Sunday, 2 December 2012

Thông tư của Bộ Tài chính số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế


Chương I - QUY ĐỊNH CHUNG

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ các Luật, Pháp lệnh, Nghị định về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính,
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

Chương I - QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này áp dụng đối với việc quản lý các loại thuế theo quy định của pháp luật về thuế; các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế nội địa quản lý thu (sau đây gọi chung là thuế).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;
d) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, bao gồm:
d.1) Tổ chức, cá nhân là bên Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu;
d.2) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân;
2. Cơ quan thuế gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế;
3. Công chức thuế;
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.

Toàn văn Thông tư 06/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng, Nghị định 123/2008/NĐ-CP và 121/2011/NĐ-CP

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 06/2012/TT-BTC
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2008/NĐ-CP NGÀY 08/12/2008 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 121/2011/NĐ-CP NGÀY 27/12/2011 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính,
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về thuế giá trị gia tăng như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng.
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
Điều 3. Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã;
2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Hạch toán kế toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp


Phương pháp hạch toán kế toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn tại Thông tư này, cụ thể như sau:

a. Khi chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động từ nguồn dư Quỹ tại thời điểm 31/12/2011 ghi:
Nợ TK 351 - Quỹ trợ cấp mất việc làm
Có các TK 111, 112,………
b. Khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong năm tài chính được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có các TK 111, 112,.......
c. Trường hợp số tiền chi trả trợ cấp mất việc làm trong năm phát sinh lớn, hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, doanh nghiệp được hạch toán phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp năm sau, thời gian phân bổ tối đa là 3 năm, sau khi chi trả ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
Có các TK 111, 112, ……..
Khi phân bổ ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
d. Nguồn dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp (nếu có) khi lập báo cáo tài chính năm 2012 hạch toán tăng thu nhập khác của doanh nghiệp ghi:
Nợ TK 351 - Quỹ trợ cấp mất việc làm
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Nguồn: Thông tư số 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính Về việc hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp.

Quy định mới về chi trợ cấp mất việc làm từ năm 2012

Căn cứ xác định khoản chi trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí

1. Khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp có thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động năm 1994, Điều 11 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm.
2. Khoản chi trợ cấp mất việc làm được tính theo thời gian người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ ngày 31/12/2008 trở về trước được xác định theo quy định tại Thông tư số 39/2009/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 11 năm 2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Điều 12 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm.
3. Trường hợp khi Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 có hiệu lực thi hành, các văn bản nêu trên bị thay thế bằng các văn bản khác thì việc xác định khoản trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của văn bản thay thế.

 

Xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm và số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp


1. Khi phát sinh chi trợ cấp mất việc làm doanh nghiệp được hạch toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Thông tư này vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.
Riêng năm 2012, doanh nghiệp được sử dụng số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính đến 31/12/2011 (nếu có) để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Nếu số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ hoặc doanh nghiệp không có số dư Quỹ để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động thì toàn bộ phần chi còn thiếu doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp khi lập báo cáo tài chính năm 2012, nếu nguồn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp còn số dư (sau khi đã chi trợ cấp mất việc làm trong năm 2012) doanh nghiệp hạch toán tăng thu nhập khác năm 2012 của doanh nghiệp, doanh nghiệp không được chuyển số dư Quỹ sang năm sau sử dụng.
2. Trường hợp trong năm doanh nghiệp có thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, số lượng lao động mất việc làm phát sinh lớn, nếu hạch toán đủ vào chi phí số tiền đã chi trợ cấp mất việc làm (trừ số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã sử dụng để chi nếu có) cho người lao động của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, thì doanh nghiệp được hạch toán phân bổ số tiền đã chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động vào chi phí quản lý doanh nghiệp các năm sau, thời gian phân bổ tối đa là 3 năm.

Hướng dẫn hạch toán kế toán



Nguồn: Thông tư số 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính Về việc hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp.

Thông tư 180/2012/TT-BTC về chi trợ cấp mất việc làm


thong tư 180 tro cap mat viec lamThông tư 180


Thông tư số 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính Về việc hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp.
Thông tư quy định căn cứ xác định khoản chi trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí, xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm và số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp và hướng dẫn hạch toán kế toán. Xin mời xem thêm bài

Theo Thông tư này, kể từ năm tài chính 2012, các doanh nghiệp không được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm như trước đây (1 – 3% trên tổng quỹ lương) quy định tại Khoản 2 Thông tư số 82/2003/TT-BTC .
Khi phát sinh các trường hợp buộc phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Bộ Luật Lao động và Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP thì các khoản chi trợ cấp mất việc được hạch toán trực tiếp vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Riêng năm tài chính 2012, các khoản này phải ưu tiên trích từ Quỹ trợ cấp mất việc làm của năm 2011, phần còn lại nếu không đủ hoặc Quỹ không còn số dư thì vẫn được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng phải đúng vào thời điểm cuối năm (lập Báo cáo tài chính).
Lỗ phát sinh từ các khoản trợ cấp mất việc làm được kết chuyển và phân bổ vào các năm sau trong thời hạn 3 năm.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2012, thay thế Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp.
Download văn bản tại thư viện Webketoan: Văn bản thông tư 180 về chi trợ cấp mất việc làm

Thông tư 179/2011/TT-BTC ngày 08/12/2011

BỘ TÀI CHÍNH
----------------------
Số: 179/2012/TT-BTC    
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

---------------
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2012


THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ GHI NHẬN, ĐÁNH GIÁ, XỬ LÝ CÁC KHOẢN CHÊNH LỆCH 
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG DOANH NGHIỆP

 - Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2005;
- Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp như sau:

Phần A –
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh:
1. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng cho doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Thông tư không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng.
Đối với các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ các nước, nếu Hiệp định có các quy định về xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái khác với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
2. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn việc ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái và việc chuyển đổi báo cáo tài chính các hoạt động ở nước ngoài, các cơ sở ở nước ngoài của doanh nghiệp sang đơn vị tiền tệ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
Việc xác định thu nhập, chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. “Ngoại tệ” là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh nghiệp.
2. “Nghiệp vụ ngoại tệ” là các nghiệp vụ thu chi bằng ngoại tệ và để tính giá.
3. “Tỷ giá hối đoái” là tỷ lệ trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ (sau đây gọi tắt là tỷ giá).
4. “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau (sau đây gọi tắt là chênh lệch tỷ giá).
5. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ” là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải thu, hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được, cụ thể bao gồm:
- Tiền hoặc tương đương tiền bằng ngoại tệ.
- Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:
+ Các khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ.
+ Các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ.
- Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ bằng tiền hoặc tương đương tiền bằng ngoại tệ...

Tải văn bản.

Thông tư số 123/2012/TT-BTC: Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp


Thông tư số 123/2012/TT-BTC: Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124, Nghị định số 122 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN

(16/08/2012)
Số/ ký hiệu: 123/2012/TT-BTC
Loại văn bản : Thông tư
Ngày ban hành: 27/07/2012
File đính kèm:
TT123_2012_BTC_HD-TNDN_(16-8-2012-822).pdf

Ngày 27/7/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 123/2012/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập DN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập DN, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập DN.

Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập DN bao gồm:
DN tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
 Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với DN phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập DN được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà DN đáp ứng được. Trường hợp DN không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/9/2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập DN từ năm 2012 trở đi.
NT

Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính

Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Số/ Ký hiệu130/2008/TT-BTC
Ngày ban hành26/12/2008
Người kýĐỗ Hoàng Anh Tuấn
Trích yếu
Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
Lĩnh vựcCác văn bản khác
Phân loạiThông tư

Luật Thuế thu nhập cá nhân: Áp dụng từ 1.7.2013


Hôm qua, với 444 đại biểu tán thành trên tổng số 462 đại biểu tham gia bỏ phiếu, Quốc hội chính thức thông qua luật Thuế thu nhập cá nhân, bắt đầu có hiệu lực từ 1.7.2013.
Nhiều khoản trợ cấp không phải chịu thuế
Luật quy định, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng (mức cũ là 4 triệu đồng và 1,6 triệu đồng). Chiếu theo quy định này, một cá nhân không có người phụ thuộc, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế. Tương tự, nếu có 1 người phụ thuộc thì thu nhập trên 12,6 triệu đồng và 2 người phụ thuộc trên 16,2 triệu đồng/tháng mới phải nộp. Mức giảm trừ gia cảnh theo luật là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Biểu thuế suất vẫn giữ nguyên 7 bậc như hiện nay – Ảnh: Ngọc Thắng
Vấn đề gây tranh luận thời gian qua về tốc độ trượt giá tiêu dùng, lạm phát khi tăng cao gây khó khăn, gánh nặng cho người nộp thuế cũng được giải quyết, khi luật mới quy định: Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ QH (TVQH) điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, phù hợp với biến động của giá tiêu dùng để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
Bên cạnh đó, nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp cũng không tính vào thu nhập chịu thuế như các khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ. Quy định này cũng được làm rõ hơn ở phần định nghĩa về thu nhập tính thuế. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công theo luật cũ là tổng thu nhập chịu thuế trừ các khoản đóng góp gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Nay luật mới trừ đi thêm hai khoản thu nhập quan trọng gồm bảo hiểm thất nghiệp và quỹ hưu trí tự nguyện.
Giữ nguyên 7 bậc thuế
Trước đó, nhiều ý kiến ĐB đề nghị luật nên bắt đầu có hiệu lực từ 1.1.2013 để giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế. Tuy nhiên theo giải trình của Ủy ban TVQH, trong bối cảnh khai thác nguồn thu còn khó khăn, nếu áp dụng luật từ 1.1.2013 sẽ giảm thu ngân sách thêm khoảng 6.000 tỉ đồng so với phương án áp dụng luật từ 1.7.2013. Mặt khác, QH đã thông qua dự toán ngân sách năm 2013, trong trường hợp giảm thu thêm sẽ không có nguồn bù đắp.
Lý do không thay đổi biểu thuế suất, vẫn giữ nguyên như 7 bậc hiện nay theo Ủy ban TVQH, nếu chia nhỏ biểu thuế suất có thể dẫn đến thiệt thòi cho một số người nộp thuế. Ngoài ra, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh đã làm giảm thu ngân sách khá lớn. Nếu nay tiếp tục giãn các bậc thuế thì sẽ tiếp tục giảm thu và gây khó khăn cho cân đối.
Đối với kiến nghị bỏ mức thuế suất 35%, chỉ giữ mức thuế suất cao nhất là 30%, Ủy ban TVQH cho rằng biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành được xây dựng trên nguyên tắc khi thu nhập tăng lên thì mức điều tiết cũng tăng tương ứng, bảo đảm tính hợp lý, thể hiện đúng bản chất điều tiết thu nhập của thuế. Người nộp thuế ở mức 35% hầu hết là người có thu nhập rất cao (thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng/tháng, trên 960 triệu đồng/năm). Mặt khác, nếu so sánh với một số nước trên thế giới thì mức thuế suất 35% cũng là hợp lý. Nếu điều chỉnh mức thuế suất có thể sẽ làm giảm thu thêm khoảng 850 tỉ đồng (năm 2013) và khoảng 2.200 tỉ đồng (năm 2014), ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu.
Nên tiếp tục miễn thuế đến trước 1.7.2013
ĐB Cao Sĩ Kiêm (nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN): Trong phiên thảo luận trước, nhiều ĐB đề nghị luật thuế nên có hiệu lực sớm từ 1.1.2013 để chia sẻ với người nộp thuế trong giai đoạn khó khăn. Cũng có ĐB đề nghị nếu có hiệu lực từ 1.7.2013, thì Nghị quyết 29/2012/QH13 về một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức, trong đó miễn thuế TNCN bậc 1 từ 1.7.2012 đến 31.12.2012 nên kéo dài thêm trong năm 2013.
Sau ý kiến này, tôi cũng nghe Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân giải thích với các đại biểu, việc miễn thuế TNCN sẽ được kéo dài sang năm 2013. Tuy nhiên, tôi cũng còn băn khoăn vì sau đó không thấy nội dung này trong Nghị quyết kinh tế xã hội 2013, trong Nghị quyết dự toán và phân bổ ngân sách hay bất cứ nghị quyết nào. Quan điểm của tôi là vẫn nên miễn thuế cho cá nhân nộp thuế ở bậc 1 theo nghị quyết trước đó, vì năm sau dự báo kinh tế sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, cần phải tiếp tục chia sẻ với người nộp thuế chủ yếu có thu nhập bằng tiền công, tiền lương.
ĐB Trần Du Lịch (Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM): Lẽ ra QH nên thông qua luật thuế trước khi thông qua dự toán ngân sách 2013. Bởi thông qua dự toán trước, sau đó mới thông qua luật thuế thì sẽ rất khó để quyết thời điểm có hiệu lực sớm. Nếu giả sử có hiệu lực vào 1.1.2013 thì lấy đâu tiền bù 6.000 tỉ đồng. Nhưng tôi cũng cho rằng nếu người nộp thuế tiếp tục được miễn thuế TNCN giống nội dung của Nghị quyết 29 trước đó thì thời điểm luật có hiệu lực vào 1.7.2013 cũng là hợp lý.

Tăng mức phạt kê khai, chậm nộp thuế từ 1.7.2013


Ngày 20.11, QH cũng đã thông qua luật Sửa đổi bổ sung một số điều của luật Quản lý thuế, bắt đầu có hiệu lực từ 1.7.2013. Nội dung thay đổi đáng chú ý là luật sửa đổi tăng mức xử phạt đối với hành vi kê khai sai thuế, chậm nộp thuế và siết chặt các biện pháp cưỡng chế thuế chống gian lận, trốn thuế, tẩu tán tài sản. Theo đó, luật sửa đổi quy định mức phạt 0,05% trên số tiền chậm nộp trong 90 ngày đầu kể từ khi quá hạn, và 0,07% nếu quá 90 ngày.
Đối với hành vi kê khai sai dẫn tới thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn lại, luật cũ phạt 10% trên tổng số tiền kê khai thiếu, hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn. Luật mới nâng mức này lên gấp đôi, 20%.
Một điểm gây tranh cãi về thời gian ân hạn thuế 275 ngày đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (luật cũ cho phép được thông quan trước và nộp thuế sau trong vòng 275 ngày), theo dự thảo luật nên xóa bỏ. Tuy nhiên, trước kiến nghị của nhiều ĐB, luật sửa đổi được thông qua vẫn quy định thời gian ân hạn 275 ngày nhưng có kèm theo điều kiện ân hạn. Cụ thể, các doanh nghiệp phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian ít nhất 2 năm liên tục không có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế; thực hiện thanh toán qua ngân hàng; tuân thủ pháp luật về kế toán thống kê.
Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên hoặc không được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.

Quy định về tiền thưởng được tính vào chi phí


Tùy từng giai đoạn, quy định về tiền thưởng và các khoản chi khác cho người lao động được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN có khác nhau. Chúng tôi xin trích dẫn và tổng hợp lại để các bạn tham khảo.

Năm 2007-2010

Căn cứ vào điểm 2.3.c mục III phần B Thông tư 134/2007/TT-BTC và điểm 2.5b mục IV phần C Thông tư 130/2008/TT-BTC
Công ty có chi các khoản tiền thưởng mang tính chất tiền lương nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể như thưởng năng suất chuyên cần, hoàn thành kế hoạch, lương tháng 13 thì các khoản tiền thưởng mang tính chất tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Khoản thưởng các ngày lễ tết không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Năm 2011

Căn cứ vào tiết d1, khoản 2, Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011
Các khoản tiền thưởng nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể như: thưởng năng suất, chuyên cần, hoàn thành kế hoạch, thưởng ngày lễ, tết, lương tháng 13 thì các khoản thưởng này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Năm 2012

Căn cứ vào điểm 2.5.b Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012
Các khoản tiền thưởng không mang tính chất tiền lương: Bao gồm các khoản thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ, thưởng năng suất, chuyên cần, hoàn thành kế hoạch, thưởng lễ Tết, lương tháng 13 nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng trong: hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế thưởng, quy chế tài chính của công ty thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Từ 1/7/2013, thu nhập trên 9 triệu đồng mới phải nộp thuế


Với 444 ý kiến ủng hộ trên tổng số 462 đại biểu biểu quyết, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi thuế thu nhập cá nhân sáng 22/11. Mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp và người phụ thuộc được nâng lên 9 và 3,6 triệu đồng.
So với dự thảo được thảo luận ngày 15/11 tại Quốc hội, văn bản luật chính thức được thông qua sáng nay không có nhiều thay đổi. Cụ thể, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, người phụ thuộc được nâng từ 4; 1,6 triệu đồng hiện tại lên 9 và 3,6 triệu đồng.
Sẽ có 2,87 triệu người được đưa khỏi diện chịu thuế thu nhập khi áp dụng luật mới. Ảnh: Hoàng Hà
 
Quốc hội cũng nhất trí cách tính mức giảm trừ gia cảnh theo số tuyệt đối, thay vì % thu nhập như một số đại biểu đề nghị, và trao quyền cho Chính phủ được điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng biến động trên 20%. Biểu thuế lũy tiến cũng được giữ như hiện hành (7 bậc) với mức thuế cao nhất là 35% cho người có thu nhập từ 80 triệu đồng một tháng trở lên.
Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do đa phần người nộp thuế ở mức này đều có thu nhập cao và thuế suất nêu trên là phù hợp với mặt bằng chung các nước trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, nếu giảm thuế suất tối đa xuống 30%, ngân sách năm 2013 sẽ giảm khoảng 850 tỷ đồng, và 2014 là 2.200 tỷ đồng.
Về thời điểm áp dụng, Quốc hội thống nhất từ 1/7/2013 trở đi, thay vì việc áp dụng từ 1/1 như một số ý kiến đề xuất. Bởi theo tính toán, nếu áp dụng từ đầu năm, ngân sách 2013 vốn đã khó khăn, sẽ bị hụt thêm khoảng 4.000 – 5.000 tỷ đồng. Sau khi áp dụng luật thuế mới, theo dự kiến của Chính phủ, số người nộp thuế sẽ giảm từ 3,87 triệu hiện nay xuống còn một triệu.

Cập nhật chính sách thuế mới tháng 11/2012


Thuế GTGT.
CV 8194/CT-TTHT ngày 24/10/2012 của CT HCM.
Hướng dẫn về thuế GTGT quy định điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu.
Về bản cam kết không có cơ sở thường trú tại Việt Nam do tổ chức nước ngoài lập bằng Tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài. Trường hợp cam kết của tổ chức nước ngoài lập bằng tiếng nước ngoài thì công ty có trách nhiệm dịch ra tiếng Việt.
CV 8580/CT-TTHT ngày 07/11/2012 của CT TPHCM.
Hướng dẫn về thuế GTGT quy định chứng từ thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Thanh toán qua ngân hàng bằng thẻ tín dụng của Doanh Nghiệp.
+ Nếu thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ tín dụng của công ty thì được coi là thanh toán qua ngân hàng.
+ Nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng của nhân viên công ty thì không được xác đinh là thanh toán qua ngân hàng.
CV 13540/BTC-TCT ngày 04/10/2012 của TCT gửi CT HCM, HN.
Chính sách thuế GTGT áp dụng cho vật dụng bán hàng và trưng bày.
Trường hợp doanh nghiệp đặt tại các điểm bán hàng một số vật phẩm phục vụ cho viêc trưng bày và bán hàng, giới thiệu sản phẩm thì không phải lập hóa đơn, không phải kê khai thuế GTGT đối với các vật phẩm trên tại các điểm bán hàng.
Thuế TNCN.
CV 7826/CT-TTHT ngày 11/10/2012 của CT TPHCM.
Thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài không cư trú.
Trường hợp người nước ngoài chỉ làm việc trong năm 2011 là cá nhân không cư trú thì công ty phải khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 20%.
Trường hợp trước đây công ty đã kê khai khấu trừ theo thuế suất 35% nếu cơ quan thuế chưa có quyết định thanh tra, kiểm tra thì Công ty được lập hồ sơ kê khai, bổ sung điều chỉnh theo khoản 5, điều 9, TT 28/2011/TT-BTC.
Thuế TNDN.
Thông tư 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài Chính.
Quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp.
CV 3579/TCT-KK ngày 12/10/2012 của TCT gửi CT Bình Thuận.
Kê khai, nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.
 
CV 7697/CT-TTHT ngày 08/10/2012 của CT TPHCM.
Cung cấp điện, nước, điện thoại cho bên thuê nhà xưởng.
 
CV 8110/CT-TTHT ngày 22/10/2012 của CT TP HCM.
Xác đinh nghiệp vụ mua lại nữ trang của khách hàng.
 
CV 3831/TCT-HTQT ngày 01/11/2012 của TCT gửi CT Hà Nội.
Thời gian khấu trừ thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài.
  
CV 8328/CT-TTHT ngày 31/10/2012 của CT TPHCM.
Các khoản tiền lương được tính vào chi phí giai đoạn 2007-2010 và 2011.
 
CV 7894/CT-TTHT ngày 14/10/2012 của CT TP.HCM
Trường hợp công ty mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho nhân viên đi công tác, có hóa đơn hợp pháp ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của công ty và họ tên người đi công tác, kèm theo vé máy bay là chứng từ để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Thông tư 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài Chính.
Hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Pháp Luật.
Thuế nhà thầu.
CV 3929/TCT-CS ngày 08/11/2012 của TCT gửi CT.
Tỷ lệ % thuế TNDN trên doanh thu tính thuế đối với lãi tiền vay.
+ Lãi tiền vay phải trả phát sinh trước 01/3/2012: 10%.
+ Lãi tiền vay phát sinh kể từ ngày 01/3/2012      : 5%.
CV 7689/CT-THHT ngày 08/10/2012 của CT TPHCM.
Thuế nhà thầu đối với khoản phạt nợ quá hạn.
 
CV 7892/CT-TTHT ngày 15/10/2012 của CT TPHCM.
Thu hộ chi hộ cước tàu phải khấu trừ thuế nhà thầu
CV 8024/CT-TTHT ngày 17/10/2012 của CT TPHCM.
Thuế nhà thầu và thuế GTGT dịch vụ xuất khẩu.
Thuế bảo vệ môi trường.
 Thông tư 159/2012/TT-BTC ngày 28/09/2012 của BTC về thuế bảo vệ môi trường.
 Hóa đơn.
CV 8205/CT-PC ngày 25/10/2012 của CT TPHCM.
Cách xử lý mất hóa đơn liên 1 đã lập và đã giao liên 2 cho khách hàng.
 
CV 8368/CT-TTHT ngày 01/11/2012 của CT TPHCM.
Hóa đơn chiết khấu thương mại từ tháng 01/03/2012.
 
CV 3909/TCT-KK ngày 07/11/2012 của TCT gửi CT Đà Nẵng.
Khấu trừ, hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu.
Quản lý thuế.
CV 3639/TCT-KK ngày 17/10/2012 của TCT gửi CT BRVT.
Thuế môn bài đối với nhà thầu không hiện diện tại Việt Nam .
 
CV 14320/BTC-TCT ngày 19/10/2012 của BTC gửi các CT.
Xác định số thuế GTGT của hàng XK được hoàn theo tháng.
 
CV 3650/TCT-TNCN ngày 17/10/2012 của TCT gửi các CT.
Quản lý thuế TNCN đối với đại lý sổ xố, bảo hiểm, bán hàng đa cấp.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo hiểm thất nghiệp


Theo Nghị định số 100/NĐ-CP ban hành ngày 21/11/2012 của Chính Phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 127/2008/NĐ- CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Hiểm Xã Hội về Bảo Hiểm Thất Nghiệp.
Trong Nghị định số 100/NĐ-CP có sửa đổi bổ sung thời gian không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
► Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
► Người lao động tạm hoãn thực hiện giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật thì thời gian này người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
♦  Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.
♦  Đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
♦  Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này.”
Việc đăng ký thất nghiệp và thông báo về tìm việc làm vi cơ quan lao động
Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hp đồng làm việc nếu người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động.
Cũng theo Nghị định 100/NĐ-CP, hồ sơ hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp là:
¥  Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
¥  Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
¥  Người lao động khi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải xuất trình Sổ bảo hiểm xã hội hoặc bản xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2013.
*( Nguồn tham khảo: Nghị định số 100/NĐ-CP ban hành ngày 21/11/2012)*

Popular Posts