ chức cho các cháu vào tối nào?” – “Đúng tối hôm rằm.” – “Tiếc quá, tối hôm đó tôi không có nhà, nhưng tôi sẽ thu xếp, có anh bảo vệ sẽ giúp bác.”

Tôi gọi cho tổ bảo vệ và dặn dò các việc: Bố trí thêm đèn sáng ra sân, cho mượn một vài cái bàn, một ít ghế, mở cổng sớm, sắp xếp lại ô tô, xe máy gọn gàng…và kiểm tra, khóa kỹ các cửa phòng làm việc…Anh chủ tịch công đoàn công ty vốn tính vui vẻ, cởi mở, nghe tin đã đề nghị tôi mua cho các cháu ít gói kẹo, bánh góp vui với các cháu. Tôi đồng ý ngay và nói thêm: “Nếu bố trí được, anh đến vui với các cháu nhé”.

Mấy hôm sau tôi được anh chủ tịch công đoàn thông báo là đêm trung thu của các cháu rất vui vẻ. Anh đã đến dự và còn góp vui bằng mấy bài hát sau khi thay mặt Ban lãnh đạo công ty chia quà của công ty cho các cháu. Anh nói thêm với vẻ hơi lo lắng: “Hôm đó các cháu đến đông quá, sân lại chật. Tôi có nói anh bảo vệ cho các cháu tổ chức nhờ cả ở phòng tiền sảnh của công ty.” Tôi nói để anh yên tâm: “Tổ trưởng bảo vệ có gọi điện hỏi tôi, tôi đã đồng ý rồi mà.”

Sự việc tưởng chỉ là như vậy. Hôm sau nữa bạn hành chính trình cặp tài liệu và nói: “Thưa chú, có bài báo viết về công ty mình đấy.” Tôi mở vội cặp tài liệu vì nghĩ rằng gần đây không có phóng viên nào phỏng vấn, sao lại có bài viết về công ty mình. Tôi hơi thấy lo, sợ có sai sót gì đấy bị đưa lên mặt báo.

Lật dở từng trang tờ báo Hà Nội Mới, tôi tìm mãi không thấy bài viết về công ty. Tôi phải đọc vào nội dung của mấy bài vì tin rằng nhân viên của mình không thể nhầm lẫn được. Một lúc sau tôi mới tìm thấy bài viết “Một cái sân, hai tấm lòng”. Tôi đọc nghiến ngấu đến lần thứ 2 thì hiểu rõ mọi chuyện. Số là thế này: Hai bác tổ trưởng dân phố đã đi hỏi mượn sân của một cơ quan bên cạnh vì sân rộng, có bóng cây đẹp…để tổ chức đêm trung thu cho các cháu nhưng không được công ty đồng ý. Thấy sân công ty chúng tôi chật chội nên phút cuối cùng mới đến hỏi. Sân chật nhưng phòng tiền sảnh lại rộng và đẹp nên đêm trung thu càng thêm vui và ấm cúng. Hai bác đã kể lại câu chuyện trên cho một phóng viên báo sống trong tổ dân phố đó và người phóng viên đó đã viết bài kể lại câu chuyện trên và ca ngợi công ty chúng tôi, ngỏ ý trách móc cơ quan bên cạnh. Các bác còn đề nghị báo phát động thành phong trào học tập sự việc trên của Ban lãnh đạo công ty chúng tôi: “Sân chật nhưng tấm lòng rộng mở…” Tôi thấy rất vui nhưng cũng hơi lo lắng…

May quá, hôm sau hai bác mang tờ báo cùng một lá thư cảm ơn của tổ dân phố đến cảm ơn tôi. Tôi vui vẻ tiếp hai bác, tôi cảm ơn vì bài báo nhưng cũng trình bày ngay một đề nghị mà tôi nghĩ đến ngay sau khi đọc bài báo: “Xin cảm ơn hai bác rất nhiều. Bài báo đã là món quà lớn đối với công ty chúng tôi rồi. Xin hai bác nói với anh nhà báo xin dừng lại ở đây, không nên bàn luận thêm nữa, không nên để cơ quan bạn phải suy nghĩ…”

Trong mấy cuộc họp công đoàn sau đó, nhiều bạn đã đưa câu chuyện ra trao đổi. Tôi luôn nghĩ, trong các bạn đồng nghiệp ngày ấy đã có bao nhiêu bạn nay là giám đốc, tổng giám đốc công ty kiểm toán lớn, nhỏ. Tôi tin rằng câu chuyện trên ít nhiều đã giúp ích cho các bạn cách cư xử với địa phương nơi công ty mình cư trú.

21. GỌI RA ĐỂ ĂN CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỂ BỎ ĐI

Bây giờ các bạn đã khá quen thuộc với việc người nước ngoài bao giờ cũng ăn hết những thức ăn mà họ gọi. Nếu có thừa chút ít họ yêu cầu nhà hàng đóng gói để mang về.

Tôi có đứa cháu làm nhân viên phục vụ cửa hàng ăn uống của Trường Hoa Sữa đã kể lại rằng: “Có hai vợ chồng người nước ngoài ăn phở. Người vợ ăn hết bát phở, còn một ít nước dùng đã đổ sang bát của chồng để người chồng húp hết.” Chắc các bạn đã biết, ăn hết thức ăn, người ta còn lấy bánh mỳ quệt ăn.

Từ năm 1995, khi đó các chuyện nói trên còn lạ lẫm với chúng ta lắm. Có một lần, chúng tôi mời một người bạn Nhật Bản đi khách sạn Daewoo ăn đồ ăn Nhật. Người bạn Nhật ăn rất ngon lành, giống như lần đầu tôi đi Anh khoảng 6, 7 ngày không được ăn cơm. Khi về Pháp, người đồng nghiệp mời tôi ăn cơm ở Nhà hàng Hoàn Kiếm, Quận 13 Paris. Khi thấy nhân viên đưa ra chén cơm trắng rất nhỏ, tôi đã vội nói với người phục vụ cho xin một bát nữa. Người phục vụ nhẹ nhàng nói: “Chú cứ ăn, cháu sẽ mang tiếp cho chú.” Tôi ăn ngon lắm, như chưa bao giờ được ăn ấy.

Khi ăn xong còn 3, 4 miếng sushi các loại, tôi thấy người phục vụ đóng gói cẩn thận đưa cho người bạn Nhật. Lúc đó tôi cũng thấy ngạc nhiên lắm nhưng không tiện nói gì…

Một lần khác đi ăn với một người Anh. Do đặt món trước và có 1-2 đồng nghiệp không đi dự được nên thức ăn còn thừa nhiều. Thấy chúng tôi thanh toán tiền xong đứng dậy ra về, ông khách người Anh đó kéo tôi ngồi xuống và nói rằng: “Chúng tôi có đói thì mới vào nhà hàng ăn. Chúng ta gọi món ăn ra để ăn chứ không phải để bỏ đi.” Tôi giải thích lý do bị thừa thức ăn. Ông ta nói: “Hãy yêu cầu nhân viên nhà hàng đóng gói để mang về.” Từ đó tôi hình thành nên thói quen: Mỗi khi liên hoan, ăn tiệc vào cuối bữa, tôi thường gắp thức ăn chia cho mọi người và động viên họ ăn hết. Tôi thường bảo: “Nếu không ăn hết thì lần sau gọi ít thôi.”

Ngày nay, thói quen này đã xuất hiện ở Việt Nam nhưng cũng chưa phải là phổ biến. Tôi viết lại kỷ niệm này để các bạn cùng suy nghĩ.

22. TÔI KHÔNG PHẢI GẶP AI NỮA

Ngay từ ngày đầu nhận nhiệm vụ là giám đốc công ty kiểm toán đầu tiên cho đến hôm nay tôi vẫn luôn nghĩ rằng nghề kiểm toán là nghề quá mới mẻ, là nghề của kinh tế thị trường. Do đó Việt Nam mình phải học tập nước ngoài, phải kêu gọi đầu tư nước ngoài, cần có sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài. Muốn vậy mình cũng phải tận tình hỗ trợ người ta. Phải đôi bên cùng có lợi. Để có thể hội nhập, được thừa nhận lẫn nhau, phải có nhiều người Việt Nam đạt được chứng chỉ quốc tế. Tôi đã có nhiều lần ra nước ngoài, tiếp xúc với nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân…Mỗi lần gặp, mình cần người ta giúp cái gì, người ta làm thế nào thì mình thấy thỏa mãn…Vì thế, dù làm việc trên cương vị nào trong 20 năm qua thì tôi cũng rất sẵn sàng tiếp đón và hỗ trợ chuyên gia nước ngoài, tiếp đón họ giống như những gì mình mong muốn họ tiếp đón mình. Đã nhiều lần như thế, nhưng có một lần làm tôi nhớ mãi.

Vào năm 2004, một chuyên gia người Anh đăng ký xin làm việc với tôi một buổi sáng. Ông đã gửi tôi kế hoạch làm việc 3 ngày với mấy cơ quan trong Bộ Tài chính để tìm hiểu về việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán quốc tế, về BCTC, kiểm toán, đăng ký chế độ kế toán, quy định về người phụ trách kế toán của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam…Sau khi chào hỏi xã giao, tôi nói ông chờ ít phút và nói chuyện với người phiên dịch. Tôi về phòng làm việc lấy ra khá nhiều sách vở, tài liệu…Tôi trình bày như một chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp phần quy định của Luật kế toán, Nghị định của Chính phủ, quy định của Bộ Tài chính…Những quy định trước đây, quy định hiện hành lúc bấy giờ và những gì đang được chuẩn bị ban hành. Vừa trình bày, tôi vừa chỉ dẫn trong sách và tài liệu, thậm chí còn so sánh với quốc tế những gì tôi biết được. Tôi tặng ông một vài văn bản, 1-2 quyển chuẩn mực kế toán vừa xuất bản trong đó có phần tiếng Anh, tiếng Việt xen kẽ…Tôi trả lời cụ thể về từng vấn đề ông hỏi thêm. Gần trưa, ông xin phép tôi thực hiện một vài cuộc điện thoại ngắn xong lại tiếp tục làm việc. Mãi quá 12h trưa buổi làm việc của chúng tôi mới kết thúc. Đối với chúng ta, ít khi làm việc quá 12h, nhưng người nước ngoài bình thường cũng có thể làm đến 13h, 14h…

Tuy vẫn say sưa, nhiệt tình trao đổi, nhưng tôi chợt hỏi: “Ông có sợ lỡ buổi làm việc chiều nay không? Tôi biết ông còn mấy cuộc hẹn nữa.” Ông cười lớn và nói: “Tôi đã xin hủy mấy cuộc gặp. Vì sau khi làm việc với ông, tôi thấy tôi không cần phải gặp ai nữa.”

Sau đó thì tôi hiểu nội dung mấy cuộc gọi của ông trong lúc đang làm việc.

23. VACPA ĐÃ NHƯ MỘT HỘI CPA CỦA MỸ



Mới gần đây Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo “Quản lý hiệp hội, vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp đối với ngành công nghiệp dịch vụ trong giai đoạn chuyển đổi tại Việt Nam” do các chuyên gia của Phòng Thương mại Mỹ trình bày. Tôi được mời dự nhưng không đi được mà cử một cán bộ chuyên môn của Hội đi dự. Vào giờ giải lao Ông Michael S. Olson đã tìm gặp đại biểu của VACPA và ngỏ ý muốn đến thăm và làm việc với lãnh đạo Hội. Thông tin được thông báo cho tôi. Tôi đồng ý tiếp 2 chuyên gia từ Phòng Thương mại Mỹ.

Sau khi chào xã giao, đi qua mấy phòng làm việc thăm văn phòng Hội, xem mấy bức ảnh về Hội, buổi làm việc được bắt đầu.

Hai chuyên gia ngỏ ý muốn biết về tình hình hoạt động kế toán, kiểm toán Việt Nam, về hội nghề nghiệp đại diện cho ngành kiểm toán Việt Nam là VACPA…Tôi cảm ơn cuộc viếng thăm và hỏi ngay điều mà tôi vẫn chưa rõ ngay từ khi biết tin chuyên gia muốn gặp Hội: “Xin lỗi, các ông biết tin về VACPA từ nguồn nào?” - “Chúng tôi đã đọc website của VACPA. Phần tiếng Anh có lẽ in thông tin hơn phần tiếng Việt. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu được khá nhiều về Việt Nam, về VACPA…” - “Xin lỗi, ông biết địa chỉ website của chúng tôi từ nguồn nào?” - ”Từ Báo Đầu tư.”

Tôi thấy vui vui trong lòng. Từ nước Mỹ xa xôi, có chuyên gia nước ngoài đã đọc website của VACPA, đã biết về VACPA. Điều đó đã giúp tôi rất nhiệt tình giới thiệu về những vấn đề chuyên gia cần biết. Riêng về VACPA, tôi dùng slide để giới thiệu những việc VACPA đã và đang làm: Từ sơ đồ tổ chức, nguyên tắc tổ chức, mục tiêu hoạt động, tiêu chuẩn, điều kiện hội viên, công việc đào tạo cập nhật kiến thức, đăng ký hành nghề, kiểm soát chất lượng, xây dựng chuẩn mực, hợp tác quốc tế…Chuyên gia say sưa lắng nghe, hỏi rất ít vì mỗi nội dung trình bày đều có một vài slide hình ảnh chứng minh…Chúng tôi còn tặng cho chuyên gia các sách và tài liệu liên quan.

Trước khi kết thúc, Ông Olson nói: “Như vậy, tổ chức và hoạt động của VACPA đã như một Hội CPA của Mỹ.” Tôi cảm ơn và nói thêm: “Chúng tôi xây dựng VACPA theo mô hình của một tổ chức nghề nghiệp quốc tế, và chúng tôi cố gắng làm được những gì chúng tôi hiểu là đúng. Tuy nhiên những gì chúng tôi làm được hoàn toàn còn chưa vững chắc, nguồn lực còn yếu và nhất là còn phụ thuộc lớn vào quy định pháp lý của nhà nước.”

Những cuộc học tập và khảo sát ở nước ngoài đã hun đúc lên trong tôi một câu hỏi lớn: “Tại sao các nước họ làm được mà Việt Nam chúng ta không hoặc chưa làm được?” . Các bạn đồng nghiệp, chúng ta hãy cùng trả lời câu hỏi này nhé!

Hết

**************************

Gửi bài trả lời
Theo VACPA

Ernst & Young đề xuất giải pháp ngăn "vấn nạn" chuyển lãi thành lỗ

Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp FDI thường báo lỗ, còn cần áp dụng cơ chế thỏa thuận giá trước.
Theo Ernst & Young, cơ chế thoả thuận giá trước ((advance pricing agreement) sẽ giúp các doanh nghiệp và cơ quan thuế tránh được những bất đồng về việc xác định giá trong giao dịch giữa các bên liên kết trong tương lai thông qua thoả thuận về giá giao dịch liên kết của doanh nghiệp.


Thoả thuận giá trước, thường có hiệu lực trong 5 năm tài chính, cần quy định rõ các giao dịch được đề cập đến trong thoả thuận, phương pháp xác định giá thị trường, điều khoản về giá trước trong thoả thuận, các điều khoản về hoạt động và thực hiện. Thỏa thuận này cần được chỉnh phù hợp với diễn biến xảy ra trong tương lai, tuân thủ quy định báo cáo hàng năm.


Ông Luis Coronado, Lãnh đạo phụ trách các vấn đề chuyển giá của Ernst & Young Solutions tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho rằng việc tăng cường kiểm tra để ngăn chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua là cần thiết. Tuy nhiên, ông cũng đề nghị các cơ quan thuế xem xét áp dụng cơ chế thoả thuận giá trước để có thể tránh được những vấn đề liên quan đến chuyển giá giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế.


Theo Ernst & Young, việc thảo luận giữa các doanh nghiệp và các cơ quan thuế để đi đến thỏa thuận giá trước thường mất ít thời gian hơn rất nhiều so với thời gian thực hiện các cuộc kiểm tra về chuyển giá và tìm giải pháp cho những bất đồng giữa 2 bên. Các vụ điều tra về chuyển giá có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm, và có thể dài hơn đối với những vụ phức tạp.


Ông Nitin Jain, Giám đốc dịch vụ thuế và tư vấn của Ernst & Young tại Việt Nam, nói rằng tại Việt Nam chưa có bất kỳ thỏa thuận giá trước được ký giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế do chưa có quy định về thỏa thuận giá trước. Trong một quyết định do Thủ tướng Chính phủ ký vào tháng 5-2011 về cải cách lĩnh vực thuế có đề cập đến việc ban hành các quy định liên quan đến thỏa thuận giá trước.


Vào tháng 7-2011, Tổng Cục thuế có thực hiện cuộc khảo sát để lấy ý kiến của các doanh nghiệp nộp thuế và cục thuế về việc thực hiện và hoàn thiện các quy định chuyển giá cũng như một số vấn đề liên quan đến thỏa thuận giá trước. Do vậy, ông Jain dự báo các quy định về thỏa thuận giá trước có thể sẽ được ban hành và áp dụng trong một vài năm tới tại Việt Nam.


Theo Ernst & Young, hiện đã có hơn 30 quốc gia cho phép thực thi thỏa thuận giá trước, gồm Úc, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Indonesia.


Ông Coronado cho biết theo một cuộc khảo sát gần đây của Ernst & Young đối với các công ty tại nhiều nước khác nhau thì có đến 33% tại châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ và châu Phi chọn chuyển giá là vấn đề liên quan đến thuế quan trọng nhất đối với họ. Tỉ lệ này là 30% tại vùng châu Á-Thái Bình Dương và 21% tại Bắc Mỹ.


Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng có đến 90% trong số 23% số doanh nghiệp đã sử dụng thỏa thuận giá trước để giải quyết các bất đồng liên quan đến chuyển giá giữa họ và cơ quan thuế muốn tiếp tục áp dụng cơ chế này.



(Theo DDDN)

Friday, 12 August 2011

Hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thực tế có rắc rối như lý thuyết (Phần 2)

Xem hình


Trên đây là một số khoản mục thường có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán, do đó làm phát sinh Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Nếu là chênh lệch tạm thời được khấu trừ) hoặc Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Nếu là Chênh lệch tạm thời chịu thuế).

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp lập báo cáo hợp nhất thì việc loại trừ “Lợi nhuận chưa thực hiện” liên quan tới các giao dịch nội bộ cũng làm phát sinh chênh lệch tạm thời. Thông thường các chênh lệch này liên quan tới các khoản mục Hàng tồn kho và Tài sản cố định. Trong trường hợp đó khoản chênh lệch tạm thời bao gồm cả số lợi nhuận chưa thực hiện này.

Hạch toán Thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt Nam – thực tế đơn giản hơn lý thuyết

Có thể thấy những rắc rối trong hạch toán kế toán Thuế TNDN đều bắt nguồn từ những khác biệt giữa luật thuế và các chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, rất may mắn cho những người làm công tác kế toán ở Việt Nam là Luật thuế TNDN hiện hành và các chuẩn mực kế toán Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng, khiến cho việc hạch toán Thuế TNDN trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Phân tích kỹ Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Thông tư số 128 /2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 164/2003/NĐ-CP, có thể thấy khả năng xảy ra chênh lệch tạm thời đối với hầu hết những khoản mục nêu trên là rất thấp.

Nhóm tài khoản

Cơ sở kế toán

Cở sở tính thuế

Nhận xét

- Đầu tư chứng khoán

- Phải thu khách hàng

- Hàng tồn kho

Giá gốc - Dự phòng

Giá gốc – Dự phòng

(Nếu dự phòng trích theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006)

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trích lập dự phòng theo hướng dẫn của Thông tư 13. Trong trường hợp đó cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán bằng nhau, do đó không phát sinh chênh lệch.

Chi phí trả trước

Giá trị ghi sổ

Giá trị ghi sổ

(Thông tư 128 /2003/TT-BTC không hướng dẫn cụ thể về chi phí trả trước nhưng trong phần hướng dẫn cách xác định Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý mặc nhiên thừa nhận số dư Chi phí trả trước )

Không có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán.

Người mua trả tiền trước (thuê TS)

Giá trị ghi sổ

Giá trị ghi sổ

(Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định doanh thu chịu thuế theo từng kỳ hoạt động).

Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định doanh thu ngay khi nhận tiền cho nhiều kỳ thì cơ sở tính thuế bằng 0

Thông tư 128 /2003/TT-BTC cho phép doanh nghiệp lựa chọn 1 trong 2 phương pháp xác định doanh thu chịu thuế. Do việc lựa chọn phương pháp ghi nhận doanh thu từng kỳ sẽ giảm được số tiền thuế phải nộp nên thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách này. Trong trường hợp đó sẽ không có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán.

Chi phí phải trả (trích trước chi phí sửa chữa lớn)

Giá trị ghi sổ

Giá trị ghi sổ

(Thông tư 128 /2003/TT-BTC, Đoạn 5.2 Phần III cho phép các doanh nghiệp được tính khoản trích trước chi phí sửa chữa vào chi phí hợp lệ)

Không có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán.

Tài sản cố định

Nguyên giá – Khấu hao lũy kế (Kế toán)

Nguyên giá – Khấu hao lũy kế (QĐ 206)

Có thể có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán. Tuy nhiên, do khung thời gian khấu hao theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC khá rộng. Ngoài ra doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ khấu hao gấp 2 lần khung tối đa nên trên thực tế không có nhiều doanh nghiệp trích khấu hao cao hơn mức khấu hao theo Luật thuế. Vì vậy khả năng có chênh lệch cũng không phổ biến.

Như vây, có thể thấy sự tương đồng giữa Luật thuế TNDN hiện hành và các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã giảm thiểu khả năng phát sinh các chênh lệch giữa số dư kế toán và cơ sở tính thuế của các khoản mục tài sản, công nợ của doanh nghiệp. Trên thực tế các trường hợp chênh lệch thường do doanh nghiệp áp dụng mức khấu hao vượt khung Quyết định 206/2003/QĐ-BTC hoặc do các doanh nghiệp khi hợp nhất báo cáo tài chính có các khoản lợi nhuận chưa thực hiện. Việc xác định các chênh lệch (và thuế thu nhập hoãn lại tương ứng) trong hai trường hợp này là khá đơn giản và đã được hướng dẫn kỹ trong Thông tư 20/2006/TT-BTC.

Trần Đức Nam

(University of Oregon, USA)

PHẦN I

(Theo Kiemtoan.com.vn)

Popular Posts